You are on page 1of 3

Gốm Bát Tràng.

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì Bát Tràng xuất hiện vào thời nhà Lý (1010-
1225) dân từ xã Bồ Bát thuộc tỉnh Ninh Bình đi lập nghiệp tại vùng đất mới và sau
này đặt tên là xã Bát Tràng. Sở dĩ người dân Bồ Bát chọn vùng đất này là nơi để họ
lập nghiệp vì ở đây có đất sét trắng, là nguồn nguyên liệu tốt để cho ra những sản
phẩm gốm chất lượng cao.

Có thể nói thương hiệu gốm Bát Tràng hay làng gốm bát tràng là một trong những
địa danh đã và đang khẳng định giá trị của mình trên trường quốc tế. Làng nghề
truyền thống lâu đời này không chỉ là một địa chỉ lưu giữ những giá trị tinh hoa
văn hóa dân tộc mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần lớn lao.

Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải qua các khâu chọn đất, xử lý và pha chế đất,
tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men và cuối cùng là nung sản phẩm. Kinh nghiệm
truyền đời của dân làng gốm Bát Tràng là “Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò”.
Nghĩa là đất làm gốm phải được nén chặt, để đảm bảo độ rắn chắc cho sản phẩm.
Kế đó là kỹ thuật tạo lớp men phủ (men trắng, men lam, men nâu, men xanh rêu,
men rạn). Cuối cùng là kỹ thuật nung lò để có được sản phẩm hoàn chỉnh.

Để tạo nên được một tác phẩm gốm bát tràng nghệ thuật phải trải qua rất nhiều
công đoạn.

Bước 1: xử lí đất sét

Nguồn đất sét hiện nay có thể lấy từ trong làng hoặc các vùng như Hổ Lao, Trúc
Thôn… đem về ngâm trong bể chứa. Đất ủ càng lâu sẽ mang đến cho bạn một sản
phẩm càng tốt. Chính vì thế bước này cực kỳ quan trọng. Phải loại bỏ hoàn toàn
những tạp chất gây nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng.

Bước 2: Nặn cốt, phơi khô sản phẩm

Những thợ gốm sẽ bắt đầu dùng các khuôn bằng gỗ hoặc thạch cao để in sản phẩm
lên và sửa hàng rồi đem đi phơi khô trước khi quét men.

Bước 3: Quét men

Hiện tại người ta chia thành 5 lớp men khác nhau như: men rạn, men thô, men
chảy, men trơn và men lam. Những thợ gốm, những người nghệ nhân tại làng gốm
bát tràng truyền thống nổi tiếng này sẽ vẽ những hình ảnh sống động lên trên mặt
sản phẩm để tạo nên những sản phẩm đẹp mắt và ý nghĩa.

Mỗi màu sắc men lại thích hợp với một sản phẩm gốm khác nhau.

Bước 4: Nung sản phẩm

Ngày trước khi chưa có kĩ thuật cải tiến như bây giờ dân làng Bát Tràng thường
dùng các loại lò chính như lò bầu, lò ếch, lò hình hộp và lò ga. Ngày nay sự phát
triển của công nghệ đồng thời tiết kiệm thời gian hai loại lò được sử dụng phổ biến
tại Bát Tràng là lò hình hộp và lò ga.

Để tạo được một sản phẩm vừa có chất lượng vừa đẹp mắt thì người ta sẽ nung
trong lò khoảng 3 ngày 3 đêm sau đó cửa lò để nguội khoảng 2 ngày 2 đêm. Bước
này rất quan trọng, đặc biệt hơn có những sản phẩm phải canh thời gian nhất định
để có được thiết kế cũng như có được màu như ý.

Người thợ gốm quan niệm sản phẩm gốm không khác nào một cơ thể sống, có sự
kết hợp hài hòa của Ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và trong đó còn mang
cả yếu tố tinh thần, sự sáng tạo của con người. Tất cả hoà vào nhau để tạo nên một
loại sản phẩm gốm đặc biệt, hài hòa về bố cục, màu sắc thanh nhã cùng với sự tinh
tế của con người – gốm Bát Tràng.

You might also like