You are on page 1of 40

BỘ CÔNG THƢƠNG

VIỆN NGHIÊN CỨU SÀNH SỨ THỦY TINH CÔNG NGHIỆP

BÁO CÁO TỔNG KẾT


KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Đề tài cấp bộ:


“Nghiên cứu sản xuất frit men dùng cho sứ vệ sinh”

Chủ nhiệm đề tài: K.S Nguyễn Trung Kiên

Hà nội 11/2011

1
BỘ CÔNG THƢƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU SÀNH SỨ THỦY TINH CÔNG NGHIỆP

BÁO CÁO TỔNG KẾT


KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Đề tài cấp bộ:


“Nghiên cứu sản xuất frit men dùng cho sứ vệ sinh”

Chủ nhiệm đề tài: K.S Nguyễn Trung Kiên


Cán bộ phối hợp: K.S Ngô Xuân Duy

Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh CN
Đơn vị Phối hợp:
Công ty Cổ phần sứ Thanh Trì
Công ty TNHH INAX Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài Cơ quan chủ trì đề tài

2
MỤC LỤC 03
Phần I: Mở đầu 04
Phần II: Tổng quan lí thuyết 06
1. Công nghệ sứ vệ sinh 06
1.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất sứ vệ sinh 07
1.2. Thuyết minh công nghệ sản xuất sứ vệ sinh 08
2. Các tính chất của men 09
3. Vai trò của các oxit cơ bản tạo men 20
4. Những yêu cầu kỹ thuật của frít men sử dụng cho sứ vệ sinh 21
5. Định hướng nghiên cứu và phương pháp tiến hành 23
5.1. Định hướng nghiên cứu 23
5.2. Phương pháp tiến hành 24
Phần III: Thực nghiệm 25
1. Nguyên liệu dùng để tổng hợp frit cho sứ vệ sinh 25
2. Thiết bị và dụng cụ nấu thí nghiệm 26
3. Thiết lập các đơn phối liệu và triển khai thực nghiệm. 26
4. Tiến hành nấu bài frit đã điều chỉnh 30
Phần IV Nấu sản xuất 34
Phần V: Kết luận, kiến nghị 35
Tài liệu tham khảo 39

3
PHẦN I: MỞ ĐẦU

Hiện nay, trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước ngành
công nghiệp gốm sứ được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Nhiều thành tựu kỹ thuật,
nguyên vật liệu mới, công nghệ mới được áp dụng vào sản xuất. Ngành sản xuất
vật liệu xây dựng phát triển đồng thời kèm theo nó các ngành sản xuất nguyên vật
liệu cung cấp cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và sứ vệ sinh nói
riêng cũng phát triển mạnh.
Đồng thời, với nền kinh tế của nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ nên
đời sống vật chất của người dân ngày một nâng cao. Nhu cầu sử dụng đồ dùng cao
cấp, chất lượng cao ngày một gia tăng, trong đó có đồ gốm sứ vệ sinh. Hiện nay,
người tiêu dùng ngoài yêu cầu về bền cho sản phẩm còn yêu cầu đẹp về mẫu mã,
chịu lực tốt và đặc biệt là sạch đẹp và vệ sinh. Do đó, thiết bị phải có tính chống
bám dính cao và láng bóng.
Theo công nghệ hiên nay, gốm sứ vệ sinh được nung trong lò gián đoạn con
thoi hoặc nung trong lò tuynen với nhiệt độ nung khoảng 1200oC - 1260oC, với chu
kì nung khoảng 12 - 14 giờ. Để tăng độ bóng, bền hóa, bền nước và chống bám bẩn
bề mặt men, các nhà nghiên cứu và sản xuất đã sử dụng nhiều phương pháp khác
nhau như: Phủ lên trên bề mặt men một màng nano hoặc tạo một lớp men có tính
diệt khuẩn…các phương pháp trên đều phát huy hiệu quả mong muốn nhưng độ
bền theo thời gian thấp hơn so với phương pháp sử dụng frít điều chỉnh bề mặt
men.
Theo truyền thống thì sứ vệ sinh thường sử dụng men nguyên liệu (thường
đươc gọi là men sống), khi bổ sung thêm frit men điều chỉnh vào trong bài men
nguyên liệu thì nhiệt độ chảy của men giảm do đó giảm được nhiệt độ nung. Đặc
biệt là sử dụng để khắc phục khuyết tật bề mặt men và nung lại ở nhiệt độ thấp hơn.
Với cách đặt vấn đề như trên Viện Nghiên cứu Sành sứ Thuỷ tinh Công
nghiệp đã đăng ký và được Bộ Công Thương đặt hàng nghiên cứu thực hiện đề tài:
4
“Nghiên cứu sản xuất frit men dùng cho sứ vệ sinh”. Hợp đồng số:
02.11.RD/HĐ-KHCN ký ngày 18 tháng 02 năm 2011 ký giữa Bộ Công Thương và
Viện Nghiên Cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp.
Mục tiêu của đề tài:
- Khảo sát, đánh giá chất lượng của nguyên liệu sản xuất frit men dùng cho sứ
vệ sinh.
- Nghiên cứu xác định đơn phối liệu sản xuất frit men cho sứ vệ sinh
- Thử nghiệm các tính năng kỹ thuật của frit men sứ vệ sinh
- Xác định được công nghệ sản xuất frit men sứ vệ sinh
- Qui trình công nghệ hoàn thiện và sản xuất 500 kg sản phẩm frit men sứ vệ
sinh và ứng dụng sản phẩm vào trong sản xuất sứ vệ sinh.
Nội dung nghiên cứu:
- Khảo sát các chỉ tiêu kỹ thuật của frit men sứ vệ sinh
- Xác định được nguyên liệu sản xuất, bài phối liệu sản xuất frit men sứ vệ
sinh.
- Đánh giá chất lượng, thử nghiệm sản phẩm.

5
PHẦN II : TỔNG QUAN CƠ SỞ LÍ THUYẾT.
Sứ vệ sinh thuộc hệ sứ mềm, có nhiệt độ nung trong khoảng 1200÷1260oc.
Đặc điểm của sứ vệ sinh là sản phẩm có hình dạng kích thước phức tạp, kích
thước lớn, khối lượng lớn… bao gồm nhiều chủng loại khác nhau như chậu rửa
mặt, chân chậu…

Bảng 1: Một số tính chất cơ bản của sản phẩm [2].

STT Các chỉ tiêu của sản phẩm Trị số Đơn vị

1 Độ hút nước  0,5 %

2 Khối lượng thể tích 2,25  2,50 g/cm3

- Bền nén 400  500 MPa

3 Giới hạn bền - Uốn động va đập 0,20  0.23 MPa

- Bền uốn 70  80 MPa

Hệ số giãn nở nhiệt α trong


5 o
(5,5  6,5).10-6 1/oC
khoảng nhiệt độ 20 – 700 C

6 Khả năng chịu tải trọng  300 Kg

1.Công nghệ sản xuất sứ vệ sinh[2].

Do đặc điểm hình dạng phức tạp của sứ vệ sinh nên nó được tạo hình bằng
phương pháp đổ rót và nhiệm vụ của công đoạn gia công phối liệu là phải chế tạo
được hồ đổ rót có chất lượng đạt yêu cầu, đặc biệt là độ linh động của hồ đạt yêu
cầu kỹ thuật sau:
Độ ẩm hồ: 33-35%, Tỷ trọng của hồ: 1,75-1,78g/cm3.
Lượng sót sàng 63μm: 1,8-2,2g/100ml hồ,
Độ Nhớt: 12-15s kiểm tra bằng cốc Ford 6.

6
1.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất sứ vệ sinh :

Nguyên liệu : Cao lanh, đất sét,


trường thạch, xương sứ.

Cân định lượng

Máy nghiền bi Phụ gia: nước + soda + nước


thủy tinh

Bể khuấy trộn

Bể ủ (3 – 5 ngày)
Nguyên liệu làm men: frit, Xếp kho
cao lanh, feldspar,….

Sàng rung
Phân loại sản phẩm
Nghiền men

Nung
BểBể
chứa
chứa
Bể chứa đồng nhất

Sấy
Tạo hình đổ rót.
Men

Tráng men, phun


Dỡ khuôn

Sấy mộc ướt và làm sạch Sấy Mộc


mộc

7
1.2. Thuyết minh công nghệ sản xuất sứ vệ sinh:
Nguyên liệu để sản xuất sứ vệ sinh bao gồm: cao lanh, đất sét, feldspar,
xương sứ sau khi kiểm tra đạt yêu cầu chất lượng của nhà máy. Nguyên liệu sau khi
cân định lượng theo bài phối liệu thì được nạp vào trong máy nghiền bi và được
nghiền mịn đạt tới kích thước yêu cầu. Sau đó, nguyên liệu được tháo vào trong bể
chứa để khuấy cho đồng đều trong khoảng 4 - 5 tiếng rồi được tháo vào trong bể
chứa để ủ cho đất sét được trương nở hoàn toàn trong thời gian khoảng 5 - 7 ngày.
Sau đó, hồ được bơm màng bơm vào sàng rung để loại các hạt quá cỡ. Hồ đạt tiêu
chuẩn được đưa xuống bể chứa để đưa đi tạo hình.
Hồ được đổ rót trong khuôn thạch cao, sau khi đổ rót xong thì lưu hồ trong
khuôn khoảng 3 giờ để đạt độ dày cần thiết sau đó người ta tháo hồ thừa ra. Sau khi
tháo hồ thừa ra thì lưu mộc trong khoảng 90 phút để đạt độ cứng cần thiết theo yêu
cầu. Sau đó tiến hành dỡ khuôn, mộc được đưa đi sửa mộc và làm sạch. Sau đó
mộc được đưa đi sấy rồi sửa mộc khô, làm ẩm và làm sạch bề mặt rồi đem đi tráng
men hoặc phun men. Sản phẩm sau khi tráng men được đem đi sấy khô đạt đến độ
ẩm theo yêu cầu thì được đem đi nung. Sau khi nung sản phẩm được đem đi phân
loại rồi đóng gói và xếp vào kho.
Mộc được phun men, men nguyên liệu có sử dụng các nguyên liệu sau:
Caolanh, quartz, feldspar, CaCO3, Talc, BaCO3, ZnO, ZrSiO4.
Tiêu chuẩn kỹ thuật của men sau khi nghiền là:
- Độ nhớt: 260÷270 cps.
(đo theo dụng cụ vicozimet)
- Tỷ trọng: ≤ 1,7 g/cm3.
- Sót sàng 41µm: 0,2 - 0,5g/100ml.

8
2 Các tính chất của men. [2]

2.1. Đặc điểm chung về men gốm.

Men là một loại thuỷ tinh có chiều dày: 0,150,4mm, phủ lên bề mặt xương
gốm sứ. Lớp thủy tinh này được hình thành trong quá trình nung và có tác dụng
làm cho bề mặt sản phẩm trở thành sít đặc, nhẵn bóng. Về mặt công nghệ khi sự
phù hợp giữa xương và men tốt thì có tác dụng cải thiện tất cả các tinh chất của sản
phẩm như độ bền hoá, bền cơ, bền nhiệt…
Trong công nghệ sản xuất, căn cứ vào phương pháp chế tạo men người ta
chia thành 2 loại cơ bản như sau:

 Men nguyên liệu.

Men nguyên liệu là loại men được nghiền trực tiếp từ hỗn hợp các loại
nguyên liệu và sau đó đem tráng lên mộc rồi đem nung. Các nguyên liệu thường
dùng cho men là: Cao lanh, đất sét, thạch anh, feldspar, và các nguyên liệu phụ trợ
khác.

 Ưu điểm: Vì được sản xuất trực tiếp từ hỗn hợp các loại nguyên liệu và sau
đó tráng trực tiếp lên mộc nên dùng men nguyên liệu sẽ rẻ hơn.
 Nhược điểm: Không dùng được các nguyên liệu có chứa một số oxit độc hại
cho con người, cho môi trường và hòa tan mạnh trong nước mà nếu chuyển
sang dạng silicat sẽ loại bỏ tính độc hại mà lại nâng cao chất lượng cho sản
phẩm.
 Men frit.

Men frit là hỗn hợp của frit với một lượng các nguyên liệu phụ trợ hoặc
chứa chủ yếu là frit. Frit là một dạng thủy tinh được tạo nên khi nấu chảy hoàn toàn
phối liệu frit (nấu chảy trong lò nồi, lò bể, lò quay gián đoạn ở nhiệt độ khoảng
14000C - 14500C hoặc hơn), sau đó làm lạnh nhanh trong nước, sấy khô và đem
nghiền nhỏ.

9
Nguyên nhân tạo frit là do phối liệu men dễ chảy chứa các cấu tử hòa tan
mạnh trong nước (như soda, axit boric, borax…) hoặc độc hại (như chì oxit). Sau
khi frit hóa, các cấu tử dễ tan và độc hại đều được chuyển sang dạng các hợp chất
silicat không tan trong nước và giảm độc hại của chúng và đặc biệt tính ổn định cao
hơn so với men sống.

Các loại men frit dễ lắng và khả năng bám dính vào cốt mộc kém khi tráng men,
vì vậy men frit thường chứa một lượng nguyên liệu dẻo như cao lanh, đất sét, một
lượng thích hợp các loại phụ gia để khắc phục các nhược điểm trên.

So với men nguyên liệu, men frit có những ưu điểm sau:


+ Nhiệt độ nóng chảy của men frit hầu hết thấp hơn men nguyên liệu do đó khi
dùng frit men làm chất trợ chảy thì sẽ làm cho men dễ chảy hơn.
+ Có một số các cấu tử độc hại cho sức khoẻ của con người PbO, BaO khi
chuyển sang dạng silicat chì thì sẽ giảm được độ tác hại.
+ Có một số ôxit hoà tan mạnh trong nước nên phải chuyển vào dạng không hoà
tan được bằng cách tạo frít, ví dụ CaCO3, Na2B4O7.10H2O7, H3BO3 khi tráng
men lên sản phẩm toàn bộ ion thấm vào trong xương ảnh hưởng đến tính chất
của men, khi sử dụng Na2B4O7.10H2O7, H3BO3 trực tiếp vào bài men có hiện
tượng men bị lớp váng bề mặt kèm theo tính chất cơ lý của men bị thay đổi như
độ nhớt của men.
+ Dùng frit men thì về thẩm mỹ cũng láng bóng đẹp hơn và chống bám dính tốt
hơn.
Tuy nhiên, men frit cũng có nhược điểm là: Các loại men frit dễ sa lắng và sản
xuất men frit có giá thành cao hơn so với men nguyên liệu.

10
Tính chất cơ bản của men nhƣ sau.
2.2. Độ nhớt.

Men gốm không có điểm nóng chảy xác định mà chỉ có sự thay đổi từ trạng
thái dẻo quánh sang trạng thái chảy lỏng. Do vậy, độ nhớt cũng sẽ thay đổi theo
nhiệt độ, nhiệt độ tăng thì độ nhớt giảm và ngược lại.

Độ nhớt của men là một tính chất quan trọng chủ yếu quyết định sự thành
công của nhiều giai đoạn được thực hiện ở các nhiệt độ khác nhau. Giá trị của nó ở
nhiệt độ nóng chảy chỉ rõ men nào có khả năng chảy tràn đều trên bề mặt sản phẩm
khi nung và ngược lại. Độ nhớt trong quá trình hình thành men cũng cho biết sự
thoát khí xảy ra (do phản ứng hóa học) có dễ dàng hay không trong quá trình nung.

Độ nhớt của thủy tinh và men được xác định bằng các phương pháp và thiết
bị đo khác nhau tùy theo độ nhớt cao hay thấp.

Độ nhớt là một trong các tính chất hóa - lý của men phụ thuộc vào thành
phần hóa học của nó. Ảnh hưởng của từng loại oxit đến độ nhớt không những phụ
thuộc vào bản chất của oxit, mà còn phụ thuộc vào hàm lượng của nó cũng như vào
thành phần hóa học của bản thân men. Qua thực nghiệm, có thể rút ra vài trường
hợp sau: Các oxit làm tăng độ nhớt của men như SiO2, Al2O3, ZrO2, Cr2O3, SnO2,
MgO, CaO, B2O3 đưa vào dưới 12% sẽ làm tăng độ nhớt, nhưng nếu lớn hơn sẽ
làm giảm độ nhớt. SrO đưa vào men với hàm lượng nhỏ có tác dụng làm giảm độ
nhớt nhưng nếu trên 20% sẽ làm tăng độ nhớt.

Đối với việc sản xuất men thì điều quan trọng cần chú ý là phải tìm men có
khoảng chảy rộng, có ý nghĩa là tìm men có thành phần sao cho men đó có độ nhớt
ít thay đổi hay thay đổi chậm khi thay đổi nhiệt độ, để cho men có thể nóng chảy
hoàn toàn và bám chắc vào xương mà không có hiện tượng chảy dồn (men có độ
chảy dàn đều tốt).

11
2.3. Sức căng bề mặt.

Sức căng bề mặt (năng lượng bề mặt) tác dụng lên ranh giới của pha lỏng
theo chiều hướng thu nhỏ mặt pha lỏng. Đối với các pha silicat nóng chảy sức căng
bề mặt nằm trong khoảng 300dyn/cm.
Dựa vào thành phần hoá của men, người ta có thể dùng phương pháp cộng để
tính được sức căng bề mặt.
Sức căng bề mặt luôn có khuynh hướng thu nhỏ ranh giới tiếp xúc của pha
lỏng. Tại ranh giới giữa pha lỏng, rắn và khí sẽ hình thành sức căng bề mặt, điều
này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thấm ướt. Một chất lỏng có sức
căng bề mặt lớn luôn có khuynh hướng tự co lại thành hình cầu. Điều này có ý
nghĩa lớn nếu người ta tráng hai men cách nhau hoặc chồng lên nhau phải tính sức
căng bề mặt sao cho hai men đó phù hợp nhau.
Nếu muốn tráng hai men chồng lên nhau và muốn có ranh giới tiếp xúc sắc
nét thì hai men đó phải có sức căng bề mặt bằng nhau. Nếu không men có sức căng
bề mặt lớn hơn sẽ co lại, còn men có sức căng bề mặt nhỏ hơn sẽ bị men có sức
căng lớn hơn kéo giãn ra.
Trường hợp cần trang trí men co người ta có thể dựa vào sức căng bề mặt để
điều chỉnh men thích hợp.
Sức căng bề mặt của men lớn, khả năng thấm ướt của men với xương kém,
thường xảy ra khuyết tật như phồng, rộp, nứt men, bọt sủi tăm, cuốn men.
Người ta có thể điều chỉnh sức căng bề mặt mà không cần thay đổi thành
phần hoá bằng cách thay đổi nhiệt độ nung.

Để xác định sức căng bề mặt men có thể dùng công thức cộng tính hoặc có
thể dùng những phương pháp tương tự thủy tinh:

 Phương pháp cộng tính: công thức tính sức căng bề mặt có dạng

σ=

Trong đó: σ: sức căng bề mặt (dyn/ cm).


12
fi: hàm lượng % cấu tử i (0 xi 100).

xi : trị số tính sức căng bề mặt tương ứng oxit i.

 Phương pháp thực nghiệm:

Cân trọng lượng 1 giọt men, nung chảy, sau đó:

- So sánh bề mặt thấm ướt của giọt men đó đối với mẫu đã biết trên một
bề mặt phẳng.

- Hoặc xác định góc thấm ướt bằng cách đo ranh giới trong quá trình
nóng chảy bằng kính hiển vi nhiệt độ cao.

2.4. Độ giãn nở nhiệt.


Độ giãn nở nhiệt của men được đánh giá theo mức độ tăng chiều dài của
mẫu ( l) so với kích thước ban đầu (lo) khi đốt nóng từ nhiệt độ thường đến nhiệt
độ biến mềm của nó.
Sự chênh lệch hệ số giãn nở của men và mộc trong phạm vi hẹp sẽ không
gặp khuyết tật vì men có khả năng đàn hồi trong một phạm vi nhất định, trước
những ứng lực sinh ra, nên giữ được cho men không bị nứt, bị bong. Tuy nhiên,
nếu ứng lực sinh ra lớn hơn độ bền thì sẽ có hiện tượng nứt men hoặc bong men.
Quá trình giãn nở nhiệt của men cũng tương tự như thủy tinh, khi làm nguội
dưới điểm chuyển hoá men sẽ đóng rắn, nên phải làm nguội hoàn toàn và hệ số
giãn nở phải tương đương với xương sứ.
Nếu men (ở dưới nhiệt độ chuyển hoá) khi làm nguội co lại mạnh hơn
xương sẽ hình thành trong sản phẩm ứng suất kéo (hệ số giãn nở của men quá lớn)
và sinh ra vết nứt. Trường hợp ngược lại sẽ xuất hiện hiện tượng bong men.
Chú ý men có hệ số giãn nở nhiệt lớn - khi nung giãn nở mạnh, khi làm
nguội sẽ co nhiều. Men có hệ số giãn nở nhiệt nhỏ - khi nung nở ít, co ít khi làm
nguội.

13
Nếu tráng lên sản phẩm mỏng thì men sẽ làm cho sản phẩm bị biến hình
cong tuỳ theo ứng lực kéo hay nén mà uốn cong lồi hay lõm. Thông thường phương
pháp này được dùng để kiểm tra sản phẩm.
Người ta dùng nhiều phương pháp khác nhau để nhận biết độ tương quan
độ giãn nở nhiệt giữa xương và men. Một trong các phương pháp đó là đổ bột liệu
men vào một nửa chiều cao của chén đất mộc cần nghiên cứu (kích thước H = 2cm,
= 4cm), nung chảy men trong chén rồi làm nguội. Nếu men nứt là dấu hiệu độ
giãn nở nhiệt của men lớn hơn xương, nếu chén nứt thì chứng tỏ độ giãn nở nhiệt
của xương lớn hơn men .
Để đánh giá chính xác nhất độ phù hợp xương men là xác định hệ số giãn nở
nhiệt của xương và men trên thiết bị dilatomet thạch anh.
Các oxit có ảnh hưởng khác nhau đến hệ số giãn nở nhiệt của men. Các oxit
kiềm Na2O, K2O làm tăng mạnh hệ số giãn nở nhiệt, còn các oxit SiO 2, B2O3, MgO
đều hạ thấp hệ số giãn nở nhiệt của men, Al2O3 có tác dụng hạ thấp hệ số giãn nở
nhiệt của men khi hàm lượng nhỏ, khoảng 4 - 8%.
Có thể tính toán hệ số giãn nở nhiệt thể tích β và giãn nở nhiệt dài của men
gốm theo quy tắc cộng:
- Phương pháp tính toán theo quy tắc cộng
 =  1 β 1 +  2 β 2 +  3 β 3 + ……..
Trong đó : β 1, β 1, β 1 …… là hàm lượng % các ôxit trong frit.
 1,  2,  3 ….. các hệ số ứng với các oxit ấy.

- Phương pháp tính theo công thức của A.A.Appen


.107 = aii/ ai
Trong đó : ai: hàm lượng ôxit theo phần phân tử trong thuỷ tinh.
i: hệ số ứng với các oxit trong thuỷ tinh.

14
- Phương pháp dùng dụng cụ đo hệ số giãn nở thạch anh của OKBotvinkin và
N.V.Solomin
 Nguyên tắc của dụng cụ đo này là dựa trên cơ sở hệ số giãn nở nhiệt của
mẫu frit cao hơn hệ số giãn nở nhiệt của thạch anh khi đốt nóng mẫu frít
giãn nở bao nhiêu truyền sang thanh thạch anh đến đồng hồ sẽ chỉ cho ta
biết độ giãn nở nhiệt. Dựa vào độ giãn nở nhiệt của thạch anh và số chỉ
của đồng hồ, hiệu số nhiệt độ ta sẽ tính được hệ số giãn nở của mẫu frit.
Ảnh hưởng của trạng thái làm nguội men:
Men được làm nguội đột ngột ở vùng nhệt độ thấp hơn nhiệt độ chuyển
hóa Tg thì trong men xuất hiện “ứng xuất làm nguội” và hệ số giãn nở nhiệt khi làm
nguội chậm.
Ứng suất làm nguội đủ lớn và tác động của nó không thua kém ứng suất
hình thành nên do sự khác biệt hệ số giãn nở nhiệt giữa xương và men. Vì vậy, sau
nung tốt nhất là làm nguội men chậm. Bắt đầu từ nhiệt độ thoát ứng lực để tránh
các ứng suất xuất hiện trong men. Nhiệt độ thoát ứng lực nằm cao hơn nhiệt độ
chuyển hóa Tg khoảng 30oC - 90oC.
2.5. Độ cứng, độ đàn hồi, độ mài mòn.
Theo nghiên cứu của Appen, độ cứng của thủy tinh và men là một hàm
số phức tạp của thành phần hóa học. Do vậy, cho đến nay vẫn chưa đưa ra được
một quan hệ định lượng giữa độ cứng và hàm lượng các oxit riêng biệt trong thủy
tinh và men.
Để xác định độ cứng của vật liệu silicat: Dùng kim cương hoặc những
vật liệu có độ cứng theo thang Mohs. Xác định một trọng lực cần thiết của mũi kim
cương vạch một chiều rộng (hay sâu) lên mẫu cần đo, sau đó đối chiếu với vật liệu
trong thang Mohs đã xác định trước có vết xước cũng được tạo theo cách trên.
Theo thang Mohs, độ cứng của men là 6 - 7, của xương sứ là 6 - 8. Độ
cứng vi điểm của men sứ trong khoảng 500 - 700kG/mm2.

15
Men ở dạng một lớp mỏng nhưng có ảnh hưởng tốt đến tính chất cơ học
và nhiệt của sản phẩm gốm. Nhờ tính đàn hồi của mình nên lớp men có khả năng
làm dịu lực va đập cơ học lên xương sản phẩm gốm. Khả năng đàn hồi của men tạo
điều kiện cho men phù hợp với xương. Đôi khi có trường hợp hệ số giãn nở nhiệt
của men lớn hơn đáng kể so với xương, tuy nhiên men vẫn không bị nứt vì nhờ độ
đàn hồi của nó lớn. Các oxit như ZnO, MgO làm tăng tính đàn hồi của men.
Độ mài mòn có ý nghĩa quan trọng đối với sản phẩm và men gốm lát
nền. Độ mài mòn được đánh giá theo tỷ số giữa khối lượng mẫu mất đi sau khi mài
và diện tích mẫu mài (g/cm2) theo phương pháp tiêu chuẩn. Độ mài mòn có liên
quan tới độ cứng, độ đàn hồi và một số tính chất cơ lí cũng như cấu trúc vật liệu.
Nghiên cứu cho thấy, men chứa các oxit như Al2O3, SiO2, B2O3, các oxit kim loại
kiềm thổ có độ mài mòn nhỏ.
2.6. Độ bền hóa.
Độ bền hóa của men là khả năng chống các tác nhân phá hoại, cụ thể là
chống sự ăn mòn của môi trường ẩm, môi trường axit và kiềm loãng.
Lớp men trên sản phẩm thường phá hủy từ phía ngoài do bị hòa tan và
tách kiềm vào trong môi trường lỏng. Tách kiềm có thể diễn tả bằng phản ứng của
nước với hệ hai cấu tử:
R2O.xSiO2 + (1+y) H2O = 2ROH + xSiO2.yH2O
Trong quá trình phản ứng, bề mặt của vật liệu bị ăn mòn trở nên nghèo
kiềm và lại giàu SiO2, màng keo SiO2 với thời gian phản ứng càng dày hơn và làm
giảm tác hại xâm thực. Tách kiềm không những xảy ra với môi trường ẩm, môi
trường axit mà cả với môi trường kiềm.
Qua thực tế cho thấy, men càng chứa nhiều kiềm càng có độ bền hóa
thấp. Các oxit khác trong thành phần men như SiO2, Al2O3, ZrO2, TiO2 đều làm
tăng độ bền hóa của men. B2O3 với một lượng hạn chế trong men cũng làm tăng độ
bền hóa của men. Tóm lại, men cũng như xương gốm có độ bền axit cao hơn độ
bền kiềm.

16
2.7. Diễn biến của men khi nung.[2]
2.7.1.Sự hình thành của lớp men khi nung và trạng thái nóng chảy của men.
Men trước khi nung là một hỗn hợp bột rắn, mịn. Trong quá trình nung
men chuyển từ trạng thái rắn sang dẻo quánh, sau đó sang trạng thái biến mềm rồi
chảy lỏng. Sự biến đổi trạng thái như vậy tương tự như khi nấu chảy thủy tinh. Men
không có nhiệt độ chảy nhất định và nhiệt độ chảy của men theo quan niệm thông
thường là nhiệt độ mà men đã chảy thành một lớp dàn đều và bằng trên bề mặt sản
phẩm.
Các quá trình cơ bản khi nung chảy men bao gồm: Quá trình khử nước
của nguyên liệu sét, quá trình tỏa khí của nguyên liệu cacbonat, các phản ứng trong
pha rắn (giai đoạn kết khối), men bắt đầu chảy, quá trình hòa tan và khuếch tán sản
phẩm của phản ứng phân hủy và các hạt rắn, quá trình đồng nhất của chất nóng
chảy lỏng ở nhiệt độ cao, ngoài ra còn có quá trình kết tinh ở một số loại men.
Nghiên cứu men qua kính hiển vi nhiệt độ cao cho thấy diễn biến của
trạng thái nóng chảy men từ nhiệt độ thấp đến nhiệt độ cao.
Ta có thí nghiệm sau: Phối liệu men nghiền mịn và ép thành viên hình
trụ cao 3mm, đường kính 3mm, sấy khô ở 105oC, đặt mẫu trên tấm đế platin và đưa
vào lò nung, quan sát qua kính hiển vi nhiệt độ cao. Trạng thái chảy của mẫu được
quan sát bằng mắt trên màn hình và được chụp ảnh. Độ giãn nở hoặc co tương đối
∆ của mẫu theo nhiệt độ được xác định theo công thức:

∆=

Trong đó: ho- chiều cao ban đầu của mẫu, mm.
∆h- đại lượng tăng hoặc giảm chiều cao của mẫu so với kích thước ban
đầu ở các nhiệt độ khác nhau, mm.

17
Giãn nở

1
∆, % 0 a 2
b 4
3 c d 5 e
Co

Điểm 1 (điểm nhiệt độ bắt đầu co). Từ điểm 1 đường cong đi xuống thoai
thoải cho tới điểm kết khối 2. Ở một vài loại men và frit, điểm 1 thể hiện không rõ
nét và trùng với điểm kết khối. Đoạn a được gọi là khoảng nhiệt độ co. Từ điểm 1,
càng tăng nhiệt độ kích thước mẫu thí nghiệm càng giảm xuống.
Điểm 2 (điểm nhiệt độ kết khối). Từ điểm này đường cong đi xuống dốc
hơn. Càng tăng nhiệt độ mẫu kết khối càng co mạnh do pha lỏng xuất hiện. Đoạn
(b) được gọi là khoảng nhiệt độ kết khối. Dạng hình học như cạnh, góc của mẫu tại
điểm 2 không có gì thay đổi.
Điểm 3 (điểm nhiệt độ biến mềm) là điểm gãy trên đường cong. Sự có mặt
của các lỗ xốp khí làm thể tích mẫu giãn ra và đường cong hướng lên phía trên.
Đoạn c gọi là khoảng nhiệt độ biến mềm. Tại nhiệt độ của điểm biến mềm, thấy các
cạnh, góc của mẫu vo tròn lại.
Điểm 4 (điểm bắt đầu chảy) cũng là một điểm gãy trên đường cong. Từ
điểm này đường cong đi xuống thoải hơn. Tăng kích thước mẫu được chấm dứt tại
điểm 4. Đoạn d được gọi là nhiệt độ chảy men. Mẫu men tại nhiệt độ bắt đầu chảy
có dạng hình cầu.

18
Điểm 5 (điểm nhiệt độ chảy dàn). Từ điểm này đường cong đi xuống với
độ dốc nhỏ. Trong mẫu hầu như toàn bộ là pha lỏng. Đoạn e được gọi là khoảng
nhiệt nhiệt độ chảy dàn. Tại nhiệt độ điểm 5 mẫu có dạng bán cầu (chiều cao bằng
bán kính bán cầu). Tại một nhiệt độ nung nào đó trên đoạn e mẫu men có dạng
chảy bẹt, về thực tế men đã chảy dàn đều trên bề mặt sản phẩm tráng men ở nhiệt
độ này.
Các trạng thái nóng chảy men rất quan trọng đối với chất lượng lớp men
phủ trên sản phẩm. Điểm nhiệt độ biến mềm số 3 của men thông thường phải cao
hơn nhiệt độ kết thúc phản ứng tỏa khí trong xương sản phẩm khi nung, nếu không
thì xương, men bị phồng rộp hoặc chứa nhiều bọt khí. Điểm nhiệt độ biến mềm này
càng quan trọng đối với frit và men frit vì nhiệt độ chảy của chúng thường là thấp.
Khoảng nhiệt độ từ điểm bắt đầu chảy men đến nhiệt độ nung cuối cùng càng rộng
càng tốt, vì men dễ nung và ít gây khuyết tật.
2.7.2. Tác dụng lẫn nhau giữa xƣơng và men khi nung.
Trong quá trình nung sản phẩm, giữa men và xương có phản ứng hóa
học và kết quả là hình thành nên lớp trung gian giữa xương và men. Lớp trung gian
có tính chất vật lí nằm trung gian giữa xương và men. Sự có mặt của nó đã làm
giảm đáng kể ứng suất trong lớp men do chênh lệch hệ số giãn nở nhiệt giữa xương
và men, làm giảm hiện tượng nứt và bong men.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế tác dụng giữa xương - men: thành
phần hóa học của men và xương, tính chất vật lí của men như độ nhớt, khả năng
thấm ướt, sức căng bề mặt, cuối cùng là điều kiện nung như nhiệt độ nung, thời
gian lưu nhiệt và môi trường khí lò nung.
Men chứa một lượng lớn các chất trợ chảy và hòa tan một phần xương,
các cấu tử của men khuếch tán vào xương. B2O3, CaO là các oxit tham gia tạo lớp
trung gian hiệu quả. Các cấu tử khó nóng chảy của xương lại khuếch tán vào men
được thực hiện theo quy luật khuếch tán.

19
Lớp trung gian còn được tạo nên nhờ sự thâm nhập thuần túy vật lí của
men vào xương. Độ nhớt và sức căng bề mặt của men có vai trò quan trọng ở
trường hợp này.
3. Vai trò của các oxit cơ bản tạo men. [2]
Để đi sâu tìm hiểu bản chất của men và để dễ dàng định hướng cho bài
phối liệu cũng như cách điều chỉnh chúng ta nên đi tìm hiểu từ các oxit cơ bản
tham gia cấu tạo nên bài men.
Ôxyt silic
Trong ngành gốm sứ nói chung và trong gốm sứ vệ sinh nói riêng thì oxit
SiO2 là một oxit vô cùng quan trọng, nó không thể thiếu trong cả bài nguyên liệu
xương và men. SiO2 là oxit cơ bản để tạo khung mạng lưới không gian của men,
các oxit khác đóng vai trò hạ thấp nhệt độ chảy (như Na2O, K2O, PbO, Pb3O4,
B2O3, Li2O) và điều chỉnh một số tính chất cần thiết cho men (như CaO, MgO,
BaO, ZnO,Al2O3).
SiO2 làm tăng nhiệt độ nóng chảy và độ nhớt của men, tăng độ bền cơ,
bền nhiệt, bền hóa và hạ thấp hệ số giãn nở nhiệt của men.
SiO2 đưa và men theo thạch anh, cao lanh, đất sét, feldspar.
Ôxit nhôm
Cũng giống như SiO2 thì oxit nhôm cũng là một oxit không thể thiếu
trong các bài phối liệu xương và men. Tuy nhiên, tùy theo hàm lượng nhôm đưa
vào mà có tác dụng khác nhau trong men. Với hàm lượng nhỏ và điều kiện tác
dụng tốt với các oxit khác, Al2O3 có tác dụng như chất trợ chảy, làm men trong
bóng.
Tăng hàm lượng Al2O3 làm tăng nhiệt độ chảy và độ nhớt của men, làm
giảm độ chảy dàn đều của men trên xương sản phẩm, nó có tác dụng nới rộng
khoảng nhiệt độ chảy men, hạ thấp hệ số giãn nở nhiệt, tăng độ bền nhiệt, bền cơ và
bền hóa của men. Hàm lượng Al2O3 cao làm tăng độ đục và làm giảm xu hướng kết
tinh của men.

20
Al2O3 đưa vào theo cao lanh, đất sét, feldspar. Trong một số trường hợp
đưa vào Al2O3 kỹ thuật.
Oxit kali và oxit Natri.
K2O, Na2O làm giảm mạnh nhiệt độ chảy của men từ vùng nhiệt độ thấp
đến vùng nhiệt độ cao, làm giảm độ nhớt, tăng độ trong, tăng hệ số giãn nở nhiệt và
tăng xu hướng nứt men, làm giảm độ cứng và bền hóa của men. Các oxit kiềm làm
cho men có khoảng chảy hẹp.
Na2O đưa vào men theo fenpat Kali-Natri, Na2CO3, borax. K2O đưa vào
men theo feldspar Kali-Natri, K2CO3.
Oxit Bo.
Bên cạnh SiO2, B2O3 là cấu tử chủ yếu trong các loại men không chứa chì
với nhiệt độ chảy thấp, đặc biệt trong men frit thì không thể thiếu oxit Bo được.
B2O3 là chất trợ chảy mạnh, làm giảm độ nhớt men và hòa tan tốt các oxit tạo màu
trong men. Men chứa Bo chảy dàn đều kém hơn men chì, men cứng và bóng, có hệ
số giãn nở nhiệt giảm và độ bền nhiệt tăng. B2O3 đưa vào men ở dạng frit Bo vì các
nguyên liệu chứa Bo như H3BO3, Na2B4O7.10H2O hòa tan mạnh trong nước.
4. Những yêu cầu kỹ thuật của frít men sử dụng cho sứ vệ sinh
Trong thực tế khi sử dụng sản phẩm sứ vệ sinh trong môi trường ẩm và các
chất tẩy rửa, qua thời gian sử dụng lớp men trên sản phẩm sứ vệ sinh thường bị phá
hủy từ phía mặt ngoài do bị hòa tan và tách kiềm vào môi trường lỏng dẫn đến bề
mặt sản phẩm không còn được bóng, nhẵn như ban đầu cho nên quá trình vệ sinh
sản phẩm khó khăn hơn kéo theo đó là bám bẩn và rêu mốc trên bề mặt sản phẩm.
Để khắc phục hiện tượng trên bằng cách tăng độ bóng bề mặt sản phẩm và
độ bền hóa của bề mặt men, các nhà sản xuất đã sử dụng nhiều phương pháp khác
nhau trong đó có biện pháp sử dụng frit điều chỉnh có chứa hàm lượng B2O3 cao
vào trong bài men gốc với tỷ lệ 2-5% nhằm mục đích giảm nhiệt độ chảy, tăng độ
bền hóa, độ láng bóng bề mặt của men (các cấu tử B2O3, kiềm nếu bổ xung trực
tiếp vào trong bài men gốc dưới dạng nguyên liệu như Borax, boric, sođa sẽ hòa

21
tan mạnh vào trong men và có hiện tượng thấm vào xương, bay hơi trong quá trình
nung và thay đổi các tính chất cơ lý của men vì vậy cần phải frit hóa các cấu tử
trên) vào trong bài men gốc sứ vệ sinh trong bài phối liệu men mà vẫn đảm bảo các
yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.
Như chúng ta đã biết, frít men sứ vệ sinh là một dạng thủy tinh được sử dụng
làm phụ gia mồi chảy men sứ vệ sinh và điều chỉnh tăng độ láng bóng bề mặt men
và độ bền hóa của men, frit men thường được dùng trong bài phối liệu với tỷ lệ: 2%
- 5%.
Qua tham khảo tính chất của một số loại frít trong của nước ngoài và trong
nước và thực tế sản xuất tại công ty TNHH Inax Việt Nam thì frit sử dụng trong
sản xuất sứ vệ sinh phải đảm bảo một số tính chất sau:
- Hệ số giãn nở nhiệt trong khoảng 130  150.10-7/oC (được kiểm tra bằng
thiết bị LINSEIS của Đức), độ đồng nhất cao.
- Nhiệt độ nấu chảy cao, nhiệt độ nấu frít 1400oC - 1450oC, nhiệt độ chảy
trên đoạn e của men frít thường 750oC - 900oC.
- Độ bóng, trong: sau khi nghiền với các nguyên liệu phụ trợ và nung thành
phẩm cao.
Xác định các điểm chảy nhiệt độ bằng cách tạo các mẫu, mẫu được nghiền
ướt trong cối mã não đến độ mịn qua sàng 10000 lỗ/cm2. Sau đó được đem sấy khô,
tạo mẫu thử dạng hình trụ có kích thước  = 8mm và H = 10mm. Các mẫu thử
được đặt trên tấm kê bằng CacbuaSilic có rắc cát trắng sạch để chống dính, dễ quan
sát và chụp ảnh. Sau đó thử tại các nhiệt độ 720oC, 780oC, 800oC, 820OC, 850OC,
900OC. 950 oC, 1005oC, 1050oC từ đó xác định được các điểm nhiệt độ chảy và
khoảng chảy của frít.
Bảng 2: Thành phần hoá [%TL]
B 2 O3 SiO2 Al2O3 CaO MgO TiO2 Na2O K2 O Fe2O3
25,05 50,64 10,49 0,08 0,02 0,04 9,51 1.20 0,02
[Kết quả phân tích tại Viện NC Sành sứ thủy tinh CN]

22
Bảng 3: Một số chỉ tiêu của frít Inax được sử dụng trong sứ vệ sinh.
Loại frít Frit Inax
Hệ số giãn nở nhiệt (10-7/ oC) 100 400 oC 120 – 155
Nhiệt độ chảy điểm 3 (oC) 720  10
Nhiệt độ chảy điểm 5 (oC) 800  10
Nhiệt độ chảy trên đoạn e (oC) 850  10
5. Định hƣớng nghiên cứu và phƣơng pháp tiến hành.
5.1. Định hƣớng nghiên cứu.
Qua tham khảo tài liệu hướng dẫn của các hãng sản xuất, kiểm tra thành
phần hóa, hệ số giãn nở nhiệt, các điểm nhiệt độ chảy của frit men, nhóm thực hiện
đề tài có định hướng trong quá trình nghiên cứu như sau:
Nghiên cứu đơn phối liệu frít với nhiệt độ nấu khoảng 1400-14500C, với thời
gian nấu hợp lí, chất lượng tương đương với men frit ngoại nhập, sử dụng bổ xung
các nguyên liệu trong nước để giảm chi phí trong quá trình sản xuất.
Về chất lượng bề mặt và các thông số kỹ thuật đặc trưng, bao gồm: Các điểm
nhiệt độ chảy, hệ số giãn nở nhiệt, khoảng chảy.
Hệ men frit với hàm lượng các oxyt:
 Hàm lượng SiO2 + Al2O3 trong khoảng 59  62 %.
 Hàm lượng CaO + MgO < 1 %.
 Hàm lượng K2O + Na2O trong khoảng 10  15 %.
 Hàm lượng B2O3 : 18 - 27 %
Qui ra công thức seger của men là
0,1 CaO 0,45 Al2O3 3,65 SiO2
0,9 (Na,K)2O 1,67 B2O3

23
5.2. Phƣơng pháp tiến hành
Nghiên cứu các loại nguyên liệu sản xuất frit, thành phần hóa của các loại
frit, nấu thử trong phòng thí nghiệm sau đó thử các tính năng kỹ thuật và chọn ra
bài frít đạt yêu cầu so với mẫu đối chứng, tiến hành nấu mẻ lớn để thử trên dây
chuyền sản xuất của nhà máy.
Tham khảo thành phần hoá học của các loại men frit nói chung và men frit
sử dụng trên dây chuyền sản xuất sứ vệ sinh nói riêng. Tham khảo các tính chất đặc
trưng của các ôxyt thành phần trong men.
Chọn hệ frit, có thành phần hóa phù hợp với điều kiện nấu, giá thành phối
liệu, có nhiệt độ chảy và hệ số giãn nở nhiệt phù hợp với nung sứ vệ sinh. Qua
tham khảo tài liệu của các hãng men đang được sử dụng tại các nhà máy sản xuất
sứ vệ sinh trong nước, men frit của nhà máy sứ vệ sinh Inax có độ ổn định cao, độ
láng bóng, bền đẹp, chống bám dính tốt, tính ổn định cao hệ số giãn nở nhiệt ( =
9,2 – 13,7.10-6/oC) được chọn làm mẫu đối chứng cho đề tài.
Quá trình nghiên cứu diễn ra gồm các bước sau:
 Tính toán đơn phối liệu theo các thành phần hoá, theo hướng sau: Đưa
vào bài phối liệu các nguyên liệu dễ nấu, nguồn cung cấp và thành
phần hoá ổn định, phần lớn ở trong nước.
 Nấu trong phạm vi nhiệt độ 1400oC  1450oC, đánh giá về nhiệt độ
nấu, thời gian lưu ở nhiệt độ nấu, độ nhớt của thuỷ tinh ở nhiệt độ frit
hoá, ngoại quan về frit ...
 Thử so sánh với mẫu frit của nhà máy đang sản xuất. Thử so sánh với
men frit đối chứng về các điểm nhiệt độ chảy đo hệ số giãn nở nhiệt.
 Thử với mẫu lớn tại nhà máy với quá trình sản xuất thực.
 Đánh giá và điều chỉnh đơn phối liệu. Thử lặp lại đạt đến chất lượng
với men frit đối chứng. Ưu tiên với điều kiện sản xuất công nghiệp ổn
định và cho chất lượng ổn định.

24
PHẦN III : THỰC NGHIỆM
1.Nguyên liệu dùng để sản xuất frit cho sứ vệ sinh.
Một số tiêu chí chung trong sử dụng nguyên liệu nấu frit men:
+ Nguyên liệu có khả năng nấu chảy tốt, không chứa các khoáng khó chảy.
+ Nguyên liệu có thành phần ổn định, hàm lượng tạp chứa S, Fe, Cr thấp.
+ Cỡ hạt nguyên liệu mịn và ổn định, đảm bảo thuận tiện cho cân, trộn phối liệu
và dễ nấu chảy.
+ Nguồn cung cấp ổn định.
1.1.feldspar
Feldspat được chọn sử dụng làm nguyên liệu chính cho sản xuất frit, feldspat
chia làm ba loại chính:
+ Feldspar kali
+ Feldspar Natri
+ Feldspar canxi
Trong tự nhiên feldspar thường tồn tại dạng hỗn hợp kali và natri.
Căn cứ vào các chỉ tiêu và qua tham khảo thì trong nấu men frit chỉ dùng hai
loại trường thạch là feldpar Kali và feldspar Natri.
Trong bài nghiên cứu này nhóm thực hiện đề tài có sử dụng 2 loại feldspar:
feldspar Phú Thọ và feldspar Ấn độ. Qua phân tích chính xác, chúng ta có thành
phần hóa của 2 loại feldspar như sau:
Bảng 4: Kết quả phân tích của một số loại feldspar [ %TL]
Stt Tên chỉ tiêu Feldspar Phú Thọ FeldsparẤn độ
1 SiO2 76,76 65,01
2 Al2O3 14,75 18,00
3 R2 O 6,08 15,58
4 Fe2O3 0,1 0,12
5 RO 0,66 0,30

25
1.2. Quazt.
Quazt đưa vào nguyên liệu men nhằm mục đích bổ sung thêm SiO2 trong bài
men.Trong nghiên cứu thực hiện đề tài nhóm nghiên cứu đã sử dụng quazt men
Yên Hà.
1.3.Borax.
Trong bài men frit thì borax đóng vai trò cung cấp Na2O, B2O3. Borax được
sử dụng trong bài nghiên cứu này có thành phần hóa như trong bảng 5, chúng tồn
tại dưới dạng nguyên liệu bột.
1.4. Axit boric
Axit boric chỉ cung cấp B2O3 với vai trò như đã nêu ở trên.
Bảng 5: Thành phần hóa của nguyên liệu sử dụng [ %TL]
Tên nguyên liệu SiO2 Al2O3 CaO MgO Fe2O3 Na2O K2 O B2O3 MKN
Feldspar Phú Thọ 76,76 14,75 0.44 0.22 0.1 3,89 2,29 - 0,48
Feldspar Ấn Độ 65,01 18 0,29 0,01 - 3,42 12,16 - 0.85
Borix - - - - - - - 55,89 44,11
Borac - - - - - 34,06 - 38,64 27,29
Quazt men Yên Hà 99,6 - - - 0,3 - - - O,27
[Kết quả phân tích tại viện NC Sành sứ Thủy tinh CN]
2. Thiết bị và dụng cụ nấu thí nghiệm.
Các thiết bị bao gồm: Cân, lò nung, máy nghiền, bộ gia công tạo mẫu…
3. Thiết lập các đơn phối liệu và triển khai thực nghiệm.
3.1. Thành phần hóa dự kiến.
Với thành phần hóa của các nguyên liệu đã chọn ở bảng 5, đơn phối liệu
FTV01 và FTV02 có thành phần hóa dự kiến như sau:

26
Bảng 6: Thành phần hoá dự kiến. [%TL]
Kí hiệu
SiO2 Al2O3 CaO MgO Fe2O3 Na2O K2 O B 2 O3
mẫu
FTV01 47,49 11,76 0,19 0,01 0,02 12,51 7,95 20,08
FTV02 48,78 11,97 0,26 0,05 0,10 16,82 0,83 21,19

3.2. Tính đơn phối liệu.


Với các thành phần hoá của frít đã chọn, đơn phối liệu FTV01 và FTV02
được tính toán như bảng 7 sau.Việc tính toán có xem xét đến độ ẩm các nguyên
liệu, sự hao hụt thành phần do bay hơi trong quá trình nấu. Các đơn phối liệu tính
được như sau:
Bảng 7: Bài phối liệu. [ %TL]
Tên nguyên liệu Đơn FTV 01 Đơn FTV 02
Feldspar Phú Thọ - 59,1
Feldspar Ấn Độ 56,5 -
Boric 13,1 13,6
Borax 26,1 27,3
Quazt Yên Hà 4,3 -
Tổng 100 100

3.3. Nấu thử nghiệm.


Hai đơn phối liệu trên được nấu với cùng điều kiện nấu. Quá trình nấu thí
nghiệm được thực hiện như sau:
1. Kiểm tra lò nung điện cực, thiết bị đo nhiệt, trước khi đặt chế độ nhiệt cho
lò nung. Đảm bảo lò nâng lên đến nhiệt độ nấu.
2. Chuẩn bị nguyên liệu.
3. Cân định lượng theo đơn phối liệu, lượng cân là 100 gam phối liệu khô.
4. Trộn phối liệu.

27
5. Nạp phối liệu vào cốc ở nhiệt độ cao 1100 oC. Phối liệu được nạp nhiều lần
cho hết toàn bộ lượng phối liệu đó trộn.
6. Nâng lên nhiệt độ nấu dự kiến 1350oC  1400oC, tốc độ nâng nhiệt là 60oC
/ 10 phút và lưu ở nhiệt độ nấu trong khoảng từ 1h30 2 h.
7. Chuẩn bị nước cho frít hoá, lượng nước chuẩn bị 3 lit.
8. Gắp cốc nấu ra và đổ rót ngay. Quan sát độ chảy của frit.
9. Sấy khô frít, cân lượng frít thu hồi.
10. Đánh giá các đơn frít.
Nhận xét về frit sau khi nấu: Mẫu frit FTV01 và mẫu frit FTV02 so với mẫu đối
chứng thì đục hơn, có nhiều bọt khí hơn. Các hạt frit tạo thành có kích thước to hơn
và cứng hơn so với mẫu đối chứng. Do đó, việc nghiền nhỏ để đem đi kiểm tra sẽ
khó hơn.
3.4. Kiểm tra kết quả frit nấu lần 1.
Các mẫu được kiểm tra lại thành phần hóa, khảo sát các trạng thái nhiệt độ
chảy.
3.4.1. Khảo sát các trạng thái nhiệt độ chảy.
Khảo sát các trạng thái nhiệt độ chảy, đồng thời so sánh với mẫu frit của nhà
máy sứ vệ sinh Inax. Mẫu được nghiền ướt trong cối mã não, đến độ mịn qua sàng
16000 lỗ/cm2, sau đó được đem sấy khô. Tạo mẫu thử các điểm nhiệt độ chảy dạng
hình trụ, kích thước:  = 8 mm; H = 10 mm. Các mẫu thử được đặt trên tấm
siliccacbua. Được kiểm tra ở các nhiệt 650oC; 750oC; 800oC; 850oC; 900oC; 955oC.
Kết quả khảo sát các mẫu frit FTV01 và FTV02 được trình bày trong hình 1 và
bảng 8 sau

28
Hình1: Trạng thái của mẫu ở nhiêt độ 850 0C.
Bảng 8: Kết quả khảo sát theo diễn biến quá trình nung men.
Chỉ tiêu Men mẫu FTV01 Men mẫu FTV02 Men Inax
Nhiệt độ 720oC Men ở điểm 3 Men ở điểm 1 Men ở điểm 4

Nhiệt độ 800oC Men ở điểm 4 Men ở điểm 3 Men ở điểm 5

Nhiệt độ 850oC Men ở điểm 5 Men ở điểm 4 Trên đoạn e

Nhiệt độ 900 oC Trên đoạn e Men ở điểm 5

Nhiệt độ 950oC

Nhiệt độ 1005oC Trên đoạn e

3.4.2. Kiểm tra lại thành phần hóa.


Sau khi gửi mẫu đi phân tích để xác định thành phần hóa ta thu được kết quả
như sau:
Bảng 9: Thành phần hóa thực tế mẫu FTV01. [ %TL]
Stt B2O3 SiO2 Al2O3 CaO MgO TiO2 Na2O K2 O Fe2O3
FTV01 19,46 50,56 11,97 0,19 0,01 0,03 6,41 10.02 0,03
FTV02 16,02 61,02 12,44 0,19 0,01 0,06 6,34 3,28 0,07
(Kiểm tra tại Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp)
29
Nhận xét:
+ Qua hình 1, kết quả bảng 8, 9, chúng ta thấy rằng mẫu FTV01, FTV02 có
nhiệt độ chảy tại các điểm cao hơn so với mẫu đối chứng men Inax. Đồng thời
chúng ta cũng thấy hai bài men FTV01 và FTV02 có thành phần hóa khác xa so với
mẫu đối chứng Inax.
+ Hướng điều chỉnh: Thay đổi thành phần hóa theo bảng thành phần hóa phân
tích chính xác để đạt được bài thành phần hóa như mẫu đối chứng Inax. Đồng thời
điều chỉnh để hạ thấp nhiệt độ chảy của men, cụ thể là tăng các cấu tử có tác dụng
hạ thấp nhiệt độ chảy như Boric, Borax và hạ thấp thành phần các cấu tử làm tăng
nhiệt độ chảy của bài men như Silic oxit, nhôm oxit.
4. Tiến hành nấu bài frit đã điều chỉnh.
Từ quá trình thực nghiệm của bài nấu frit FTV01 và FTV02, từ kết luận và
định hướng điều chỉnh trên và nấu các bài phối liệu mới chọn được bài frit điều
chỉnh FTV08 có thành phần hóa và các điểm nhiệt độ chảy tương đương với mẫu
đối chứng.
4.1. Thành phần đơn.
Bảng 10: Thành đơn FTV08. [ %TL]
Tên nguyên liệu Đơn FTV 08
Feldspat Phú Thọ 50
Feldspat Ấn Độ -
Boric 22
Borax 22
Quazt Yên Hà 6
Tổng ( % ) 100
4.2. Nấu thử nghiệm.
Điều kiện nấu đơn FTV08 giống như điều kiện nấu 2 mẫu FTV01 và FTV02.
Nhận xét về frit sau nấu: Frit có độ trong tương đương với mẫu đối chứng. Tuy

30
nhiên, các hạt frit còn to hơn và cứng hơn. Do vậy, khi nghiền để kiểm tra sẽ khó
khăn hơn.
4.3. Kiểm tra kết quả frit nấu lần 2.
Các mẫu được kiểm tra lại thành phần hóa, đo hệ số giãn nở nhiệt, khảo sát
các trạng thái nhiệt độ chảy để đánh giá sơ bộ.
4.3.1.Khảo sát các trạng thái nhiệt độ chảy.
Khảo sát các trạng thái nhiệt độ chảy, đồng thời so sánh với mẫu frit của nhà
máy sứ vệ sinh Inax. Mẫu được nghiền ướt trong cối mã não, đến độ mịn qua sàng
16000 lỗ/cm2, sau đó được đem sấy khô. Tạo mẫu thử các điểm nhiệt độ chảy dạng
hình trụ, kích thước: = 8mm; H = 10mm. Các mẫu thử được đặt trên tấm
siliccacbua. Nhiệt độ thử: 660oC; 720oC; 760oC; 820oC; 870oC.
Bảng 11: Kết quả khảo sát nhiệt độ chảy.
Chỉ tiêu Mẫu FTV 08 Men Inax
Nhiệt độ 710oC Men ở điểm 3 Men ở điểm 3
Nhiệt độ 770oC Men ở điểm 4 Men ở điểm 4
Nhiệt độ 810oC Men ở điểm 5 Men ở điểm 5
Nhiệt độ 850 oC Trên đoạn e

Nhiệt độ 860 oC Trên đoạn e

Hình 2: Trạng thái mẫu tại nhiệt độ T =7100C

31
Hình 3: Trạng thái mẫu tại nhiệt độ T =7700C

Hình 4: Trạng thái mẫu tại nhiệt độ T = 8100C.

Hình 5: Trạng thái mẫu tại nhiệt độ T = 8500C


32
Hình 6: Trạng thái mẫu tại nhiệt độ T = 8600C
4.3.2. Kiểm tra lại thành phần hóa.
Sau khi gửi mẫu đi phân tích để xác định thành phần hóa. Thu được kết quả
như sau:
Bảng 12: Thành phần hóa thực tế mẫu FTV08. [ %TL]
B 2 O3 SiO2 Al2O3 CaO MgO TiO2 Na2O K2 O Fe2O3
25,75 50,34 10,72 0,98 0,55 0,00 11,85 0,52 0,17
(Phân tích tại Viện Vật liệu Xây dựng)
Nhận xét:
Qua hình 2, 3, 4, 5, 6, kết quả bảng 12, 13 và kết quả thử hệ số giãn nở nhiệt
chúng ta thấy rằng: Mẫu FTV08 có các điểm nhiệt độ chảy tương đương với mẫu
đối chứng Inax. Mẫu FTV08 có nhiệt độ chảy chỉ chênh so với mẫu đối chứng Inax
5 0C Đồng thời, chúng ta cũng thấy bài men FTV08 có thành phần hóa, hệ số giãn
nở nhiệt tương đương so với mẫu đối chứng Inax.
4. Kết luận
Bảng 13: Bảng so sánh thành phần hóa của mẫu FTV08 và mẫu Inax.[%TL]
Mẫu B2O3 SiO2 Al2O3 CaO MgO TiO2 Na2O K2 O Fe2O3
FTV0 8 25,75 50,34 10,72 0,98 0,55 0,00 11,85 0,52 0,17
Inax 25,05 50,64 10,49 0,08 0,02 0,04 9,51 1.20 0,02

33
Bảng 14: Hệ số giãn nở nhiệt. [.10-6/K]
T0,C 200 250 300 350 400 450 500
Mẫu
FTV08 13,4 13,5 13,7 13,8 13,7 13,5 14,4
Inax 14,9 15,0 15,1 15,3 15,5 15,7 16,0
Qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài nhóm thực hiện đề tài rút ra một số kết
luận sau:
- Nghiên cứu được nguyên liệu trong nước sản xuất men frit trợ chảy
dùng trong sản xuất sứ vệ sinh: Quazt, trường thạch.
- Xác định được đơn phối liệu FTV08 nấu thử nghiệm là đơn tối ưu.
- Từ nguyên liệu trong nước đã tính được đơn phối liệu có thành phần
hóa tương tự như của nhà máy Inax. Đơn phối liệu đã được thử nghiệm
thành công tại nhà máy sứ vệ sinh Inax, Công ty Sứ Thanh Trì
- Bài phối liệu có hệ số dãn nở nhiệt, nhiệt độ chảy, thành phần tương tự như
của men Inax.

PHẦN IV: NẤU SẢN XUẤT


Mục tiêu là nghiên cứu công nghệ sản xuất men frít sử dụng cho sứ vệ sinh
nên trong quá trình nghiên cứu nhóm nghiên cứu đã nhận thấy sản xuất frít sứ vệ
sinh cũng như sản xuất thuỷ tinh, nên qui trình sản xuất cũng như qui trình nấu thủy
tinh nhưng do có những tính chất đặc biệt, nên qui trình nấu có điều kiện ràng
buộc. Như quá trình gia công frit sau khi nấu và điều kiện làm lạnh sản phẩm cũng
như kích thước của sản phẩm.

34
Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất frit men cho sứ vệ sinh
Feldspar Quazt Axit boric Borax

Cân định lượng

Trộn đều bằng


máy trộn

Nạp liệu vào lò


nấu frít

Cán frit

Làm mát bằng


quạt cao áp

Kiểm tra, đóng


bao nhập kho

35
1. Yêu cầu kỹ thuật đối với nguyên liệu
Stt Nguyên liệu Độ ẩm Cỡ hạt Ghi chú
1 Feldspar 2% Qua sàng 4900lỗ/ cm2
2 Quazt 2% Qua sàng 4900lỗ/ cm2
3 Borax 2% Không vón cục
4 Axit boric 2% Không vón cục
Các nguyên liệu feldspar, quazt đảm bảo được thành phần hóa theo yêu cầu.
Quá trình cân trộn nguyên liệu theo bài phối liệu, trộn đều nguyên liệu trong máy
trộn.
Nấu frít Phối liệu sau khi trộn được nạp vào lò thời gian bắt đầu nhập đến lúc
xong 2030 phút, sau khi đạt thời gian thì kéo sợi để kiểm tra độ đồng nhất, nếu
không đạt thì tiếp tục nấu, nếu đạt thì nấu chuyển sang hoạt hoá. Quá trình xả frit ra
băng tải và cán frit trên băng tải với chiều dày cán từ 0.5-1mm. Sau đó được làm
mát bằng quạt cao áp thổi gió trực tiếp vào và xả xuống thùng chứa. Khi sản phẩm
nguội đạt yêu cầu chuyển sang đóng bao nhập kho
2. Sản xuất Frit men
Nhóm nghiên cứu đã nấu mẻ 500 kg bài phối liệu FTV08 nhóm đề tài đã thử
nghiệm trên dây chuyền sản xuất tại công ty TNHH Inax Việt Nam, độ bóng, chất
lượng bề mặt, tương đương với mẫu frit men cho sứ vệ sinh của công ty(Có hợp
đồng bán hàng kèm theo).
Thực hiện thử nghiệm tại công ty sứ vệ sinh Thanh Trì bài men sản xuất của
công ty cho kết quả tốt hơn khi sử dụng thêm men frit vào trong bài men
( Có xác nhận kỹ thuật của công ty xem phần phụ lục)

36
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình thực nghiệm nghiên cứu và điều chỉnh các đơn phối liệu frit
men cho sứ vệ sinh nhóm thực hiện đã rút ra kết luận sau:
- Đã hoàn thành việc nghiên cứu các nguyên liệu trong nước dùng để sản xuất
men frit cho sứ vệ sinh đó là: feldspar và quazt
- Đã xác định được đơn phối liệu FTV08 tối ưu và xác lập được dây chuyền
công nghệ sản xuất. Chọn bài phối liệu FTV08 để sản xuất
- Kiểm tra được các tính năng kỹ thuật của men frit nghiên cứu được là FTV08
và so sánh đối chứng với mẫu Frit men của Inax.
Thành phần hóa của sản phẩm đề tài và mẫu đối chứng:
Mẫu
B2O3 SiO2 Al2O3 CaO MgO TiO2 Na2O K2 O

FTV08
25,75 50,34 10,72 0,98 0,55 0,00 11,85 0,52

Inax
25,05 50,64 10,49 0,08 0,02 0,04 12,01 1,20

(Kết quả phân tích tại viện vật liệu xây dựng và viện sành sứ thủy tinh)
Hệ số giãn nở nhiệt. [.10-6/K]
T0,C 200 250 300 350 400 450 500
Mẫu
FTV08 13,4 13,5 13,7 13,8 13,7 13,5 14,4
Inax 14,9 15,0 15,1 15,3 15,5 15,7 16,0

- Triển khai sản xuất qui mô nhỏ và qui mô bán công nghiệp đề tài đã sản
xuất được 500kg frít với giá thành là 18.400đ/kg, nếu nấu với sản lượng đại trà thì
sẽ giảm được giá thành (Xem phụ lục tính kinh tế) so với giá đang nhập khẩu của
nước ngoài là thấp hơn, giá nhập khẩu là 32.000đ/kg.
- Triển khai ứng dụng frít tại công ty Inax và Sứ Thanh Trì

37
2. Kiến Nghị
- Từ những kết quả nghiên cứu đã đạt được của đề tài, nhóm đề tài nghiên
cứu xin đề nghị cho phép nghiệm thu đề tài ở các cấp.
- Cần tiếp tục tìm kiếm nguồn nguyên liệu chứa bo có giá thành thấp hơn để
thay thế hóa chất như borax, boric trên.
- Nhóm đề tài xin trân thành cảm ơn Vụ Khoa học Công nghệ Bộ Công
Thương, Viện Nghiên cứu Sành sứ Thuỷ tinh Công nghiêp, Công ty TNHH Inax
Việt Nam, Công ty Sứ Vệ sinh Thanh Trì và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp
đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

38
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ môn silicat. Kỹ thuật sản xuất thuỷ tinh (Tập I, II)
Trường đại học Bách Khoa Hà nội xuất bản - 1994
[2]. Huỳnh Đức Minh, Nguyễn Thành Đông.
Kỹ thuật sản xuất gốm sứ. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật 2009.
[3]. From technology through machinery to kilns for Sacmi tiles. 1995.
[4]. Bộ môn silicat. Hoá lý silicat. Trường đại học Bách Khoa Hà nội. Xuất bản
năm 1970.
[5]. Nguyễn Đăng Hùng. Công nghệ sản xuất vật liệu chịu lửa. Nhà xuất bản Bách
Khoa Hà Nội 2006.
[6]. Nguyễn Văn Dũng. Kỹ thuật sản xuất gốm sứ. Nhà xuất bản Bách Khoa Đà
Nẵng.
[7]. Viện nghiên cứu sành sứ và thủy tinh Việt Nam. Đề tài nghiên cứu:
“Nghiên cứu công nghệ sản xuất frít trong làm men nền cho sản xuất gạch
ceramic”.
[8]. Http://vi.wikipedia.org/wiki/Men_g%E1%BB%91m. Tài liệu về frit.
[9]. Nguyễn Văn Dũng. Trƣờng Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng. Bài báo:
“Nghiên cứu sản xuất frit và men frit tráng lên tấm ốp lát Ceramic”.

39
Phục lục: Tính toán kinh tế
Từ bài phối liệu FTV 08 tính chi phí cho 500 phối liệu để nấu được 425 kg (tỷ lệ
hao hụt khi nấu 15%).
Stt Tên nguyên liệu Đơn FTV08 Đơn giá(đ/kg) Thành
tiền(đ)
1 Quazt 30 1200 36.000
2 Feldspar 250 2000 500.000
3 Borax 110 15000 1.650.000
4 H3BO3 110 23000 2.530.000
Tổng 500 4.716.000
Lượng Gas tiêu hao 0.2 kg /kg sản phẩm (giá gas 25.000đ/kg) 2.125.000
Chi phí nhân công, chi khác 900.000
Chi phí điện nước 100.000
Tổng chi phí cho nấu 425kg frít 7.841.000
Đơn giá sản xuất của 1kg frit 18.400
So sánh với giá của frit đang nhập khẩu bán tại công ty Inax là 32.000đ/kg

40

You might also like