You are on page 1of 11

L1-PDXNVCS

33/2014/TT-BKHCN
PHIẾU ĐỀ XUẤT NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CẤP BỘ NĂM 2022-2023
1. Tên nhiệm vụ KHCN: Nghiên cứu quy trình công nghệ lưu hoá bức xạ mủ latex cao su
tự nhiên Việt Nam bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử năng lượng 10 MeV và tách
loại protein tan trong nước EP từ cao su latex chiếu xạ (water-soluble extractable proteins)
gây dị ứng sinh hoá
2. Hình thức thực hiện (đề tài, nhiệm vụ): Đề tài.
3. Mục tiêu của nhiệm vụ KHCN: 1) Xây dựng quy trình công nghệ lưu hoá bức xạ EB
latex mủ cao su tự nhiên, quy mô phòng thí nghiệm; 2) Xây dựng quy trình công nghệ hoà
tách tách loại protein EP (extractable proteins) dị ứng sinh hoá nguy hiểm trong cao su từ
latex mủ cao su tự nhiên sau lưu hoá, quy mô phòng thí nghiệm; 3) Định hướng ứng dụng
chế tạo sản phẩm cao su từ latex lưu hóa bức xạ và 4) Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa
học; tiếp cận công nghệ trong lĩnh vực mới: lưu hoá bức xạ EB mủ cao su tự nhiên Việt
Nam; nâng cao khả năng phối hợp nghiên cứu triển khai của Viện NLNTVN.
4. Tính cấp thiết và tính mới của nhiệm vụ KHCN (về mặt khoa học và về mặt thực tiễn;
Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước, ngoài nước thuộc lĩnh vực nghiên
cứu của nhiệm vụ):
Quá trình lưu hóa là cần thiết để sản xuất hầu hết các sản phẩm cao su. Cao su chưa
lưu hóa thường không bền kéo, không có độ đàn hồi, không thể trở lại hình dạng ban đầu sau
khi biến dạng và nó có thể rất dính tương tự như kẹo cao su. Trên quan điểm khoa học, lưu
hoá thực chất là quá trình phản ứng hoá học mà qua đó cao su chuyển từ dạng mạch thẳng
sang trạng thái không gian 3 chiều. Trong khoa học vật liệu polyme, hiện tượng này được gọi
là sự hình thành liên kết ngang hay khâu mạch (crosslink). Tuy nhiên trong lĩnh vực cao su,
các nhà phát minh đầu tiên đã sử dụng lưu huỳnh để khâu mạch cao su nên từ đó về sau, thuật
ngữ lưu hoá được chấp nhận rộng rãi và sử dụng cho đến tận ngày nay.

Hình 1: Quá trình lưu hoá cao su tạo liên kết ngang/khâu mạch (crosslinks)
Từ khi khám phá ra hiện tượng lưu hoá cao su, đã có nhiều tiến bộ liên tục cải tiến quy
trình, tìm ra các chất phụ gia, các chất lưu hoá mới và áp dụng cho ngày một nhiều các đối
tượng cao su khác nhau. Các tiến bộ này tạo ra các sản phẩm đa dạng, ứng dụng rộng rãi trong
mọi lĩnh vực đời sống. Các loại cao su chính trên thị trường hiện nay có thể kể đến là styrene-
butadien (SBR), butadiene (BR), iso-pren (IR) và acrylonitrile butadiene (NBR)... Hầu hết các

1
loại cao su này đều được lưu hoá theo công nghệ lưu huỳnh truyền thống. Ngoài ra còn các
công nghệ lưu hoá khác đáng chú ý là peroxit, amin, bisphenol,... Tuy nhiên các công nghệ
này ít thông dụng hơn, thường chỉ được áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt. Thống kê
các loại cao su và các công nghệ lưu hoá đang sử dụng cho từng loại được đưa ra trong Bảng
1.
Bảng 1: Các công nghệ lưu hoá cao su đang được ứng dụng trong sản xuất thương mại

Cao su Công nghệ lưu hoá chính

Cao su tự nhiên (natural rubber - NR) Lưu huỳnh


Styrene-butadiene (SBR) Lưu huỳnh
Acrylonitrile-butadiene (NBR) Lưu huỳnh
Isobutylene-isoprene (IIR) Lưu huỳnh
Isoprene rubber (IR) Lưu huỳnh
Ethylene-propylene-diene (EPDM) Lưu huỳnh, peroxit
Chloroprene (CR) Etylen thioure
Silicon Peroxit
Fluororubber Amin, bisphenol, peroxit

Công nghệ lưu hoá mủ cao su tự nhiên bằng bức xạ


Trong số các loại cao su đang có mặt trên thị trường, cao su tự nhiên chiếm tỷ trọng
gần như tuyệt đối. Hiện tại có 2 công nghệ lưu hoá truyền thống đang được sử dụng cho mủ
cao su tự nhiên là công nghệ lưu huỳnh và peroxit. Ngoài ra, công nghệ lưu hoá bức xạ cũng
đã được nghiên cứu phát triển trong những năm gần đây và được đánh giá là công nghệ mới-
có tiềm năng lớn trong tương lai. So sánh 3 công nghệ lưu hoá bức xạ, lưu huỳnh và peroxit
được đưa ra trong Bảng 2.
Bảng 2: Phân bố vùng lưu hoá của hạt cao su tự nhiên sau lưu hoá và các sản phẩm phụ
trong mủ cao su sau lưu hoá
Công nghệ Phân bố vùng lưu hoá trong hạt cao su tự
Dư lượng trong nước thải
lưu hoá nhiên

ZDEC (kẽm ditylthiocacbamat),


Lưu huỳnh Phân bố đồng đều
nitrosamin, ZnO

Lưu hoá cao ở lớp vỏ, thấp ở


Peroxit t-BP (tributyl phosphate)
trong lõi

Bức xạ Phân bố đồng đều n-BA (n-butyl acrylat)

Đối với công nghệ lưu hóa peroxit, quá trình lưu hoá peroxit được thực hiện bằng cách
đun nóng peroxit hữu cơ với mủ cao su và chất hoạt hóa. Trong quá trình này, peroxit khuếch
tán từ pha nước lỏng sang pha cao su rắn[1] làm các hạt không được lưu hóa đồng nhất, tỉ lệ
lưu hoá cao trên bề mặt và thấp ở trung tâm[2]. Điều này làm cho tính chất cơ lý của sản
phẩm rất kém. Ngoài ra, do dư lượng peroxit nên sản phẩm dễ tạo mùi hôi thối, suy giảm tính
chất sản phẩm, dễ bị lão hoá.
Đối với công nghệ lưu hoá bức xạ và lưu huỳnh, phân bố lưu hoá trên hạt mủ cao su là
đồng đều. Tuy nhiên nước thải của công nghệ lưu hoá bức xạ là n-BA không độc hại, trong
khi đó công nghệ lưu hoá lưu huỳnh truyền thống thải ra các chất phụ gia độc hại và ô nhiễm
như ZDEC, nitrosamin (gây ung thư) và ZnO.

2
Các khảo sát tính chất chất cơ học của sản phẩm lưu hoá bức xạ và lưu huỳnh ở điều
điều kiện thử nghiệm chuẩn và trong môi trường axit-bazơ cũng đã được báo cáo. Bảng 3 cho
thấy các tính chất cơ học của găng tay cao su tự nhiên từ lưu hoá bức xạ và lưu hoá lưu
huỳnh[3]. Độ bền kéo, độ giãn dài của sản phẩm lưu hoá bức xạ cao hơn lưu hoá lưu huỳnh
trong cả các điều kiện thử nghiệm thông thường và sau khi ngâm sản phẩm trong các môi
trường axit-bazơ mạnh. Kết quả này cho thấy tính năng vượt trội của sản phẩm mủ cao su lưu
hoá bức xạ.
Bảng 3: So sánh tính chất cơ lý hoá của sản phẩm cao su lưu hoá bức xạ và lưu huỳnh

Lưu hoá bức xạ Lưu hoá lưu huỳnh


Các tính chất vật lý
Giá trị Đánh giá Giá trị Đánh giá

Độ bền kéo Tb (MPa) 33,4  33,4 

Độ giãn dài Eb (%) 967  798 

Độ biến dạng vĩnh viễn (%) 4  2 

Tb sau lão hoá tại 70oC sau 48h 30,2  35,7 

Ngâm trong axit HCl 10% sau 48h


Độ bền kéo Tb (Mpa) 28,3  25,1 
Độ dãn dài EB (%) 1030  800 

Ngâm trong NaOH 10% sau 48h


Độ bền kéo Tb (Mpa) 28,8  23,6 
Độ dãn dài EB (%) 1020  788 

 Tốt hơn; × Kém hơn

Xét về tác động sinh học với cơ thể người, cao su tự nhiên lưu hoá bức xạ không chứa
các hoá chất phụ trợ độc hại. Do đó các sản phẩm cao su lưu hoá bức xạ có độ tinh khiết cao
và thân thiện với môi trường. Các tính chất ưu việt khác của sản phẩm lưu hoá bức xạ so với
lưu hoá lưu huỳnh có thể kể đến như độ trong suốt-mềm dẻo[3], không phát thải ô nhiễm SO2
khi tiêu huỷ do không sử dụng lưu huỳnh[3], không có N-nitrosamine gây ung thư[4], độc
tính tế bào không đáng kể[5], và có khả năng phân huỷ dễ dàng trong môi trường[6]. Tất cả
các ưu điểm này và lĩnh vực áp dụng của lưu hoá bức xạ cũng được đưa ra trong Bảng 4.
Bảng 4: Ưu điểm và các sản phẩm tiềm năng của mủ cao su tự nhiên lưu hoá bức xạ
Ưu điểm Lĩnh vực áp dụng
Núm vú giả cho trẻ sơ sinh, bong bóng đồ chơi,
Không sử dụng nitrosamine
găng tay, cũi trẻ em, bao cao su, đập nha khoa.
Ống thông đường tiểu, gang tay, ống y học, sợi
Gây độc tế bào thấp
cao su, đập nha khoa, cũi ngón tay.
Ít phản ứng dị ứng protein Tất cả các sản phẩm cao su
Khả năng phân huỷ trong môi trường Bóng bay đồ chơi
Độ trong suốt và mềm
Găng tay
Tiết kiệm không gian và năng lượng
Phát thải SO2 và tro thấp khi đốt cháy
Tất cả các sản phẩm cao su
Không ô nhiễm nước thải do ZnO

3
Protein EP gây dị ứng sinh hoá
Xét về các tác động sinh hoá từ 2 sản phẩm cao su tự nhiên lưu hoá bức xạ và lưu
huỳnh cho thấy cả 2 sản phẩm đều có tác động gây dị ứng nghiêm trọng đối với nhân viên y tế
và người tiêu dùng như nổi mề đay (phát ban), sốc phản vệ (tăng nhịp tim, hạ huyết áp, bất
tỉnh, đe doạ tính mạng). Nguồn gốc chính của các phản ứng dị ứng này là từ các protein có thể
chiết xuất trong nước EP (water-soluble extractable proteins). Việc chiếu xạ mủ cao su có thể
làm biến tính các protein EP và không gây các phản ứng sinh hoá dị ứng mạnh như như lưu
hoá lưu huỳnh. Tuy nhiên mủ cao su tự nhiên được chiếu xạ vẫn biểu hiện phản ứng gây dị
ứng ở mức độ trung bình (thử nghiệm phản vệ da thụ động ở hệ chuột[7]). Vấn đề này cho
thấy tính cấp thiết của quy trình xử lý hoá học sau chiếu xạ để loại bỏ protein EP.
Các nghiên cứu loại bỏ protein EP sau chiếu xạ đã được tiến hành. Một số cho thấy
các protein EP bị phân huỷ bức xạ dễ dàng và được thải ra ngoài bằng li tâm[8]. Khi giảm
nồng độ mủ cao su, lượng protein EP sau chiếu xạ đã được báo cáo giảm. Không có protein
nào được phát hiện từ mủ được li tâm ở nồng độ mủ cao su 30%. Rõ ràng việc pha loãng mủ
cao su trong quá trình chiếu xạ có hiệu quả để tách loại EP bằng phương pháp li tâm.
Việc bổ sung 3phr PVA và hoà tách trong 30 phút làm giảm lượng EP trong mủ sau
chiếu xạ xuống 0,065mg/g. Không bổ sung PVA, thay vào đó tiến hành li tâm làm giảm lượng
protein xuống 0,03mg/g. Điều này cho thấy ly tâm có hiệu quả hơn trong việc hoà tách tách
loại protein EP. Tuy nhiên việc giảm nồng độ protein EP xuống mức không thể phát hiện
được bằng hoà tách trong 30 phút là rất khó. Kết hợp bổ sung polyme hoà tan trong nước
WSP (water-soluble polymers) sau đó ly tâm có hiệu quả hơn trong việc hoà tách tách loại
protein EP. Hàm lượng EP có thể giảm hơn nữa bằng cách rửa màng cao su.
Kết hợp cả 2 kĩ thuật bổ sung WSP và ly tâm đã được xác minh bằng phương pháp
phân tích điện di gel SDS-PAGE (sodium dodecyl sulfate polyacrylamide gel electrophoresis)
trong mủ[9]. Kết quả tại cột 5 (Hình 2) cho thấy liều hấp thụ chiếu xạ thấp 20 kGy kết hợp
pha loãng, bổ sung PVA trọng lượng phân tử thấp và ly tâm cho thấy hiệu quả loại bỏ protein
tốt nhất. Cường độ dải protein đã giảm đáng kể so với cường độ của latex không chiếu xạ và
chiếu xạ nhưng không áp dụng các quy trình xử lý sau chiếu xạ (2, 3, 4 Hình 2).

Bảng 5: Phản ứng phản vệ của màng cao su


tự nhiên lưu hoá bức xạ
Thời Phản ứng phản vệ
gian Protein
chiếp xạ 15 ngày 22 ngày (mg/g)
(phút)

20 34
Hình 2: Phân tích SDS-PAGE của nước mủ Không phản ứng
cao su tự nhiên sau lưu hoá bức xạ: 1) Điểm 30 33
đánh dấu; 2) Không hciếu xạ; 3) 20 kGy; 4)
60 Khó thở 54
40 kGy; và 5) 20kGy-PVA-ly tâm

Sự kết hợp giữa pha loãng, bổ sung polyme hòa tan trong nước có trọng lượng phân tử
thấp và ly tâm mủ cao su tự nhiên lưu hoá bức xạ là một quá trình đầy hứa hẹn để giảm lượng
protein EP trong màng cao su đến mức không thể phát hiện và rút ngắn thời gian tách loại
protein EP xuống còn 20 phút. Bảng 5 cho thấy kết quả thử nghiệm phản ứng phản vệ của
nước chiết tách từ màng cao su tự nhiên lưu hoá bức xạ[10] EB-250 kV-10 mA. Kết quả cho
thấy chiết xuất từ cao su được chiếu xạ ở liều cao (60 phút) chứa protein EP >50mg/g cho
biểu hiện phản ứng phản vệ, trong khi không quan sát thấy phản ứng phản vệ bằng chiết xuất
từ mủ cao su được chiếu xạ vừa phải (20–30 phút) với hàm lượng protein <50mg/g. Các thử

4
nghiệm khác cho thấy cả polyme WSP tổng hợp và tự nhiên như tinh bột, alginate, và
carrageenan đều có hiệu quả trong việc khử protein trong mủ RVNR[11].
Lưu hoá mủ cao su tự nhiên trong công nghiệp
Trên thế giới, công nghệ lưu hoá bức xạ mủ cao su tự nhiên là công nghệ mới so với
các công nghệ lưu hoá lưu huỳnh và lưu hoá peroxit, đã được nghiên cứu phát triển và triển
khai sản xuất thực tế trong những năm trở lại đây. Công nghệ này bao gồm 3 bước chính như
sau: 1) Xử lý hoá học tiền chiếu xạ: tạo hỗn hợp cao su tự nhiên (NR latex) với n-butyl
acrylate (n-BA) đạt tỷ lệ tối ưu và đồng đều; 2) Chiếu xạ hỗn hợp trong điều kiện khử oxi (sử
dụng chất khử oxi: antioxidation) bằng nguồn tia γ hoặc chùm điện tử (electron beam). Hoá
chất phụ trợ chính cho quá trình lưu hoá bức xạ là n-butyl acrylat (n-BA) có tác dụng tăng tốc
quá trình lưu hoá [12-14]. Hoá chất này được đánh giá là tối ưu nhất, không độc hại, không để
lại dư lượng trong các sản phẩm cuối cùng do áp suất hơi cao (dễ bay hơi) và dễ dàng bị thuỷ
phân sau quá trình chiếu xạ[15]. Ở hàm lượng 5phr n-BA trong cao su tự nhiên, liều hấp thụ
vào khoảng 15 kGy; và 3) Xử lý hoá học sau chiếu xạ loại bỏ protein EP (extractable
proteins) gây dị ứng sinh hoá nguy hiểm trước khi áp dụng các quy trình nhúng cho sản xuất
màng cao su. Quy trình công nghệ tổng thể được đưa ra ở Hình 3. Quy trình này còn có thể
được áp dụng cho các loại mủ cao su tổng hợp khác nhau[16-18].

Hình 3: Quy trình công nghệ lưu hoá bức xạ mủ cao su tự nhiên
Nguồn Co-60
Các nhà máy sản xuất thử nghiệm pilot mủ cao su tự nhiên lưu hoá bức xạ với nguồn
Co-60 đã được xây dựng tại Indo, Ấn Độ, Thái Lan và Malay để chế biến nguyên liệu thô cho
các ngành sản xuất găng tay khám bệnh, găng tay phẫu thuật và bóng bay[19]. Nhưng do vốn
đầu tư ban đầu cho nguồn Co-60 quá lớn nên khó có thể áp sụng rộng rãi cho ngành công
nghiệp sản xuất mủ cao su tự nhiên.
Thiế bị EB năng lượng cao và trung
Các nghiên cứu lưu hoá thay thế nguồn Co-60 bằng thiết bị EB năng lượng cao và
trung bình dã được nghiên cứu tại nhiều quốc gia. Điển hình như nhà máy sản xuất thử
nghiệm tại Pháp sử dụng thiết bị gia tốc EB năng lượng cao 6MeV, công suất 10kW. Bình
chiếu xạ được trang bị một máy bơm tuần hoàn mủ cao su để lưu hoá liên tục. Các vấn đề
quan trọng của việc chuẩn bị mủ cao su tự nhiên lưu hoá bức xạ là tránh dùng quá liều cục bộ
và hạn chế làm nóng mủ. Đặc biệt chú ý khi thiết kế bình chiếu xạ để ngăn sự đông tụ của cao
su có thể xảy ra do dùng quá liều lượng và quá nhiệt.

5
Hình 4: Nhà máy sản xuất thử nghiệm tại Pháp (EB năng lượng cao 6MeV, công suất 10kW)
Tại Trung Quốc, một máy gia tốc EB van de Graaff năng lượng trung 2MeV-0,15mA
được sử dụng. Mủ cao su (TSC 50%) được chiếu xạ đến 300kGy với tốc độ liều 12kGy/giây,
tốc độ khuấy trộn 300vòng/phút để đảm bảo quá trình chiếu xạ đồng nhất. Các tính chất vật lý
của màng mủ cao su lưu hoá bức xạ được so sánh với màng lưu hoá lưu huỳnh, kết quả cho
thấy độ bền kéo và độ giãn dài của màng mủ cao su lưu hoá bức xạ lần lượt là 19,2Mpa và
918%; của màng lưu hoá lưu huỳnh là 29,0Mpa. Sau già hoá 24 giờ ở 100 oC, độ bền kéo của
màng cao su lưu hoá bức xạ và lưu hoá lưu huỳnh lần lượt là 22,5Mpa và 5,9Mpa. Ngoài ra,
màng cao su lưu hoá bức xạ có độ trong suốt cao, không có chất gây ô nhiễm thích hợp sử
dụng trong y tế.
Nhà máy sản xuất thử nghiệm tại Đức sử dụng thiết bị EB Dynamitron năng luowngj
trung 1,5MeV-25mA thiết kế chiếu xạ kiểu dòng chảy có độ dốc được lắp đặt để chiếu mủ
cao su liên tụ 300kg cho mỗi lần thử nghiệm. Các monome đa chức năng được sử dụng để
tăng tốc quá trình. Kết quả tốt nhất đã được báo cáo trong ngành công nghiệp nhúng sản xuất
núm vú, đồ chơi, bóng bay, bao cao su, găng tay gia dụng, găng tay phẫu thuật, găng tay
khám bệnh, ống thông tiểu và ống y tế. Ưu điểm cũng được nhận thấy trong sản xuất đế cót vì
bề ngoài đẹp hơn. Tuy nhiên việc phát triển quá trình bức xạ bằng chùm tia điện tử đã bị dừng
lại do chi phí đầu tư quá cao.
Thiế bị EB năng lượng thấp
Thiết bị gia tốc EB năng lượng thấp tự che chắn được cho là khả thi và kinh thế hơn so
với nguồn Co-60, EB năng lượng cao và trung bình do không phải xây dựng cơ sở che chắn
tốn kém, có khả năng triển khai rộng trên quy mô công nghiệp. Tuy nhiên EB năng lượng
thấp có những nhược điểm như hấp thụ mạnh khi chiếu qua không khí, đâm xuyên thấp trong
mủ cao su và tán xạ mạnh trong không khí. Do đó cần thiết phải tối ưu quy trình sử dụng
thùng phản ứng dạng cánh khuấy[20, 21](Hình 5) hoặc đĩa phản ứng dạng nón dòng chảy[22]
(Hình 7) để hỗ trợ quá trình chiếu xạ.

Hình 5: Thùng phản ứng cánh


khuấy

6
Hình 7: Đĩa phản ứng dạng nón

Hình 6: Nhà máy sản xuất mủ cao su tự nhiên lưu hoá


bức xạ sử dụng máy gia tốc EB năng lượng thấp
(300keV)[23]

Hình 6 đưa ra phác thảo nhà máy sản xuất mủ cao su tự nhiên lưu hoá bức xạ sử dụng
máy gia tốc EB năng lượng thấp tại Trung Quốc[23]. Nhà máy đang hướng tới sản xuất mủ
cao su độ sạch cao. Công suất hiện tại của nhà máy là vào khoảng 1250 tấn mủ khô/năm. Các
khu vực của nhà máy được quy hoạch như sau: 1) Khu vực chiếu xạ bao gồm máy gia tốc EB
và bình phản ứng; 2) Khu vực sản xuất thứ cấp gồm hệ thống cấp điện, điều kiển chân không
cho máy gia tốc EB, bồn trộn và máy bơm; 3) Khu vực bổ sung cho bể chứa; và 4) Phòng thí
nghiệm bên ngoài, hệ thống xử lý thải, hệ thống khử ion trong nước và mạng lưới phân phối
điện.
Tính cấp thiết
Từ các đánh giá tổng quan về ưu nhược điểm của mủ cao su lưu hoá bằng công nghệ
bức xạ so với các công nghệ lưu hoá lưu huỳnh và peroxit truyền thống, cho thấy tính cấp
thiết của nghiên cứu lưu hoá mủ cao su tự nhiên bằng công nghệ bức xạ. Trong bối cảnh dự
án điện hạt nhân Ninh Thuận dừng lại, VINATOM khuyến khích các đơn vị trực thuộc
chuyển hướng nghiên cứu ứng dụng công nghệ hạt nhân sang các lĩnh vực mới phục vụ đời
sống-kinh tế-xã hôi. Hướng nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực lưu hoá mủ cao su tự nhiên
với tiềm năng phát triển lớn do Việt Nam là quốc gia có sản lượng mủ cao su lớn thứ 3 trên
thế giới. Việc đầu tư nghiên cứu-phát triển một cách nghiêm túc-dài hạn để tiến tới triển khai
sản xuất mang đến nhiều lợi ích về mặt khoa học công nghệ, kinh tế xã hội và môi trường.
Ngoài vấn đề lưu hoá bức xạ mủ cao su tự nhiên, các quy trình xử lý hoá học tiền
chiếu xạ và sau chiếu xạ đi kèm cũng rất quan trọng, ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm
cuối cùng. Xử lý hoá học tiền chiếu xạ giúp tạo ra hỗn hợp đồng nhất-tối ưu cho quá trình
chiếu xạ. Xử lý hoá học sau chiếu xạ là quy trình loại bỏ các protein EP gây dị ứng sinh hoá
cũng quyết định tiên quyết đến việc thương mại hoá các sản phẩm an toàn ra thị trường.
Trong sản xuất công nghiệp, quá trình xử lý khối lượng lớn sản phẩm là vấn đề không đơn
giản, yêu cầu trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực công
nghệ hoá học vốn là sở trường của viện Công nghệ xạ hiếm.
Trước những vấn đề trên, nhóm nghiên cứu bức xạ viện Công nghệ xạ hiếm đề xuất
nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp Bộ 2022-2023: “Nghiên cứu quy trình công nghệ lưu
hoá bức xạ và tách loại protein EP (water-soluble extractable proteins) gây dị ứng sinh hoá
nguy hiểm sau chiếu xạ cho mủ cao su tự nhiên Việt Nam” với 4 mục đích chính như sau: 1)
Xây dựng quy trình công nghệ lưu hoá bức xạ EB mủ cao su tự nhiên, quy mô phòng thí
nghiệm; 2) Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo và xử lý màng cao su tự nhiên sau khi lưu

7
hoá bức xạ, quy mô phòng thí nghiệm; 3) Xây dựng quy trình công nghệ hoá học tách loại
protein EP (extractable proteins) gây dị ứng sinh hoá nguy hiểm trong mủ cao su tự nhiên sau
lưu hoá bức xạ, quy mô phòng thí nghiệm; và 4) Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học; tiếp
cận công nghệ trong lĩnh vực mới: lưu hoá bức xạ EB mủ cao su tự nhiên Việt Nam.
Tính mới
Tại Việt Nam, công nghệ chùm điện tử EBT (electron beam technology) chỉ mới được
ứng dụng trong một số ít lĩnh vực, chủ yếu trong: 1) Y tế để xạ trị, tiệt trùng (01 máy gia tốc
Primus – Siemens tại bệnh viện K – Hà Nội); 2) Công nghiệp thực phẩm (01 máy chiếu xạ
UERL-10 -15S2 thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ -
VINAGAMA, 01 máy chiếu tại công ty Sơn Sơn...); và 3) Phục vụ trong nghiên cứu, phân
tích (01 máy gia tốc Microtron MT-17 do Liên Xô chế tạo tại Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam)...
Hướng nghiên cứu lưu hoá bức xạ mủ cao su đã được thực hiện bởi GS. Nguyễn Quốc
Hiến từ những năm 1989 trong đề tài cấp nhà nước: “Lưu hoá Latex Cao su thiên nhiên bằng
bức xạ Co-60”. Đề tài đã thu được những kết quả khả quan như găng tay sản xuất từ latex
chiếu xạ có nhiều ưu điểm như sạch, dai và mềm thuận lợi trong các công việc cần thao tác
chính xác như phẫu thuật, thí nghiệm, xử lý dược phẩm, thực phẩm... Các chỉ tiêu cơ lý tính
cao hơn so với tiêu chuẩn xuất khẩu của Việt Nam (64 TCN 34-85), đạt và có phần cao hơn
so với tiêu chuẩn găng tay quốc tế (ISO0859) và của Nhật Bản (JIS Z-4810).
Các nghiên cứu ứng dụng EBT mới đang ở giai đoạn bắt đầu, điển hình là hướng biến
tình vật liệu polyme (Trung tâm chiếu xạ Hà Nội); và xử lý nước thải dệt nhuộm
(VINAGAMA).
Luận giải về phương pháp nghiên cứu
Tổng quan nghiên cứu cho thấy, liều hấp thụ hiệu dụng đối với mủ cao su trong
khoảng 50-100kGy. Việc thực hiện nghiên cứu quá trình lưu hoá mủ cao su tự nhiên bằng
công nghệ hoá học xử lý vật liệu kết hợp với kĩ thuật bức xạ trên các thiết bị hiện có của Viện
NLNTVN (máy gia tốc EB năng lượng cao) là bước khởi đầu đánh giá hiệu quả của quá trình
bức xạ. Khi được trang bị máy gia tốc điện tử năng lượng thấp, nghiên cứu kế tiếp sẽ tập
trung vào các đối tượng vật liệu polyme màng mỏng cũng như một số đối tượng phù hợp khác
(khí dễ bay hơi) định hướng ứng dụng cho quy mô sản xuất. Thực tế ứng dụng thế giới hiện
nay cho thấy, đối với loại vật liệu màng mỏng, việc sử dụng thiết bị chiếu xạ điện tử năng
lượng thấp cỡ 200-250 keV, ngoài việc sử dụng mức năng lượng phù hợp để biến tính vật liệu
còn đảm bảo an toàn môi trường, thuận lợi trong thiết kế che chắn tia bức xạ và hiệu quả kinh
tế về đầu tư thiết bị.
Trước tình hình đó, đề xuất này kế thừa những kết quả nghiên cứu cũ và tập trung
nghiên cứu sâu vào các quá trình xử lý hoá học đi kèm góp phần hoàn thiện toàn bộ quy trình
công nghệ để có thể triển khai hướng ứng dụng bức xạ trong sản xuất mủ cao su tự nhiên
trong tương lai gần. Quy trình thực nghiệm dự kiến được đưa ra trong Hình 8:

8
Hình 8: Sơ đồ thực nghiệm dự kiến
Các bước tiến hành thực nghiệm dự kiến (Hình 8) có thể được chia làm 4 bước lớn
như sau:
- Tiến hành xử lý hoá học tiền chiếu xạ và chiếu xạ hỗn hợp mủ cao su tự nhiên với các
chất phụ gia phù hợp. Quá trình chiếu xạ có thể thực hiện kết hợp nghiên cứu với các
đơn vị có thiết bị EB (VINAGAMMA: 10MeV-15kW)... Liều hấp thụ khảo sát từ 15-
150 kGy;
- Xử lý hoá học tách loại protein EP trong mủ cao su tự nhiên sau lưu hoá bức xạ bằng
các kĩ thuật bổ sung các polyme WSE tổng hợp và tự nhiên như tinh bột, alginate, và
carrageenan... Các yếu tố khác như pha loãng mủ cao su trước chiếu xạ, giảm thời gian
chiếu cũng được khảo sát để thu được các thông số công nghệ tách loại protein EP tối
ưu nhất;
- Tạo màng cao su từ mủ cao su tự nhiên lưu hoá bức xạ trên đĩa thuỷ. Tiến hành xử lý
hoá học sau chiếu xạ màng cao su;
- Tiến hành thử nghiệm các đặc tính cơ lý của màng cao su chế tạo từ mủ cao su tự
nhiên lưu hoá bức xạ. So sánh kết quả với màng cao su tự nhiên từ mủ cao su tự nhiên,
mủ cao su lưu hoá lưu huỳnh, mủ cao su lưu hoá peroxit và rút ra kết luận.
- Gia cường tính chất cơ lý cao su lưu hóa bức xạ bằng cách phồi trộn latex chiếu xạ với
nano silica chế tạo từ vỏ trấu (trong trường hợp chưa đạt được t/c cơ lý theo yêu cầu).
Phương pháp tiếp cận của đề xuất
Tổng quan lưu hoá cho thấy liều hấp thụ khảo sát từ 50-100kGy là hiệu quả đối với
quá trình lưu hoá mủ cao su. Việc nghiên cứu quá trình lưu hoá mủ cao su tự nhiên trên các
thiết bị chiếu xạ sẵn có của Viện NLNTVN (thiết bị EB năng lượng cao) để khẳng định tính
hiệu quả của quá trình chiếu xạ tác động đến vật liệu mủ cao su. Nghiên cứu này là khảo sát
ban đầu ở quy mô thí nghiệm để tiến tới triển khai quy mô lớn trên hệ thống thiết bị EB năng
lượng thấp được trang bị sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] S. Cook, P. Cudby, R. Davies, M. J. R. c. Morris, and technology, "The microstructure of natural rubber latex
films," vol. 70, no. 4, pp. 549-559, 1997.
[2] M. z. M. Said, T. Pendle, and D. J. J. o. N. R. R. Blackley, "Peroxide prevulcanisation of natural rubber latex," vol.
5, no. 1, pp. 27-40, 1990.

9
[3] K. Tsushima, K. Makuuchi, F. Yoshii, and I. Ishigaki, "Commercialization of protective rubber gloves by radiation
vulcanization," 1990.
[4] K. Gazeley and T. Pendle, "Technological evaluation of radiation pre-cured NR latex," 1990.
[5] A. Nakamura, Y. Ikarashi, T. Tsuchiya, and M. Kaniwa, "Radiation vulcanized natural rubber latex is not
cytotoxic," 1990.
[6] A. Thiangchanya, K. Makuuchi, and F. J. J. o. a. p. s. Yoshi, "Degradability testing of radiation ‐vulcanized natural
rubber latex films," vol. 54, no. 5, pp. 525-531, 1994.
[7] K. Makuuchi, F. Yoshii, K. Hyakutake, and T. J. J.-S. O. R. I. J. Kume, "Allergic response of radiation vulcanized
natural rubber latex," vol. 68, pp. 263-263, 1995.
[8] S. Varghese, Y. Katsumura, K. Makuuchi, F. J. R. c. Yoshii, and technology, "Production of soluble protein free
latex by radiation process," vol. 73, no. 1, pp. 80-88, 2000.
[9] Y. S. Soebianto, U. Ratnayake, K. Makuuchi, F. Yoshii, and T. Kume, "Extractable protein of radiation vulcanized
natural rubber latex," 2000.
[10] K. Makuuchi.
[11] J. Chvajarernpun, "Gamma irradiation of anionic natural polymer solution for use as latex protein scavenger," in In
Yoshii, F., Kume, T. eds. Proceedings of the FNCA Workshop on Application of Electron Accelerator: Radiation
System for Liquid Samples. JAERI-Conf 2003–016, Japan Atomic Energy Research Institute, Tokyo, 2003, pp. 80-
81.
[12] K. Makuuchi and K. J. N. G. K. Tsushima, "Radiation vulcanization of natural rubber latex with monofunctional
acrylic monomers," vol. 61, no. 7, pp. 478-482, 1988.
[13] Z. Chen and K. Makuuchi, "Radiation vulcanization of natural rubber latex with 3 MeV electron beams, 1," 1990.
[14] P. Peng, S. Cheng, F. J. R. P. Hu, and Chemistry, "The sensitizing effect of acrylates on radiation vulcanization of
natural rubber latex," vol. 42, no. 1-3, pp. 121-124, 1993.
[15] C. Wang, F. YOSHII, K. HYAKUTAKE, and K. J. N. G. K. MAKUUCHI, "Reduction of residual n-butyl acrylate
sensitizer in radiation vulcanized natural rubber latex," vol. 68, no. 11, pp. 788-793, 1995.
[16] J. Peng, G. Wei, X. Zhang, J. J. J. o. R. R. Qiao, and R. Processing, "γ irradiation of carboxylated styrene-butadiene
rubber latex," vol. 20, no. 3, pp. 171-177, 2002.
[17] C. Chaudhari et al., "Radiation-induced vulcanisation of natural rubber latex in presence of styrene-butadiene
rubber latex," vol. 72, no. 5, pp. 613-618, 2005.
[18] Y. Liu, Y. Huang, C. Zhang, J. Hou, X. J. R. P. Zhang, and Chemistry, "Vulcanization of polybutadiene latex
induced by 60Co γ radiation," vol. 77, no. 6, pp. 806-810, 2008.
[19] K. J. B. Makuuchi, TRI Global Co., Ltd, "An introduction to radiation vulcanization of natural rubber latex," vol.
87, 2003.
[20] K. Makuuchi, F. Yoshii, J. J. R. P. Gunewardena, and Chemistry, "Radiation vulcanization of NR latex with low
energy electron beams," vol. 46, no. 4-6, pp. 979-982, 1995.
[21] K. Makuuchi, "2.7 Vulcanization of Natural Rubber Latex with Low Energy Electron Accelerator," in
WORKSHOP ON APPLICATION OF ELECTRON ACCELERATOR-EB TREATMENT OF FLUE GASES-6-10
SEPTEMBER 2004, BEIJING, CHINA, 2005, p. 550372.
[22] Y. Zhang, C. Wang, N. J. J. o. R. R. Zhu, and R. Processing, "Circulating radiation vulcanization of natural rubber
latex with low energy electron beam machine," vol. 23, no. 4, pp. 216-218, 2005.
[23] W. Qian, C. Wang, and N. Zhu, "Study on engineering conditions of industrialization of RVNRL with low energy
electron accelerator," presented at the the First Symposium of China Nuclear Technology and Its Application,
Shanghai, 2006.

5. Các nội dung chính và kết quả dự kiến:


a) Nội dung chính:
Nội dung 1: Tổng quan EBT, cao su tự nhiên, quy trình sản xuất cao su tự nhiên
Nội dung 2: Nghiên cứu quy trình công nghệ chuẩn bị mẫu nguyên liệu trước chiếu xạ;
Nội dung 3: Thiết kế chế tạo bình phản ứng cánh khuấy cho chiếu xạ EB và nghiên cứu thông
số công nghệ quá trình chiếu xạ mẫu nguyên liệu;
Nội dung 4: Nghiên cứu quy trình công nghệ tách loại protein EP, quy mô phòng thí nghiệm;
Nội dung 5: Nghiên cứu quy trình công nghệ chế tạo và xử lý màng cao su tự nhiên sau khi
lưu hoá bức xạ, quy mô phòng thí nghiệm;
Nội dung 6: Thử nghiệm tính chất cơ lý của màng cao su tự nhiên sản phẩm;
Nội dung 7: Tổng kết, đánh giá và đề xuất.

10
b) Kết quả dự kiến:
- 01 quy trình công nghệ lưu hoá bức xạ EB mủ cao su tự nhiên, quy mô phòng thí
nghiệm;
- 01 bài báo trong nước;
- 01 báo cáo hội nghị.
6. Khả năng và địa chỉ ứng dụng:
Có thế chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp lưu hoá cao su trong nước hoặc
xây dựng dự án sản xuất thử nghiệm.
7. Dự kiến hiệu quả mang lại:
- Xây dựng quy trình công nghệ lưu hoá bức xạ EB mủ cao su tự nhiên, quy mô phòng
thí nghiệm;
- Phối hợp nghiên cứu ứng dụng bức xạ biến tính vật liệu giữa các đơn vị của Viện
NLNTVN;
- Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học; tiếp cận công nghệ trong lĩnh vực mới: lưu
hoá bức xạ EB mủ cao su tự nhiên Việt Nam, biến tính vật liệu màng mỏng polyme;
8. Dự kiến thời gian thực hiện (thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc): 24 tháng, từ
01/01/2022 đến 31/12/2023.
9. Dự kiến kinh phí thực hiện: .... từ ngân sách Khoa học và Công nghệ.
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2021

TỔ CHỨC CHỦ TRÌ


Viện trưởng

Hoàng Nhuận

11

You might also like