You are on page 1of 29

Hướng dẫn vận hành HTXLNT sinh hoạt, Q=190m3/ngày.

đêm
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
I. CÁC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Hệ thống xử lý nước thải áp dụng công nghệ sinh học, được thiết kế trên cơ sở nghiên cứu
các đặc điểm về đặc tính nước thải, cấu trúc địa chất, điều kiện diện tích mặt bằng sử dụng
của khu vực dự án. Sau đây là một số thông số cơ bản của hệ thống xử lý nước thải:

1. Giải pháp công nghệ: Sử dụng công nghệ sinh học MBBR (Moving Bed Bio
Reactor) do GREE thiết kế gia công và lắp đặt.
2. Công suất xử lý: 190 m3/ngày.đêm
3. Nguồn gốc nước thải trước xử lý: Từ các hoạt động sinh hoạt của con người trong
khu vực tòa nhà dự án.
4. Nước thải sau xử lý: Đạt tiêu chuẩn Việt Nam QCVN 14:2008/BTNMT nguồn loại A.
5. Trong quá trình xử lý: Không sử dụng hoá chất độc hại và không sinh ra các hoá
chất độc hại.
6. Vận hành đơn giản:
 Yêu cầu 1 công nhân vận hành.
 Vận hành tự động hoặc bán tự động.
7. Khả năng mở rộng công suất rất linh hoạt: Hệ thống này có thể mở rộng công suất
rất dễ dàng chỉ bằng thao tác bổ sung thêm vật liệu tiếp xúc mà không cần xây dựng
mở rộng bể xử lý.
8. Tính ưu việt của hệ thống:
 Hệ thống hoạt động an toàn, có độ tin cậy cao, vận hành đơn giản, thuận tiện khi
bảo dưỡng và sửa chữa.
 Hệ vi sinh cộng sinh đem lại hiệu quả xử lý tốt và không bị trôi bùn như các
công nghệ khác trên thị trường.
9. Tính mỹ quan: Toàn bộ hệ thống được thiết kế lắp đặt không ảnh hưởng đến các
công trình khác, bảo đảm tính mỹ quan, an toàn và thuận tiện cho người vận hành
trực tiếp hệ thống.
10. Chế độ hoạt động của hệ thống: Vận hành bằng tay hoặc tự động hoàn toàn. Hệ
thống điều khiển tự động nhằm nâng cao hiệu suất xử lý, tăng tuổi thọ các thiết bị và
giảm chi phí vận hành.
11. Nguồn cung cấp thiết bị: Các thiết bị chính do Đài Loan sản xuất. Một số thiết bị
phụ khác do Việt Nam sản xuất góp phần tăng tính cạnh tranh về giá thành phù hợp
với hệ thống xử lý nước thải và điều kiện môi trường nhiệt đới của Việt Nam.

1
Hướng dẫn vận hành HTXLNT sinh hoạt, Q=190m3/ngày.đêm
II. DỮ LIỆU THIẾT KẾ, SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI.
Qua quá trình khảo sát và nghiên cứu tại một số dự án tương tự cho thấy: thành phần ô
nhiễm trong nước do quá trình sinh hoạt của con người chủ yếu là chất hữu cơ, một phần
chất vô cơ, độ đục cao... Do đó, việc vận hành hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ sinh
học sẽ có nhiều ưu điểm, hiệu quả đồng thời tiết kiệm chi phí vận hành cho người sử dụng.
Phần này được chia ra gồm các nội dung chính như sau:
1. Dữ liệu thiết kế
2. Đề xuất sơ đồ công nghệ.

II.1. DỮ LIỆU THIẾT KẾ


1. Lưu Lượng Nước Thải dự án.

Lưu lượng nước thải là một trong ba yếu tố rất quan trọng trong việc sử dụng làm cơ sở dữ
liệu căn bản, phục vụ quá trình đề xuất, tính toán và thiết kế công nghệ xử lý, sao cho thích
hợp, hiệu quả và kinh tế nhất.
Theo thông tin do chủ đầu tư cung cấp, GREE có được lưu lượng nước thải của dự án là
Q = 190 m3/ngày.đêm.

2. Thành Phần, Đặc Tính Nước Thải Đầu Vào

Nước thải là hệ đa phân tán thô bao gồm nước và các chất bẩn. Các chất bẩn trong nước thải
có nguồn gốc từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người. Các chất bẩn này với
thành phần hữu cơ và vô cơ, tồn tại dưới dạng cặn lắng, các chất rắn không lắng được và các
chất hòa tan. Nước thải này có một số đặc tính cơ bản như sau:
Bảng 1. Thành phần nước thải sinh hoạt.

STT Thông số thiết kế Đơn vị Giá trị


1 Hệ số không điều hòa giờ, Kgiờ 1,2
Lưu lượng thiết kế:
2 - Lưu lượng trung bình theo ngày (24h) m3/ngày 190
- Lưu lượng trung bình theo giờ m3/giờ 8,0
Thành phần nước thải đầu vào của một
3
số dự án tương tự
- BOD mg/l 180-220
- COD mg/l 250-360
- Chất rắn lơ lửng mg/l 210-320
- Dầu mỡ mg/l 18-50
- Amoni (N-NH4) mg/l 15-20
- Phosphat (PO43-) mg/l 9-20
Nguồn: Theo ĐTM chủ đầu tư cung cấp

2
Hướng dẫn vận hành HTXLNT sinh hoạt, Q=190m3/ngày.đêm

Bảng 2. Tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT đối với các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Giá trị C
STT Thông số Đơn vị
Cột A
1 pH - 5–9
2 BOD5(200C) mg/l 30
3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50
4 Tổng chất rắn hòa tan mg/l 500
5 Sunfua (Tính theo H2S) mg/l 1.0
6 Amoni (Tính theo N) mg/l 5
7 Nitrat(NO-3)(tính theo N) mg/l 30
8 Dầu mỡ động, thực vật mg/l 10
9 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l 5
10 Phosphat (PO43-) (tính theo P) mg/l 6
11 Tổng coliforms MPN/100ml 3.000

Yêu cầu chất lượng nước thải sau khi xử lý đạt quy chuẩn cho phép đối với nước thải sinh
hoạt Việt Nam (QCVN 14:2008/BTNMT), xử lý ô nhiễm đạt giá trị giới hạn A.

II.2. GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ - MBBR (Moving Bed Bio Reactor)
Với mục tiêu xây dựng một hệ thống xử lý hoàn chỉnh, nhằm xử lý triệt để các thành phần ô
nhiễm trong nước thải và tránh quá trình phát sinh mùi hôi thối do thải trực tiếp ra môi
trường tự nhiên, thì việc áp dụng công nghệ sinh học MBBR là hợp lý và hiệu quả nhất.
Dây chuyền công nghệ được GREE tính toán, lựa chọn dựa trên số liệu lưu lượng và thành
phần của nước thải đầu vào trạm xử lý với mục đích làm sạch triệt để và ổn định nước thải
đầu ra, tạo sự thân thiện với môi trường và con người.
Giới thiệu công nghệ MBBR (Moving Bed Bio Reactor) là một trong những công nghệ tiên
tiến nhất trên thế giới hiện nay, kết hợp các ưu điểm của các quá trình xử lý bùn hoạt tính
hiếu khí và quá trình sinh trưởng dính bám sinh học. Dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh
vật phân hủy chất hữu cơ để sinh trưởng và phát triển.
Trên bề mặt của màng sinh học có 1 lớp dịch phân cách màng và hỗn dịch xáo trộn trong bể
phản ứng. Chất dinh dưỡng (cơ chất) và oxy từ hỗn dịch khuyếch tán qua lớp dịch vào màng
sinh học, trong khi đó, sản phẩm phân hủy sinh học khuếch tán ngược lại từ màng sinh học
vào hỗn dịch. Các quá trình khuếch tán “ngược xuôi” này diễn ra liên tục.
Khi các vi sinh vật sinh trưởng và phát triển, sinh khối trên giá thể vi sinh trở nên dày hơn.
Độ dày của sinh khối ảnh hưởng đến khả năng “tiếp cận” của oxy hoà tan và cơ chất trong
bể phản ứng với màng sinh học.

3
Hướng dẫn vận hành HTXLNT sinh hoạt, Q=190m3/ngày.đêm
Các vi sinh vật ở lớp ngoài cùng của màng sinh học là “bước tiếp cận đầu tiên” của oxy hòa
tan và cơ chất với màng sinh học. Khi oxy hòa tan và cơ chất khuếch tán qua các lớp màng
sinh học bên trong, chúng sẽ được vi sinh vật sử dụng để tạo các lớp màng sinh học. Sự
giảm nồng độ oxy hòa tan khi qua các lớp màng sinh học tạo thành các lớp màng sinh học
hiếu khí, thiếu khí và kỵ khí.
Các môi trường khác nhau tạo ra các vi sinh vật khác nhau và do đó, xảy ra các quá trình
sinh học khác nhau giữa các lớp màng sinh học.
Trên lớp màng ngoài cùng, nơi có nồng độ oxy hòa tan và cơ chất cao, nhóm vi sinh vật
chính là nhóm hiếu khí.
Trong các lớp màng sinh học sâu hơn, nơi nồng độ oxy và cơ chất thấp hơn, nhóm vi sinh
vật tùy tiện chiếm ưu thế. Đây cũng là nơi xảy ra quá trình nitrat hóa do nitrate trở thành
chất nhận điện tử của vi khuẩn tuỳ tiện. Do đó, công nghệ MBBR xử lý Nitơ và Photpho
khá hiệu quả.Trong quá trình ôxy hóa sinh hóa hiếu khí, các hợp chất hữu cơ chứa Nitơ, lưu
huỳnh, phốt pho cũng được chuyển hóa thành nitrat (NO3-), sunphat (SO42-), phốt phát
(PO43-), CO2 và H2O.
Khi môi trường cạn nguồn cacbon hữu cơ, các loại vi khuẩn Nitrit hóa (Nitrosomonas) và
Nitrat hóa (Nitrobacter) thực hiện quá trình Nitrat hóa theo 2 giai đoạn:
H4+ + 76O2 + 5CO2 
 C5H7NO2 + 54NO2 + 52H2O + 109H+
400NO2- + 195O2 + NH3 + 2H2O + 5CO2 
 C5H7NO2 + 400NO3-
Quá trình Nitrat hóa có thể xảy ra nếu như ngay từ đầu, Nitơ tồn tại dưới dạng Nitơ
Amoniac. Tốc độ biến đổi từ Amoniac thành Nitrat đối với bùn hoạt tính như sau: cứ 3mg
N-NH4+ trong thời gian 1 giờ thì Nitrat hóa được 1g chất hữu cơ.

Hình ảnh: Sơ đồ phản ứng khử Nitơ

a) Quá trình Nitrat hóa ( Nitrification)


b) Quá trình khử Nitrat (Denitrification)
Quá trình Nitrate hóa gồm các bước:
 NH4+ bị ôxy hóa thành NO2 do tác động của vi khuẩn Nitrit theo phản ứng:
NH4+ + 1,5O2  NO2- + 2H+ + H2O

4
Hướng dẫn vận hành HTXLNT sinh hoạt, Q=190m3/ngày.đêm
 Ôxy hóa NO2- thành NO3- do tác động của vi khuẩn Nitrat hóa:
NO2- + 0,5O2 
 NO3-
 Tổng hợp quá trình chuyển hóa NH4+ thành NO3-:
NH4+ + 2O2 
 NO3- + 2H2+ + H2O
Có khoảng 20 – 40 % NH4+ bị đồng hóa thành vỏ tế bào, cho nên có thể tổng hợp quá trình
Nitrat hóa bằng phản ứng sau:
NH4+ + 1,731O2 + 1,962HCO3- 
 0,038C5H7NO2 + 0,96NO3- + 1,077H2O +
1,769H2CO3

Quá trình khử Nitrat dưới tác động của các chuẩn vi khuẩn khử Nitrate như Denitrobacillus,
Thiobacillus, Pseudomonas..., Nitrate và Nitrit sẽ được chuyển hóa thành NO2- và Nitơ tự
do theo phản ứng:

NO3- + CH3OH  6NO2- + CO2 + H2O

6NO2- + 3CH3OH  3N2 + 3CO2 + 6OH-


Khí nitơ phân tử N2 tạo thành sẽ thoát khỏi nước và ra ngoài, do đó thành phần nitơ trong
nước thải đã được xử lý.

5
Hướng dẫn vận hành HTXLNT sinh hoạt, Q=190m3/ngày.đêm

II.2.1. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

Nước thải sinh hoạt Nước thải từ WC Nước thải từ nhà bếp

Bể tự hoại Bể tách dầu mỡ

Giỏ chắn rác


Khí Nước tuần hoàn
Bể điều hòa

Máy thổi khí


Bể MBBR Anoxic
Tuần
hoàn
Khí nước
Bể MBBR Aerobic
Tuần
hoàn
bùn
Bể lắng sinh học Bể chứa bùn

Rửa
Bể trung gian lọc

Bãi chôn lấp

Bồn lọc áp lực

Chất khử trùng Bể khử trùng


Clorine
Tháp xử lý khí

Nước thải sau xử lý


QCVN 14:2008/BTNMT, Loại A Trục thoát hơi
của Tòa nhà

Ghi chú:

: Công đoạn xử lý.


: Đường dẫn nước thải qua các công đoạn xử lý.
: Hệ thống phân phối khí, hoá chất khử trùng, dẫn bùn.

6
Hướng dẫn vận hành HTXLNT sinh hoạt, Q=190m3/ngày.đêm

II.2.2. THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ.

II.2.2.1. Bể tự hoại
Nước thải sinh hoạt của con người trong khu vực dự án được dẫn về bể tự hoại để xử lý sơ
bộ trước khi đưa vào hệ thống xử lý sinh học. Bể tự hoại là công trình xử lý đồng thời làm
hai chức năng: lắng cặn và phân hủy cặn lắng. Trong mỗi bể tự hoại đều có hai phần: phần
trên là nước thải, phần dưới là cặn lắng. Cặn lắng giữ lại ở trong bể dưới tác động của các vi
sinh vật kỵ khí các chất hữu cơ được phân hủy, một phần tạo thành các khí (CH4, CO2,
H2S…), phần khác tạo thành các chất vô cơ. Phần bùn lắng dưới đáy bể tự hoại được xe hút
bùn định kỳ hút vận chuyển đi xử lý. Nước thải sau thời gian lắng cặn ở bể tự hoại sẽ được
dẫn qua giỏ chắn rác và chảy vào bể điều hòa.
II.2.2.2. Bể tách dầu mỡ
Nước thải từ các khu vực nhà bếp thải ra có chứa một lượng dầu, mỡ tương đối lớn. Vì vậy,
bể tách mỡ được sử dụng để vớt mỡ giúp loại bỏ dầu, mỡ và các chất hoạt động bề mặt gây
cản trở cho quá sinh học phía sau.
Bể tách mỡ được chia làm nhiều ngăn. Nước thải sau khi đi qua từng ngăn thì sẽ được giữ lại
bằng hệ thống tê thu nước. Phần nước trong sau khi tách dầu, mỡ sẽ được chảy vào bể điều
hòa, phần mỡ bị giữ lại sẽ được định kỳ vớt thủ công ra ngoài.
II.2.2.3. Bể điều hòa
Nước thải phát sinh từ dự án cùng với nước từ bể tự hoại và bể tách mỡ sẽ được tập trung về bể
điều hòa. Trước khi vào bể điều hòa, nước thải sẽ được dẫn vào giỏ chắn rác đặt tại bể thu gom
để loại bỏ rác thải vào hệ thống. Các tạp chất này (rác, lá cây …) định kỳ được vớt bỏ bằng
phương pháp thủ công hoặc cơ giới và được thải bỏ cùng với rác thải. Nước thải trong bể điều
hòa sẽ được điều hòa lưu lượng và điều hòa nồng độ thông qua hệ thống cung cấp khí đặt lắp
đặt dưới đáy bể. Việc cung cấp khí này cũng đồng thời nhằm mục đích hạn chế môi trường kỵ
khí dẫn đến phát sinh mùi hôi và khử một phần chất hữu cơ (10%) có trong nước thải.
II.2.2.4. Bể MBBR Anoxic
Nước thải từ Bể điều hòa, được bơm hai bơm chìm đặt dưới đáy bể bơm qua bể MBBR
Anoxic để thực hiện quá trình khử nitơ, một phần các chỉ tiêu BOD5, COD, tổng Photpho,
và các chất ô nhiễm khác. Tại đây NO3- được chuyển hóa thành khí nitơ. Nitrate và nitrite
thay thế oxy trong quá trình hô hấp của vi sinh vật. Quá trình khử nitơ thường xảy ra trong
điều kiện thiếu oxy phân tử. Nồng độ oxy duy trì khoảng dưới 0.5mg/lít vì thế trong bể lắp
đặt một hệ thống ống phân phối khí thô nhằm xáo trộn bùn và nước thải với nhau nhưng vẫn
đảm bảo nồng độ cần thiết cho quá trình khử nitơ, đồng thời bổ sung giá thể tiếp xúc MBBR
để tăng mật độ vi sinh và hiệu suất xử lý của bể.

Bể MBBR Anoxic với giá thể được giữ lơ lửng và chuyển động liên tục trong quá trình
phản ứng trong bể. Trong quá trình xử lý, giá thể chuyển động nhờ lực của dòng nước và
quá trình cấp khí từ hệ thống ống khí tạo thành dòng xoáy. Các vi sinh vật có khả năng phân
giải chất hữu cơ trong nước thải bám dính và phát triển trên bề mặt các giá thể. Các vi sinh
vật thiếu khí sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thải để phát triển thành sinh khối vi
sinh vật. Quần xã vi sinh vật sẽ phát triển và dày lên rất nhanh cùng với sự suy giảm các
chất ô nhiễm trong nước thải. Khi đạt đến một độ dày nhất định, khối lượng vi sinh vật sẽ
tăng lên, khả năng bám dính của vi sinh vật ở lớp bên trong sẽ giảm đi cho đến khi chúng
không bám được lên bề mặt đệm nữa mà bong ra rơi vào trong nước thải. Một lượng nhỏ vi

7
Hướng dẫn vận hành HTXLNT sinh hoạt, Q=190m3/ngày.đêm
sinh vật còn sót lại bám trên các đệm sẽ tiếp tục sử dụng chất hữu cơ có trong nước thải để
hình thành nên một quần xã sinh vật mới bám dính trên vật liệu.

Quá trình diễn ra trong bể MBBR Anoxic (quá trình phản nitrat hóa-denitrification):

Con đường chuyển hóa của nitrit qua các quá trình đồng hóa- dị hóa để trở về các dạng
như: N2, NO, N2O, được gọi là quá trình phản nitrat. Trong điều kiện thiếu khí nồng độ
DO= 0.3 - 0.5 mg/l, các vi sinh dị dưỡng sẽ phát triển đồng thời với việc giải phóng Nitơ
phân tử (N2) trả lại cho môi trường.
Nước được xử lý từ bể MBBR Anoxic sẽ tự chảy sang bể MBBR Aerobic.
II.2.2.5. Bể MBBR Aerobic
Bể MBBR Aerobic có chế độ hoạt động liên tục theo cơ chế tăng trưởng dính bám trên vật
liệu tiếp xúc, rất thích hợp và linh hoạt để xử lý nước thải sinh hoạt. Bể sinh học sẽ xử lý
chất bẩn hữu cơ trong nước thải bằng bùn họat tính chứa vi sinh dính bám trong bể. Dưỡng
khí (oxy) được cung cấp từ máy thổi khí sẽ được phân phối qua hệ thống ống để duy trình
hoạt động của vi sinh vật trong nước thải và tiến hành quá trình trao đổi chất. Các vi khuẩn
hiếu khí sẽ tiêu thụ chất hữu cơ trong nước và biến chúng thành CO2, H2O và một phần tạo
thành tế bào mới dưới dạng bùn sinh học.

Quá trình diễn ra trong bể MBBR Aerobic (quá trình nitrat hóa- nitrification):

NH4+ còn lại trong bể MBBR Aerobic, sẽ biến đổi thành NO2-, NO3- được gọi là quá trình
trình nitrit hóa và nitrat hóa hay gọi chung là nitrat hóa. Quá trình này phụ thuộc vào pH
trong nước từ 7.0-8.8 (điều kiện sống của 2 chủng vi sinh hiếu khí là Nitrosomonas,
Nitrobacter) qua 2 bước:

Bước 1: Biến đổi amon hay ammoniac thành nitrit:

2NH4+ + 3O2 ---- Oxi hóa -----> 2NO2- + 4H+ + Năng Lượng (65Cal/mol)

Bước 2: Biến đổi nitrit thành nitrat.

2NO2- + O2 ----- Oxi hóa -----> 2NO3- + Năng Lượng (17Cal/mol).

Từ bể MBBR Aerotank, bơm chìm tuần hoàn hoạt động đưa nước tuần hoàn về bể MBBR
Anoxic để thực hiện quá trình phản nitrat hóa.

II.2.2.6. Bể lắng sinh học

Sau khi qua công đoạn xử lý sinh học ở bể Aerobic, nước thải được dẫn qua Bể lắng bằng
ống thu nước, nước thải đi vào bể lắng chủ yếu chứa là bùn vi sinh lơ lửng. Dưới tác dụng
của lực trọng trường, bùn sinh học sẽ được lắng xuống đáy Bể lắng. Tại đây một phần hỗn
hợp nước bùn sẽ được tuần hoàn về bể Aerobic nhờ bơm bùn chìm. Một phần bùn dư sẽ
được xả sang bể chứa Bể chứa bùn.

II.2.2.7. Bể trung gian

Nước từ bể lắng được dẫn sang Bể trung gian có nhiệm vụ lưu trữ và ổn định nước thải
trước khi được bơm sang Bồn lọc áp lực.

8
Hướng dẫn vận hành HTXLNT sinh hoạt, Q=190m3/ngày.đêm
II.2.2.8. Bồn lọc áp lực

- Quá trình lọc: Nước từ Bể trung gian sẽ được 2 bơm ly tâm (bơm lọc áp) hoạt động luân
phiên bơm vào Bồn lọc áp lực. Dòng nước qua bồn lọc áp lực sẽ chuyển động từ trên xuống
qua các lớp vật liệu lọc. Tại đây, các chất rắn lơ lửng cùng với các chất vết, màu và mùi của
nước thải sẽ được hấp phụ bởi lớp vật liệu lọc. Sau đó, nước được dẫn sang bể khử trùng để
loại bỏ các vi sinh vật trong nước trước khi dẫn ra môi trường.
- Quá trình rửa lọc: Bồn lọc áp lực sau một thời gian vận hành sẽ giữ lại các hạt cặn khó lắng
có trong nước gây ra tổn thất áp lực lớn làm giảm hiệu quả và hiệu suất lọc. Do đó cần phải
rửa lọc để đảm bảo hiệu quả của quá trình lọc. Thông thường quá trình rửa lọc sẽ diễn ra sau
24h bồn lọc hoạt động. Thời gian rửa lọc trong khoảng 30-60 phút. Chế độ rửa lọc sẽ được
được thực hiện nhờ hệ thống van được gắn trên bồn. Hệ thống van sẽ được người vận hành
điều khiển tiến hành rửa lọc bằng cách điều chỉnh van cho dòng nước đi từ dưới lên. Các lớp
vật liệu lọc sẽ bị xáo trộn, ma sát và các chất bẩn sẽ được tách ra. Phần nước chứa cặn sau khi
rửa lọc được dẫn về bể chứa bùn.

II.2.2.9. Bể khử trùng

Sau khi qua bồn lọc áp lực, nước thải được đưa qua Bể khử trùng. Bể khử trùng được thiết
kế áp dụng công nghệ oxi hoá bằng Clorine. Hóa chất trong bồn chứa được hòa trộn vào
nước cấp bằng dòng khí trích ra từ 2 máy thổi khí, sau đó được bơm định lượng bơm hóa
chất về bể khử trùng. Hoá chất clorine sẽ oxi hoá các chất ô nhiễm còn lại, đồng thời tiêu
diệt các vi khuẩn, vi rút và các hệ vi sinh gây hại. Nước sau khi ra khỏi bể khử trùng đạt
QCVN 14:2008/BTNMT, cột A.

II.2.2.10. Bể chứa bùn

Bể chứa bùn có nhiệm vụ lưu trữ và phân hủy bùn phát sinh từ hệ thống xử lý. Theo định
kỳ, bùn được xe hút bùn hút lên và vận chuyển đổ bỏ tại bãi chôn lấp. Phần nước dư trong
bể sẽ được tuần hoàn về bể điều hòa để được tái xử lý
III. TỔNG HỢP CÔNG TRÌNH HỆ THỐNG STP 190M3
Bảng 3: Chi tiết các công trình đơn vị
Kích thước (m)
Stt Hạng mục Chức năng Vật liệu
(DxRxC)
Ngăn 1: 5,9m x 5,2m x 2,6m Phân hủy cặn làm giảm
01 Bể tự hoại Ngăn 2: 5,2m x 2,7m x 2,6m nồng độ ô nhiễm BTCT
Ngăn 3: 5,2m x 2,7m x 2,6m
Ngăn 1: 1,7m x 1,5m x 2,6m
02 Bể tách dầu mỡ Ngăn 2: 1,5m x 1,5m x 2,6m Loại bỏ dầu mỡ BTCT
Ngăn 3: 1,7m x 1,6m x 2,6m
Điều hòa lưu lượng và
03 Bể điều hòa 9,8m x 5,0m x 2,6m BTCT
nồng độ nước thải
Xử lý một phần chất
04 Bể MBBR Anoxic 6,15m x 3,4m x 2,6m BTCT
hữu cơ và khử nitrat

9
Hướng dẫn vận hành HTXLNT sinh hoạt, Q=190m3/ngày.đêm
Xử lý các chất hữu cơ
05 Bể MBBR
6,65m x 5,35m x 2,6m có rong nước thải và BTCT
Aerobic
nitrat hóa
Tách các cặn rắn lơ
06 Bể lắng sinh học 4,05m x 4,05m x 2,6m BTCT
lửng trong nước
Ổn định nước thải
07 Bể trung gian 4,05m x 1,1m x 2,6m trước khi sang lọc áp BTCT
lực
Xử lý các vi khuẩn còn
08 Bể khử trùng 3,0m x 1,6m x 2,6m BTCT
lại trong nước thải
Chứa bùn dư sinh ra từ
09 Bể chứa bùn 2,15m x 1,6m x 2,6m BTCT
quá trình vận hành

IV. MÁY VÀ THIẾT BỊ

Bảng 4: Thống kê máy và thiết bị chính lắp đặt tại hệ thống

Số
STT Loại thiết bị Chức năng
lượng
Bơm nước thải từ bể điều hòa sang
01 Bơm chìm điều hòa 02
bể MBBR Anoxic
Bơm tuần hoàn nước thải từ bể
02 Bơm tuần hoàn nước 02 MBBR Aerobic về bể MBBR
Anoxic
Bơm bùn sinh học từ bể lắng về bể
03 Bơm hồi lưu bùn 02 chứa bùn và tuần hoàn về bể sinh
học MBBR Aerobic
Bơm nước thải từ bể khử trùng đến
04 Bơm chìm khử trùng 02
vị trí xả thải
Bơm nước thải từ bể trung gian
05 Bơm lọc áp lực 02
sang cột lọc áp lực
Cung cấp hoá chất cho quá trình xử
06 Bơm định lượng hóa chất 01
lý nước thải
07 Máy thổi khí 02 Cung cấp khí cho quá trình sinh học
Hút mùi phát sinh từ các bể để đưa
08 Quạt hút 02
vào tháp xử lý mùi
Điều khiển quá trình hoạt động của
09 Hệ thống điện điều khiển tự động 01
hệ thống xử lý

10
Hướng dẫn vận hành HTXLNT sinh hoạt, Q=190m3/ngày.đêm

CHƯƠNG 2
VẬN HÀNH TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI
I. TỦ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN
Bảng 5: Chỉ dẫn công tắc hệ thống điều khiển
Ký hiệu Chế độ Thiết bị
STT Diễn giải
trên bảng hoạt động điều khiển
Auto Phao, Bơm nước thải từ bể điều
01 BƠM ĐIỀU HÒA 1 & 2
Man Timer hòa sang bể MBBR Anoxic
Bơm nước thải từ bể MBBR
Auto Phao,
02 BƠM TUẦN HOÀN 1&2 Aerobic về bể MBBR
Man Timer
Anoxic
Bơm bùn sinh học về bể
Auto
03 BƠM BÙN 1&2 Timer chứa bùn và tuần hoàn về bể
Man
Sinh học MBBR Aerobic
Auto Phao, Bơm nước thải từ bể khử
04 BƠM KHỬ TRÙNG 1&2
Man Timer trùng đến vị trí xả thải
Auto Phao, Bơm nước thải từ bể trung
05 BƠM LỌC ÁP LỰC 1&2
Man Timer gian vào cột lọc áp lực
BƠM ĐỊNH LƯỢNG HÓA Auto Bơm điều Bơm hóa chất Chlorine khử
06
CHẤT Man hòa trùng nước thải
Auto Cung cấp khí cho quá trình
07 MÁY THỔI KHÍ 1&2 Timer
Man sinh học
Auto Hút mùi phát sinh từ các bể
08 QUẠT HÚT LY TÂM 1&2 Timer
Man để đưa vào tháp xử lý mùi
Auto
09 QUẠT TẢN NHIỆT Timer Tản nhiệt cho hộp chống ồn
Man

Trong bảng này, các thiết bị có thể chạy bằng chế độ Auto (tự động) và Man (tay).

11
Hướng dẫn vận hành HTXLNT sinh hoạt, Q=190m3/ngày.đêm

Công tắc điều chỉnh chế


độ hoạt động thiết bị

Hình 1: Tổng quan tủ điện


Người vận hành thực hiện thao tác gạt công tắc sang bên phải để điều chỉnh cho thiết bị
hoạt động ở chế độ auto, và ngược lại gạt công tắc sang bên trái để cho thiết bị hoạt động ở
chế độ Man. Thao tác trên được áp dụng cho tất cả các thiết bị được thể hiện trong Bảng 5.

 Ở chế độ Man: các thiết bị trong bảng chạy và nghỉ hoàn toàn riêng biệt do sự chủ
động của người vận hành.
 Ở chế độ Auto: các thiết bị trong bảng chạy dựa trên sự điều khiển tự động đã được
lập trình sẵn.

12
Hướng dẫn vận hành HTXLNT sinh hoạt, Q=190m3/ngày.đêm
II. THAO TÁC VẬN HÀNH
II.1. MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI THAO TÁC VẬN HÀNH
 Trước khi thực hiện đóng điện để vận hành hệ thống, cán bộ nhân viên tiếp quản vận
hành phải kiểm tra kỹ càng các tín hiệu đèn trên hệ thống tủ điều khiển.
 Kiểm tra các điểm tiếp xúc điện từ thiết bị về hệ thống điều khiển chung của hệ
thống. Đảm bảo độ an toàn tránh phóng điện ra ngoài, tránh rò điện.
 Thực hiện đóng ngắt tức thời các công tắc vận hành cho từng thiết bị, nhằm kiểm tra
cụ thể từng thiết bị hoạt động.
 Kiểm tra tất cả hệ thống ống dẫn, sự cố rò rỉ nước ở các khớp nối ống, van khoá, tiếp
điểm giữa các công đoạn xử lý trong hệ thống.
II.2.VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
Quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Cấp nguồn điện cho hệ thống
Bật CB tổng nguồn điện

CB TỔNG

Hình 2: CB tổng nguồn điện


Người vận hành thực hiện thao tác bật CB tổng nguồn điện để cung cấp điện cho hệ thống

13
Hướng dẫn vận hành HTXLNT sinh hoạt, Q=190m3/ngày.đêm
Bước 2: Vận hành máy thổi khí
 Theo chế độ vận hành Man: Hệ thống được thiết kế gồm 02 máy thổi khí hoạt
động luân phiên (1 cái chạy, 1 cái nghỉ). Ở chế độ vận hành Man, người vận hành
chỉ cần cho máy thổi khí 1 hoặc máy thổi khí 2 hoạt động. Tuy nhiên thời gian hoạt
động của mỗi máy thường không quá 2h.
 Theo chế độ vận hành Auto: Ở chế độ vận hành Auto máy thổi khí được điều khiển
bằng timer, người vận hành bật đồng thời công tắc của 2 máy thổi khí sang chế độ
Auto. Sau khi công tắc đã được bật lên, máy thổi khí 1 sẽ hoạt động trong khoảng
thời gian là 1h. Sau khi họat động đủ 1h, máy 1 sẽ ngưng hoạt động, máy thổi khí 2
sẽ bắt đầu hoạt động và ngược lại. Hai máy thổi khí sẽ thay phiên nhau hoạt động.
 Sự cố & xử lý sự cố: Trong quá trình vận hành, nếu một trong 2 máy gặp sự cố hỏng
hóc, mất pha, hoặc vượt tải…không thể hoạt động được. Còi báo sự cố sẽ báo động,
đồng thời thiết bị đóng ngắt tự động bên trong tủ điều khiển sẽ tự động ngắt máy gặp
sự cố ra khỏi mạch điều khiển để bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống. Các thiết bị còn
lại không gặp sự cố vẫn hoạt động bình thường theo chế độ Auto đã được cài đặt.
Ngoài ra người vận hành có thể sử dụng công tắc khẩn cấp để ngắt toàn bộ mạch điều
khiển hệ thống để đảm bảo an toàn. Sau khi đã phát hiện sự cố, người vận hành cần
ngắt nguồn điện toàn bộ hệ thống. Sau đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự cố và
khắc phục sự cố trên, sau khi khắc phục phải đảm bảo an toàn mới tiếp tục đưa vào
vận hành. Trong trường hợp thiết bị hư hỏng thì tách hoàn toàn thiết bị đó ra khỏi hệ
thống trước khi tiến hành sửa chữa

Bước 3: Vận hành bơm điều hòa


 Theo chế độ vận hành Man: Người vận hành chỉ cần bật công tắc của bơm điều hòa
sang chế độ Man. Nếu vận hành theo chế độ này, người vận hành cần chú ý kiểm
soát nếu nước cạn sẽ cháy bơm.
 Vận hành theo chế độ Auto: Ở chế độ vận hành Auto bơm điều hòa được điều
khiển bằng timer và phao kiểm soát mực nước. Khi vận hành theo chế độ này, người
vận hành mở công tắc của bơm điều hòa sang chế độ Auto. Sau khi công tắc được
mở. Nếu trong bể điều hòa đảm bảo đủ lượng nước thải, phao kiểm soát mực nước
trong bể sẽ mở tín hiệu, bơm điều hòa sẽ hoạt động theo thời gian mặc định đã được
cài đặt tại timer. Trong trường hợp bể điều hòa không đảm bảo đủ lượng nước thải,

14
Hướng dẫn vận hành HTXLNT sinh hoạt, Q=190m3/ngày.đêm
phao kiểm soát mực nước trong bể không báo tín hiệu về tủ điều khiển hệ thống, các
bơm khi được bật lên theo chế độ auto sẽ không hoạt động cho đến khi đảm bảo đủ
lượng nước thải.
 Sự cố & xử lý sự cố: Trong quá trình hoạt động, bơm điều hòa 1 và 2 có thể gặp
phải sự cố như: nghẹt bơm do hút phải rác, cát, vật cản làm cho cánh bơm không
quay, hoặc có sự cố về điện như mất pha hay vượt tải…khiến bơm không thể tiếp tục
vận hành được. Khi gặp các sự cố như trên, còi báo sự cố sẽ báo động, đồng thời
thiết bị đóng ngắt tự động trong tủ điều khiển sẽ tự động ngắt thiết bị gặp sự cố ra
khỏi mạch điều khiển để bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống. Các thiết bị còn lại
không gặp sự cố vẫn hoạt động bình thường theo chế độ Auto đã được cài đặt. Sau
khi phát hiện sự cố, người vận hành cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự cố trên.
Nếu do bơm nghẹt do cát lắng, hút phải rác hay do vật cản chui vào buồng bơm khiến
bơm không thể hoạt động được. Người vận hành cần tạm ngưng toàn bộ hệ thống,
Tách bơm điều hòa ra khỏi vị trí lắp đặt và tiến hành vệ sinh bơm. Nếu bơm gặp sự
cố về điện như mất pha, vượt tải, chập điện…Người vận hành cần kiểm tra mạch
điện trong tủ điều khiển, kiểm tra các thiết bị, kiểm tra đường dây dẫn từ tủ điểu
khiển đến các thiết bị, kiểm tra phao kiểm soát mực nước…Nếu thấy cần thiết có thể
kiểm toàn bộ hệ thống để tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục sự cố.
Bước 4: Vận hành bơm tuần hoàn
 Theo chế độ vận hành Man: Người vận hành chỉ cần bật công tắc của bơm điều hòa
sang chế độ Man. Nếu vận hành theo chế độ này, người vận hành cần chú ý kiểm
soát nếu nước cạn sẽ cháy bơm.
 Vận hành theo chế độ Auto: Ở chế độ vận hành Auto bơm điều hòa được điều
khiển bằng timer và phao kiểm soát mực nước. Khi vận hành theo chế độ này, người
vận hành mở công tắc của bơm điều hòa sang chế độ Auto. Sau khi công tắc được
mở. Nếu trong bể điều hòa đảm bảo đủ lượng nước thải, phao kiểm soát mực nước
trong bể sẽ mở tín hiệu, bơm điều hòa sẽ hoạt động theo thời gian mặc định đã được
cài đặt tại timer. Trong trường hợp bể điều hòa không đảm bảo đủ lượng nước thải,
phao kiểm soát mực nước trong bể không báo tín hiệu về tủ điều khiển hệ thống, các
bơm khi được bật lên theo chế độ auto sẽ không hoạt động cho đến khi đảm bảo đủ
lượng nước thải.

15
Hướng dẫn vận hành HTXLNT sinh hoạt, Q=190m3/ngày.đêm
 Sự cố & xử lý sự cố: Trong quá trình hoạt động, bơm tuần hoàn 1 và 2 có thể gặp
phải sự cố như: nghẹt bơm do hút phải rác, cát, vật cản làm cho cánh bơm không
quay, hoặc có sự cố về điện như mất pha hay vượt tải…khiến bơm không thể tiếp tục
vận hành được. Khi gặp các sự cố như trên, còi báo sự cố sẽ báo động, đồng thời
thiết bị đóng ngắt tự động trong tủ điều khiển sẽ tự động ngắt thiết bị gặp sự cố ra
khỏi mạch điều khiển để bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống. Các thiết bị còn lại
không gặp sự cố vẫn hoạt động bình thường theo chế độ Auto đã được cài đặt. Sau
khi phát hiện sự cố, người vận hành cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự cố trên.
Nếu do bơm nghẹt do cát lắng, hút phải rác hay do vật cản chui vào buồng bơm khiến
bơm không thể hoạt động được. Người vận hành cần tạm ngưng toàn bộ hệ thống,
Tách bơm điều hòa ra khỏi vị trí lắp đặt và tiến hành vệ sinh bơm. Nếu bơm gặp sự
cố về điện như mất pha, vượt tải, chập điện…Người vận hành cần kiểm tra mạch
điện trong tủ điều khiển, kiểm tra các thiết bị, kiểm tra đường dây dẫn từ tủ điểu
khiển đến các thiết bị, kiểm tra phao kiểm soát mực nước…Nếu thấy cần thiết có thể
kiểm toàn bộ hệ thống để tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục sự cố.
Bước 4: Vận hành bơm khử trùng
 Theo chế độ vận hành Man: Người vận hành chỉ cần bật công tắc của bơm khử
trùng nước sang chế độ Man. Nếu vận hành theo chế độ này, người vận hành cần chú
ý kiểm soát nếu nước cạn sẽ cháy bơm.
 Vận hành theo chế độ Auto: Ở chế độ vận hành Auto bơm khử trùng được điều
khiển bằng timer và phao kiểm soát mực nước. Khi vận hành theo chế độ này, người
vận hành mở công tắc của bơm khử trùng sang chế độ Man. Sau khi công tắc được
mở. Nếu trong bể khử trùng đảm bảo đủ lượng nước thải, phao kiểm soát mực nước
trong bể sẽ mở tín hiệu, bơm khử trùng sẽ hoạt động theo thời gian mặc định đã được
cài đặt tại timer Trong trường hợp bể khử trùng không đảm bảo đủ lượng nước thải,
phao kiểm soát mực nước trong bể không báo tín hiệu về tủ điều khiển hệ thống, các
bơm khi được bật lên theo chế độ auto sẽ không hoạt động cho đến khi đảm bảo đủ
lượng nước thải.
 Sự cố & xử lý sự cố: Trong quá trình hoạt động, bơm khử trùng 1 và 2 có thể gặp
phải sự cố như: nghẹt bơm do hút phải rác, cát, vật cản làm cho cánh bơm không
quay, hoặc có sự cố về điện như mất pha hay vượt tải…khiến bơm không thể tiếp tục
vận hành được. Khi gặp các sự cố như trên, còi báo sự cố sẽ báo động, đồng thời

16
Hướng dẫn vận hành HTXLNT sinh hoạt, Q=190m3/ngày.đêm
thiết bị đóng ngắt tự động trong tủ điều khiển sẽ tự động ngắt thiết bị gặp sự cố ra
khỏi mạch điều khiển để bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống. Các thiết bị còn lại
không gặp sự cố vẫn hoạt động bình thường theo chế độ Auto đã được cài đặt. Sau
khi phát hiện sự cố, người vận hành cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự cố trên.
Nếu do bơm nghẹt do cát lắng, hút phải rác hay do vật cản chui vào buồng bơm khiến
bơm không thể hoạt động được. Người vận hành cần tạm ngưng toàn bộ hệ thống,
Tách bơm thoát ra khỏi vị trí lắp đặt và tiến hành vệ sinh bơm. Nếu bơm gặp sự cố
về điện như mất pha, vượt tải, chập điện…Người vận hành cần kiểm tra mạch điện
trong tủ điều khiển, kiểm tra các thiết bị, kiểm tra đường dây dẫn từ tủ điểu khiển đến
các thiết bị, kiểm tra phao kiểm soát mực nước…Nếu thấy cần thiết có thể kiểm toàn
bộ hệ thống để tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục sự cố.
Bước 5: Vận hành bơm lọc áp lực
 Theo chế độ vận hành Man: Người vận hành chỉ cần bật công tắc của bơm lọc sang
chế độ Man. Nếu vận hành theo chế độ này, người vận hành cần chú ý kiểm soát nếu
nước cạn sẽ cháy bơm.
 Vận hành theo chế độ Auto: Ở chế độ vận hành Auto bơm lọc được điều khiển
bằng Timer và phao kiểm soát mực nước. Khi vận hành theo chế độ này, người vận
hành mở công tắc của bơm lọc sang chế độ Auto. Sau khi công tắc được mở. Nếu
trong bể đảm bảo đủ lượng nước thải, phao kiểm soát mực nước trong bể sẽ mở tín
hiệu, bơm lọc sẽ hoạt động theo thời gian mặc định đã được cài đặt tại Timer. Trong
trường hợp bể không đảm bảo đủ lượng nước thải, phao kiểm soát mực nước trong
bể không báo tín hiệu về tủ điều khiển hệ thống, các bơm khi được bật lên theo chế
độ auto sẽ không hoạt động cho đến khi đảm bảo đủ lượng nước thải.
 Sự cố & xử lý sự cố: Trong quá trình hoạt động, bơm lọc 1 và 2 có thể gặp phải sự
cố như: nghẹt bơm do hút phải rác, cát, vật cản làm cho cánh bơm không quay, hoặc
có sự cố về điện như mất pha hay vượt tải…khiến bơm không thể tiếp tục vận hành
được. Khi gặp các sự cố như trên, còi báo sự cố sẽ báo động, đồng thời thiết bị đóng
ngắt tự động trong tủ điều khiển sẽ tự động ngắt thiết bị gặp sự cố ra khỏi mạch điều
khiển để bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống. Các thiết bị còn lại không gặp sự cố vẫn
hoạt động bình thường theo chế độ Auto đã được cài đặt.
Sau khi phát hiện sự cố, người vận hành cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự cố
trên. Nếu do bơm nghẹt do cát lắng, hút phải rác hay do vật cản chui vào buồng bơm

17
Hướng dẫn vận hành HTXLNT sinh hoạt, Q=190m3/ngày.đêm
khiến bơm không thể hoạt động được. Người vận hành cần tạm ngưng toàn bộ hệ
thống, Tách bơm lọc ra khỏi vị trí lắp đặt và tiến hành vệ sinh bơm. Nếu bơm gặp sự
cố về điện như mất pha, vượt tải, chập điện…Người vận hành cần kiểm tra mạch
điện trong tủ điều khiển, kiểm tra các thiết bị, kiểm tra đường dây dẫn từ tủ điểu
khiển đến các thiết bị, kiểm tra phao kiểm soát mực nước…Nếu thấy cần thiết có thể
kiểm toàn bộ hệ thống để tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục sự cố.
Quá trình vận hành hệ thống van lọc gồm các bước sau:
Mỗi bồn lọc được thiết kế lắp đặt gồm 7 van được đánh số như sau:

2 4

1 3 5
6 7

Hình 3: Cụm van bồn lọc áp lực


- Chế độ lọc: Người vận hành mở van 2, 5 và 7. Đóng van 3, 4 và 6.
- Chế độ rửa ngược: Người vận hành mở van 3, 4 và 6. Đóng van 2, 5 và 7.
- Van số 1: Điều chỉnh lưu lượng, luôn ở trạng thái mở.
- Thời gian rửa ngược khoảng 20 – 30 phút, ngày rữa ngược 2 lần: Sáng 8h,
chiều 14h.

18
Hướng dẫn vận hành HTXLNT sinh hoạt, Q=190m3/ngày.đêm
Bước 6: Vận hành bơm bùn
 Theo chế độ vận hành Man: Hệ thống bơm bùn được thiết kế với thời gian hoạt
động ít và ngắn khoảng 15 phút/lần vận hành, không để kéo dài thời gian bơm do bùn
không kịp lắng. Do đó khi vận hành theo chế độ Man, người vận hành chỉ cần bật
công tắc của bơm bùn sang chế độ Man.
 Theo chế độ Auto: Ở chế độ vận hành Auto bơm bùn được vận hành theo điều khiển
bởi timer trong tủ điều khiển hệ thống. Do đó thời gian được cài đặt cho 01 bơm hoạt
động là 15 phút. Khi vận hành ở chế độ này, người vận hành bật công tắc của bơm
bùn sang chế độ Auto. Khi công tắc được bật lên bơm bùn sẽ hoạt động trong khoảng
thời gian 15 phút. Sau khi hoạt động đủ thời gian, bơm bùn sẽ ngưng hoạt động nhờ
thiết bị đóng ngắt tự động trong tủ điều khiển. Thời gian ngưng hoạt động được cài
đặt là 1h. Sau 1h bơm bùn sẽ hoạt động trở lại.
 Sự cố và xử lý sự cố: Trong quá trình hoạt động, bơm bùn thải 1 và 2 có thể gặp
phải sự cố như: nghẹt bơm do hút phải rác, cát, lượng bùn trong bể quá đặc do một
thời gian dài không vận hành bơm bùn hoặc do bơm hút phải vật cản làm nghẹt
buồng bơm và cánh bơm, hoặc có sự cố về điện như mất pha hay vượt tải. Khiến
bơm không thể tiếp tục vận hành được. Khi gặp các sự cố như trên, còi báo sự cố sẽ
báo động, đồng thời thiết bị đóng ngắt tự động trong tủ điều khiển sẽ tự động ngắt
thiết bị gặp sự cố ra khỏi mạch điều khiển để bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống. Các
thiết bị còn lại không gặp sự cố vẫn hoạt động bình thường theo chế độ Auto đã được
cài đặt.
Sau khi phát hiện sự cố, người vận hành cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự cố
trên. Nếu do bơm nghẹt do bùn trong bể quá đặc, hút phải rác hay do vật cản chui
vào buồng bơm khiến bơm không thể hoạt động được. Người vận hành cần lấy bơm
lên và tiến hành vệ sinh bơm, đồng thời chú ý vận hành bơm bùn thước xuyên hơn
(trong trường hợp quên vận hành). Nếu bơm gặp sự cố về điện như mất pha, vượt tải,
chập điện…Người vận hành cần ngắt nguồn cấp điện vào hệ thống, kiểm tra mạch
điện trong tủ điều khiển, kiểm tra các thiết bị, kiểm tra đường dây dẫn từ tủ điểu
khiển đến các thiết bị…Nều thấy cần thiết có thể ngưng vận hành toàn bộ hệ thống
để để kiểm tra và khắc phục.

19
Hướng dẫn vận hành HTXLNT sinh hoạt, Q=190m3/ngày.đêm
Bước 7: Vận hành bơm định lượng hóa chất
 Theo chế độ vận hành Man: Bật công tắc bơm định lượng trên tủ điều khiển hệ
thống sang chế độ Man, thiết bị sẽ hoạt động ngay cả khi không có tải, người vận
hành cần chú ý đến lượng hóa chất trong bồn chứa, để bơm hoạt động trong điều kiện
không có tải dễ làm rách màng bơm. Thường chạy ở chế độ này để kiểm tra thiết bị.
 Theo chế độ Auto: Bật công tắc theo chế độ Auto. Khi công tắc được bật lên bơm sẽ
được kích hoạt nếu đáp ứng đủ điều kiện bơm điều hòa đang chạy và lượng hóa chất
trong bồn chứa vượt mức phao kiểm soát, chỉ cần không đáp ứng được 1 trong 2 điều
kiện trên thì bơm sẽ không được kích hoạt. Lượng hóa chất sẽ được điều chỉnh bằng
núm vặn điều chỉnh lưu lượng trên bơm sao cho đúng với lưu lượng thiết kế. thời
gian hoạt động của bơm định lượng được tính theo thời gian hoạt động của bơm điều
hòa để tối ưu chi phí vận hành cũng như tránh trường hợp hệ thống ngừng hoạt động
mà bơm vẫn chạy, làm ảnh hưởng đến chất lượng nước đầu ra.
 Sự cố & xử lý sự cố: Trong quá trình vận hành bơm định lượng có thể gặp sự cố
như: Nghẹt Ruppe do lượng hóa chất khi pha chưa tan hết trong nước, khi bơm hoạt
động sẽ hút các hạt hóa chất chưa tan gây ra tình trang nghẹt Ruppe. Khi gặp sự cố
trên, người vận hành cần mở nắp bồn pha hóa chất kéo Rubbe của bơm lên và tiến
hành vệ sinh. Nếu gặp sự cố về điện cần ngắt công tắc của thiết bị và tiến hành kiểm
tra mạch điều khiền và nguồn cấp từ tủ điều khiển đến thiết bị.
 PHA HÓA CHẤT
 Sử dụng hóa chất Chlorine độ tinh khiết 70% cho khử trùng

 Đây chỉ là hóa chất tạm tính, sẽ thay đổi phù hợp với lưu lượng, tính chất nước thải khi đi
vào vận hành thử nghiệm.

 Các bước tiến hành như sau:

+ Bước 1: Mở van nước cấp đợi đến khi nước vào đầy 1/2 thùng 500 lít
+ Bước2: Cho 1,5 kg Chlorine nguyên chất vào thùng pha và bật van sục khí
+ Bước3 : Mở van nước cấp tiếp tục cho nước vào đầy thùng pha.
Bước 8: Vận hành quạt hút mùi
 Theo chế độ vận hành Man: Hệ thống được thiết kế gồm 02 quạt hút hoạt động
luân phiên (1 cái chạy, 1 cái nghỉ). Ở chế độ vận hành Man, người vận hành chỉ cần

20
Hướng dẫn vận hành HTXLNT sinh hoạt, Q=190m3/ngày.đêm
cho quạt hút 1 hoặc 2 hoạt động. Tuy nhiên thời gian hoạt động của mỗi máy thường
không quá 2h.
 Theo chế độ vận hành Auto: Ở chế độ vận hành Auto quạt hút được điều khiển
bằng timer, người vận hành bật đồng thời công tắc của 2 máy sang chế độ Auto. Sau
khi công tắc đã được bật lên, quạt hút 1 sẽ hoạt động trong khoảng thời gian là 1h.
Sau khi họat động đủ 1h, máy 1 sẽ ngưng hoạt động, quạt hút 2 sẽ bắt đầu hoạt động
và ngược lại. Hai máy sẽ thay phiên nhau hoạt động.
 Sự cố & xử lý sự cố: Trong quá trình vận hành, nếu một trong 2 máy gặp sự cố hỏng
hóc, mất pha, hoặc vượt tải…không thể hoạt động được. Còi báo sự cố sẽ báo động,
đồng thời thiết bị đóng ngắt tự động bên trong tủ điều khiển sẽ tự động ngắt máy gặp
sự cố ra khỏi mạch điều khiển để bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống. Các thiết bị còn
lại không gặp sự cố vẫn hoạt động bình thường theo chế độ Auto đã được cài đặt.
Ngoài ra người vận hành có thể sử dụng công tắc khẩn cấp để ngắt toàn bộ mạch điều
khiển hệ thống để đảm bảo an toàn. Sau khi đã phát hiện sự cố, người vận hành cần
ngắt nguồn điện toàn bộ hệ thống. Sau đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự cố và
khắc phục sự cố trên, sau khi khắc phục phải đảm bảo an toàn mới tiếp tục đưa vào
vận hành. Trong trường hợp thiết bị hư hỏng thì tách hoàn toàn thiết bị đó ra khỏi hệ
thống trước khi tiến hành sửa chữa

Bước 9: Vận hành quạt tản nhiệt


 Theo chế độ vận hành Man: Bật công tắc quạt tản nhiệt trên tủ điều khiển hệ thống
sang chế độ Man, thiết bị sẽ hoạt động ngay, người vận hành cần chú ý không cho
quạt hoạt động 24/24. Thường chạy ở chế độ này để kiểm tra thiết bị.

 Theo chế độ vận hành Auto: Ở chế độ vận hành Auto quạt tản nhiệt được điều
khiển bằng timer, người vận hành bật đồng thời công tắc của quạt tản nhiệt sang chế
độ Auto. Sau khi công tắc đã được bật lên, quạt tản nhiệt sẽ hoạt động trong khoảng
thời gian là 16h. Sau khi họat động đủ 16h, quạt sẽ ngưng hoạt động 8h. Sau khi
ngưng hoạt động 8h quạt tản nhiệt sẽ tiếp tục hoạt động.
 Sự cố & xử lý sự cố: Trong quá trình vận hành, nếu gặp sự cố hỏng hóc, mất pha,
hoặc vượt tải…không thể hoạt động được. Còi báo sự cố sẽ báo động, đồng thời thiết
bị đóng ngắt tự động bên trong tủ điều khiển sẽ tự động ngắt máy gặp sự cố ra khỏi
mạch điều khiển để bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống. Các thiết bị còn lại không

21
Hướng dẫn vận hành HTXLNT sinh hoạt, Q=190m3/ngày.đêm
gặp sự cố vẫn hoạt động bình thường theo chế độ Auto đã được cài đặt. Ngoài ra
người vận hành có thể sử dụng công tắc khẩn cấp để ngắt toàn bộ mạch điều khiển hệ
thống để đảm bảo an toàn. Sau khi đã phát hiện sự cố, người vận hành cần ngắt
nguồn điện toàn bộ hệ thống. Sau đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự cố và khắc
phục sự cố trên, sau khi khắc phục phải đảm bảo an toàn mới tiếp tục đưa vào vận
hành. Trong trường hợp thiết bị hư hỏng thì tách hoàn toàn thiết bị đó ra khỏi hệ
thống trước khi tiến hành sửa chữa

Trường hợp vì lý do phải tạm ngưng vận hành hệ thống (mất điện, sự cố kỹ thuật, bảo
trì hệ thống…) thực hiện các thao tác sau:
 Tắt toàn bộ các công tắc của từng thiết bị.
 Tắt CB nguồn điện cấp vào trạm.
 Kiểm tra hệ thống điện điều khiển.
 Viết nhật ký chung cho trạm xử lý, ký lưu tại nhật ký trạm.
Chú ý: khi gặp sự cố kỹ thuật nhân viên vận hành có thể tắt công tắc an toàn cho toàn
bộ hệ thống ngừng hoạt động.

22
Hướng dẫn vận hành HTXLNT sinh hoạt, Q=190m3/ngày.đêm

CHƯƠNG III
BẢO TRÌ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
I. BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG MÁY MÓC, THIẾT BỊ
I.1. Mục đích
 Bảo trì thiết bị máy móc tiến hành theo định kỳ để đảm bảo sự vận hành các thiết bị
máy móc được liên tục
 Việc bảo trì nhằm hạn chế, phòng ngừa những sự cố rủi ro do máy móc thiết bị gây
nên, làm ảnh hưởng đến việc vận hành hệ thống xử lý nước thải
 Thực hiện các công tác kiểm tra định kỳ sẽ giúp bảo quản máy tốt và không làm ảnh
hưởng đến quá trình vận hành của hệ thống
 Lập báo cáo hiện trạng hoạt động của hệ thống cũng như đề xuất phương án sửa
chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị hoặc thay mới khi cần thiết nhằm đảm bảo cho hệ
thống hoạt động hiệu quả.
I.2. Nguyên tắc chung
 Kiểm tra thiết bị máy móc trước khi khởi động
 Kiểm tra tủ điện và các CB trước khi khởi động thiết bị
I.2.1. Các loại bơm
I.2.1.1. Đặc tính thiết bị
 Nhiệm vụ: Bơm nước thải, bơm bùn hỗn hợp bùn và nước,
 Phương thức vận hành: Gián đoạn, liên tục
 Vị trí lắp đặt: Bể tách dầu mở, bể điều hòa, bể lắng, bể khử trùng
I.2.1.2. Bảo trì và bảo dưỡng

THỜI GIAN NỘI DUNG KIỂM TRA

- Kiểm tra trình trạng làm việc của bơm


Hằng tuần 
- Đo cường độ dòng điện và điện áp

Hằng tháng - Vệ sinh thân bơm và buồng bơm 

1 năm - Kiểm tra dầu bôi trơn (sau 6000 giờ hoặc 12 tháng) 

2 năm - Thay dầu bôi trơn và phốt (sau 9000 giờ hoặc 24 tháng) 

 Khi để trong bể nước thải nên vận hành bơm ít nhất 1 lần/tuần, nếu ngưng lâu thì
không nên để trong bể nước thải và phải kiểm tra lại thật kĩ trước khi vận hành.

23
Hướng dẫn vận hành HTXLNT sinh hoạt, Q=190m3/ngày.đêm
Kiểm tra và thay dầu bôi trơn
 Loại dầu sử dụng: Theo catalogue của bơm nước thải
 Sự số và hướng khắc phục

Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục

Mất điện trong hệ thống Kiểm tra nguồn cấp điện

Chưa nối điện Kiểm tra lại điểm nối điện

Đấu điện chưa đúng pha Kiểm tra các pha đấu điện

Bơm không hút Aptomat tự ngắt điện hay cầu chì bị cháy Kiểm tra nguyên nhân, thay
nước (Động cơ cầu chì và đóng aptomat
không quay)
Phao báo mực nước dưới mức hoạt động Kiểm tra phao báo mực
nước có đang ở mức on hay
không

Máy nóng (rơle nhiệt đã bị kích hoạt – Máy nguội sẽ hoạt động lại
Dùng cho máy 1 pha và 3 pha)

Nghẹt đường ống Kiểm tra lại đường ống

Bơm nước Kẹt rác trong bơm, trong đầu lọc Vệ sinh đầu lọc và bơm
không lên nước
(Động cơ quay) Van một chiều bị kẹt Kiểm tra van

Ngược pha Kiểm tra lại các pha

Hệ thống đường ống, van, bộ lọc bị ngẹt Vệ sinh lại hệ thống

Bơm hoạt động Mực nước thấp Tắt bơm và hạ thấp crêphin
nhưng nước lên (van hút)
yếu Rò rỉ đường ống Kiểm tra khớp nối

Áp quá cao Kiểm tra lại cột áp hệ thống

Bơm dừng sau


Giữ nhiệt độ của nước trong
một thời gian Nhiệt độ nước quá cao
ngưỡng hoạt động của bơm
hoạt động

Lưu lượng quá lớn Giảm lưu lượng

Bơm rung và ồn Vòng bi kêu Thay thế vòng bi

Quạt gió cạ nắp chụp gió Lắp lại nắp chụp gió

24
Hướng dẫn vận hành HTXLNT sinh hoạt, Q=190m3/ngày.đêm
I.3.2. Máy thổi khí
I.3.2.1. Đặc tính thiết bị
 Nhiệm vụ: Sục khí bể điều hòa, cung cấp O2 cho bể sinh học, khuấy trộn hóa chất
 Phương thức vận hành: Gián đoạn, liên tục
 Vị trí lắp đặt: Khu vực nhà điều hành
I.3.2.2. Bảo trì và bảo dưỡng

THỜI GIAN NỘI DUNG KIỂM TRA

- Kiểm tra dây Curo


Hằng tuần 
- Kiểm tra chất làm ô nghiễm bộ lọc và làm sạch nếu cần

- Kiểm tra mức dầu


Hằng tháng 
- Thay dầu, mỡ bò

- Kiểm tra tiếng ồn và độ rung


Hằng quý 
- Lau chùi vệ sinh

Nửa năm - Thay bộ lọc 

Hằng năm - Kiểm tra van an toàn 

 Sự cố và hướng khắc phục

Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục


Do dây đai bị nhiễm bẩn Làm sạch hay thay mới
Máy thổi khí
Bụi bám vào đầu hút Làm sạch và thông đầu hút
nóng
Quá tải Điều chỉnh hay tháo bớt
Rò rỉ trên đường ống Làm sạch các khớp nối
Khí thoát ra van an toàn Chỉnh lại van an toàn
Thay thế hoặc làm sạch
Dòng khí ra ít Ống giảm ồn bị nghẹt
ống giảm ồn
Đây đai bị trượt Chỉnh căng lại dây đai
Chỉnh lại và rửa sạch chốt
Áp suất tăng không bình thường
cho bạc đạn
Dây đai bên Kiểm tra kỹ hay thay mới
Mòn dây đai
ngoài rung nếu cần
Động cơ máy Quá tải Điều chỉnh áp suất ra

25
Hướng dẫn vận hành HTXLNT sinh hoạt, Q=190m3/ngày.đêm
thổi khí nóng Cải thiện thiết bị cung cấp
Nguồn điện không ổn định
điện
Dầu chảy Dầu trong hộp số nhiều Chỉnh lại mức dầu
I.3.3. Bơm định lượng
I.3.3.1. Đặc tính thiết bị
 Nhiệm vụ: Bơm hóa chất
 Phương thức vận hành: Gián đoạn, liên tục
 Vị trí lắp đặt: Khu vực nhà điều hành
I.3.3.2. Bảo trì và bảo dưỡng

THỜI GIAN NỘI DUNG KIỂM TRA

Hằng tuần - Định kỳ kiểm tra rung động hay tiếng ồn bất thường 

Hằng tháng - Kiểm tra mức dầu 

Hằng quý - Bôi trơn trục 

Nửa năm - Thay dầu 

 Sự cố và hướng khắc phục

Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục


Lưu lượng thấp Lỗi do màng Thay màng
Rò rỉ Van bi hay lò xo bị lỗi Thay van bi hoặc lò xo
I.3.4. Quạt hút ly tâm, quạt hướng trục
I.3.4.1. Đặc tính thiết bị
 Nhiệm vụ: Hút mùi phát sinh từ các bể để đưa vào tháp xử lý mùi, tản nhiệt cho hộp
chống ồn
 Phương thức vận hành: Gián đoạn, liên tục
 Vị trí lắp đặt: Khu vực nhà điều hành
I.3.4.2. Bảo trì và bảo dưỡng

THỜI GIAN NỘI DUNG KIỂM TRA

- Kiểm tra mức dầu/mỡ


Hằng tháng 
- Bôi trơn trục

26
Hướng dẫn vận hành HTXLNT sinh hoạt, Q=190m3/ngày.đêm
- Kiểm tra rung động hay tiếng ồn bất thường

Hằng quý - Thay dầu/mỡ bôi trơn 

 Sự cố và hướng khắc phục

Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục


Không có điện Kiểm tra điện
Motor không làm
việc Tủ điều khiển bị lỗi Kiểm tra tủ điện điều khiển
Bị nghẹt Kiểm tra motor
Khô dầu Thêm dầu
Motor rung và ồn
Đặt không vững Đặt lại cho vững
* LƯU Ý:
 Đối với trường hợp các thiết bị, máy móc có biểu hiện xuống cấp do hoạt động
quá tải trong một thời gian dài hoặc quá thời gian sử dụng thì cần phải thay mới
thiết bị để đảm bảo cho việc vận hành hệ thống được liên tục và ổn định.
I.3.5. Xử lý các vấn đề bất thường khác

HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN BIỆN PHÁP

Chiều quay Cách đấu dây động cơ Đấu lại dây cho đúng
không đúng không đúng
Thiếu dầu bôi trơn Bổ sung dầu bôi trơn
Ổ quay nóng Dầu bôi trơn dơ bẩn Thay dầu
Trục khuỷu lắp sai Tháo ra và lắp lại
Sử dụng dầu bôi trơn có Sử dụng dầu có độ nhớt
độ nhớt cao nhẹ hơn
Vòng quay chậm Sụt áp Liên hệ với công ty điện
hoặc lắp máy biến áp
KHI MÁY Cực than bị mòn Thay cực than
ĐANG VẬN Trục khuỷu bị cong Chuyển về công ty sửa
Máy rung động
HÀNH chữa
Van lắp lỏng Siết đai ốc và bulông
Tiếng ồn bất bình Pittông chạm nắp xilanh Đặt thêm đệm lót vào
thường đầu xilanh
Ổ quay bị lỏng Sửa chữa hoặc thay mới
Áp suất không Lá van mòn Sửa chữa hoặc thay lá
thể tăng cao hoặc van
tăng đến một Lò xo van yếu Thay lò xo
mức nào đó Lá van bị bẩn Tháo và vệ sinh lá van
không thể tăng Rò rỉ van an toàn Sửa chữa hoặc thay thế
được nữa Rò rỉ từ các lỗ bulông Siết chặt bulông đai ốc

27
Hướng dẫn vận hành HTXLNT sinh hoạt, Q=190m3/ngày.đêm

HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN BIỆN PHÁP

Bề mặt tiếp xúc lá van Tháo và làm sạch bề mặt


không phẳng
Rò rỉ từ xecmăng pittông Thay xecmăng mới
Đệm kín không đạt (đệm Thay đệm mới
quá dầy)
Rò rỉ các van xả (khí, Thay mới
nước)
Đồng hồ đo áp bị hỏng Thay mới đồng hồ
Đồng hồ đo áp Xecmăng pittông bị mòn Thay mới
không chính xác Piitông bị mòn
Xilanh bị mòn
Áp suất sử dụng quá cao Giảm bớt áp suất sử
dụng
Dây đai bị trượt Độ căng dây đai không Điều chỉnh lại độ căng
phù hợp dây đai
Dây đai mòn Thay dây đai mới
Áp suất sử dụng vượt quá Giảm áp suất sử dụng
áp suất thiết kế, dẫn đến
quá tải cho động cơ điện
Nhiệt độ động cơ
Pittông bị cháy Sửa chữa đầu nén
điện quá cao
Ổ quay bị cháy Sửa chữa hoặc thay thế
Sụt áp Liên hệ nhà máy điện
hoặc lắp máy biến thế
Cúp điện Liên hệ nhà máy điện
Dây điện bị đứt Thay dây điện
Không hoạt động
Động cơ điện bị hư hỏng Liên hệ nhà máy cung
cấp môtơ
KHI MÁY
Cầu chì quá nhỏ Thay cầu chì lớn
KHÔNG
Đấu dây sai Đấu dây đúng
THỂ HOẠT
Động cơ điện quá tải Giảm tải động cơ điện
ĐỘNG
Cầu chì dễ đứt Rò rỉ van xả dầu nén dẫn Tháo và sửa chữa van xả
đến động cơ điện quá tải dầu nén
Trục khuỷu của máy nén Tháo và sửa chữa trục
quá chặt khuỷu
II. GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI SAU XỬ LÝ
Giám sát chất lượng nước từ hệ thống xử lý nước thải bao gồm:
 Lấy mẫu, phân tích chất lượng nước định kỳ sau khi đã xử lý.
 Theo dõi tình trạng hoạt động của các công trình đơn vị trong hệ thống để đảm bảo
quá trình vận hành luôn ở trong tình trạng hoạt động ổn định.
 Ghi nhận số liệu và lập báo cáo kết quả giám sát định kỳ hàng tháng.

28
Hướng dẫn vận hành HTXLNT sinh hoạt, Q=190m3/ngày.đêm
III. KIỂM TRA BÙN VI SINH
III.1.VI SINH ĐANG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ỔN ĐỊNH
Đối với trường hợp vi sinh trong giai đoạn đầu nuôi cấy đến lúc ổn định theo cảm quan có
thể nhận biết qua các điểm sau:
 Giá thể Biochip bắt đầu chìm xuống
 Trên giá thể Biochip bắt đầu xuất hiện bông bùn màu nâu và nâu đậm
 Bùn vi sinh chuyển dần sang màu nâu và nâu đậm
 Không phát sinh mùi hôi ở bể vi sinh
III.2.VI SINH MẤT HOẠT TÍNH
Đối với trường hợp vi sinh mất hoạt tính theo cảm quan có thể nhận biết qua các điểm sau:
 Phát sinh mùi hôi ở bể vi sinh
 Bùn vi sinh ở dạng lơ lửng cùng với bùn vi sinh bám trên giá thể Biochip chuyển
sang màu đen
 Bọt nổi nhiều trên mặt bể vi sinh, bọt có hiện tượng nhớt và có nhiều bùn vi sinh trên
bông bọt
* LƯU Ý:
- Để bảo vệ hệ vi sinh: Hạn chế đến mức tối thiểu các chất có tính tẩy rửa mạnh,
các chất mang tính khử trùng sát khuẩn ( chất tẩy rửa hầm cầu, chất tẩy rửa sàn
diệt khuẩn, nước javel thuốc tẩy rửa quần áo….) vào hệ thống xử lý nước thải.
- Để duy trì hiệu quả của hệ thống: Yêu cầu vận hành thường xuyên, cung cấp
dưỡng khí đầy đủ trong bể sinh học

Phạm vi trách nhiệm


 Cán bộ trực tiếp vận hành hệ thống xử lý nước thải của nhà máy có trách nhiệm thực
hiện việc vận hành theo đúng qui trình trên.
 Đối với người lạ, không có trách nhiệm không được tự ý điều khiển tủ điện và các
thiết bị, máy móc, van điều khiển… khi không có sự đồng thuận của cán bộ vận
hành.
 Trường hợp có sự cố kỹ thuật xảy ra mà cán bộ vận hành không thể xử lý, cần liên hệ
ngay với đơn vị tư vấn GREE trong giờ hành chính để khắc phục.

29

You might also like