You are on page 1of 7

1. Tính chất nước thải trước và sau xử lý tại bệnh viện Bangkok, Thái Lan.

Bảng 1. Gía trị nồng độ của các thông số ô nhiễm trước và sau khi xử lý.

STT Thành phần Đơn vị Đầu vào Đầu ra


1 PH 6.2 6.7
2 COD mg/L 167.2 35.5
3 BOD mg/L 98.6 2.1
4 SS mg/L 90.3 ND
5 TOC mg/L 52.3 5.3
6 TN mg/L 42.7 17.1
7 TKN mg/L 41.2 1.1
8 NH3-N mg/L 36.0 0.5
9 Diclofenac (DCF) µg/L 3.81 5.72
10 Sulfamethoxazole (SMX) µg/L 27.62 5.95
11 Trimethoprim (TMP) µg/L 32.40 6.46
12 Carbamazepine (CBZ) µg/L 7.50 14.59
13 Tramadol (TMD) µg/L 102.33 87.60
14 Naproxen (NPX) µg/L 51.76 9.18
15 Propanolo (PPL) µg/L 5.45 8.60
16 Ibuprofen (IBF) µg/L 36.50 ND
17 17b-Estradiol (E2) µg/L 128.19 ND
18 Triclosan (TCS) µg/L 40.31 ND
19 Gemfibrozil (GFZ) µg/L 50.82 27.55
(Nguồn tham khảo: Prasertkulsak, S., et al., Removals of pharmaceutical compounds from
hospital wastewater in membrane bioreactor operated under short hydraulic retention time,
Chemosphere (2016).)

Ghi chú:

ND: xử lý hoàn toàn đạt 100% .

2. Quy định Tính chất nước thải đầu ra.


Nước thải đầu ra đạt quy chuẩn theo cột A của QCVN 28:2010/BTNMT.
Bảng 2. Quy định giá trị nồng độ của các thông số ô nhiễm trong QCVN 28:2010/BTNMT.

Giá trị C
TT Thông số Đơn vị
CỘT A

1 pH - 6,5 – 8,5

2 BOD5 (20oC) mg/l 30

3 COD mg/l 50

Tổng chất rắn lơ lửng


4 mg/l 50
(TSS)

5 Sunfua (tính theo H2S) mg/l 1,0

6 Amoni (tính theo N) mg/l 5

7 Nitrat (tính theo N) mg/l 30

8 Phosphat (tính theo P) mg/l 6

9 Dầu mỡ động thực vật mg/l 10

10 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1

11 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0

12 Tổng coliforms MPN/ 100ml 3000

13 Salmonella Vi khuẩn/ 100 ml KPH

14 Shigella Vi khuẩn/ 100ml KPH

15 Vibrio cholera Vi khuẩn/ 100ml KPH


(Bộ Tài nguyên và Môi trường, QCVN 28:2010/BTNMT)

3. Đề xuất sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện công suất 1000m3/ngày.
a. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ 1: XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN BẰNG
BÙN HOẠT TÍNH TRONG BỂ HIẾU KHÍ (AEROTANK)
NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

SONG CHẮN RÁC

BỂ ĐIỀU HÒA

MÁY THỔI KHÍ BỂ LẮNG 1

BỂ AEROTANK BỂ NÉN BÙN

BỂ LẮNG 2

CHLORINE BỂ KHỬ TRÙNG BỂ CHỨA BÙN

NGUỒN TIẾP NHẬN

Thuyết minh sơ đồ công nghê ̣:

Nước thải từ các bể phốt, khu vệ sinh ở các khoa, phòng, buồng bệnh được thu
gom qua hệ thống cống thu đến bể điều hoà có lắp thiết bị song chắn rác nhằm loại
bỏ các vật có kích thước lớn như bơm tiêm, mảnh thuỷ tinh vỡ, bông gạc, đồ vải,...
để đảm bảo cho máy móc, thiết bị và các công trình phía sau hoạt động có hiệu
quả.

Bể điều hoà làm nhiệm vụ điều hoà lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong nước thải.
Tại đây, nước thải được khuấy trộn và làm thoáng sơ bộ nhờ hệ thống sục khí, sau
đó được bơm lên bể lắng đợt 1 (bể lắng sơ cấp). Các bông cặn bẩn, chất rắn có khả
năng lắng sẽ lắng xuống đáy và được đưa đến bể thu bùn.

Nước phần trên đi đến bể hiếu khí, tại bể này hàm lượng bùn hoạt tính được duy trì
lơ lửng để oxy hoá các chất bẩn, hợp chất hữu cơ thành những chất ổn định tạo
bông cặn dễ lắng. Môi trường hiếu khí trong bể đạt được nhờ sử dụng hệ thống sục
khí nhằm duy trì hỗn hợp lỏng trong thiết bị luôn ở chế độ khuấy trộn hoàn toàn
với không khí. Sau một thời gian lưu nhất định, hỗn hợp sinh khối được đưa sang
bể lắng đợt 2 (lắng thứ cấp).

Tại bể lắng đợt 2, bùn được lắng xuống tách ra khỏi nước đã xử lý và một phần
bùn lắng tuần hoàn trở lại bể hiếu khí để duy trì nồng độ bùn hoạt tính trong bể.
Phần nước sạch sau khi được lắng tại bể lắng đợt 2 qua bể khử trùng với dung dịch
Chlorine được định lượng bơm vào, hoặc qua bể sục ô zôn. Nước thải sau khi xử lý
được xả ra môi trường.

Phần bùn tạo ra từ bể lắng đợt 1, bể lắng đợt 2 được xả định kỳ nhờ áp lực thuỷ
tĩnh, bùn được tháo xuống bể nén bùn. Tại bể nén, bùn được giảm thể tích và tự
phân huỷ, diệt trừ các vi sinh gây bệnh. Bùn đã được nén giảm thể tích được
chuyển đến bể chứa bùn và định kỳ đem chôn tại bãi chôn lấp.

 ƯU ĐIỂM:
- Xử lý hiệu quả nước thải có thành phần hữu cơ (BOD, COD) và amoni cao;
- Kết cấu thiết bị đơn giản nên chi phí đầu tư thấp;
- Thiết bị hoạt động tự động không tốn nhiều nhân công vận hành;
 NHƯỢC ĐIỂM:
- Chi phí đầu tư cho hệ thống khoảng từ 15 - 18 triệu đồng/m3 nước thải;
- Dễ xảy ra hiện tượng bùn khó lắng làm giảm hiệu quả xử lý nước thải. Để khắc
phục tình trạng này đòi hỏi nhân viên vận hành có kiến thức và trình độ tốt;
- Tiêu hao nhiều điện năng để cung cấp không khí cưỡng bức, chi phí vận hành
cao; không thể vận hành nếu mất điện;
- Có thể phát tán tiếng ồn, mùi hôi và vi sinh vật gây bệnh ra môi trường nếu
không vận hành đúng cách;
- Cần thời gian khá lâu để hệ bùn hoạt tính hoạt động lại bình thường sau sự cố.

b. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ 2 : ANOXIC+ OXIC +MBR.

NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

SONG CHẮN RÁC


MÁY THỔI KHÍ BỂ ĐIỀU HÒA

MÁY KHUẤY BỂ THIẾU TUẦN


KHÍ(Anoxic) HOÀN
CHÌM NƯỚC
TUẦN TÁCH
HOÀN BÙN
BÙN
BỂ HIẾU KHÍ( OXIC)

BỂ LỌC MÀNG
NƯỚC RỬA MBR
MÀNG

BỂ LẮNG BÙN

HÓA CHẤT BỂ KHỬ TRÙNG


NaClO

NGUỒN TIẾP NHẬN


QCVN 28:2010/BTNMT CỘT A
Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

Toàn bộ nước thải Y tế từ các khu bệnh nhân, khu chữa trị dẫn tập trung đến trạm
xử lý. Đầu tiên nước thải qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô có kích
thước 10 mm như bao ni lông, giấy, vải vụn, sợi,.... Nếu không loại bỏ rác có thể
gây tắc nghẽn đường ống, mương dẫn hoặc hư hỏng bơm. Công nhân vận hành nên
thường xuyên lấy rác bằng kẹp gắp hoặc cào tay.
Nước sau khi qua song chắn rác tự chảy vào bể điều hòa có khuấy trộn cơ khí. Bể
điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm của nước
thải tạo chế độ làm việc ổn định cho các công trình xử lý tiếp theo.

Sử dụng phương pháp phân hủy sinh học, thiếu khí và hiếu khí để loại bỏ các chất
hữu cơ có trong nước thải.
Quá trình thiếu khí sử dụng máy khuấy chìm nhằm mục đích khử N-NO3– có
trong nước thải;
Quá trình hiếu khí sử dụng máy thổi khí tạo quá trình oxh hiếu khí các chất hữu cơ
và quá trình nitrat hóa diễn ra nhằm mục đích khử COD; BOD; N-NH4+ NO3- (
được tuần hoàn về lại bể thiếu khí để xử lý NO3-),… có trong nước thải.

Tiếp theo đó Lọc qua màng lọc MBR ( màng nhúng chìm trong bể), vật liệu màng
là loại Màng sợi rỗng Poly vinyldene Florua (PVDE) giúp tăng hiệu quả xử lý sinh
học do mật độ vi sinh cao, lọc một phần vi trùng gây bệnh, các chất kháng sinh và
hầu hết cặn SS.

Nước thải qua màng lọc tới bể khử trùng để dùng hóa chất NaOCl tiêu diệt hoàn
toàn các vi trùng gây bệnh trước khi xả nước thải vào nguồn tiếp nhận đạt QCVN
28:2010/BTNMT theo CỘT A.

 ƯU ĐIỂM:

Xử lý nước thải y tế (bệnh viện) đạt hiệu quả cao, nước thải sau xử lý đạt quy
chuẩn về nước thải y tế. Xử lý được hầu hết các thành phần gây ô nhiễm và
lượng lớn các loại kháng sinh có trong nước thải.

- Chi phí vận hành và quản lý thấp.


- Có thể di dời hệ thống xử lý một cách dễ dàng, tiện bố trí lại.
- Khi mở rộng quy mô, tăng công suất, có thể nối lắp thêm các module hợp
khối mà không cần phải tháo dỡ, thay thế.
- Các module kín nên dễ dàng tạo mỹ quan, không phát tán mùi khó chịu.
- Không gian lắp đặt nhỏ.
- Màng lọc MBR được phủ một lớp polymer thấm nước thuộc nhóm hydroxyl

nên tuổi thọ cao, đảm bảo được độ bền và độ ổn định của hệ thống xử lý.
 NHƯỢC ĐIỂM

- Tổng chi phí lắp đặt cao.

c. Lựa chọn sơ đồ công nghệ.

Vì là lưu lượng đầu vào của nước thải bệnh viện tương đối cao đồng nghĩa với
thành phần ô nhiễm tương đối lớn, trong đó lượng kháng sinh nhiều đáng kể.
Với những ưu, nhược điểm nhận xét ở các sơ đồ công nghệ đề xuất trên nhóm
thống nhất lựa chọn sơ đồ công nghệ 2 đó là:CÔNG NGHỆ ANOXIC+OXIC
+MBR. Mặc dù giá thành lắp đặt cao nhưng việc vận hành lại đơn giản và xử
lý các thành phần ô nhiễm đạt hiệu quả cao hơn, đặc biệt là thành phần kháng
sinh có trong nước thải bệnh viện.

You might also like