You are on page 1of 7

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA HÓA

MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

------

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

TỔNG HỢP VÀ ĐẶC TRƯNG VẬT LIỆU

KẾT HỢP ZEOLITE Y VÀ MCM-41

Họ tên học viên cao học:

Chuyên ngành:

Mã số:

Cán bộ hướng dẫn:

TP Hồ Chí Minh, tháng năm

0
MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN .......................................................................................2
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................3
3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI CỦA VẤN ĐỀ SẼ ĐI SÂU ...........................................3
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................4
5. NƠI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ................................5
6. THỜI GIAN THỰC HIỆN (dự kiến) ..........................................................................5
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................6

1
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

Zeolit thuộc nhóm vật liệu vi xốp được phát hiên vào năm 1756 bởi Cronstedt –
một nhà khoa học người Thụy Điển [7]. Trong gần nửa thế kỷ qua, zeolit tổng hợp đã
được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp hoá học như là một chất hấp phụ, chất trao đổi
ion và chất xúc tác rất hiệu quả và đa dạng. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, người ta
càng ngày càng phát hiện khuyết điểm của loại vật liệu này. Đó là kích thước mao quản
tương đối nhỏ nên zeolit bị hạn chế trong việc hấp phụ và chuyển hoá các phân tử lớn.
Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, các nhà khoa học đã tổng hợp được một loại vật
liệu xốp mới với các mao quản trung bình (MQTB) có độ đồng đều và độ trật tự cao.
Vật liệu này thường được tổng hợp theo hướng khuôn tinh thể lỏng với kích thước mao
quản có thể đạt đến 100Å [5]. Vật liệu xốp MQTB đã mở ra triển vọng mới cho ngành
công nghệ xúc tác. Với bề mặt riêng lớn, cấu trúc mao quản với độ trật tự cao, kích
thước mao quản lớn cho phép các phân tử lớn có thể dễ dàng khuếch tán và tham gia
phản ứng bên trong mao quản. Tuy nhiên nhược điểm của vật liệu này là chúng có độ
độ axit yếu và độ bền thuỷ nhiệt kém do thành mao quản có cấu trúc vô định hình [1].
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã cố gắng tìm những cách khác
nhau để tận dụng các ưu điểm của hai loại vật liệu vi mao quản và MQTB [4]. Năm
1997, Kloetstra K. R và cộng sự [7] lần đầu tiên tổng hợp thành công vật liệu kết hợp
như vậy, bằng cách tổng hợp MQTB Al-MCM-41, rồi dùng phương pháp trao đổi ion
và thủy nhiệt để tinh thể hóa một phần thành mao quản, tạo ra vật liệu chứa đồng thời
vi mao quản và MQTB [1, 7, 8, 10]. Từ đó mở ra hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng
là tinh thể hóa thành mao quản vật liệu MQTB bằng zeolite. Sau đó có nhiều công trình
khác nghiên cứu việc đưa mầm zeolite để tinh thể hóa thành MQTB [1, 8, 10]. Trong
các zeolite, zeolite Y được quan tâm vì nó là hợp phần quan trọng của xúc tác cracking
pha lưu thể (fluid catalytic cracking) các hydrocarbon [2]. Nghiên cứu của Li và cộng
sự [8] cho thấy mầm zeolite Y có thể kết hợp với CTAB để tạo các ống MQTB ngay
sau khi chúng được trộn vào nhau, nhưng cả aluminosilicate với mức độ polymer hóa
thấp hoặc tinh thể zeolite Y đều không kết hợp tốt với CTAB để tạo ống MQTB. Jiang
và cộng sự [10] cho rằng MCM-41 tinh thể hóa bằng zeolite Y điều chế từ mầm zeolite
Y và CTAB tạo thành tốt nhất khi xử lý thủy nhiệt ở 120oC trong 48 giờ. Hầu hết các

2
nghiên cứu theo hướng này đều dùng CTAB và dung dịch chứa mầm zeolite Y [1, 8,
10], nhưng chưa có công bố nào về tỉ lệ mầm vi tinh thể zeolite Y tối ưu trong việc tạo
MQTB.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của nghiên cứu:
Xúc tác cho phản ứng cracking trong hóa dầu đòi hỏi phải có độ bền nhiệt và thủy
nhiệt cao, có nhiều tâm axit mạnh, đường kính mao quản lớn. Vật liệu MQTB kết hợp
zeolite ở thành mao quản hứa hẹn sẽ là loại vật liệu xúc tác khắc phục được nhược điểm
của zeolit và MQTB, đồng thời lại phát huy được những ưu điểm của chúng, có thể ứng
dụng trong phản ứng cracking các phân tử hydrocarbon có kích thước lớn, thu được các
sản phẩm có trị số octan cao và các sản phẩm nhẹ làm nguyên liệu cho ngành tổng hợp
hữu cơ [2].
2.2. Mục tiêu thực nghiệm:
Như đã đề cập, các công bố tổng hợp vật liệu MQTB kết hợp zeolite trước đây
đều dùng CTAB và dung dịch chứa mầm zeolite Y [1, 8, 10], chưa có công bố nào dùng
mầm zeolite Y và dung dịch natrisilicate cũng như quan tâm đến tỉ lệ mầm vi tinh thể
zeolite Y tối ưu trong việc tạo MQTB. Do đó trong nghiên cứu này chúng tôi sẽ tiến
hành điều chế vật liệu MQTB kết hợp zeolite Y từ mầm zeolite Y và dung dịch
natrisilicate, đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng của lượng mầm zeolite Y đến sự tạo
thành cấu trúc lục lăng của MCM-41 cũng như nghiên cứu độ bền thủy nhiệt và tính
axit của vật liệu này so với MCM-41. Ngoài ra, vật liệu tạo thành cũng được thử hoạt
tính xúc tác cracking các phân tử hydrocarbon có kích thước lớn. Kết quả thực nghiệm
sẽ cho thấy mối quan hệ giữa tỉ lệ mầm zeolite đến các tính chất hóa lý và khả năng xúc
tác của vật liệu điều chế.
3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI CỦA VẤN ĐỀ SẼ ĐI SÂU
Nội dung nghiên cứu
1) Tổng hợp mầm zeolit Y bằng phương pháp thủy nhiệt theo mô tả của Jiang và
cộng sự [10].

3
2) Tổng hợp MCM-41 và zeoliteY-MCM-41 từ mầm zeolit Y và natrisilicate với tỉ
lệ mầm thay đổi và đặc trưng tính chất các sản phẩm bằng các phương pháp vật
lý: đẳng nhiệt hấp phụ, XRD, SEM, độ bền thủy nhiệt, giải hấp NH3…
3) Thử nghiệm hoạt tính xúc tác các sản phẩm bằng phản ứng cracking cumene.
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Đẳng nhiệt hấp phụ - giải hấp phụ N2
Phương pháp đẳng nhiệt hấp phụ - giải hấp phụ N2 ở nhiệt độ -196 oC (77 K), áp suất 770
mmHg. Đường đẳng nhiệt hấp phụ trong vùng P/P0 nhỏ (0,05 ÷ 0,35) ứng dụng để đo diện tích
bề mặt riêng (dùng phương trình BET), còn toàn bộ đường đẳng nhiệt hấp phụ dùng để xác
định phân bố kích thước lỗ xốp theo công thức Barrett-Joyner-Halenda (BJH).
4.2. Hiển vi điện tử quét (SEM)
Hiển vi điện tử quét để quan sát hình ảnh bề mặt, kích thước hạt, mức độ trật tự của mao
quản trung bình trong xúc tác.
4.3. Nhiễu xạ Rơnghen (XRD)
Ảnh nhiễu xạ tia X giúp xác định có zeolit Y trong thành mao quản (chụp góc lớn), cũng
như cấu trúc lục lăng, mức độ trật tự của MCM-41( chụp góc nhỏ) của xúc tác. Ống phát tia X
bằng Cu với bước sóng Kα = 1,540 Å điện áp 30 KW, góc quét 2θ thay đổi từ 20 ÷ 70o (góc
lớn) và từ 0 ÷ 10o (góc bé), tốc độ quét 0,02 o/s.
4.4. Phân tích trọng lượng nhiệt và nhiệt vi phân TG - DTA
Phân tích trọng lượng nhiệt và nhiệt vi phân (phân tích nhiệt) TG-DTA để xác định nhiệt
độ nung mẫu thích hợp để loại bỏ hoàn toàn chất định hướng cấu trúc.
4.5. Giải hấp NH3 theo chương trình nhiệt độ (TPD-NH3)
Phương pháp này sử dụng NH3 để xác định lực axit của vật liệu [6].
4.6. Nghiên cứu độ bền nhiệt và thủy nhiệt
- Độ bền nhiệt: nung mẫu ở các nhiệt độ khác nhau: 700oC, 800oC và 900oC trong 3 giờ,
sau đó đem đặc trưng bằng XRD để đánh giá độ bền nhiệt [10].
- Độ bền thủy nhiệt: cho mẫu vào bình teflon và thêm vào 100ml H2O, đặt bình vào trong
autoclave và nung ở 100oC trong 10 ngày. Sau đó lấy mẫu ra lọc lấy zeolite Y/MCM-41 và
sấy khô rồi đem đặc trưng bằng XRD để đánh giá độ bền thủy nhiệt [10].
4.7. Thử nghiệm hoạt tính xúc tác

4
Hoạt tính xúc tác của các mẫu được đánh giá qua phản ứng cracking cumene, dự
định thực hiện trên máy cracking vi dòng theo quy trình chuẩn của phòng thí nghiệm
Hóa dầu – Xúc tác và Hấp phụ tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
5. NƠI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Khoa Hóa – Trường Đại học Khoa học và Tự nhiên – Đại học quốc gia TP. Hồ Chí
Minh.
6. THỜI GIAN THỰC HIỆN (dự kiến)
Tiến độ quá
Thời gian Công việc thực hiện
trình thực hiện
1. Thu thập tài liệu liên quan đến đề tài. Đang thực hiện
7/2012 - 9/2012 2. Lập đề cương nghiên cứu
3. Chuẩn bị các hóa chất
1. Tổng hợp mầm zeolit Y Chưa thực hiện
2. Tổng hợp MCM-41 từ mầm zeolit Y
3. Tổng hợp vật liệu kết hợp zeolite Y -
9/2012 – 7/2013 MCM-41 từ mầm zeolit Y và natri silicate
4. Đặc trưng vật liệu bằng các phương
pháp vật lý và khảo sát hoạt tính xúc tác
của vật liệu
7/2013 – 8/2013 Viết luận văn Chưa thực hiện
9/2013 Bảo vệ luận văn Chưa thực hiện

5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
[1] Đỗ Xuân Đồng, Nguyễn Thị Thanh Loan, Nguyễn Ngọc Trìu, Vũ Anh Tuấn,
Lê Thị Hoài Nam (2007), “nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng vật liệu mao quản trung
bình Al-MSU và xác định hoạt tính trong phản ứng cracking phân tử lớn”, tạp chí hóa
học, tập 45 (3), tr. 294-298.
[2] Nguyễn Hữu Phú (2005), Cracking xúc tác, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
[3] Ngô Quyết Tiến (2009), Tổng hợp, nghiên cứu đặc trưng và hoạt tính xúc tác
của perovskit mang trên vật liệu mao quản trung bình SBA-15, luận văn thạc sĩ hóa học,
Hà Nội
Tài liệu tiếng Anh
[4] Abdelhamid Sayari, Mietek Jaroniec (2008), Nanoporous material, World
Scientific Publish.
[5] J.S. Beck, J.C. Vartuli, W.J. Roth et al (1992), “A new family of mesoporous
molecular sieves prepared with liquid crystal templates”, J. Am. Chem. Soc, vol 114,
pp. 10834.
[6] J.W. Niemantsverdriet (2007), Spectroscopy in catalysis, WILEY-VCH Verlag
GmbH & Co. KgaA.
[7] K. R. Kloetstra, H. Van Bekkum, J.C. Jansen (1997), “Mesoporous materials
containing framework tectosilicate by pore-wall recrystallization”, Chem.
Commun., 2281-2282
[8] Peng Li, Guang Xiong, Liping Liu, Longlong Wang (2013), Spectrochimica
Acta Part A: Molecular and Biomolecular Spectroscopy, vol 107, pp 218-226.
[9] Stanti Kulprathipanja (2010), Zeolites in Industrial Separation and Catalysis,

WILEY-VCH Verlag GmbH & Co, Weinheim.


[10] Tingshun Jiang, Liwen Qi, MeiruJi, Haihui Ding, Yanhui Li, Zhangfeng Taoo,

Qian Zhao (2012), “Characterization of Y/MCM-41 composite molecular sieve


with high stability from Kaolin and its catalyic property”, Applied clay science,
62-63, pp. 32-40.

You might also like