You are on page 1of 6

Mây tre đan Phú Vinh

1. Lịch sử làng nghề

1.1 Vùng làng nghề, địa danh và địa chí làng nghề.
Làng Phú Vinh có diện tích 821.39 ha, nằm ở xã Phú Nghĩa, phía Tây Nam
huyện Chương Mỹ, cách thị trấn Chúc Sơn 5Km, cách trung tâm Hà Nội 25 Km. Giới
hạn khu đất nghiên cứu ở ngôi làng: Phía Bắc giáp với xã Đông Quang, xã Cộng Hòa
( Huyện Quốc Oai), xã Chi Phương; Phía Nam giáp với xã Trường Yên; Phía Đông
giáp với xã Ngọc Hòa; Phía Tây giáp với xã Đông Phương Yên.

1.2 Nguồn gốc hình thành


Theo dòng lịch sử, nghề mây tre đan truyền thống đã tồn tại và phát triển hơn
400 năm. Làng Phú Vinh được hình thành từ năm 1700, với tên gọi ban đầu là làng
Phú Hoa Trang (Trời phú cho dân có bàn tay lụa), vì người dân nơi đây có bàn tay
khéo léo, điệu nghệ, giỏi đan lát mây tre.

2. Con người (nghệ nhân)


Vào thời vua Thành Thái, làng nghề truyền thống Phú Vinh có 09 cụ nghệ nhân
đã được nhà vua phong sắc. Câu lạc bộ Nghệ nhân Phú Vinh được thành lập năm
2007, tập hợp được 19 nghệ nhân và thợ giỏi tham gia, trong đó, người cao niên nhất
85 tuổi và trẻ nhất là 25 tuổi.
Cố nghệ nhân Nguyễn Văn Khiếu (1905 - 1983) là người làng Phú Vinh, có đôi
bàn tay khéo léo đến lạ kỳ. Cụ là nghệ nhân thành công đầu tiên đan ảnh chân dung
Bác Hồ bằng chất liệu dây mây truyền thống.
Đến đời con trai là nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh, đã rất thành công trong lĩnh
vực nội thất mây tre đan. Ông Tĩnh vẫn đang tiếp nối nghề truyền thống cha ông, hàng
ngày lưu giữ những tinh nghệ, trải nghiệm tỉ mỉ của cha mình như một báu vật.

3. Các tác phẩm nổi tiếng (nếu có)


Yêu cầu hình ảnh + nghệ nhân sản xuất ra sản phẩm
Bộ sản phẩm mây tre đan đạt 4 sao OCOP và giải Nhất triển lãm Mỹ thuật ứng
dụng toàn quốc lần thứ tư 2019 của nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh.

Con trai ông Tĩnh là Nguyễn Văn Quang, tác phẩm đầu tay của anh Quang là
một cái lọ lục bình cao 4,1m, được sách kỷ lục Việt Nam công nhận trong Hội hoa
2009, đã hoàn thành, trên mặt thành lục bình ấy được tả 4 điểm nhấn gồm Chùa Một
Cột, Khuê Văn Các, Tháp Rùa và Rồng thời Lý đang bay lên. Đây là công trình do
Quang thiết kế, anh trai Quang là Nguyễn Văn Bình làm cốt rồi cả nhà khởi công đan
từ ngày 10/10/2007. Với gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh, công trình này mang
giá trị tinh thần lớn lao không thể quy đổi thành tiền. Đây là tác phẩm đầu tay của
cháu nội cố nghệ nhân Khiếu, dành dâng tặng Đại lễ ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.
4. Đặc điểm, quy trình sản xuất sản phẩm
● Kỹ thuật:
Gồm 2 công đoạn: Phơi sấy và chẻ mây.
Mây được đem ra chẻ thành các nan mỏng, người thợ sẽ tùy theo từng sản phẩm
mà lựa chọn cách chẻ nan riêng. Các nan được đem chuốt để bóng và mượt mà hơn;
sau đó chúng được phơi khô, ngâm nước, đem sấy thêm một lần nữa để sợi mây có độ
dẻo cao.
Chẻ mây là công việc công phu, đòi hỏi tay nghề khá cao. Cây mây thường có
các đốt không đều nhau, bởi thế, khi chẻ cần chú ý điều khiển thật khéo sao cho các
phần to và nhỏ phải đều nhau. Để tạo một cỡ sợi mây, nếu chẻ cây mây nhỏ làm tư,
làm sáu thì chẻ cây to hơn làm bảy hoặc chín sợi.
Phú Vinh được coi là làng nghề duy nhất ở Việt Nam có kỹ thuật xâu xiên
sử dụng chất liệu sợi mây. Đây là kỹ thuật đỉnh cao của nghệ thuật đan lát Việt
Nam. Vì vậy có những sản phẩm tưởng chừng như nghệ nhân ""thêu"" bằng
tay.
● Quy trình tạo nên sản phẩm/ từng dòng sản phẩm:
- Nguyên liệu mua về được phơi tái. Sau đó cho vào bể ngâm hoá chất khoảng
10 ngày để chống mối mọt. Sau đó vớt tre ra để nghiến mấu, cạo vỏ, dùng giấy giáp
đánh bóng và phơi tre khô.
- Đưa tre vào lò, dùng rơm, rạ hoặc lá tre để hun lấy mầu. Sau đó, đưa tre ra khỏi
lò để nguội và đưa lên uốn thẳng. Bước vào công đoạn đóng đồ, những người thợ cả
chọn nguyên vật liệu để cắt ra các mặt hàng sao cho phù hợp những sản phẩm được ra
đời.
- Lẩy mấu là công đoạn đầu tiên của chế biến mây. Cây mây dù dài hay ngắn
cũng chỉ cắt mỗi đoạn 3m, nắn cho đoạn mây thẳng rồi mới lẩy mấu.
- Các nan sau khi chẻ được đem chuốt để có những sợi mây mượt mà, phẳng
bóng, sau đó được phơi ngoài nắng cho thật khô, để nước trong sợi mây thoát hết ra
ngoài. Để cho sản phẩm có độ đa dạng về màu sắc, sau khi sấy các sợi mây sẽ được
nhúng vào các chậu lá cây sòi băm nhỏ đã được nấu sôi.
● Đối chiếu với sản phẩm của Philippines
Nghệ nhân Nguyễn Văn Trung chia sẻ: “Hiện nay nghề mây tre đan cũng có
nhiều nước trên thế giới làm, nhưng đặc thù của hàng Việt Nam là đường nét, hoa văn,
lối đan, các hình thái mang tính văn hóa Việt; cho nên có khác biệt với các nước như
Philippines hay Trung Quốc… họ sản xuất đồng loạt, mang tính công nghiệp, không
có bản sắc riêng, tính đặc thù vùng miền, cho nên khách nước ngoài không đánh giá
cao bằng sản phẩm Việt Nam”.

5. Tương lai - Hướng đi cho làng nghề


Làng nghề mây tre đan Phú Vinh không chỉ đáp ứng nhu cầu sản phẩm trong
nước mà còn tiến đến các thị trường khó tính trên thế giới. Lượng hàng xuất khẩu ra
các nước Trung Quốc, Nhật và một số nước Châu u chiếm đến 60% tổng sản phẩm,
còn trong nước là 40%.
Ngoài việc mở rộng phát triển kinh tế, đưa sản phẩm hàng hóa của làng nghề
Phú Vinh ra thị trường thế giới, người làng Phú Vinh còn rất chú trọng đến thị trường
trong nước. Hiện tại, các nghệ nhân làng nghề Phú Vinh đã thành lập nhiều cơ sở dạy
nghề cho thế hệ trẻ, tạo ra môi trường học tập và làm nghề, giữ vững truyền thống
“cha truyền con nối” của “làng mây” Hà Nội.

6. Tính Nguyên mẫu và biểu tượng của làng nghề


Làng nghề mây tre đan Phú Vinh nổi tiếng với một số sản phẩm tinh xảo, đặc
trưng:
Đan lồng bàn với các chi tiết tỉ mỉ, tinh xảo, bố cục mặt lồng bàn đẹp mắt.
Những sản phẩm lồng bàn này tốn nhiều thời gian và công sức của nghệ nhân, có giá
thành cao ở thời điểm hiện tại (Khoảng 30 triệu đồng).

Trên hình là sản phẩm lồng bàn do cụ Tân, làng mây tre Phú Vinh thực hiện.
Ngoài ra, còn có một bộ bình phong trong bảo tàng cổ vật Cung đình Huế, nghệ
nhân Tĩnh đang phục chế.

7. Nguồn báo:
1. https://vietnamnet.vn/ky-luc-viet-nam-luc-binh-may-tre-cao-5m-2-nam-troi-
moi-xong-517977.html
2. https://tuoitrethudo.com.vn/miet-mai-luu-giu-net-doc-dao-cua-may-tre-dan-
phu-vinh-143458.html
3. https://doanhnghieptiepthi.vn/kham-pha-dinh-cao-nghe-thuat-dan-may-tre-tai-
lang-nghe-co-phu-vinh-161220919144943292.htm
4.
https://suckhoedoisong.vn/may-tre-dan-phu-vinh-gin-giu-tinh-hoa-cha-ong-dat-
viet-169230105141953701.htm
5.
https://www.qdnd.vn/phong-su-dieu-tra/phong-su/gin-giu-tinh-hoa-lang-nghe-
may-tre-dan-phu-vinh-713201

8. Nguồn ảnh:
https://drive.google.com/drive/folders/1615-fmEobaPpKyJFIpyUhPm-IS_Oryju

You might also like