You are on page 1of 3

Quy trình làm chiếu cói

Đã bao giờ bạn từng thắc mắc không biết những chiếc chiếu cói được làm ra như thế nào?

Cói được gặt xong thì buộc lại thành từng bó dựng giữa đồng trông như những chiến binh mặc áo giáp
xanh, cực kỳ bắt mắt.

Sau đó, những người phụ nữ sẽ gánh từng bó lên xe và chở về nhà .

Từng sợi cói sau khi được phơi khô thì được nhúng ngập trong một thùng phẩm màu rồi lại đem ra sân
phơi lại.Quy trình làm chiếu cói Bình Định này cũng khá kỳ công, phải phơi trong gió vì ánh nắng sẽ làm
thân cói se lại, còn trời mưa thì sẽ làm sợ cói dễ gãy, giảm đi giá trị.

Trong quá trình phơi, người thợ phải trông chừng thật kỹ, khi sợi cói đã khô tầm 70% thì phải thu gom
lại để tránh bị giòn, gãy trong quá trình di chuyển và dệt.

Nếu như các cụ ngày xưa phải dệt thủ công bằng tay thì ngày nay, tại làng chiếu cói ở Bình Định, người
ta đã sử dụng máy để tiết kiệm sức lao động, mỗi chiếc chiếu cói được dệt bằng máy chỉ mất 20 phút,
năng suất cao gấp 3,5 lần so với việc sử dụng sức người
Tuy nhiên, muốn từng sản phẩm được đẹp và bền nhất thì vẫn cần có một trợ thủ đắc lực ngồi bên cạnh
để đưa sợi chiếu vào và rập khổ xuống cho các sợi cói nằm khít vào nhau, cứ thế cứ thế lặp lại liên tục
cho đến khi tấm chiếu được hoàn chỉnh.

Dệt chiếu trơn thì chỉ cần công thức hóa như thế, nhưng với chiếu hoa, với nhiều mẫu khác nhau như:
chữ Thọ, chữ Song Hỷ, chữ Trăm Năm Hạnh Phúc…cùng các hoa văn tinh tế ở bốn góc và các cạnh, thì
người thợ sẽ phải thật tỉ mỉ, khéo léo ghép từng sợi màu lại với nhau sao cho ra hình thù thì mới
đượccoi là hoàn thiện. Những sản phẩm như thế sẽ mất thời gian và công sức hơn rất nhiều.

You might also like