You are on page 1of 3

TƠ ĐAY

Theo sự phát triển của công nghiệp hóa học và tổng hợp, các loại nguyên liệu sợi
dệt nhân tạo và tổng hợp đã đẩy lùi quy mô và sản lượng của các loại sợi tự nhiên.
Tuy nhiên, những năm trở lại đây, khi mọi người dần nâng cao nhận thức về môi
trường và xu hướng quay trở lại với các chất liệu tự nhiên, thân thiện với môi
trường được ủng hộ và thúc đẩy thì các loại sơ sợi nguồn gốc tự nhiên cũng được
phát triển trở lại trong đó có cây đay và sợi đay.
Sau khi thu hoạch thân đay về thì đồng bào trên các vùng cao sẽ để đay ráo nước,
rồi giập, tước sợi, nối sợi, se sợi, xử lí sợi bằng cách ta bôi sáp ong lên bề mặt bó
sợi rồi luộc trong nước nóng để làm bóng và mềm sợi đay.

Trong khi đồng bào ở những nơi gần nguồn nước thì thường xử lí bằng cách ngâm
thân đay nhiều ngày trong nước cho tới lúc các thân đay bị thối rữa và tách rời các
bó sợi đay ra riêng rẽ rồi mới tiến hành giặt rũ, phơi khô, tách sợi. Do vậy quy
trình xử lí sợi đay ở những vùng này cũng là một nguồn gây ô nhiễm nặng cho môi
trường nước.
Đay trồng lấy sợi khác với đay trồng để lấy lá và thân non nấu canh các bạn nhé!
Đặc điểm của canh tác đay lấy sợi là phải thu hoạch sớm, trước khi cây đay thành
thục có hoa, quả hay hạt để có chất lượng sợi tốt nhất. Sợi đay phía ngoài dài hơn
sợi đay phía bên trong. Sợi đay có đặc tính rất dài, thô, bền và cứng. Do vậy việc
xử lý làm mềm sợi tốn nhiều thời gian và công sức. Các sản phẩm làm từ sợi đay
thô thường là các loại bao tải, túi, bạt trùm trong kỹ thuật...
Còn sau khi được làm mềm sợi và qua sự sáng tạo độc đáo của con người thì các
sơ sợi đay sẽ có một bộ mặt hoàn toàn khác đó các bạn!

TƠ GAI
... “Mỗi khi đêm xuống, công chúa phải đi hái cây TẦM MA về tước sợi, dệt thành
vải may áo để các anh của mình được trở lại thành người...”
Một câu chuyện rất quen phải không các bạn? Ngày hôm nay TG mời các bạn cùng
làm quen với một người anh em thuộc họ cây TẦM MA mà nàng công chúa trong
chuyện “Bầy chim thiên nga” đã dùng để may áo cứu các anh của mình nhé!
Cây gai là một trong những loài thực vật nhiệt đới. Mọc hoang dại ở nhiều nơi trên
đất nước ta và được trồng nhiều nhất hai tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên.
Lá của cây gai được sử dụng để lấy nước làm bánh, vỏ cây tách sợi để dệt vải và củ
được dùng như một loại thuốc trong Đông dược để làm mát, trị mụn nhọt, giải độc,
cầm máu, an thai.
Ngày nay các sản phẩm vải gai trên thế giới được lấy sợi chủ yếu từ cây gai dầu,
một loài cây bản địa tại vùng Trung Á và Ấn Độ, tuy nhiên có thể trồng được ở tất
cả những nơi có khí hậu Nhiệt đới ẩm ướt.
Sợi gai dai, bóng, bền, dễ tách và chẻ sợi, ít thấm nước, nhưng lại thoát nhiệt tốt
nên vải dệt từ sợ gai làm quần áo mặc rất thoáng mát.
Với độ bền chắc cao và đặc tính ít thấm nước, sợi gai còn được sử dụng làm giấy
vẽ, áo mưa, dù, bạt, ...Cũng như sợi đay, vải sợi gai được nhân dân ta sử dụng đã
từ rất lâu đời. Sử sách ghi lại rằng, triều đình có lệ: “Cứ mỗi tháng vào ngày mồng
một, trong triều đều mặc áo tơ gai.”
Thế nhưng ngày nay, nếu thị trường trái cây Việt Nam bị lấn lướt bởi Mít Thái,
Cóc Thái, Me Thái, Xoài Thái, Sầu Riêng, Chôm chôm Thái, v.v.... thì các sản
phẩm thể thao làm từ vải Gai “Thái” cũng nhấn chìm “Tên tuổi” của vải sợi Gai
nguồn gốc Việt Nam.
Và chúng ta chủ yếu biết tới nó qua các thương hiệu bánh gai Ninh Giang - Hải
Dương hay bánh gai Tường Sơn – Nghệ An chẳng hạn...

VẢI BÔNG
Bông là loài thực vật từ lâu đời cung cấp xơ làm sợi dệt vải cho con người. Bông
thích nghi với các vùng có khí hậu nóng ẩm. Các nước trồng bông lớn trên Thế
giới là Mỹ, Úc, Trung Quốc, Ấn Độ. Theo nhiều tài liệu lịch sử ghi chép lại, thì
nghề trồng bông dệt vải có mặt ở nước ta cách đây khoảng 2000 năm. Đầu thế kỉ
trước, dưới thời Pháp thuộc, bông vải nước ta đã được xuất khẩu sang Nhật và
HongKong.

Vải sợi bông thường gọi là phin, pôpơlin, kaki, gabadin... có đặc tính hút ẩm cao,
dễ thoát mồ hôi nên đảm bảo vệ sinh tốt cho người mặc trong quá trình sử dụng.
Tuy nhiên, ở dạng nguyên chất, do hút ẩm rất nhanh nên vải bông sẽ dễ bị co và trở
nên nhàu nát, khó là ủi cho phẳng lại sau khi khô. Vì vậy, trong sản xuất thực tế,
người ta thường phải pha trộn xơ bông với các loại xơ hóa học để khắc phục nhược
điểm này của nó.
Xơ bông mềm mại, khối lượng riêng ở mức trung bình (1.5 g/cm3), độ ổn định hóa
học và độ bền cơ học (trong không khí khi khô) cao. Phản ứng tốt với các công
đoạn nấu, tẩy, giặt, ủi. Không chỉ có vai trò quan trọng trong lĩnh vực dệt may, thời
trang, y tế hay nội thất, cây bông còn cung cấp hạt để ép dầu, làm thức ăn gia súc,
thân cành làm nguyên liệu cho công nghiệp làm gỗ, làm giấy và phân xanh cải tạo
đất.

Ta có thể nhận biết cảm quan vải sợi bông với các dấu hiệu như mặt vải có lông tơ
xù nhỏ chứ không trơn nhẵn; khi sờ vào thì mềm mại, mịn, mát. Phương pháp thử
nghiệm được nhiều người sản xuất ưa chuộng là dùng nhiệt để đốt.

Nếu là vải có thành phần hoàn toàn từ sợi bông (100% cotton) thì ngọn lửa sẽ cháy
rất nhanh, có mùi thơm nhẹ, tro màu trắng, lượng ít và tan ra ngay khi chỉ vừa mới
bóp nhẹ.
Và cuối cùng, khi chọn quần áo sử dụng cho mùa hè, hay đối tượng sử dụng là
người già, trẻ em, người đang bị ốm thì chất liệu vải làm từ sợi bông là một lựa
chọn an toàn và ưu việt đó nha! TG chúc các bạn một buổi tối vui vẻ, hẹn gặp lại
các bạn trong các chủ đề tiếp theo!

You might also like