You are on page 1of 16

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA

------ oOo ------

TIỂU LUẬN MÔN : Quá trình sản xuất cơ bản

ĐỀ TÀI: Công nghệ sản xuất thuộc da

GVHD: Đỗ Thị Cẩm Vân


NHÓM THỰC HIÊN
̣ : 11
Phan Đình Khải
Nguyễn Đức Thắng
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Trương Thị Hòa
Ngô Văn Hùng
Lớp CNKT Môi trường 1-K11

Hà Nội 9/2019
LỜI MỞ ĐẦU
Các bạn chắc cũng từng như tôi khi nghe mọi người xung quanh nói  bìa da, bóp da,
ví da… nhưng bạn chẳng biết da mà họ nói đó là gì? Nó được làm từ đâu và như thế
nào?
 Dù không biết về chất liệu da nhưng bạn cũng đoán đúng được 1 phần công việc
trong quá trình tạo nên chất liệu da để các nhà thiết kế, nhà may làm nên các sản
phẩm đặc sắc từ da.. Quy trình đó được gọi là quy trình “thuộc da”
Ngôi nhà bạn đang ở có bộ ghế sofa làm từ da? Đôi giày, chiếc ví hay túi xách bạn đang
đeo có được làm từ da? Nếu để ý bạn sẽ phát hiện hầy hết những sản phẩm thuộc dòng
cao cấp, hàng hiệu, nổi tiếng đều được làm từ da. Để có được một sản phẩm đồ da đẹp
và chất lượng thì những người thợ thủ công lành nghề phải thực hiện rất nhiều công
đoạn phức tạp.
Công nghệ thuộc da đã đem lại những hiệu quả không nhỏ về kinh tế cho các doanh
nghiệp tuy nhiên vì là một ngành công nghiệp lâu đời và ít được đầu tư về phương tiện kỹ
thuật tiên tiến nên nó cũng để lại những hậu quả rất đáng kể cho môi trường.
Vậy làm sao để có được những sản phẩm từ da đạt chất lượng tốt? quá trình diễn ra như
thế nào? Đã thải ra môi trường những chất thải gì? Chúng đã được xử lý tốt hay
chưa?...v..v..
Qua bài báo cáo này sẽ giúp chúng ta phần nào hiểu thêm về các nguyên liệu, quy trình
sản xuất,… để tạo ra các sản phẩm từ da cũng như những tác động của ngành công
nghiệp thuộc da này đến môi trường xung quanh. Từ đó sẽ xây dựng được nhưng giải
pháp quản lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường ngành thuộc da.
TỔNG QUAN
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngay từ thuở hồng hoang, con người đã tận dụng phần da thú săn bắt được để làm áo
khoác ủ ấm hay làm tấm che cho lều trại để trú ngụ. Thuộc da được xem là hoạt động có
lịch sử lâu đời nhất của loài người. Từ những nhu cầu thực tế, con người nhận thấy lớp da
thú cần phải mềm và mỏng hơn nhưng vẫn đảm bảo độ bền và chắc chắn. Đó là lý do
công nghệ thuộc da đã ra đời và do người Assyrian vùng Tây Á.

Từ thế kỉ thứ 8, giao thương giữa các quốc gia có bước phát triển đột phá mới, da nhanh
chóng trở thành một mặt hàng được mang đi trao đổi và xuất hiện trên thị trường với tần
suất phổ biến hơn. Da khi đó không còn là đặc quyền dành cho các nước phương Tây khi
mà đế chế Mông Cổ đã xuất hiện hùng mạnh với những bộ áo giáp, mặt nạ hay mũ,…
đều bằng da.

Cho đến thế kỉ 14, tính ứng dụng của da mở rộng. Da trở thành chất liệu đặc biệt được sử
dụng để bọc các bộ sofa, các loại ghế và việc chế tác các mẫu đồ da đã đạt đến mức nghệ
thuật. Đặc biệt ở “thiên đường tình yêu” Venice- Italia vào thế kỉ thứ 15 và 16, da còn
được sử dụng dùng để bọc rương, hòm hay bìa sách…vì ở thời điểm đó da được xem là
chất liệu bền nhất.
. Sơ lược ngành thuộc da tại Việt Nam
Ngành công nghiệp da giầy và túi xách Việt Nam đang là một trong những ngành kinh tế
xuất khẩu chủ lực. Hiện Việt Nam đang nằm trong danh sách 5 nước có kim ngạch xuất
khẩu giầy dép lớn nhất thế giới cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Bangladesh.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam và Hiệp hội Da – Giầy – Túi xách Việt Nam, ngành
công nghiệp dệt may, da giầy đã xuất khẩu được trên 13,67 tỷ USD trong 05 tháng đầu
năm 2016.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu giầy, dép 4 tháng đầu năm 2016 đạt 5,05 tỷ USD, tăng 8%
so với cùng kỳ năm 2015. Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt và may tháng 5 ước đạt 1,78
tỷ USD, tăng 2,1% so với tháng trước. Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu
ngành dệt và may mặc đạt 8,62 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2015. (Số liệu:
Tổng cục Hải quan Việt Nam).

Biểu đồ 1: Cơ cấu các thị trường xuất khẩu giầy dép tháng 4 năm 2016
Tính chung 4 tháng đầu năm, sản lượng giầy dép ước đạt 77,9 triệu đôi, tăng 2,4% so với
cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu giầy dép các loại ước đạt 3,68 tỷ USD, tăng gần 5% so với
cùng kỳ.
Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu Vali – Túi – Cặp tháng 4 năm 2016
Ngành da giầy và túi xách trước “nút thắt” nguyên phụ liệu

Theo đại diện của Hiệp hội Da giầy và túi xách Việt Nam, điểm yếu của ngành da giầy
hiện nay là thiếu hụt về vật tư chủ chốt như da, nhựa PVC, sơn PU, vải, vật tư phụ kiện;
thiếu hụt kỹ thuật viên, kỹ sư công nghệ có tay nghề; thiếu hụt khả năng phát triển sản
phẩm, khiến chất lượng sản phẩm không cao và không cạnh tranh được về giá… Cùng
chung quan điểm, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Giày Thượng Đình, bà
Nguyễn Thị Thục Oanh cho biết, thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty là EU (chiếm
khoảng 80%), châu Á và một số nước thuộc khu vực Nam Mỹ (chiếm khoảng 20%),
nhưng tất cả hợp đồng xuất khẩu của công ty mới chỉ dừng lại ở mức làm gia công,
hưởng lợi nhuận thuần túy, bởi toàn bộ mẫu mã, thiết kế cho đến nguyên phụ liệu đều do
đối tác nước ngoài chỉ định nên giá trị gia tăng của sản phẩm không cao. Chính điều này
làm doanh nghiệp rất khó phát triển. Để tăng tính cạnh tranh, công ty đã tự đầu tư công
nghệ hiện đại, chủ động nguồn cung ứng nguyên phụ liệu, tiết giảm các khoản chi phí
đầu vào, đẩy mạnh đào tạo nâng cao trình độ người lao động…
3. Một số khái niệm cơ bản trong ngành thuộc da
Thuộc da là quá trình làm thay đổi da động vật sao cho bền nhiệt, không cứng giòn khi
lạnh, không bị nhăn và thối rữa khi ẩm và nóng. Tùy theo mục đích sử dụng mà da được
thuộc ở các môi trường, công nghệ, hóa chất, các chất thuộc khác nhau.
Nguyên liệu sử dụng chính cho ngành công nghệ thuộc da từ da đô ̣ng vâ ̣t có sừng (chiếm
70%). Còn lại da heo, da ngựa, da dê, da bò sát (rắn, cá sấu, trăn), đô ̣ng vâ ̣t có lông vũ
(đà điểu, gà lôi)…
Mục đích chế biến từ da nguyên liệu thành da thành phẩm với các đă ̣c tính cần thiết phù
hợp với nhu cầu sử dụng.
Công nghệ thuộc da là môn khoa học nghiên cứu quá trình chế biến da đô ̣ng vâ ̣t tươi
thành da thuô ̣c thõa mãn yêu cầu sử dụng..
Da Đô ̣ng Vâ ̣t: Tất cả da đô ̣ng vâ ̣t đều có tính chất là bảo vê ̣ cơ thể đối với tác đô ̣ng môi
trường như thay đổi thời tiết, khí hâ ̣u hay tác đô ̣ng khác nên về căn bản cấu tạo da đô ̣ng
vâ ̣t là giống nhau.
Da nguyên liê ̣u: Sản phẩm ngành chăn nuôi, da sống thu đc sau khi giết mổ gia súc là
nguyên liê ̣u chính cho ngành thuộc da.
Da thành phẩm: là sản phẩm cuối cùng của ngành thuộc da, là nguyên liê ̣u để sản xuất
các sản phẩm phục vụ cho con người: Ví, giày, túi xách, găng tay, bọc nê ̣m, thời trang…
Da thuô ̣c có những đă ̣c tính quan trọng: hấp thụ sinh học (thông thoáng), mềm dẻo, đàn
hồi, bền…
Công nghê ̣ thuô ̣c da là 1 môn học của ngành công nghệ hóa học.
Phần 2. Quy trình sản xuất thuộc da
2.1. Quy trình công nghệ

DaDa động vật Thuộc crom lần 1

Bảo quản Ép nước

Rửa, hồi tưới Bào

Thuộc lại, nhuộm, ăn


Tẩy lông, ngâm vôi
dầu

Xén diềm, nạo thịt Ép, ti

Xẻ da, xén tỉa Sấy

Khử vôi, làm mềm Xén sửa, hoàn thiện

Khử mỡ tẩy nhờn Đánh bóng

Làm xốp Sản phẩm da mềm

Hình 2.1 Sơ đồ công nghệ thuộc da


Quá trình thuộc da gồm hai công đoạn chính: Bảo quản và xử lý da nguyên liệu,
thuộc da. Da động vật có cấu trúc 4 lớp: Lớp ngoài cùng là lông, lớp tiếp theo là lớp da
mặt hay lớp biểu bì, lớp thứ ba là lớp bì cật hay lớp mô mạch liên kết (corium) có cấu tạo
dạng sợi colagen; elastin và lớp trong cùng là lớp bạc nhạc, mỡ. Trước khi thuộc da cần
phải xử lí da để loại bỏ lông, lớp biểu bì và lớp bạc nhạc – mỡ ra khỏi lớp bì cật, sau đó
mới tiến hành thuộc da.
* Bảo quản và xử lý nguyên liệu da.
- Bảo quản da nguyên liệu thường dùng phương pháp ướp muối. Ngoài ra, có thể
dùng phương pháp sấy khô.
- Rửa và hồi tươi để cho da ngậm lại số nước đã mất trong quá trình bảo quản, để độ
ẩm da là 70 – 80%. Mục đích của tạo ẩm là phục hồi lại lượng nước ban đầu có
trong da đã bị mất đi do quá trình con người tiến hành bảo quản da. Đồng nghĩa với
việc, cấu trúc sợi da trở lại như trạng thái gần như ban đầu.Đối với da bảo quản bằng
cách phơi khô, việc tạo ẩm sẽ tiến hành khó khăn hơn phương pháp uớp muối. Da đạt
yêu cầu khi lông ở trên da có độ mềm mại như khi còn da còn tươi. Thời gian hồi
tươi lâu sẽ làm vi khuẩn có khả năng tái sinh vì thế nhiệt độ ở giai đoạn này vô cùng
quan trọng. Chọn khoảng nhiệt độ từ 26 -27oC để có thể ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi.
- Giũ lông bằng cách ngâm vôi và natri sulfua (N 2S) làm cho lỗ chân lông rộng ra,
mềm đi để tẩy lông. Ngày nay, ở công đoạn này người ta có thể dùng enzim proteaza
phân hủy protein ở lỗ chân lông để tẩy lông cho dễ dàng hơn. Mục đích tẩy sạch lớp
lông, biểu bì, thượng bì và loại bỏ lớp mỡ dưới da. Quá trình diễn ra hoạt động này
khá phức tạp, da sau khi được tẩy lông ngâm vôi sẽ nở ra. Vì thế trong giai đoạn này
luôn cần phải kiếm soát thật chặt các hóa chất, nhiệt độ, nước và thời gian. Với kỹ
thuật thuộc da hiện đại, quá trình ngâm vôi sẽ được tiến hành trong foulons với tốc
độ 3-4 vòng/phút, thời gian kéo dài trong 12-18 giờ và cứ 10 phút/giờ đảo một lần để
đảm bảo các dung dịch được thấm đều vào lớp da. Nước rửa da được sử dụng là nước
cứng. Nó có thể tạo trên bề mặt của da một lớp CaCO 3 khiến cho da thành phẩm bị
giảm chất lượng. Vì thế cần cho thêm 0.5% lượng vôi so với lượng da vào nước để
cải thiện vấn đề này. Tẩy lông ngâm vôi được thực hiện trong foulons, trọng lượng
nước và hoá chất tính theo lượng da phù hợp, được quay trong thời gian 12h-24h
- Xén da, nạo thịt bạc nhạc, cạo sạch lông còn lại bằng cơ học. Thao tác này được
thực hiện trên máy xẻ chuyên dụng đảm bảo cho các con da có độ dày đồng đều theo
yêu cầu sử dụng. Ví dụ: Da ngâm vôi xong sẽ có độ dày mặt cật khoảng 4 mm, sau
thuộc da sẽ còn 2,8 mm, sau khi bào sẽ là 2,6 mm và đến da hoàn thành độ dày chỉ
còn 2,3 mm.
- Khử vôi, làm mềm da. Da sau khi tẩy lông ngâm vôi, các hoá chất kiềm trong do
cần được loại bỏ, nếu không chúng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng da thuộc ( thuộc
Crôm và kể cả thuộc tanin thảo mộc). Tẩy vôi và làm mềm thường được tiến hành
trong foulons, quá trình làm mềm được tiếm hành sau khi đã tẩy vôi loại bỏ các hóa
chất kiềm trong da, tắng chất lượng da. Hiện nay thường dùng foulons có tốc độ cao
hơn tốc độ thùng quay để hồi tươi và tẩy lông, nhằm nâng cao khả năng tẩy của các
tác nhân tẩy. Tuỳ theo mặt hàng, việc tẩy vôi có thể dùng các tác nhân khác nhau.
Làm mềm: là tạo cho da có mặt cật nhẵn, loại toàn bộ sự trương nở và lớp ghét trên
mặt cật. Các tác nhân làm mềm sẽ tác dụng đến các collagen không có cấu trúc như
sợi đàn hồi tăng sự mềm mại, độ đàn hồi của mặt cật, việc này có ý nghĩa lớn đố với
da thuộc Crôm – mặt hàng làm thắt lưng da, vi da, cặp da, túi da, găng tay, bọc đệm,
nhưng không có y nghĩa đối với các loại da cứng như da đế giày, da dùng cho công
nghiệp. Thực tế, quá trình làm mềm được thực hiện trong cùng foulons dùng để tẩy
vôi và cùng trong một bể của công đoạn tẩy vôi. Yếu tố nhiệt độ và thời gian rất
quan trọng đối với quá trình làm mềm, tối ưu là 37oC, vì nhiệt độ này thích hợp cho
hoạt động của men; pH cũng có vai trò quan trọng, pH tối ưu là 8,3. Thời gian làm
mềm phù hợp, quá lâu sẽ giảm độ bền chịu kéo của da.
- Làm xốp và tạo pH môi trường thích hợp để cho các hóa chất thuộc da dễ ngấm sau
vào lớp colagen.
* Thuộc da.
- Quá trình thuộc da là làm cho các chất thuộc ngấm sâu vào da để da không bị phân
hủy hay thối rữa trong điều kiện môi trường bình thường hoặc ẩm nóng, có những
đặc tính phù hợp với mục đích sử dụng.
- Thuộc crom cho sản phẩm da mềm. Hóa chất dùng để thuộc là các muối Cr 3+
Cr2(SO4)3, Cr(OH)SO4, Cr(OH)Cl2. Nồng độ muối crom trong dung dich thường là
8%, tương ứng 25 – 26% Cr2O3. Trước khi có sự đưa các hóa chất crom vào quá trình
thuộc da thì một vài bước là cần thiết để sản xuất ra da sống có thể thuộc. Các bước
này bao gồm: cạo lông (loại bỏ lông), tẩm vôi (ngâm tẩm các chất kiềm như natri
hydroxit), khử vôi (phục hồi pH trung hòa), ngâm mềm da bằng enzym, và ngâm
chua (hạ pH của da sống bằng muối và axit sulfuric). Độ pH phải là rất axit khi crom
được đưa vào để đảm bảo các phức chất crom là đủ nhỏ để ăn khớp với khoảng cách
giữa các sợi và phần sót lại của colagen. Khi mức thấm crom mong muốn vào da đã
đạt được, độ pH của da lại được nâng lên một lần nữa để tạo thuận lợi cho quy trình
thuộc. Bước này gọi là bazơ hóa. Ở trạng thái thô, da thuộc bằng crom có màu xanh
lam, vì thế còn gọi là da xanh ẩm. Thuộc bằng crom nhanh hơn so với thuộc bằng
thực vật (chưa tới một ngày cho công đoạn này của thuộc da bằng crom) và sản xuất
ra da có thể kéo giãn, thích hợp để sản xuất ví, túi xách hay quần áo. Hiện tại 80%
sản phẩm sử dụng phương pháp thuộc da bằng Crom nhờ sự nhanh chóng, tiện dụng.
* Hoàn thiện.
Thuộc crom đòi hỏi ngâm vôi lâu hơn và làm mềm da ngắn hơn so với thuộc tanin.
Sau khi thuộc, da được ủ để ổn định chất thuộc ngấm sâu vào da và ép tách nước. Sau đó
được làm mềm bằng dầu thực vật hay mỡ động vật, làm mất nếp nhăn, nén phẳng, sấy
khô. Tiếp theo là đánh bóng, nhuộm bằng thuốc nhuộm để có màu da thành phẩm khác
nhau đáp ứng với mục đích sử dụng. Hóa chất dùng ở công đoạn này ngoài thuốc nhuộm
còn có các chất trợ nhuộm, dung môi hữu cơ.
Da sau khi thuộc độ ẩm còn rất cao 60-65%, chưa có độ mềm dẻo cần thiết, bề mặt
thô và dễ ngấm nước. Vì thế sau khi thuộc nhất thiết phải qua công đoạn chỉnh lý. Đây là
giai đoạn chỉnh sửa da, trau truốt da để da thành phẩm ưng ý, đạt yêu cầu, đúng mục đích
sử dụng. Da được đưa đến xưởng may gia công để tạo những tấm da chất lượng.
2.2 Tổng quan về công ty thuộc gia Đặng Thư Ký
2.2.1 Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty: CÔNG TY TNHH THUỘC DA ĐẶNG TƯ KÝ
Địa chỉ : 44/11 Âu Cơ P9 Quận Tân Bình
Xưởng thuộc da của công ty nằm ở lô A23, đường số 2 thuộc Khu công nghiệp Lê Minh
Xuân, Thành phố Hồ Chí Minh .
Số lượng nhân viên : 50 người
Với quy trình công nghệ thuộc da tiên tiến cùng nguồn nguyên liệu cao cấp được nhập từ
Mỹ, chủ yếu là da muối ( da bò, da cừu ) công ty chuyên cung cấp các loại da thành phẩm
cao cấp phục vụ cho giày dép xuất khẩu. Công suất trung bình hiện nay vào khoảng 80 –
100 tấn/tháng. Giá trung bình một tấm da bò nhập khẩu khoảng 50 USD.
Công ty trước đây nằm trong làng nghề thuộc da ở phường 9, quận Tân Bình,quy mô
không lớm lắm. Từ khi đất nước mở cửa, nền kinh tế phát triển, người dân có nhu cầu
dùng hàng cao cấp ngày càng tăng. Do đó công ty đã kịp thời đón đầu thị trường và quyết
định mở rộng hoạt đông kinh doanh, nhập khẩu da bò từ Mỹ về với chất lượng da tốt để
sản xuất các sản phẩm cao cấp. Hiên nay công ty đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý
nước thải thuộc da góp phần bảo vệ môi trường.
2.2.2 Công nghệ sản xuất của công ty
2.2.2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ

Da muối ( bò, cừu )

Nước thải chứa NaCl,


Rửa – hồi tươi
mùi, BOD, SS

Nước thải mang tính


Với Na2S Ngâm vôi, tẩy lông kiềm, sulfide, vôi,
lông

Xén diềm, nạo thịt, xẻ Chất thải rắn, mùi

Enzyme làm Nước thải kiềm, các


Tẩy vôi, làm mềm
mềm da hóa chất, protein

Nước thải mang tính


HCOOH, H2SO4 Làm xốp
acid

Muối crom Thuộc crom Nước thải chưa crom,


mang tính acid

Da thuộc được hoàn


thiện ở nơi khác

Hình 2.2 Quy trình công nghệ thuộc da của công ty Đặng Tư Ký
2.2.2.2 Mô tả quy trình thuộc da
Cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu là các loại da muối nhập từ Mỹ. Để đưa ra một sản
phẩm hoàn chỉnh cần trải qua 3 công đoạn : sơ chế, thuộc da, hoàn thiện. Ở đây xưởng
sản xuất chỉ thực hiện 2 công đoạn đầu còn công đoạn sau cùng được tiến hành ở một nơi
khác.
* Bước sơ chế da
Da muối được nhúng vào thùng nước với thời gian khoảng 22h để rửa sạch bụi cát, muối
và phân. Sau đó da được ngâm vào thùng vôi trong voàng một ngày để làm giảm độ bám
chặt của lông vào da. Một lượng nhỏ natrisulfide được cho vào thùng vôi để tăng cường
hiệu quả tẩy lông.
Da tiếp tục được chuyển đến các nhà máy cơ khí để tách lông, thịt mỡ vụn ( bạc nhạc ).
Công đoạn xén diềm, xẻ thành nhiều lớp mỏng được thực hiện ngay sau đó. Tiếp theo da
được rửa bằng vòi phun liên tục để khử lượng voi dư. Để tẩy lượng vôi dưu còn lại và
làm cho da mềm hơn ta cho chúng vào trống quay chứa dung dịch NH 4Cl và các hợp
cahssy enzyme ( men vi sinh hay men tổng hợp ). Tới giai đoạng này da đã được sơ chế
trước khi đem đi thuộc.
* Bước thuộc da
Cơ sở sử dụng phương pháp thuộc crom do nó hiệu quả, không tốn kém, dễ kiếm được
trên thị trường và cho ra sản phẩm có chất lượng tốt. Da được đưa vào trồng quay chứa
dung dịch acid, muối crom ( tác nhân thuộc ). Giai đoạn này được thực hiện trong khoảng
14h .
Phần 3. Ảnh hưởng của sản xuất thuộc da đến con người và môi trường
I.Các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất da
Trong mỗi quá trình sản xuất nào thì cũng phát sinh chất thải nhưng khối lượng chất thải
phát sinh ra ít hay nhiều và những chất phát sinh ra trong quá trình sả xuất. Từ đó, xác
định được ảnh hưởng của nó tới con người và môi trường để đưa ra những biện pháp xử
lý thích hợp.

Nước thải
Nước thải thuộc da thuộc da có mùi hôi khó chịu, BOD, COD, Cr, chất rắn lơ lửng(SS)
gấp nhiều lần các quy chuẩn cho phép
Đặc trưng của nước thải ngành thuộc da.
Giai đoạn hồi tươi: Nước thải có màu vàng lục, chưa hàm lượng muối cao, chất hữu cơ dễ
phân hủy, chất bẩn, máu, phân, chất hoạt động bề mặt gây mùi khó chịu.
Giai đoạn tẩy lông, ngâm vôi: Nước thải có tính kiềm cao(PH: 11-12,5) chứa muối NaCl,
vôi, protein, phần lông bị phân hủy, chất hữu cơ chứa Nitơ, chất nhũ hóa và sinfit.
Giai đoạn tẩy vôi, làm mềm: Nước thải có tính kiềm cao, chứa thành phần bị phân hủy
trong da nguyên liệu, hóa chất dư: muối amonito, sunfit, muối canxi, dung môi, hóa chất
hoạt động bề mặt
Giai đoạn thuộc da: nước thải có tính axit cao chứa Cr3+ (100-200mmg/l), nồng độ BOD5,
COD, SS, Cl- cao.
Giai đoạn hoàn thiện( nhuộm và ăn dầu): nước thỉa có tính axit cao, chứa Cr, dầu, thuốc
nhuộm, kim loại nặng, chất phủ bề mặt.

Các thông số chính ô nhiễm thường thấy của nước thải thuộc da
1.1. Chất thải rắn
Quá trình sản xuất da phát sinh một lượng lớn chất thải rắn như mỡ, bạc nhạc, diềm da,
mùn bào…
Chất thải rắn phát sinh từ các nguồn sau:
Muối: trong quá trình xử lý da, các muối kết dính chứa máu, long bụi,… được tách dưới
dạng da vfa thu hồi dưới dạng rắn.
Da thừa: phần da ở chân, đuôi, bụng, cổ và tai.
Thịt nhầy: phần thtj được tách ra khỏi da sau khi làm sạch long và ngâm da vào kiềm.
Da thuộc dư: phần nhỏ sau khi thuộc da được loại bỏ.
Da bào: sau khi da thuộc, vụn da bào có chứa chrome
Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải có chứa Cr và là chất nguy hại cần được thu gom và
thuê đơn vị có chức năng xử lý
1.2. Chất thải khí
Chất khí phát sinh trong quá trình sản xuất thuộc da chủ yếu từ quá trình phân hủy các
chất hữu cơ:
Khí VOC, CO, NOx, SO2 và bụi từ lò hơi
NH3, H2S, SO2 và các hợp chất chứa N, S phát sinh từ các công đoạn hồi tươi, tẩy long,
ngâm vôi, thuộc da gây ra mùi khó chịu
Hơi các axit dễ bay hơi, hơi dung môi VOC từ công đoạn hoàn thiện sơn
Tiếng ồn từ hoạt động của máy nạo thịt, máy cán ép nước, thừng quay, máy tia…
II. Ảnh hưởng của sản xuất thuộc da đến con người và môi trường.
2.1. Ảnh hưởng đến con người
Ảnh hưởng tới sức khỏe: sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng bởi khí thải, nước thải
phát sinh ra trong quá trình sản xuất thuộc da. Cụ thể, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới
đường hô hấp và đặc biệt có thể gây dị ứng, bệnh về dường tiêu hóa do nồng độ của nước
thải của sản xuất da.
Ảnh hưởng tới hoạt động sinh hoạt hàng ngày: ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của
người dân nếu nước thải của sản xuất da không được xử lý.
2.2. Ảnh hưởng tới môi trường
Nước thải thuô ̣c da nếu không được xử lý sẽ gây tác đô ̣ng lớn tới nguồn tiếp nhâ ̣n. Nước
thải thuộc da chứa hàm lượng chất hữu cơ cao làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong
nước, gián tiếp ảnh hưởng tới đời sống của các loài thủy sinh. Nước thải thuộc da chứa
hàm lượng chất rắn lơ lửng dạng vô cơ và hữu cơ cao gồm các thành phần vôi, lông, thịt
làm dòng tiếp nhâ ̣n bị vẩn đục và sa lắng ảnh hưởng đến các loài đô ̣ng vâ ̣t sống như cá,
các loài phù du đang tồn tại ở dòng sông. Các muối vô cơ tan làm tăng đô ̣ mă ̣n của nước,
tăng áp suất thẩm thấu và đô ̣ cứng của nước, Màu tối của nước thải làm cho nguồn tiếp
nhâ ̣n có màu, làm giãm quá trình quang hợp của các loài rong, tảo. Nước thải chứa crom
dư ở dạng Cr3+ thường ít đô ̣c hơn Cr6+. Tuy nhiên Cr3+ có thể gây dị ứng ngoài da, làm sơ
cứng đô ̣ng mạch. Sự có mă ̣t của crom trong nước thải sẽ làm giảm hoạt đô ̣ng phân hủy
chất hữu cơ của vi sinh vâ ̣t. Nước chứa sunfua gây mùi, vị khó chịu và ngô ̣ đô ̣c cho cá.
Nếu nước thải thuô ̣c da ngấm vào đất sẽ làm đất trở nên cằn cỗi, kém màu mỡ do trong
nước có chứa hảm lượng muối NaCl cao, mă ̣t khác có ảnh hưởng xấu đến chất lượng
nước ngầm.
KẾT LUẬN
Trên thế giới, ngành công nghệ thuộc da khá phát triển và phát triển nhất các nước khoa
học tiên tiến hàng đầu như: Nga, Ý, Châu Âu, Trung Quốc…ở đây có các hệ thống
nghiên cứu bài bản và sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại vì thế công nghệ thuộc da
mang lại nguồn lợi to lớn về mặt kinh tế nhất định cho từng đất nước trên.
Ở Việt Nam, công nghệ thuộc da còn chưa phổ biến và khá lạc hậu về công nghệ kỹ thuật
tiên tiến. Chúng ta cần nghiên cứu, cải tiến quy trình công nghệ khép kín, SXSH, đầu tư
công nghệ sản xuất, xử lý hiện đại, chuyển giao công nghệ từ các nước có nền thuộc da
phát triển, phối hợp hội da giày, doanh nghiệp và các trường đại học đào tạo các nguồn
nhân lực có chuyên môn cao,… hướng đến sự “Phát Triển Bền Vững” cho ngành công
nghiệp thuộc da nói riêng cũng như các ngành công nghiệp khác nói chung tại Việt Nam.
Trên đây là bài báo cáo về công nghệ thuộc da mà nhóm em tìm hiểu được. Trong quá
trình tìm hiểu còn có nhiều sai sót, mong các bạn và cô giáo góp ý thêm để chúng em có
thể hoàn thiện bài báo cáo một cách tốt nhất. Em xin cảm ơn.

You might also like