You are on page 1of 3

LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG – LÀNG LỤA VẠN PHÚC

I. VỊ TRÍ:
Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc thuộc phường Vạn Phúc,
quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km, làng lụa Hà Đông
đã tồn tại hơn 1000 năm lịch sử. Làng lụa Vạn Phúc nằm khép mình bên
bờ sông Nhuệ hiền hòa. Ngôi làng mang đậm nét đặc trưng miền quê
Bắc Bộ.

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN:


Làng Vạn Phúc vốn có tên Vạn Bảo, do kị húy nhà Nguyễn nên đã đổi
thành Vạn Phúc. Theo truyền thuyết, cách đây khoảng hơn 1100 năm, bà
A Lã Thị Nương là vợ của Cao Biền, thái thú Giao Chỉ, từng sống ở
trang Vạn Bảo. Trong thời gian ở đây, bà đã dạy dân cách làm ăn và
truyền nghề dệt lụa. Sau khi mất, bà được phong làm thành hoàng làng.
Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội
chợ Marseille (1931) và Paris (1932), được người Pháp đánh giá là loại
sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp. Từ 1958 đến
1988, sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất sang các nước Đông
Âu; từ 1990 xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới, thu ngoại tệ về
cho Việt Nam.
Năm 2009, làng Vạn Phúc có khoảng 1000 khung dệt, sản xuất nhiều
loại lụa cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, trong đó có các
loại lụa cao cấp như lụa vân quế hồng diệp và lụa vân lưỡng long song
phượng.
Năm 2010, để kỉ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, nghệ
nhân Nguyễn Hữu Chỉnh, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc,
đã thiết kế mẫu lụa Long Vân với hoa văn mang hình tượng lưỡng long
chầu Khuê Văn Các được cách điệu trong hình ảnh hoa sen.

III. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM:


Mặt hàng dệt tơ lụa Vạn Phúc có nhiều loại: lụa, là, gấm, vóc, vân, the,
lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, kỳ, cầu, đũi. Khổ vải thường là 90–
97 cm. Theo ca dao truyền miệng, nổi tiếng nhất trong các loại lụa Vạn
Phúc có lẽ là lụa vân - loại lụa mà hoa văn nổi vân trên mặt lụa mượt.
The La, lĩnh Bưởi, chồi Phùng
Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ bên.
Lụa vân nói riêng và lụa Vạn Phúc nói chung có đặc điểm ấm áp vào
mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Hoa văn trang trí trên vải lụa rất đa
dạng như mẫu Song Hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu Tứ Quý...

IV. QUY TRÌNH TẠO RA SẢN PHẨM:


- B1: Trồng dâu nuôi tằm
Bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất khi muốn làm ra những xấp
vải chất lượng đó là trồng dâu nuôi tằm. Chất lượng của tơ sẽ phụ thuộc
hoàn toàn vào quá trình chăm nuôi tằm nên người thợ phải thường xuyên
theo dõi dể lấy tơ kịp thời.
- B2: Lấy tơ
Sau khi có tơ, đóng kén, người thợ chỉ lựa chọn những tổ kén già, có
chất lượng tốt và đồng đều để tiến hành kéo kén, hay còn gọi là kéo sợi
to do con tằm nhả ra khỏi thân. Hiện nay công đoạn này đã được làm
bằng máy móc để tiết kiệm thời gian.
- B3: Chuẩn bị dệt lụa
Đầu sợi to được luồn vào các lõi nhỏ, tiến hành mắc cửi và nối cửi để
các sợi tơ đưa vào máy dệt sao cho có hệ thống, từ đó dễ dệt hơn. Tuy
làm bằng máy nhưng người thợ làm vải phải túc trực 24/24 bên cạnh
máy vì tơ rất dễ bị rối hoặc để tiếp thêm tơ khi cần. Khi dệt được 45 –
50m sẽ được mang đi nhuộm.
- B4: Nhuộm vải
Trước khi nhuộm, lụa Vạn Phúc phải được mang đi nấu tẩy để tẩy bỏ
những tạp chất còn sót lại trong quá trình sản xuất. Lụa nhuộm xong sẽ
được đem đi giặt rồi sấy khô. Nếu trời nắng có thể phơi trực tiếp dưới
ánh mặt trời. Khi lụa khô đạt chuẩn, các đại lý sẽ chở lụa trưng bày trên
cửa hàng.
V. GIÁ TRỊ VĂN HOÁ, TINH THẦN:
Điểm đặc biệt nhất của lụa làng Vạn Phúc chính là sự truyền thống của
nó. Luôn được đánh giá là vừa đẹp lại vừa bền, lụa Vạn Phúc được làm
từ chất liệu tơ tằm nên vải có độ dẻo dai và mềm mại nhất định. Hơn
nữa, lụa còn có nhiều hoa văn khác nhau, phù hợp với nhiều thị hiếu.
Đường nét hoa văn thanh thoát, tuy giản đơn nhưng trang nhã và tinh tế,
không một chút chỉ thừa. Đó là lý do mà lụa Vạn Phúc luôn nằm trong
đầu trong ngành dệt Việt Nam suốt mấy trăm năm nay.
Ở làng Vạn Phúc hiện nay còn khoảng 875 hộ dân làm nghề dệt, kinh
doanh mặt hàng lụa tơ tằm. Mỗi năm, ngôi làng cổ này cung cấp cho thị
trường vải từ 2,5 đến 3 triệu m2 vải, chiếm 65% doanh thu của toàn bộ
làng nghề. Vào mùa cao điểm, 1000 máy với 400 lao công sẽ làm việc
năng suất.
Không biết từ bao giờ, câu ca dao:

Em về Vạn Phúc cùng anh

Áo lụa em mặc thêm thanh vẻ người

trở thành lời nhắn gửi tự hào của người dân Vạn Phúc, bởi lụa, gấm Vạn
Phúc trở nên quen thuộc đối với đời sống thị dân Thăng Long - Hà Nội.
Tất cả hình dạng hoa văn trên lụa Vạn Phúc được trí tưởng tượng phong
phú, bàn tay tài hoa nghệ nhân dệt thành sản phẩm độc đáo, thể hiện sức
sáng tạo tinh tế, giàu thẩm mỹ của cộng đồng dân thị tứ Hà Nội cuối TK
XIX, đầu TK XX.

You might also like