You are on page 1of 2

Truyền thống, nghề nghiệp :

- Người Chăm có truyền thống nông nghiệp ruộng nước, giỏi làm thuỷ lợi và làm vườn trồng
cây ăn trái. Bên cạnh việc làm ruộng nước vẫn tồn tại loại hình ruộng khô một vụ trên sườn núi.
Bộ phận người Chăm ở Nam Bộ lại sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới, dệt thủ công và buôn
bán nhỏ, nghề nông chỉ là thứ yếu. Nghề thủ công phát triển ở vùng Chăm nổi tiếng là dệt lụa tơ
tằm và nghề gốm nặn tay, nung trên các lò lộ thiên.
Trang phục :
- Nam nữ đều quấn váy tấm; đàn ông mặc áo cánh ngắn xẻ ngực cài khuy; đàn bà mặc áo dài
chui đầu. Màu chủ đạo trên y phục là màu trắng của vải sợi bông.
Văn hóa nghệ thuật :
- Dân tộc Chăm để lại nhiều giá trị kiệt xuất, ngoài kho tàng văn nghệ dân gian phong phú, thì
có hàng trăm toà tháp Chàm cổ kính. Nền dân ca, nhạc cổ Chăm đã để lại nhiều ảnh hưởng đến
dân ca, nhạc cổ của người Kinh ở miền Trung như trống cơm, nhạc nam ai, ca hò Huế... Dân vũ
Chăm được thấy trong các ngày hội Bon katê diễn ra tại các đền tháp.

Phong tục :
- Hàng năm, vào thứ bảy của tháng 11 theo lịch Chăm còn tổ chức tục thả diều. Lễ tục này đồng
bào Chăm gọi là Papăn kalang Pô Yang In để phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, cầu hạnh phúc và
mùa màng bội thu.
Lễ hội :
- Người Chăm có rất nhiều lễ hội, diễn ra quanh năm, đặc biệt là những lễ hội nông nghiệp: lễ
khai mương đắp đập, lễ hạ điền, lễ mừng lúa con, lễ mừng lúa ra đồng… Và lễ hội lớn nhất là lễ
Bon katê thường được tổ chức vào giữa tháng mười âm lịch hàng năm
Hình ảnh :

Lễ hội Bon Katê Lễ hội Cambur


Trang phục người Chăm Tục thả diều

Gia đình người Chăm tiêu biểu Tháp Chàm Po Klong Garai Ninh Thuận

You might also like