You are on page 1of 2

Đi Huế ngoài việc check in những địa điểm du lịch nổi tiếng như các lăng tẩm, đền

chùa, … Thì bạn


hãy thử ghé thăm và khám phá những làng nghề truyền thống ở Huế, chính là cách giúp du khách
hiểu hơn về văn hóa, truyền thống, bản sắc cũng như con người nơi đây.

Ở Huế có rất nhiều làng nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa xưa như nghề làm nón, làm
hương, làm hoa giấy,…

Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về ‘làng nghề nón lá’ – một trong những biểu tượng đặc trưng của
xứ Huế mộng mơ

- Hình ảnh chiếc nón lá trắng tinh đã trở thành một biểu tượng đặc trưng của xứ Huế và Huế
cũng là nơi sản xuất nón lá lớn của cả nước. Nghề làm nón có nguồn gốc từ làng quê Tây Hồ
thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua nhiều năm phát triển, đến nay đã có
không ít làng đi theo nghề này như: Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây, Kim Long, Sịa…
- Nón lá Huế, đặc biệt là nón bài thơ không chỉ là chiếc nón đơn thuần mà là một tác phẩm
nghệ thuật thực sự. Để tạo nên một chiếc nón lá duyên dáng và tinh tế, các nghệ nhân làm
nón phải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, từ chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, chằm
hoàn thiện chiếc nón đến khâu cuối cùng là đánh bóng bảo quản,… đều được trau chuốt một
cách khéo léo.
- Không chỉ phục vụ cho nhu cầu che mưa, đội nắng mà những chiếc nón lá ngày nay được các
nghệ nhân sáng tạo về mẫu mã, màu sắc. Đó là những hình ảnh Huế thân thương, những câu
chữ gửi gắm,… trở thành món quà lưu niệm được rất nhiều du khách ưa chuộng. Nếu thích,
bạn có thể ghé các làng nghề hoặc ở chợ Dạ Lê, Đông Ba, An Cựu, Bến Ngự,… để mua, giá
cho mỗi chiếc nón lá từ 30.000 – 60.000 vnđ.

Thứ hai, nghề mà chúng mình muốn giới thiệu đến là “Làng hương Thủy Xuân”

- Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7km về phía Tây Nam, làng hương Thủy Xuân nằm
ngay trên đường Huyền Trân Công Chúa. Ngôi làng nằm dưới chân đồi Vọng Cảnh, bên cạnh
dòng sông Hương hiền hòa, là điểm du lịch khi đi Huế được nhiều du khách ưa thích.
- Đến làng hương, khách tham quan được tận mắt chứng kiến các công đoạn làm ra một cây
hương hoàn chỉnh. Bạn được xem từ khâu chọn nguyên liệu, bao gồm: Ngũ vị thuốc bắc với
quế chi, thảo quả, nụ tùng, đinh hương, hoa hồi; vỏ quả bưởi rừng, hoa bưởi khô, quế, bạch
đàn… để làm bột hương. Cho đến quá trình làm lõi hương từ ruột tre chẻ nhỏ rồi phơi nắng
để khô và giòn.
- Hương làng Thủy Xuân không chỉ có màu nâu, đỏ, để thu hút khách du lịch, người dân làng
nghề tìm cách nhuộm màu hương thêm phong phú, bắt mắt. Từng bó chông hương xòe
thành chùm với đủ màu sắc đỏ, xanh, vàng, lục tím,… dựa vào nhau rồi tỏa ra như những
đóa hoa “khổng lồ” tuyệt đẹp phơi trước sân nhà làm say lòng khách ghé thăm.

Làng nghề cuối cùng mà chúng ta cũng không thể bỏ qua đó chinh là Tranh làng Sình

Nếu bạn có theo dõi chương trình “2 Ngày 1 Đêm” thì chắc hẳn bạn cũng sẽ biết đôi chút về ngôi
làng này

- Nếu đất Bắc vang danh với tranh hàng Trống hay tranh Đông Hồ, thì miền Trung nắng gió nổi
tiếng với tranh làng Sình xứ Huế. Tranh làng Sình không chỉ chứa đựng nét đẹp văn hóa làng
xã xa xưa; mà nó còn tượng trưng cho nền văn hóa đặc sắc của cả xứ Huế mộng mơ và góp
phần làm đa dạng phong phú văn hoá của dân tộc.
- Làng Sình nằm cạnh phố cổ Bao Vinh bên bờ sông Hương thơ mộng, phía bên kia bờ là cảng
sông Thanh Hà sầm uất một thời. Tranh làng Sình không đơn thuần chỉ phục vụ nhu cầu tinh
thần đơn giản mà nó còn tượng trưng cho tín ngưỡng. Thường được dùng trong các lễ thờ,
cúng tế, giải hạn…
- Theo như lời kể lại của các nghệ nhân, làng Sình đã tồn tại và phát triển hơn 400 năm. Trải
qua thời gian dài như vậy, tuy cũng bị mai một ít nhiều nhưng các nghệ nhân, các thế hệ ở
đây luôn mong muốn gìn giữ và duy trì truyền thống của gia đình, của làng xã. Tranh làng
Sình gồm 3 loại chính: tranh nhân vật, tranh đồ vật và tranh súc vật.

You might also like