You are on page 1of 6

Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937 – 2023) quê quán tại thành phố Huế,

nhưng quê gốc ở làng Bích Khuê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng
Trị.
a. Cuộc đời
- Sau khi học hết bậc trung học ở Huế, năm 1960 ông tốt nghiệp khóa I ban
Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn.
- Năm 1964, Hoàng Ngọc Phú Tường nhận bằng Cử nhân triết học Đại học
Văn khoa Huế.
- Từ năm 1960 đến năm 1966 ông dạy tại Trường Trung học phổ thông
chuyên Quốc học Huế.
- Từ năm 1966 đến 1975, Hoàng Phủ Ngọc Tường thoát ly khỏi gia đình
để lên chiến khu, tham gia chiến tranh Việt Nam chống lại Hoa Kỳ và
Việt Nam Cộng hòa bằng hoạt động văn nghệ.
- Đến năm 1978 ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Ông từng là
Tổng thư hội ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên-Huế, Chủ tịch
Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.
- Năm 2007, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật,
cùng đợt với vợ là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
b. Sự nghiệp sáng tác
- Các tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971), Rất nhiều
ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông (1986), Bản di chúc của cỏ
lau (1984), Ngọn núi ảo ảnh (1999),...
- Phong cách nghệ thuật: Là một trong những nhà văn chuyên về bút kí.
Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất
trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được
tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa
lí,... Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm
và tài hoa.

Tác phẩm:
- Bố cục:
+ Đoạn 1: Dòng sông Hương ở thượng nguồn
+ Đoạn 2: Dòng sông Hương trước khi chảy qua thành phố Huế
+ Đoạn 3: Sông Hương khi chảy qua lòng TP. Huế
+ Đoạn 4: Sông Hương trong các thời kì lịch sử
+ Đoạn 5: Sông Hương trong thi ca, văn học
- Nội dung chính: Đoạn trích là hình ảnh của dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình
đầy chất thơ khi ở thượng nguồn đến khi về với thành phố Huế. Vẻ đẹp của sông
Hương hiện lên với từng bước đi trong cuộc hành trình trở về với xứ Huế thơ
mộng. Và trong mỗi bước đi ấy, sông Hương như thay đổi, từ một cô gái Di-gan
phóng khoáng và man dại trở thành một bà mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở,
dịu dàng e ấp bên xứ Huế trữ tình. Qua đoạn trích, người đọc cũng có thể cảm nhận
được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường dành
cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước

Câu hỏi nhỏ / 69:


Phần 1 miêu tả sông Hương ở thượng nguồn.

Câu hỏi nhỏ/70:


- Hình dung về sông Hương trước khi chảy ra thành phố Huế:
+ ...sông Hương đã chuyển mình một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột
ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm,...
→ Trước khi chảy ra thành phố Huế, sông Hương uốn lượn như một tấm lụa mềm
mại, mang nét đẹp trù phú mang bao nhiêu phù sa từ rừng già xuống.

Câu hỏi nhỏ/71.1:


- Đặc điểm khi chảy trong lòng thành phố: ...chuyển dòng một cách liên tục, uốn
mình theo những đường cong thật mềm. Sông Hương đã trở thành một người tài
nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa
ban ngày hoặc trên sân khấu nhà hát...
→ Sông Hương mang vẻ đẹp tình tứ, duyên dáng, vui tươi.

Câu hỏi nhỏ/71.2:


- Chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc:
+ ...Tôi vừa từ trong khói lửa miền Nam đến đây, lâu năm xa Huế, và chính Lê-
nin-grát đã đánh thức trong tâm hồn tôi giấc mơ lộng lẫy của tuổi dại...
+ ...ôi, tôi muốn hoá làm một con chim nhỏ đứng co một chân trên con tàu thuỷ
tinh để đi ra biển. Tôi cuống quýt vỗ tay, nhưng sông Nê-va đã chảy nhanh quá,
không kịp cho lũ hải âu nói một điều gì với người bạn của chúng đang ngẩn ngơ
trông theo.
+ ...Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ
của nó khi ngang qua thành phố...

Câu hỏi nhỏ/ 72:


- Nét độc đáo của sông Hương sau khi rời khỏi kinh thành Huế là dòng sông không
chảy qua tỉnh khác luôn mà đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để
gặp lại thành phố ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.

Câu hỏi nhỏ/ 73.2:


Sông Hương là chứng nhân lịch sử, gắn bó với mọi biến cố của Huế (dòng sông
biên thùy thời vua Hùng, dòng sông viễn châu oanh liệt thời trung đại, dòng sông
vẻ vang thời Nguyễn Huệ, dòng sông bi tráng thời kì cách mạng tháng Tám).

Câu hỏi nhỏ / 74:


Ở đoạn cuối này, sông Hương đã được nhìn nhận từ khía cạnh thơ ca.

Câu 1/74:
- Nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông là một câu hỏi, đây là một nét độc đáo rất
riêng của nhà văn. Qua đó nhấn mạnh đến vẻ đẹp huyền thoại của dòng sông
Hương, thể hiện lòng biết ơn đến những con người khai phá vùng đất ấy.

- Bố cục:
+ Phần 1 (từ đầu đến “quê hương xứ sở”): Thủy trình của sông Hương
+ Phần 2 (còn lại): Vẻ đẹp lịch sử, văn hóa và thi ca của sông Hương.
Câu 2/74:
Góc nhìn Đặc điểm
Sông Hương ở Hùng vĩ, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn. Lúc mãnh
thượng nguồn liệt những ghềnh thác, lúc trở nên dịu dàng những
dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.

Sông Hương trước Vẫn còn dư vang của Trường Sơn với sắc nước xanh
khi chảy qua thành thẳm, mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền
phố Huế xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi.

Địa

Sông hương giữa Chuyển dòng một cách liên tục, uốn mình theo
lòng thành phố Huế những đường cong thật mềm. Sông Hương đã trở
thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya.

Sông Hương trước Đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để
khi từ biệt thành gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh
phố Huế xưa cổ.
Lịch sử Chứng nhân lịch sử, chứng kiến mọi biến cố của
Huế.
Thơ ca Sông Hương là cái nôi của âm nhạc Huế.

Câu 3/75:
- Thể hiện tình cảm, cảm xúc yêu mến của tác giả cho dòng sông Hương cùng
thiên nhiên và con người nơi đây.
+ Thỉnh thoảng, tôi vẫn còn gặp trong những ngày nàng đem áo ra phơi, một sắc áo
cưới của Huế ngày xưa, rất xưa: màu áo lục điều với loại vải vân thưa màu xanh
tràm lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện, thấp thoáng
theo bóng người, thuở ấy các cô dâu trẻ vẫn mặc sau tiết sương giáng.
+ Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công
bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm
hứng của các nghệ sĩ.

Câu 4/75:
- Chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc:
+ ...Tôi vừa từ trong khói lửa miền Nam đến đây, lâu năm xa Huế, và chính Lê-
nin-grát đã đánh thức trong tâm hồn tôi giấc mơ lộng lẫy của tuổi dại...

+ ...ôi, tôi muốn hoá làm một con chim nhỏ đứng co một chân trên con tàu thuỷ
tinh để đi ra biển. Tôi cuống quýt vỗ tay, nhưng sông Nê-va đã chảy nhanh quá,
không kịp cho lũ hải âu nói một điều gì với người bạn của chúng đang ngẩn ngơ
trông theo.

+ ...Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ
của nó khi ngang qua thành phố...

Câu 5/75:
Tác giả đã tô đậm cho con sông Hương ấy bao nét thơ thật dịu dàng, thơ mộng mà
hoang dã, đa tình, lịch lãm và cổ kính. Từ góc độ văn hóa truyền thống lịch sử tác
giả cũng đã khắc họa sông Hương với nét tính cách đăc biệt qua đó cũng tái hiện
lại cho bạn đọc những hình ảnh trong lịch sử và gắn liền với những phẩm chất rất
riêng của người Huế. Mà đặc biệt hơn là vẻ đẹp của người con gái Huế luôn nhẹ
nhàng, bay bổng mà rất đằm thắm.

Câu 6/75:
Quê hương em là một thành phố lớn - nơi được gọi “Hòn ngọc Viễn Đông”. Từ
nhỏ, em đã được sống trong sự hiện đại, tiện nghi đầy đủ và được trải nghiệm
những dịp lễ đầy thú vị. Nhưng thông qua văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng song”
của Hoàng Phủ Ngọc Tường, em đã có thêm cái nhìn về vẻ đẹp của cảnh sắc thiên
nhiên Sài Gòn. Cứ mỗi dịp lễ là nơi đây lại rộn ràng tấp nập bởi du khách bốn
phương đến ghé thăm. Nơi tạo nên sức hút ấy chính là Chính chúng đã tạo nên sức
hút kì thú cho vùng đất này. Em rất yêu thích của quê hương mình. Bởi nhờ nó mà
quê hương em có một dấu ấn trong lòng du khách tứ phương, và nó cũng giúp cho
kinh tế địa phương thêm phần phát triển hơn.

You might also like