You are on page 1of 2

Ai đã đặt tên cho dòng sông ?

- Hoàng Phủ Ngọc Tường -


I. Tiểu dẫn
1. Hoàng Phủ Ngọc Tường
- cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.
- am hiểu sâu sắc và gắn bó sâu nặng với xứ Huế.
- sở trường về bút kí, tùy bút.
- yêu nước qua tình yêu thiên nhiên và truyền thống văn hóa, lịch sử đầy say mê
- ngòi bút tài hoa với những lời văn thật đẹp, thật sang.
2. Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?”
- viết tại Huế, 1981, sau chiến thắng 1975, bừng bừng khí thế chống giặc và ngợi ca chủ nghĩa anh
hùng.
- khám phá vẻ đẹp của dòng sông Hương dưới góc nhìn từ địa lí, lịch sử đến văn hóa, qua đó ngợi ca
được vẻ đẹp tâm hồn của con người xứ Huế.
II. Đọc hiểu
1. Vẻ đẹp của sông Hương
a. Vẻ đẹp dưới góc nhìn địa lí
* Khi chảy trong rừng Trường Sơn:
- bản trường ca của rừng già: ghềnh thác, đáy vực bí ẩn.
- dịu dàng và say đắm: dặm dài chói lọi của hoa đỗ quyên
=> giống cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại,
=> vẻ đẹp tự do, phóng túng, hoang sơ chưa bị chế ngự.
* Khi chảy ở ngoại ô thành phố Huế
- dịu dàng và trí tuệ, thành người mẹ phù sa vùng văn hoá
- đổi dòng liên tục như một cuộc kiếm tìm có ý thức, chủ động để gặp thành phố thân yêu.
- người con gái dịu dàng với dòng chảy mềm như tấm lụa.
- huyền ảo, biến hóa không ngừng nhờ màu sắc thay đổi theo màu trời: sớm xanh, trưa vàng, chiều tím.
- qua lăng tẩm vua chúa, trầm mặc nhất như triết lí, cổ thi
* Khi chảy trong lòng thành phố Huế:
- tìm đúng đường về, con sông vui tươi hẳn lên và kéo một nét thẳng thực yên tâm, không còn sự phân
vân.
- đến Cồn Giã Viên, uốn một cánh cung rất nhẹ, như một tiếng “vâng” không nói của tình yêu.
- Toả đi như bàn tay âu yếm ôm lấy thành phố và bồi đắp.
=> chậm như mặt hồ, điệu slow tình cảm lưu luyến.
* Khi ra khỏi thành phố để về biển:
- đột ngột đổi dòng gặp lại Huế, như Kiều chí tình gặp lại Kim Trọng, để nói một lời thề thủy chung.
- như tình yêu người dân nơi Châu Hoá với quê hương
b. Vẻ đẹp dưới góc nhìn lịch sử
* Khái quát: sống thế kỉ vinh quang với nhiệm vụ lịch sử
- Từ thời vua Hùng: là con sông biên thuỳ, con sông viễn châu, đã chiến đấu oanh liệt để bảo vệ biên
giới.
- Đến thế kỉ 18: vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ.
- Tới thế kỉ 19: sống hết lịch sử bi tráng với máu của những cuộc khởi nghĩa.
- Đến thế kỉ 20: đi vào thời đại Cách mạng tháng Tám với những chiến công rung chuyển.
=> vẻ đẹp vừa hùng tráng vừa bình dị: như sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc; có khi là một chiến
công, khi là một người con gái dịu dàng.
c. Vẻ đẹp dưới góc nhìn văn hoá 
* Gắn liền với nền âm nhạc cổ điển Huế
- toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế sinh thành trên mặt nước sông Hương.
- tạo nên một không gian thưởng thức âm nhạc cổ điển Huế mà không đâu có thể thay thế.
* Gắn liền với màu sắc truyền thống của Huế - điều lục:
màu xanh chàm lồng lên màu đỏ thành màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng người.
* khơi nguồn cho thi ca, nghệ thuật:
- có dòng thi ca về sông Hương
- không bao giờ lặp lại mình qua từng thi sĩ, như “người tình nhân chưa quen biết” (Nguyễn Tuân).
* Tên dòng sông gắn với huyền thoại của người làng Thành Trung.
3. Nghệ thuật
- Sở trưởng về thể loại bút kí và tùy bút với cái tôi tài hoa, phóng khoáng.
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy uyên bác,
đa chiều
- Giọng điệu trầm tư, sâu lắng, ngọt ngào rất đặc trưng của người Huế.
- Ngôn ngữ giàu chất thơ trong sáng, tinh tế, giàu hình ảnh, nhạc điê ̣u.
- Các thủ pháp nghệ thuật như nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng phong phú và độc
đáo.

You might also like