You are on page 1of 6

Văn Hóa Du Lịch Phú Yên

Nhắc đến Phú Yên là nhắc đến một vùng đất nổi tiếng với cảnh đẹp say đắm lòng
người. Bên cạnh đó là những điều đặc sắc góp phần tạo nên nền văn hóa Phú
Yên độc đáo.
Nhiều năm nay Phú Yên luôn lọt top những địa danh du lịch được nhiều người
lựa chọn nhất nước ta. Nguyên nhân trước hết bởi cảnh sắc yên bình, say đắm lòng
người. Và hơn cả đó là một nền văn hóa đặc sắc, độc đáo được tạo nên từ nhiều
yếu tố khác nhau. Bài viết sau đây Palm Beach Hotel sẽ giới thiệu đến các bạn
những điều đặc sắc góp phần tạo nên nền văn hóa Phú Yên ấy.

Văn hóa ẩm thực Phú Yên


Điều đầu tiên tạo nên nền văn hóa Phú Yên đặc sắc như hiện nay chính bởi những
món ăn đã làm nên tên tuổi. Không chỉ là một vẻ đẹp thiên nhiên với nắng vàng,
gió biển, với cuộc sống yên bình của ngư dân, Phú Yên còn là nơi xuất xứ của rất
nhiều các món ăn đặc sản.
Ẩm thực Phú Yên không cầu kỳ nhưng ẩn chứa vẻ đẹp mộc mạc, giản dị như
chính những người dân nơi đây. Tất cả tạo nên những món ăn rất “Phú Yên” khiến
bất cứ thực khách nào cũng không thể “ngồi yên” khi đặt chân đến vùng đất này.

Trong đó, nổi tiếng nhất có thể


kể đến món bánh canh hẹ Phú Yên. Xuất hiện ở nhiều nơi nhưng bánh canh hẹ vẫn
được coi như một nét ẩm thực trong văn hóa Phú Yên bởi hương vị khác biệt, mê
hoặc bất cứ ai kể cả những người kỹ tính nhất trong ăn uống.
Bên cạnh đó phải kể đến các món ăn đậm chất miền biển như Gỏi Cá Mai, cháo
Hàu, cua Huỳnh Đế, Sò huyết hay món ăn độc đáo mắt cá Ngừ đại dương. Mỗi
một món ăn là một hương vị riêng nhưng tất cả đều khó quên và khiến du khách
nhớ mãi. Để rồi không biết tự bao giờ những món ăn đơn giản, mộc mạc ấy lại trở
thành một mảnh ghép không thể thiếu trong bức tranh về nền văn hóa Phú Yên.

Văn hóa kiến trúc Phú Yên


Các công trình kiến trúc luôn là một phần không thể thiếu tạo nên văn hóa mỗi
vùng miền. Và ở Phú Yên cũng vậy, văn hóa Phú Yên được thể hiện ở những công
trình kiến trúc tiêu biểu và độc nhất vô nhị như:

1. Tháp Nhạn
Tháp Nhạn là một ngọn tháp nằm trên núi Nhạn, soi bóng trên sông Đà vĩ đại, tạo
nên một tổng thể non nước hữu tình mang tên Núi Nhạn – Sông Đà Rằng. Là công
trình lâu đời được xây dựng bởi người Chăm, đến nay tháp Nhạn đã trở thành một
di tích lịch sử mà bất cứ du khách nào cũng muốn ghé thăm mỗi khi có dịp đặt
chân đến vùng đất Phú Yên xinh đẹp.

2. Nhà thờ Mằng Lăng


một trong những nhà thờ lâu đời nhất của Việt Nam với thiết kế theo lối kiến trúc
Gothic độc đáo, nhà thờ Mằng Lăng luôn là điểm đến thu hút đông đảo khách du
lịch khi đến với Phú Yên. Với nhiều hoa văn trang trí, lầu chuông, thập tự giá,…
được sơn màu xanh xám giản dị,… Nhà thờ Mằng Lăng đã trở thành công trình
kiến trúc độc đáo góp phần tạo nên sự đặc sắc cho văn hóa Phú Yên.
Bên cạnh đó, khi nhắc đến văn hóa Phú Yên bạn không nên bỏ qua các công trình
kiến trúc nổi tiếng như: hải đăng Đại Lãnh, bảo tàng Phú Yên, đài tưởng niệm núi
Nhạn. Đây đều là những địa điểm đáng đặt chân đến nếu như bạn muốn tìm hiểu
sâu hơn về nền văn hóa xứ Nẫu (Phú Yên).
Văn hóa lễ hội Phú Yên

Cũng giống như những vùng đất khác, lễ hội là một trong những yếu tố làm tô
điểm thêm nét đẹp cho bức tranh văn hóa Phú Yên. Có thể kể đến các lễ hội như:
Lễ hội cầu ngư của ngư dân – xã An Phú, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An và xã
An Hải, Xuân Hoà, Xuân Cảnh, Xuân Thịnh của huyện Sông Cầu: diễn ra vào
tháng 3, 4 và 5 của năm âm lịch.
Lễ hội Đầm Ô Loan – xã An Cư, huyện Tuy An: diễn ra vào ngày 7 của tháng âm
lịch đầu tiên.
Lễ hội Đập Đồng Cam – thành phố Tuy Hoà: thường vào ngày 8 của tháng 8 âm
lịch hằng năm.
Hội thơ Nguyên Tiêu – Núi Nhạn, thành phố Tuy Hoà: diễn ra vào ngày 15 của
tháng Giêng hằng năm.
Lễ hội chọi trâu: diễn ra tại vùng núi Phú Yên như huyện Sơn Hoà, Đồng Xuân,
Sông Hinh. Lễ hội diễn ra hơn 3 ngày 3 đêm, thường vào ngày 12 đến 13 âm lịch.
Lễ hội gặt lúa: diễn ra ở các vùng miền núi như huyện Sơn Hoà, Đồng Xuân, Sông
Hinh thường vào tháng 3 âm lịch hằng năm.
Lễ bỏ mã: tại các vùng núi như huyện Sơn Hoà, Đồng Xuân, Sông Hinh.
Lễ hội dâng hương tại đền Lê Thành Phương – ấp Mỹ Phú, xã An Hiệp, huyện Tuy
An: diễn ra vào ngày 28 tháng Giêng.
Trong đó, lễ cầu ngư là lễ hội độc đáo nhất tại Phú Yên. Lễ hội này đã được công
nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Văn hóa nghệ thuật

Nền văn hóa Phú


Yên được phong phú, đặc sắc như ngày nay không thể không kể đến những môn
nghệ thuật truyền thống. Trong đó phải kể đến:
Nghệ thuật hát tượng, bài chòi, hát bả trạo, những điệu hò của ngư dân
Các nghi lễ, tập tục và nhiều nhạc cụ độc đáo như trống đôi – ba lớn, cồng – chiêng
vạch năm nhỏ của người dân tộc miền núi.
Ngoài ra, việc tìm ra đàn đá, kèn đá có niên đại hơn 2.500 năm trước đây ở huyện
Tuy An và nhiều di sản văn hóa Sa Huỳnh đã chứng minh Phú Yên là vùng đất có
cư dân cổ sinh sống và có nền văn hóa độc đáo.

Văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số


Phú Yên là nơi tập trung nhiều dân tộc thiểu số, chủ yếu sinh sống tại các huyện
miền núi phía tây. Có thể kể đến như: Chăm, Ê Đê, Ba-na, Hre, Hoa, Mnong,
Raglai, Tày, Nùng, Dao, San-Diu,… Sự đa dạng này đã góp phần tạo nên nền văn
hóa dân tộc phong phú bậc nhất tại Phú Yên.
Không quá khi nói rằng Phú Yên là một trong những nơi có bề dày lịch sử văn hóa
lớn nhất ở nước ta. Đến đây bạn đã sẵn sàng cho chuyến khám phá của mình chưa?
Nếu rồi thì hãy lên kế hoạch và chúng ta vượt Phú Yên thôi.
Phu Yen Let’s Go !!!!

You might also like