You are on page 1of 11

1

SO SÁNH GIỮA HANBOK HÀN QUỐC VÀ ÁO DÀI VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Ngô Phạm Thùy Trang


Giáo viên hướng dẫn: Quách Thị Hồng Hồng

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trang phục là một trong ba yêu cầu về đời sống vật chất (ăn, mặc, ở) đây là sản phẩm văn
hóa sớm nhất của xã hội loài người. Theo thời gian, trang phục càng thay đổi theo quá trình
phát triển của lịch sử. Đối với mỗi một quốc gia, trang phục cũng trở thành một yếu tố quan
trọng tạo nên nét đẹp văn hóa riêng biệt qua từng thời kì, mang tính đậm đà và vẻ đẹp của
mỗi dân tộc. Trang phục truyền thống hay một kiểu trang phục truyền thống của mỗi quốc
gia đều là một phần của di sản văn hóa, phản ánh tính cách, đời sống dân cư và cả khí hậu
của vùng đất đó. Nhưng trong những năm gần đây, văn hóa Hàn Quốc đã và đang có sức lan
tỏa lớn, ảnh hưởng đến nền văn hóa của nhiều quốc gia của Châu Á, nhất là các khu vực
Đông Á và Đông Nam Á thông qua các bộ phim, các chương trình truyền hình, các xu
hướng thời trang... Vì thế, Hanbok trở thành niềm tự hào của người Hàn Quốc trên thế giới.
Là con người ai cũng biết nghiêng mình rung cảm trước cái đẹp xuất phát từ thiên
nhiên,cảnh vật,từ lòng người và trên hết có lẽ là cái đẹp bắt nguồn từ chiều sâu văn
hoá.Trong văn chương có Nguyễn Tuân,Thạch Lam,trong âm nhạc có Trịnh Công Sơn là
những người ưa tìm về cội nguồn truyền thống.Nói đến truyền thống có rất nhiều điều cần
phải bàn luận: lễ hội, ẩm thực, nghệ thuật dân gian.Và không thể không kể đến trang phục
truyền thống. Thật tự hào khi được nói về chiếc áo dài Việt Nam, đại diện cho một nét đẹp
văn hóa, không chỉ đẹp về kiểu dáng và đường nét mà điều quan trọng chiếc Áo dài ấy mang
nhiều ý nghĩa kết tinh những nét đẹp tinh hoa của dân tộc. Nhắc đến Việt Nam, người ta nhớ
ngay đến món phở, sự thân thiện, nhiệt tình của người dân nơi đây, và cũng không thể quên
đến bộ trang phục truyền thống – Áo dài: “Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm” là trong những
yếu tố đưa Áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt Nam. Áo dài đã toát nên vẻ đẹp
đặc biệt vượt trên các bộ trang phục khác và trở thành biểu tượng của trang phục, tạo nên sản
phẩm văn hóa vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ
Việt Nam.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu là bộ trang phục truyền thống của Việt Nam, Hàn Quốc: Áo dài và
Hanbok.

2.2 Phạm vi nghiên cứu


Phạm vi không gian: Không gian nghiên cứu là ở hai quốc gia: Hàn Quốc và Việt Nam. Tuy
nhiên, vì nhiều lý do mà chúng tôi tập trung nghiên cứu tại các địa điểm thành phố Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, Seoul - nơi mà Áo dài, Hanbok được tôn vinh và sử dụng phổ biến
và cũng là nơi tập trung văn hóa, chính trị, kinh tế ... của cả hai quốc gia cũng như phát triển
vượt bậc của trang phục truyền thống. Phạm vi thời gian: Chúng tôi xác định phạm vi nghiên
cứu về thời gian từ lịch sử hình thành đến nay.

3. Mục đích nghiên cứu

2
Nhằm giới thiệu các nghiên cứu về Áo dài và Hanbok để làm rõ nguồn gốc và quá trình
phát triển của Áo dài và Hanbok. Dựa vào dữ liệu đó, tôi so sánh làm nổi bật lên sự tương
đồng và sự khác biệt của Áo dài và Hanbok.

4. Phương pháp nghiên cứu lịch sử


Phương pháp lịch sử là tìm hiểu vấn đề nghiên cứu theo dòng thời gian, cũng như sự tác động
của biến có lịch sử lên vấn đề nghiên cứu. Từ đó có cơ sở cho các nhận định và nghiên cứu
vấn đề trong hiện tại. Thông qua các nghiên cứu và các sách lịch sử của Việt Nam và Hàn
Quốc để tìm ra nguồn gốc, quá trình phát triển của Áo dài và Hanbok qua từng thời kì để có
sự nhận xét và so sánh điểm giống nhau và khác nhau.

5. Kết cấu của báo cáo khoa học


Gồm 2 phần

I: KHÁI LƯỢC VỀ HANBOK HÀN QUỐC VÀ ÁO DÀI VIỆT NAM

1. Khái lược về Hanbok và Áo dài

1.1 Hanbok

1.1.1. Một số khái niệm


Hanbok (한복 – Hàn Phục) là trang phục truyền thống của người dân Hàn Quốc và Triều
Tiên. Đi kèm với Hanbok là những phục sức tồn tại từ xa xưa như jeogori, baji, chima,…
Đến thời Joseon, Hanbok càng phổ biến và trở thành trang phục chủ yếu của phái nữ.

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Hanbok

Hanbok (한복) có một lịch sử tồn tại lâu dài. Bộ trang phục này bắt nguồn từ thời Cao Câu
Ly (고구려). Cao Câu Ly là một quốc gia trong Tam Quốc (삼국) của bán đảo Triều Tiên
(năm 37 TCN đến năm 668). Trải qua thời gian, Hanbok có những thay đổi trong thiết kế.
Tuy nhiên vẫn duy trì được những nét đặc trưng truyền thống cho đến ngày nay. Vào những
ngày đầu sơ khai, Hanbok dành cho cả nam và nữ, bao gồm quần baji bó sát và áo jeogori dài
đến eo. Qua năm tháng, Hanbok bị ảnh hưởng bởi văn hóa bên ngoài như đế quốc Mông Cổ
cũng như những xu hướng thời trang trong nước. Dẫn đến sự thay đổi của bộ quốc phục này.
Điển hình là vào cuối thời kỳ Tam Quốc, phụ nữ bắt đầu mặc váy dài, áo jeogori cũng ngắn
hơn và bó ở eo. Đàn ông cũng theo xu hướng: quần baji rộng dài, bó ở mắt cá chân và áo
khoác dài đến eo. Hầu hết Hanbok truyền thống ngày nay đều được thiết kế theo phong cách
của triều đại Joseon.

1.1.2.1. Khái quát về trang phục truyền thống

3
Đối với Hanbok dành cho nữ, bao gồm: áo jeogori (áo khoác ngắn mặc ở phần thân trên), váy
chima (phần váy xòe thắt eo cao), sokchima (lớp váy lót trong). Ngoài ra còn có otgoreum bộ
phận dây thắt lưng.Còn về Hanbok dành cho giới nam thì có áo jeogori và quần baji rộng dài.
Trong quá khứ, người Hàn dùng lụa chủ yếu để may Hanbok làm lễ phục. Hanbok thường
ngày được may bằng sợi gai và sợi lanh. Hanbok của phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc ngày xưa
thường được may bằng loại vải cao cấp mềm và nhẹ được dệt từ các sợi gai. Tầng lớp dân
thường chỉ được sử dụng vải sợi bông. Chất liệu dùng để may Hanbok chủ yếu là các loại vải
bông. Khi nền văn minh phương Tây bắt đầu xâm nhập thì các loại vải ngày càng đa dạng.
Tùy theo mùa và thời tiết mà dùng chất liệu khác nhau để người mặc cảm thấy thoải mái.
Jeogori và baji cũng được may từ những loại vải khác nhau. Jeogori thì người ta có thể lựa
chọn khoảng 10 loại vải khác nhau. Vải sợi gai, vải xô để may vào mùa hè. Mùa xuân và mùa
thu thì dùng tơ lụa. Đặc biệt, vải gapsa là chất liệu rất được ưa chuộng. Còn vào mùa đông
lạnh giá thì Hanbok được may thêm một lớp vải bông để giữ ấm.

1.1.2.2. Màu sắc Hanbok

Tầng lớp thượng lưu thường mặc những bộ Hanbok có màu sắc sặc sỡ. Trẻ em thì được mặc
những màu sáng như đỏ tươi, vàng,… Người trung niên thường lựa chọn mặc những màu
mang sắc thái trang nghiêm hơn. Tuy nhiên hầu hết mọi người ngày thường chỉ mặc hanbok
màu trắng. Màu vàng thẫm là màu dành cho hoàng đế nên dân thường cấm sử dụng màu này.
Đồng thời, nhũ vàng và những họa tiết thêu cũng chỉ được sử dụng cho trang phục hoàng gia
nên không thể tìm thấy trong trang phục của dân thường. Người Hàn thường phối màu cho áo
jeogori và váy chima hay áo jeogori và quần baji dựa theo thuyết âm dương ngũ hành. Gam
màu đặc trưng là xanh da trời, vàng, đỏ, trắng và đen tương ứng với năm yếu tố là kim, mộc,
thủy, hỏa, thổ. Và thường thì màu sắc của jeogori sẽ tiệp với màu của váy chima hoặc nhạt
hơn. Những hoa văn, họa tiết trên Hanbok không chỉ mang vẻ đẹp thị giác mà còn chứa đựng
ý nghĩa sâu sắc. Vì thế bộ quốc phục này còn được dùng để biểu hiện thân phận, vị trí xã hội
của người mặc. Đôi khi còn là công cụ thể hiện mong muốn, nguyện vọng của họ. Trong các
họa tiết động vật thì rồng, phượng hoàng, rùa, hươu cao cổ,… biểu hiện cho sự may mắn và
điềm lành. Họa tiết bướm mang ý nghĩa trường thọ. Họa tiết dơi nhằm cầu mong sự sinh sản.
Đây là những họa tiết động vật truyền thống rất được ưa chuộng.

Các họa tiết cây cối, thực vật cũng rất phong phú. Hoa cúc biểu hiện cho sự trường thọ. Hoa
lan đại diện cho tình bạn. Hoa mai biểu trưng cho lòng dũng cảm và đức độ. Cây tre biểu hiện
cho lòng trung thành. Hoa sen với ý nghĩa là sự thanh khiết. Quả nho mang ý nghĩa là sự sinh
sản tốt. Hay như mẫu đơn biểu trưng cho sự phú quý.

Những họa tiết trong tự nhiên được sử dụng nhiều nhất là núi, nước, tảng đá mang ý nghĩa
bất biến. Và họa tiết mây tượng trưng cho ước mơ về hạnh phúc, hoài bão và sự vĩnh cửu.

4
1.1.2.3.Phụ kiện đi kèm hanbok

Daenggi (댕기)

Là một dải ruy băng dài dùng để buộc bím tóc của người con gái chưa kết hôn. Thông thường
Daenggi Meori có màu đỏ và tùy thuộc theo giai cấp mà ruy băng sẽ mang những họa tiết
khác nhau.

Norigae (노래기) Là một loại phụ kiện có hình dạng tua rua được phụ nữ đeo ở thắt lưng váy
chima hoặc ở dây goreum của áo jeogori. Đây là loại phụ kiện phổ biến nhất khi kết hợp với
hanbok

Binyeo (비녀) Là một loại phụ kiện mà người phụ nữ sử dụng để cuộn bím tóc của mình lên
thành một búi tròn và cố định lại. Những người phụ nữ đã kết hôn sẽ sử dụng binyeo để búi
tóc như một bằng chứng cho thấy họ đã lập gia đình. Binyeo cũng rất đa dạng về hình thức và
chất liệu.

Gat (갓) Là chiếc mũ làm bằng lông ngựa được sử dụng để bảo vệ búi tóc và thể hiện giai cấp
của người đội.

Samo (사모) Là một loại mũ thường được các quan chức cấp cao đội khi mặc dalleyong (áo
choàng).

Bokgeon (복건) Là một loại mũ làm bằng vải đen được các học giả Nho giáo và sau này là
các chàng trai

1.1.3. Nét đặc trưng của hanbok

1.1.3.1. Cấu tạo áo Hanbọk

1.1.3.2. Phân loại Hanbok


Hanbok dành cho trẻ em: Đối với Hanbok dành cho trẻ em sẽ bao gồm áo vest dài bên ngoài
màu xanh và mặc ra ngoài với áo durumagi. Đi kèm với đó chính là mũ đen có gắn dải dây
đằng sau. Đặc biệt, đối với Hàn Quốc trẻ em sẽ được theo những từ ngữ và biểu tượng liên
quan đến đứa trẻ trên vải của Hanbok. Ban đầu, trang phục này chỉ dành cho con trai thuộc
tầng lớp quý tộc nhưng về sau trang phục đã được cho mọi tầng lớp và cho cả bé gái. Tuy
nhiên kiểu dáng Hanbok của bé trai và bé gái lại hoàn toàn khác nhau.
Hanbok dành cho nữ giới: Kiểu dáng ban đầu của Hanbok sẽ được dải từ phần hông và được
thắt lại ở phần eo cho thêm điểm nhấn. Tuy nhiên đến cuối chiều Joseon, kiểu áo này đã được
thiết kế dài tới khuỷu tay, đi kèm với đó là phần vạt áo trước được thắt ở phần ngực. Không
những thế Dongchong còn là phần viên để làm nổi bật phần cổ của người phụ nữ khi mặc
chúng. Giống như kiểu dáng Hanbok nam, dongchong sẽ được buộc ngang ở phần ngực.
Chima là loại váy được thiết kế với hình chữ nhật hoặc hình ống có phần đa xếp theo nếp
gấp. Nó được thắt ở phía trên ngực cùng với dải băng khá dài. Kiểu váy này sẽ che phủ kín cơ

5
thể, do đó sẽ giấu được hình dáng của người phụ nữ. Điều này là do sự ảnh hưởng của xã hội
thời kỳ Nho Giáo.

Hanbok dành cho nam giới: Đối với Hanbok dành cho nam giới thì áo trên tường dài hơn của
nữ giới. Áo trên có thể kéo dài đến eo hoặc có thể là thấp hơn. Giống với Hanbok của nữ,
Hanbok dành cho nam cũng được trang bị dây thắt ở trước ngực. Đi kèm với đó là quần Baji
ban đầu được thiết kế với ống hẹp nhằm mục đích tạo sự thuận tiện cho việc cưỡi ngựa và săn
bắn. Tuy nhiên, khi nghề nông của Hàn Quốc được phát triển thì ống quần đã trở nên rộng
hơn, để phục vụ công việc đồng áng hàng ngày. Đồng thời, quần ống rộng cũng khiến người
mặc cảm thấy thoải mái hơn khi ngồi trên sàn thay vì quần ống hẹp trước đó. ngày nay
Hanbok của nam giới lại được thiết kế theo phong cách thanh tao, sang trọng và cực kỳ thu
hút người nhìn.

1.1.3.3. Cách mặc hanbok


Cách mặc áo Hanbok cho nam giới: Khi mặc áo Hanbok, nam giới thường nên chọn áo dài và
rộng, tùy thuộc vào dáng ngườNếu bạn cao lớn và có thân hình khỏe mạnh, bạn có thể chọn
áo Hanbok dài để tôn lên chiều cao và thân hình. Tuy nhiên, nếu bạn có chiều cao trung bình
hoặc thấp hơn, nên chọn áo ngắn để tỉ lệ cân đối hơn. Khi mặc áo Hanbok, nam giới nên đi
cùng với bóp da sang trọng, giày hoặc dép kẹp đơn giản. Không nên chọn những đôi giày quá
bóng hoặc kiểu dáng phức tạp, vì nó sẽ làm mất đi sự hoàn hảo của trang phục.
Cách mặc áo Hanbok cho nữ giới: Áo Hanbok nữ thường có nhiều kiểu dáng khác nhau, tùy
thuộc vào từng sự kiện và vóc dáng của người mặc. Thông thường, áo Hanbok nữ có kiểu
dáng suông, dài và rộng vừa phải để tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ.
Khi mặc áo Hanbok, nữ giới thường nên chọn giày cao gót để tạo ra những cử chỉ duyên dáng
và thanh lịch. Tuy nhiên, đôi giày phải đơn giản và nhẹ nhàng để không làm mất đi sự trang
nhã của trang phục.

1.1.4 .Hàn Quốc với việc bảo tồn và phát huy áo hanbok

1.2 Áo dài

1.2.1 Một số khái niệm


Áo dài là loại trang phục truyền thống của nước Việt Nam, được cách tân từ trang phục “ngũ
thân lập lĩnh” trong thời kỳ Tây hoá hay còn được gọi là áo tân thời.
Áo dài là một loại trang phục mang biểu tượng của đất nước Việt Nam, thể hiện nét văn hoá
cũng như tượng trưng cho cho vẻ đẹp dịu dàng, thướt tha của người phụ nữ

1.2.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Áo dài

Trong lịch sử phát triển của dân tộc, với những nét thăng trầm của lịch sử. Sự du nhập, tiếp
thu cưỡng chế tự nguyện của hàng trăm thứ văn hóa khác nhau, tưởng như ta đã bị đồng hóa
bởi văn hóa trang phục của các nước Âu, Á nhưng thực tế không như ta nghĩ, dân tộc Việt
đón nhận và tiếp thu những cái mới, tiến bộ và phát triển và làm giàu nền văn hóa của mình.
Tinh thần chống đồng hóa, sự khẳng định bản lĩnh dân tộc đã làm cho trang phục Việt cổ
truyền sau bao năm tiếp xúc với phương Bắc và văn minh phương Tây vẫn không mất đi bản
sắc của mình. Nhu cầu ăn mặc giờ đây không chỉ là mặc đủ, mặc ấm, mặc đẹp mà còn đòi hỏi
sự phong phú, sự đổi mới, sư thể hiện phong cách. Trong thế giới thời trang với những làn
sóng mốt thay đổi đến chóng mặt, trang phục truyền thống của người Việt vẫn thể hiện rõ bản
lĩnh của mình. Các sắc thái trang phục cổ truyền trong đời sống trang phục hiện nay vẫn đang

6
được kế thừa và phát huy ngày càng rõ nét. Một bộ áo dài truyền thống của Việt Nam có cấu
tạo gồm tay áo, cổ áo, tà áo và quần. Cổ áo thường cao khoảng 3cm, tay áo dài đến cổ tay,
thân áo dài được thiết kế ôm dáng có nút bấm một bên. Tà áo gồm 2 tà, tà sẽ được xẻ từ eo
cho đến gần cổ chân. Ở ngực và sau lưng sẽ có chiết li. Quần áo dài sẽ có độ dài từ eo cho
đến mắt cá chân hoặc có thể dài cho đến gót bàn chân, ống quần rộng. Với áo dài nam cũng
tương tự như áo dài nữ nhưng phân eo không may ôm sát, thân áo thường suông thẳng đứng
thể hiện được sự nam tính và sự chính chắn.

1.2.2.1. Hành trình phát triển của áo dài


Áo dài có một lịch sử dài đối với xã hội Việt Nam. Dưới đây là một số giai đoạn quan trọng
trong quá trình phát triển của áo dài trong xã hội cũ: Gốc gác và áo dài truyền thống: Áo dài
có nguồn gốc từ áo ngũ thân, một kiểu áo truyền thống của người Việt từ thế kỷ 18. Áo dài
đầu tiên thường là trang phục của phụ nữ và gồm váy dài và áo tùng. Đây là trang phục tôn
vinh vẻ đẹp và sự thanh lịch của phụ nữ Việt. Ảnh hưởng Pháp: Trong thế kỷ 19, áo dài bắt
đầu có sự ảnh hưởng của áo dài Pháp với cổ áo cao và váy dài hơn. Áo dài trở nên phổ biến
và thường được nhìn thấy trong các giai đoạn xã hội cũ. Thời kỳ Đông Dương thuộc Pháp:
Trong thời kỳ này, áo dài tiếp tục được phát triển và tạo nên hình dáng ngày nay với cổ áo
dáng thấp và váy dài hẹp. Nó trở thành biểu tượng của phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn xã
hội cũ này. Áo dài trong cuộc chiến tranh và sau chiến tranh: Áo dài thường được sử dụng
trong các sự kiện quan trọng và là biểu tượng của sự đoàn kết và vẻ đẹp dưới bầu trời Việt
Nam. Áo dài đã trải qua nhiều biến đổi và thích nghi trong quá trình phát triển xã hội của
Việt Nam, nhưng vẫn là một biểu tượng quan trọng của văn hóa và truyền thống của đất
nước.

1.2.2.2. Áo dài trong xã hội hiện đại


Trong xã hội hiện đại, áo dài vẫn duy trì vai trò quan trọng trong văn hóa và thời trang Việt
Nam. Dưới đây là một số điểm quan trọng về quá trình phát triển của áo dài trong xã hội hiện
đại: Sự đa dạng về kiểu dáng: Trong thời đại hiện đại, áo dài đã trải qua nhiều biến thể và
biến đổi kiểu dáng. Cổ áo, tay áo, và váy có nhiều kiểu khác nhau để phù hợp với sở thích và
xu hướng thời trang của người mặc. Áo dài trong thời trang: Áo dài không chỉ được mặc
trong các dịp truyền thống và lễ hội mà còn xuất hiện trong thời trang hàng ngày. Nhiều nhà
thiết kế thời trang đã tích hợp áo dài vào bộ sưu tập của họ, biến nó thành một trang phục thời
trang đương đại. Phụ nữ và áo dài: Áo dài vẫn là biểu tượng của vẻ đẹp và tinh tế của phụ nữ
Việt Nam. Nó thường được mặc trong các sự kiện quan trọng, hôn lễ, và trong cuộc sống
hàng ngày. Phục hồi và quảng bá quốc tế: Áo dài đã trở thành một biểu tượng quốc gia và là
một phần quan trọng trong việc quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới. Nhiều sự kiện và
cuộc thi thế giới đã tôn vinh và quảng bá áo dài Việt Nam. Phương tiện truyền thông và
người nổi tiếng: Áo dài thường xuất hiện trên phương tiện truyền thông và người nổi tiếng,
tạo sức ảnh hưởng trong việc thúc đẩy việc mặc áo dài trong xã hội hiện đại. Trong xã hội
hiện đại, áo dài vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc tôn vinh văn hóa và truyền thống của
Việt Nam, đồng thời thích nghi với xu hướng và sở thích thời trang đương đại.

1.2.3 Các kiểu áo dài


Chiếc áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam từ trước đến nay đã trải qua rất nhiều thời
kì phát triển, ở mỗi thời kì đều có một nét đặc trưng riêng biệt.
Nguồn gốc Áo dài Việt Nam Áo dài từ lâu đã là trang phục truyền thống và là nét văn hóa

7
đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Áo dài đã phát triển qua rất nhiều năm tháng và trở thành
nét đặc trưng của ngành công nghiệp thời trang Việt Nam, đồng thời là một danh tính chính
trị và văn hoá kể từ lúc nó bắt đầu xuất hiện dưới thời nhà Nguyễn.

Áo giao lĩnh: Theo nhận định cảm quan của người Trung Quốc thì áo dài xuất thân từ sườn
xám nhưng sườn xám mới xuất hiện từ năm 1920 còn áo dài đã xuất hiện cách đây hàng ngàn
năm. Sự xuất hiện của áo dài bắt nguồn từ áo giao lĩnh (năm 1744) – là kiểu dáng sơ khai
nhất của áo dài Việt Nam. Loại áo này thường may màu tối, được xem là chiếc áo mộc mạc,
khiêm tốn mang ý nghĩa tượng trưng cho 4 bậc sinh thành của hai vợ chồng.

Áo dài ngũ thân (thời vua Gia Long): Trên cơ sở áo tứ thân, đến thời vua Gia Long áo ngũ
thân xuất hiện. Kiểu áo này được may theo phom rộng, có cổ và rất thịnh hành đến đầu thế kỉ
XX.

Áo dài Lemur: Kiểu áo này được cải biến từ áo ngũ thân do họa sĩ Cát Tường sáng tạo vào
năm 1939. Khuy áo được mở sang bên sườn nhằm nhấn thêm vẻ nữ tính, kiểu áo này thịnh
hành đến 1943 thì bị lãng quên.

Áo dài Lê Phổ: Đây cũng là một sự kết hợp mới từ áo tứ thân, biến thể của áo dài Lemur của
họa sĩ Lê Phổ nên được gọi là áo dài Lê Phổ. Từ thời điểm này đến những năm 1950, phong
cách áo dài Việt Nam đã trở nên vô cùng nổi tiếng trong truyền thống nhà nước.

Áo dài Raglan: Áo dài Raglan còn gọi là áo dài giắc lăng, xuất hiện vào năm 1960 do nhà
may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo ra. Đây chính là kiểu áo dài góp phần định hình phong
cách cho áo dài Việt Nam sau này.

Áo dài truyền thống Việt Nam (từ 1970 đến nay): Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ có sự
biến đổi với nhiều kiểu dáng, chất liệu từ hiện đại đến phá cách. Áo dài còn được biến chuyển
thành áo cưới, áo cách tân… Nhưng dù thế nào thì chiếc áo dài truyền thống của người phụ
nữ Việt vẫn giữ được nét uyển chuyển, gợi cảm, kín đáo mà không trang phục nào mang lại
được.Cùng với xu hướng năng động, thay đổi của lối sống hiện đại, tà áo dài truyền thống
được các nhà thiết kế cách điệu với tà ngắn hơn, thay đổi ở cổ áo, tay áo hoặc thậm chí là tà
áo hoặc quần mặc chung với áo dài đem đến cho người phụ nữ Việt nhiều sự chọn lựa.
Có thể nói, Áo dài không chỉ là một bộ trang phục đại diện cho cả một nền văn hóa, mà còn
là sự phát triển không ngừng của sáng tạo nghệ thuật Việt Nam.

1.2.4 Sự phát triển và những nét mới, sự cách tân của chiếc áo dài qua từng giai đoạn
Áo dài đã trải qua sự phát triển và cách tân liên tục qua từng giai đoạn trong lịch sử. Dưới
đây là một số điểm quan trọng về sự phát triển và cách tân của áo dài qua các giai đoạn: Áo
dài truyền thống: Xuất phát từ áo ngũ thân truyền thống, áo dài ban đầu là trang phục của phụ
nữ vùng Nam Bộ. Nó bao gồm váy dài và áo tùng với nét tinh tế và thanh lịch. Ảnh hưởng
Pháp và thời kỳ Đông Dương thuộc Pháp: Trong giai đoạn này, áo dài có sự ảnh hưởng từ
thời trang Pháp. Cổ áo cao và váy dài hơn được giới thiệu. Điều này tạo ra một kiểu áo dài
với sự thanh lịch và tinh tế hơn. Thời kỳ cải cách: Sau khi Việt Nam thực hiện cải cách xã hội
và kinh tế, áo dài đã trải qua sự cách tân. Cổ áo thấp hơn và váy dài hẹp hơn trở thành xu
hướng, tạo nên kiểu áo dài phổ biến trong xã hội. Áo dài hiện đại: Trong thời kỳ hiện đại, áo
dài đã trải qua nhiều biến đổi kiểu dáng và cách tân. Cổ áo, tay áo, và váy có sự đa dạng để
phù hợp với sở thích và xu hướng thời trang của người mặc. Áo dài hiện đại thường có thêm
các chi tiết thêu, đính kết, và nhiều màu sắc khác nhau. Áo dài nam: Áo dài nam cũng đã trở
thành một phần quan trọng trong thời trang và có nhiều biến thể khác nhau với kiểu cổ áo và

8
kiểu dáng riêng biệt. Sự cách tân trong thương hiệu và sáng tạo: Nhiều nhà thiết kế và thương
hiệu thời trang đã thúc đẩy sự cách tân trong áo dài, kết hợp với các loại vải mới, kỹ thuật
thêu, và thiết kế độc đáo để làm mới trang phục truyền thống này. Sự phát triển và cách tân
của áo dài đã thể hiện sự linh hoạt và tương tác của trang phục này với các yếu tố văn hóa, xã
hội, và thời trang qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.

1.2.5. Việt Nam trong việc bảo tồn và phát huy áo dài
Việt Nam có thể thực hiện nhiều biện pháp để bảo tồn vồn và phát huy áo dài: Giáo
dục và tạo nhận thức: Thúc đẩy việc giới thiệu về lịch sử và giá trị văn hóa của áo dài trong
chương trình giáo dục. Ưu đãi cho người thiết kế và thợ may: Hỗ trợ cho các người làm áo
dài thông qua khuyến mãi, tài trợ và chương trình học nghề. Sử dụng áo dài trong các dịp
quan trọng: Khuyến khích người dân mặc áo dài trong các sự kiện quốc gia, lễ hội và ngày lễ.
Quảng cáo và thương hiệu: Xây dựng hình ảnh đẹp và thương hiệu cho áo dài để tạo sự quan
tâm và ủng hộ từ công chúng và người tiêu dùng. Bảo tồn mồn mẫu áo dài truyền thống: Bảo
quản và trưng bày các mẫu áo dài cổ truyền trong bảo tàng hoặc trung tâm văn hóa. Tạo sự
hứng thú từ giới trẻ: Thúc đẩy sự sáng tạo trong thiết kế áo dài để thu hút giới trẻ và giới
thiệu áo dài với phong cách hiện đại. Thúc đẩy xuất khẩu: Khuyến khích xuất khẩu áo dài để
nâng cao tầm quốc tế và đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp thời trang
truyền thống này.
II: MỘT VÀI NÉT SO SÁNH VỀ HANBOK HÀN QUỐC VÀ ÁO DÀI VIỆT NAM

2.1 Một vài nét so sánh về Hanbok Hàn Quốc và Áo dài Việt Nam

*Sự khác biệt:


So Áo dài Việt Nam Hanbok Hàn Quốc
sánh
Chất Chất liệu may áo dài Việt Nam đã Chất liệu của Hanbok rất đa dạng như : vải
liệu từng bước thay đổi từ những chất liệu gai, bông, muslin, lụa và satin. Hoa văn
như : tơ tằm, đay, sợi bông... đến sợi trong Hanbok cũng thường thiên về các họa
tổng hợp hiện đại. Tuy nhiên đề cao tiết thiên nhiên hoặc những hình sang trọng
chất liệu từ lụa tơ tằm may áo dài vì như rồng phượng được in, thêu chìm trên
nó cho người sử dụng sự thoải mái, dễ nền vải.
chịu mà còn thể hiện giá trị lịch sử của
chất liệu truyền thống Việt Nam.

Kiểu Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến Hanbok có kiểu dáng khác nhau giữa nam
dáng tấu khá đa dạng như kiểu cổ trái tim, và nữ:
cổ tròn, cổ chữ U, trên cổ áo thường Hanbok nữ gồm 2 phần chính là jeogori và
được đính ngọc. chima. Jeogori có thể ngắn chỉ vừa đủ che
Thân áo được tính từ cổ xuống phần ngực hoặc dài đến eo (với hình dáng lưỡi
eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai liềm cong lên hoặc đơn giản là gấu áo
tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông. thẳng). Ngoài ra còn mặc một lớp “hanbok
Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau. trong” cũng có thể có jeogori nhưng tất cả
Thường có màu sắc tối màu như trắng, đều là màu trắng. Hanbok nam gồm jeogori,
đen, và các tông màu trung tính, thể quần baji và áo choàng durumagi. Áo
hiện sự truyền thống và tĩnh lặng choàng durumagi dài đến đầu gối hoặc hơn,
jeogori ngang hông, quần baji thì rộng và

9
bó ở gấu.
Hanbok thường có sắc màu rực rỡ và đa
dạng, thể hiện tình cảm và tầm nhìn trong
cuộc sống

Đặc Ngày nay Áo dài không được sử dụng Trang phục Hanbok được phân loại thành
điểm thường xuyên như trước nhưng nó các trang phục mặc hằng ngày, lễ phục,
luôn là lựa chọn hàng đầu của những trang phục đặc biệt. Lễ phục được mặc vào
dịp đặc biệt như Tết Nguyên Đán, lễ các dịp lễ tết, sinh nhật, thôi nôi, lễ cưới
cưới, lễ tốt nghiệp, kể cả những cuộc hoặc tang lễ.
thi nhan sắc trong và tầm cỡ quốc
tế,....

Phụ Áo dài thường kết hợp với nhiều phụ Hanbok thường đi kèm theo nhiều phụ kiện
kiện kiện như khăn đi kèm (khăn đóng) và như nón truyền thống (Gat) và hoa cài trên
nơ trang điểm áo

*Sự giống nhau: Áo dài và Hanbok đều là trang phục truyền thống của hai quốc gia Việt Nam
và Hàn Quốc. Cả Hanbok và áo dài đều là biểu tượng quan trọng của văn hóa và truyền thống
của mỗi quốc gia, và chúng có sự độc đáo và vẻ đẹp riêng biệt. Là quốc phục, là biểu trưng
cho quốc hồn quốc túy của hai quốc gia trong quá trình hình thành và phát triển.

KẾT LUẬN
Trang phục truyền thống của Hàn Quốc là một trong những giá trị văn hóa truyền thống
của quốc gia này. Cũng giống như áo dài của Việt Nam trang phục truyền thống vô cùng ấn
tượng không chỉ dành cho phụ nữ mà cả cánh đàn ông. Người Hàn Quốc coi trọng Hanbok
như cách mà người Việt tôn trọng tà áo dài truyền thống. Hơn nữa với đặc trưng mang tính
nghi lễ cao, Hanbok và Áo dài thể hiện một sự trịnh trọng, lịch sự đặc biệt trong đời sống
hiện đại cho người mặc nó.

10
11

You might also like