You are on page 1of 4

Phân tích chuyển biến văn hóa Hàn Quốc qua các thời kỳ lịch sử

thông qua khía cạnh trang phục

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hơn một thập niên về trước, nhiều người trên thế giới hầu như biết rất ít về Hàn
Quốc. Nhưng trong những năm gần đây văn hóa Hàn Quốc đang có sức lan tỏa lớn, ảnh
hưởng đến các nền văn hóa khác nhau của Châu Á, nhất là các khu vực Đông Á và Đông
Nam Á thông qua làn sóng hallyu, trong đó có thể kể đến các bộ phim, xu hướng thời
trang.
Hàn Quốc có rất nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng. Bên cạnh các nét văn
hóa như Hangeul - bảng chữ cái tiếng Hàn Quốc, Kimchi, nhạc tế lễ Jongmyo và nhạc cụ
truyền thống, nhân sâm, Sesi - tập quán truyền thống và các nghi lễ trưởng thành, …thì
trang phục là một trong những nét văn hóa tiêu biểu của nền văn hóa truyền thống Hàn
Quốc. Không chỉ riêng trang phục hiện đại, nhờ những bộ phim truyền hình có yếu tố cổ
trang, cổ phục của các thời kỳ đều được truyền bá một cách rộng rãi tới toàn thế giới. Từ
những quan niệm đầu tiên về mặc chỉ là để che thân, ứng phó với thời tiết, trang phục đã
không chỉ mang ý nghĩa là phòng hộ mà còn mang những giá trị văn hóa của vùng đất
cùng với những con người.
Hiện nay hầu hết mọi nơi đều được tiếp xúc với văn hóa Hàn Quốc qua các cách
khác nhau và có những ấn tượng cho riêng mình về văn hóa của xứ sở Kimchi. Tuy nhiên
để thể hiểu rõ hơn về dòng chảy văn hóa được hình thành qua các triều đại lịch sử của
Hàn Quốc, khía cạnh trang phục là một trong những lựa chọn tiêu biểu nhất. Trang phục
được tạo nên không chỉ dựa vào mục đích đơn thuần mà còn thể hiện địa vị và sự giàu có
của từng cá nhân, từng loại mang trong mình những yếu tố về lịch sử, cá tính và con
người của từng thời kỳ mà chúng trải qua.

2. Mục đích nghiên cứu


Để có một cái nhìn sâu sắc và cụ thể nhất về văn hóa Hàn Quốc thì cách tiếp cận
thông qua tìm hiểu văn hóa trang phục là một trong những hướng đi hiệu quả và rõ ràng.
Trang phục là một trong ba yêu cầu cơ bản của đời sống vật chất và là một trong những
sản phẩm văn hóa sớm nhất của con người. Từ việc tìm hiểu và nghiên cứu sự thay đổi
của trang phục qua các thời kì, ta có thể có thêm cái nhìn tổng quát và toàn diện hơn về
phẩm chất và tinh hoa của dân tộc Hàn Quốc.

3. Phạm vi nghiên cứu


Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Phân tích để làm rõ đặc điểm trang phục của
từng thời kỳ lịch sử từ đó nêu lên đặc trưng văn hóa xã hội thể hiện qua những biến đổi.
Phạm vi về khách thể nghiên cứu: dựa vào những tài liệu, thông tin, sách vở sưu
tập được cùng những bài nghiên cứu về chủ đề liên quan.

4. Phương pháp nghiên cứu


Để giải quyết tốt các nhiệm vụ nói trên, đề tài nghiên cứu đã sử dụng một số các
phương pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phương pháp thực tiễn.
Phương pháp tổng hợp, khái quát tài liệu thông tin.
Phương pháp viết.

PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG 1. Tóm tắt lịch sử Hàn Quốc qua 7 triều đại
1.1. Thần thoại Dangun và thời kỳ Chosun cổ đại (năm 2333 – 108 TCN)
1.2. Thời kỳ Tam quốc (năm 37 TCN – năm 668)
1.3. Goguryeo (năm 37 TCN – năm 668)
1.4. Baekje (năm 18 TCN – năm 660)
1.5. Silla (năm 57 TCN – năm 668)
1.6. Thời kỳ Silla thống nhất (668 – 935)
1.7. Lịch sử Hàn Quốc giai đoạn 918 - 1392
1.7.1. Thời Goryeo – Cao Ly (918 – 1392)
1.7.2. Lịch sử Hàn Quốc thời Joseon (1392 – 1910)
1.8. Thời Nhật chiếm đóng (1910 – 1945)

CHƯƠNG 2: TRANG PHỤC HÀN QUỐC THEO DÒNG CHẢY LỊCH SỬ


2.1. Các loại trang phục Hàn Quốc
2.2. Trang phục qua các triều đại
2.2.1. Thời thượng cổ
2.2.2. Trang phục thời Tam quốc
2.2.3. Trang phục thời Silla thống nhất
2.2.4. Trang phục thời kỳ Goryeo
2.2.5. Trang phục thời Joseon

CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ THAY ĐỔI TRONG TRANG PHỤC QUA
CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ
3.1. Yếu tố chính trị
3.2. Yếu tố tôn giáo
3.3. Bước chuyển sang hiện đại

PHẦN KẾT LUẬN

You might also like