You are on page 1of 18

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO


--------------------------

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ

Môn : Lịch sử văn minh thế giới

Đề tài nghiên cứu:


KIẾN TRÚC ĐÔNG NAM Á CỔ - TRUNG ĐẠI

Giáo viên hướng dẫn : GS.TS Nguyễn Thái Yên Hương


Sinh viên thực hiện : Đinh Thanh Hà – LQT47A10320
Nguyễn Hiền Thảo - QHQT50C11547
Bùi Hà Thu - QHQT50C11550

Lớp: LSVMTG-QHQT50.1_LT - Nhóm 24

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2023


MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 2
PHẦN II: NỘI DUNG 3
2.1 Khái quát đặc điểm văn hóa Đông Nam Á 3
2.2. Kiến trúc Đông Nam Á với những yếu tố văn hóa nội địa khu vực 4
2.2.1. Văn minh lúa nước trong kiến trúc Đông Nam Á 5
2.2.2. Sự đa dạng trong điều kiện tự nhiên- kinh tế-chính trị và ảnh hưởng của nó tới kiến
trúc Đông Nam Á 6
2.3. Kiến trúc Đông Nam Á với những ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài khu vực 7
2.3.1. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ 7
2.3.2. Ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc 8
2.4. Phong cách nổi bật của kiến trúc Đông Nam Á Cổ - Trung đại 9
2.4.1. Phong cách kiến trúc Khmer - Angkor ở Campuchia 9
2.4.2. Phong cách kiến trúc Champa 10
2.4.3. Phong cách kiến trúc dừa Nam Dương 12
2.4.4. Phong cách kiến trúc Pagan: 13
2.4.5. Phong cách kiến trúc Đại Việt 14
PHẦN III: KẾT LUẬN 17

2
PHẦN I: MỞ ĐẦU

Đông Nam Á là khu vực từ lâu đã nhận được nhiều sự quan tâm của các học giả từ cả
phương Đông và phương Tây. Tuy nhiên, ý niệm về Đông Nam Á như một khu vực với một bản
sắc riêng biệt thường xuyên bị lu mờ bởi những ảnh hưởng từ khu vực bên ngoài. Mặc dù ý niệm
về một khu vực Đông Nam Á chung chỉ được hình thành từ bản đồ địa-chính trị của những kẻ
thực dân phương Tây xâm lược trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều học giả sau quá trình
nghiên cứu về khu vực này đã phải thừa nhận sự tồn tại của một nền văn minh, một khu vực địa
lý-lịch sử-văn hóa Đông Nam Á.

Một trong số những yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy sự công nhận nền văn minh Đông
Nam Á đó chính là văn hóa. Khu vực này có một nền văn hóa độc đáo với những bản sắc riêng,
mà như nhiều tác giả gọi là “Sự thống nhất trong đa dạng”. Học giả Vũ Dương Ninh đưa ra định
nghĩa về văn minh là những giá trị văn hóa được sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã
hội. Ở Đông Nam Á, giai đoạn này được xác định từ thế kỷ I tới thế kỷ XV-XVI.

Kiến trúc có vai trò đặc biệt với văn minh. Viết về sự ra đời của những nền văn minh, sử
gia Will Durant nói về kiến trúc như sau: “Thật khó để dùng một thuật ngữ tuyệt vời như vậy để
nói tới việc xây dựng một túp lều nguyên thủy, bởi kiến trúc không chỉ đơn thuần là những công
trình, mà là những công trình đẹp.” Kiến trúc phản ánh nhận thức của con người về cái đẹp, của
tư duy về thẩm mỹ. Từ đó, có thể thấy kiến trúc là sự phát triển cao hơn của các giá trị văn hóa,
là một biểu hiện của văn minh. Đối với lĩnh vực nghiên cứu, những công trình kiến trúc có giá trị
vô cùng to lớn bởi nó là những nhân chứng vững vàng và cô đọng nhất của các thời kỳ lịch sử.

Đối với một khu vực có lịch sử nghiên cứu tương đối ngắn như Đông Nam Á, kiến trúc vì
thế mà lại càng có vai trò vô cùng quan trọng. Nhìn vào kiến trúc sẽ thấy được văn hóa. Vì vậy,
nhóm chúng em lựa chọn “Kiến trúc Đông Nam Á cổ - trung đại” làm đề tài nghiên cứu trong
học phần Lịch sử văn minh thế giới nhằm chứng minh kiến trúc là sự phản ánh rõ rệt nhất của
văn minh Đông Nam Á.

3
PHẦN II: NỘI DUNG

2.1 Khái quát đặc điểm văn hóa Đông Nam Á


Về nội hàm khu vực, văn hóa Đông Nam Á có thể được khái quát là sự thống nhất trong
đa dạng của văn hóa quốc gia-dân tộc1. Trước hết, “thống nhất” có thể hiểu là sự tương đồng
giữa các nền văn hóa của các quốc gia trong khu vực. Có ba yếu tố lớn tạo nên điểm chung này
là nền văn minh lúa nước, ảnh hưởng của gió mùa và tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á. Đây là
những thành tố tạo nên những “cái chung thống nhất” của văn hóa Đông Nam Á.

Mặc dù chia sẻ nhiều điểm tương đồng, mỗi nền văn hóa đều mang những đặc trưng
riêng, được cấu thành bởi nhiều yếu tố như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các yếu tố về kinh
tế-chính trị…Trong đó nổi bật nhất là sự đa dạng về sắc tộc, và đa dạng về khu vực địa lý. Đông
Nam Á là nơi quần tụ của nhiều tộc người khác nhau trong suốt chiều dài lịch sử. Vì thế mà chủ
thể của các nền văn hóa nơi đây không chỉ dừng ở quốc gia mà còn bao hàm cả yếu tố dân tộc.
Yếu tố địa lý có tác động không nhỏ đến sự hình thành và phát triển các quốc gia. Ở Đông Nam
Á có sự chia cắt giữa hai vùng Đông Nam Á hải đảo và đất liền, ngoài ra ở mỗi quốc gia đều có
sự xen kẽ giữa nhiều kiểu địa hình đa dạng, vừa có đồng bằng, có biển, vừa có đồi núi, vừa có
rừng2.

Kiến trúc Đông Nam Á cũng chứa đựng những sự đối lập này. Một ví dụ rõ nhất là các
kiến trúc đền, chùa ở khu vực này. Nhìn vào những công trình nổi tiếng như quần thể
Angkor-Wat ở Campuchia, Borobudur ở Indonesia hay Bagan ở Myanmar không có để thấy mỗi
công trình lại mang những nét kiến trúc riêng biệt, phản ánh mức độ tiếp thu và góc nhìn của nền
văn hóa đó với ảnh hưởng tôn giáo. Tuy nhiên, những công trình này đều có chung một số điểm
tương đồng như quy mô đồ sộ, sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa kiến trúc với nghệ thuật điêu
khắc cũng như tính linh thiêng và ý nghĩa về mặt tôn giáo3.

Khi so sánh với các nền văn minh thế giới, dễ thấy văn minh Đông Nam Á chịu nhiều
ảnh hưởng của đa dạng các nền văn hóa khác nhau do đặc điểm vị trí địa lý của khu vực này là
“cửa ngõ” vào châu Á, là cầu nối giữa hai thế giới Đông - Tây. Mặc dù vậy, văn minh Đông Nam
Á với đặc trưng là tính mở, dễ tiếp thu, thâu hóa, uyển chuyển đã tổng hòa những yếu tố đó dựa
trên nền tảng văn hóa gốc để tạo thành bản sắc đa dạng của khu vực này.

Đông Nam Á cũng có sự tiếp thu khác nhau với các nền văn hóa mà nó tiếp cận. Trong số
các nền văn hóa có sự va chạm với Đông Nam Á, ảnh hưởng lớn nhất tới từ Trung Quốc và Ấn
Độ. Trong đó, văn hóa Trung Quốc được tiếp cận chủ yếu qua những người Trung Quốc thống
trị, còn văn hóa Ấn Độ được tiếp thu một cách tự nhiên, hiền hòa và sớm hơn qua nhiều con
1
Vũ Dương Ninh, Lịch sử Văn minh thế giới, Nxb Giáo dục Việt Nam.
2
Vũ Dương Ninh, Lịch sử Văn minh thế giới, Nxb Giáo dục Việt Nam.
3
Ngô Văn Doanh, Danh thắng và kiến trúc Đông Nam Á, NXB Văn hoá - Thông tin

4
đường khác nhau như truyền giáo, giao thương buôn bán…. Ngoài ra, ở Đông Nam Á cũng có
những ảnh hưởng từ văn hóa Ả Rập và các nước phương Tây4. Tất cả những sự tiếp xúc này tạo
nên tính đa dạng tôn giáo. Ở khu vực này sớm ghi nhận sự xuất hiện và phát triển của Ấn Độ
giáo, Phật giáo Tiểu thừa, Phật Giáo Đại thừa, Hồi giáo, Kito giáo…v.v.

Cũng vì thế mà chiếm vị trí nổi bật nhất trong kiến trúc Đông Nam Á là những công trình
tôn giáo. Với Phật Giáo, không thể không nhắc tới đền Borobudur ở Indonesia hay Thạt Luổng ở
Lào, Angkor Thom ở Campuchia. Chịu ảnh hưởng của Hindu Giáo có Angkor Wat ở Campuchia
(mặc dù quần thể này thờ cả thần vua), Thánh địa Mỹ Sơn ở Việt Nam hay đền Prambanan ở
Indonesia. Hồi Giáo du nhập vào khu vực Đông Nam Á muộn hơn cả, tuy nhiên nhanh chóng
xác lập những ảnh hưởng của nó ở khu vực hải đảo với những công trình vĩ đại như Thánh
đường Hồi giáo Malacca ở Malaysia hay Thánh đường Hồi giáo Melak ở Indonesia.

2.2. Kiến trúc Đông Nam Á với những yếu tố văn hóa nội địa khu vực
Đông Nam Á có một nền văn hóa với sức sống bền bỉ và dai dẳng. Nó không bị hòa tan
trong những con sóng văn hóa, tôn giáo dồn dập từ Ấn Độ, Trung Quốc. Nó sống lại qua hàng
thế kỷ bị vùi lấp bởi chính sách “ngu dân” của chủ nghĩa đế quốc, dưới cái mác “các quốc gia Ấn
Độ Hóa” của những sử gia phương Tây thời kỳ đầu, để rồi sau này, chính những nhà nghiên cứu
phương Tây đó đã phải thừa nhận rằng Đông Nam Á là một khu vực với những bản sắc văn hóa
riêng biệt, đặc sắc. P.I. Bus-le-ev từng nói: “Tính dân tộc của mỗi dân tộc mà một tương lai vĩ đại
đã định sẵn cho họ, thì bằng một sức mạnh đặc biệt, nó có thể đồng hóa tất cả những cái từ bên
ngoài vào thành sở hữu của chính mình”5. Vậy, khu vực Đông Nam Á có sức mạnh đặc biệt đó
không? Chắc chắn là có. Nó chính là những yếu tố văn hóa nội địa khu vực sẽ được làm rõ trong
phần dưới đây.

2.2.1. Văn minh lúa nước trong kiến trúc Đông Nam Á
Học giả Nguyễn Tấn Đắc trong “Văn hóa Đông Nam Á” đã nhiều lần khẳng định rằng
văn minh lúa nước là sáng tạo riêng của cư dân Đông Nam Á6. Mặc dù ít có công trình kiến trúc
nào xây dựng hoàn toàn chỉ dành cho hình ảnh cây lúa, văn minh lúa nước ít nhiều đều có những
ảnh hưởng đến kiến trúc Đông Nam Á. Những ảnh hưởng có thể được chia ra làm hai nhánh
chính, thứ nhất là những ảnh hưởng bắt nguồn từ mối quan hệ của nước với cư dân, thứ hai là
ảnh hưởng gián tiếp tới tư duy thiết kế kiến trúc qua nhân tố thứ ba là quyền lực chính trị.

Nước là một trong những nhân tố tiên quyết để hình thành nền văn minh lúa nước. Vì thế
mà cư dân của nền văn minh này thường tập trung thành các làng mạc ở khu vực đồng bằng, gần
nguồn nước như hồ hay sông lớn. Điều này có ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc nhà của cư dân
Đông Nam Á. Việc canh tác lúa nước cần sức lực của tập thể, do vậy mà cư dân Đông Nam Á
thường quần tụ thành các làng dân cư đông đúc, cùng với đó là tư duy để dành, giữ đất canh tác,
4
Vũ Dương Ninh, Lịch sử Văn minh thế giới, Nxb Giáo dục Việt Nam.
5
AlPatôv M.V., Những tiểu luận về lịch sử nghệ thuật Nga, 1967
6
Nguyễn Tấn Đắc, Văn hóa Đông Nam Á, NXB Khoa học Xã hội

5
vì thế mà diện tích sinh sống của cư dân khu vực này nhỏ hẹp hơn, mà theo cách gọi của một số
người phương Tây là những “chuồng thỏ”7.

Việc sinh sống ở những vùng trũng thấp mặc dù mang lại lợi ích là sự màu mỡ của đất
phù sa, cũng mang đến những thách thức do lũ lụt. Vì thế mà các công trình phải được xây dựng
trên nền cao, điều này có tác động đến cả kiến trúc dân sinh lẫn kiến trúc tôn giáo. Nhà sàn
chiếm vai trò chủ chốt trong kiến trúc dân sinh ở khu vực này. Tiêu biểu nhất là các “nhà dài”
(longhouses) ở vùng Borneo. Những ngôi nhà này thường được xây trên nền tôn cao, cách mặt
đất khoảng từ 2-3 mét8. Đối với các công trình tôn giáo, sơ đồ về văn hóa bản địa Đông Nam Á
của George Coedes cũng chỉ ra rằng các ngôi đền thường được xây dựng trên những nền đất
cao9. Kết hợp với lối kiến trúc cầu kỳ và nhiều mái bằng, có thể lý giải rằng lối kiến trúc này
hình thành để đối phó với lũ lụt và những trận mưa lớn. Các hệ thống kỷ lục và ao hồ xung
quanh cũng đã được xây dựng để kiểm soát nước và giữ cho ngôi đền không bị ngập lụt trong
mùa mưa.

Vì cần nước để làm nông nghiệp nên ở Đông Nam Á từ sớm đã hình thành tư duy trị
thuỷ, kết quả đã làm nên hệ thống đê điều và mạng lưới thủy lợi có vai trò quan trọng trong kiến
trúc. Một ví dụ tiêu biểu là đập Nha Trịnh, được xây dựng ở vương quốc Chăm Pa (nay thuộc địa
bàn tỉnh Ninh Thuận) cách đây hơn 800 năm, cho đến nay, công trình đồ sộ này vẫn đứng vững
và thực hiện tốt vai trò điều tiết thủy lợi của nó. Ở Campuchia, vào thời Vương quốc Khmer
cũng xây dựng nên một hệ thống tưới tiêu là Hệ thống Baray. Cư dân ở đây thiết kế những con
kênh dẫn nước từ các baray (hồ trữ nước) tới khu vực đồng ruộng xung quanh Angkor Wat. Hệ
thống này và các baray vẫn còn tồn tại cho tới hiện tại10.

Tâm lý cầu mưa cũng được thể hiện trong kiến trúc Đông Nam Á. Đối với văn minh lúa
nước, có mưa là có tất cả. Vì vậy, cầu mưa đã đi sâu vào tín ngưỡng bản địa của cư dân khu vực
này. Ở vùng Luy Lâu - trung tâm Phật Giáo (này nay là tỉnh Bắc Ninh), từ đầu Công Nguyên đã
xuất hiện 4 ngôi chùa tứ pháp là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện11. Ở mỗi ngôi chùa
đều thờ tượng Phật tương ứng với tên gọi. Như vậy, có thể thấy tín ngưỡng bản địa về mưa của
cư dân Đông Nam Á đã hòa quyện cùng với ảnh hưởng của tôn giáo, cùng với Phật Giáo đi vào
đời sống dân gian.

7
Nguyễn Tấn Đắc, Văn hóa Đông Nam Á, NXB Khoa học Xã hội
8
Hose, C. and W. McDougall 1912. The pagan tribes of Borneo; a description of their physical, moral and
intellectual condition, with some discussion of their ethnic relations. London: Macmillan.
9
Coedes, G 1968. The Indianized states of Southeast Asia. Honolulu : East-West Center Press
10
Ngô Văn Doanh, Danh thắng và kiến trúc Đông Nam Á, NXB Văn hoá - Thông tin
11
Ngô Văn Doanh, Danh thắng và kiến trúc Đông Nam Á, NXB Văn hoá - Thông tin

6
2.2.2. Sự đa dạng trong điều kiện tự nhiên- kinh tế-chính trị và ảnh hưởng của nó tới
kiến trúc Đông Nam Á
Ở Đông Nam Á, các nhà nước cổ đại có sự phân hóa rõ rệt theo hoạt động kinh tế. Trong
Bách khoa toàn thư về các nền văn hóa thế giới, tác giả Paul Hockings nêu ra rằng ở khu vực này
có các quốc gia nông nghiệp với nền kinh tế hình thành dựa trên hoạt động trồng lúa nước và các
quốc gia thương nghiệp có sự phát triển gắn liền với nhu cầu giao thương quốc tế. Đi với các
quốc gia nông nghiệp là các đô thị thiêng liêng (sacred cities) còn các quốc gia thương nghiệp có
các đô thị buôn bán (market cities)12. Học giả Nguyễn Tấn Đắc đánh giá cao vai trò của các đô
thị thiêng liêng ở Đông Nam Á, cho rằng nó là nơi tập trung hành chính, quân sự, thu hút của cải
vật chất từ văn minh nông nghiệp.

Kiến trúc vì thế mà cũng phát triển cao và có vai trò quan trọng ở các đô thị thiêng liêng.
Ở Đông Nam Á, các đô thị thiêng liêng ghi dấu sự kết hợp giữa vương quyền và thần quyền, vừa
là trung tâm tôn giáo, vừa là trung tâm quyền lực chính trị13. Những công trình kiến trúc ở các đô
thị này đóng vai trò khẳng định uy quyền và ảnh hưởng của cả tôn giáo lẫn chính trị, vì thế ở
những đô thị này thường có những cung điện, đền miếu nguy nga, hoành tráng. Dấu ấn kiến trúc
ở đây mang màu sắc của tinh thần cộng đồng, đề cao tính thống nhất, tập thể.

Các công trình kiến trúc ở những đô thị thiêng liêng thường chịu ảnh hưởng của những
quan niệm lâu đời về tín ngưỡng và niềm tin tôn giáo. Ở đây, có thể kể đến hai ví dụ tiêu biểu
nhất từ hai nền văn hóa có tác động lớn tới Đông Nam Á là Trung Quốc và Ấn Độ. Đầu tiên là
mô hình vũ trụ theo quan niệm Ấn Độ với núi Meru ở giữa. Kiểu kiến trúc này được thể hiện ở
thiết kế kinh thành Angkor Thom. Ở giữa thành phố là đền Bayon hùng vĩ được xây từ cái cốt là
núi đá, là nơi ở của thần linh. Xung quanh đó là cung điện, cả hai công trình được bao quanh bởi
tường thành và hào rộng. Không khó để nhận thấy ý đồ mô phỏng vũ trụ trong cách sắp xếp phối
cảnh này. Đối với ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc, ví dụ tiêu biểu nhất là kinh thành Thăng
Long. Cách lựa thế đất “long chầu hổ phục” là sự phản ánh rõ rệt ảnh hưởng từ quan niệm về
phong thủy địa lý Trung Hoa. Cùng với đó là cách bố trí kiến trúc theo trục Bắc - Nam, trùng
hướng với sao Bắc Đẩu cũng giống như quan điểm quan niệm “đới cửu lý nhất” ở Tử Cấm
Thành14.

12
Hockings, P. Encyclopedia of World Cultures: South Asia. Macmillan Reference USA.
13
Nguyễn Tấn Đắc, Văn hóa Đông Nam Á, NXB Khoa học Xã hội
14
KTS Vũ Đình Phàm. Tạp chí Kiến trúc. Truy cập tại
https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/ly-luan-phe-binh-kien-truc/vi-the-thang-long-ha-noi-tu-goc-nhin-ph
ong-thuy.html

7
2.3. Kiến trúc Đông Nam Á với những ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài khu vực
Nằm tại điểm giao tuyến giữa 2 nền văn minh thuộc loại lớn nhất thế giới, nghệ thuật
kiến trúc Đông Nam Á chủ yếu chịu sự ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ và Trung Quốc. Ngoài ra,
vì có vị trí án ngữ trên con đường hàng hải giao thương nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình
Dương, Đông Nam Á còn là nơi giao lưu của nhiều dòng văn hóa khác nhau trên thế giới.

2.3.1. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ


Bắt đầu từ kỷ nguyên Thiên chúa giáo, từ những thế kỷ đầu công nguyên, thì Ấn Độ giáo
cũng đã tràn xuống Đông Nam Á theo con đường thương mại, các nhà sư; hết tôn giáo (Hindu
giáo và Phật giáo) rồi các quy tắc tổ chức xã hội cũng tới. Từng vùng đất ở Đông Nam Á, người
dân tiếp thu những gì họ đã chọn lọc, phục vụ cho mong muốn riêng của họ, từ đó không chỉ một
loạt các quốc gia ra đời mà các kiến trúc cũng mọc lên không ít, đôi khi là để tranh đoạt vương
quyền như cách các phe phái ở Indonesia đã làm ở thế kỉ IX.

Không thể phủ nhận được ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh Ấn Độ, một trong những
văn minh lâu đời và lớn nhất thế giới đến với nghệ thuật kiến trúc Đông Nam Á. Ta có thể thấy
rõ, các công trình cổ trung đại Đông Nam Á hầu hết được xây theo thánh thức (Ví dụ: kiểu đền
mô phỏng núi Meru ở Chăm pa) Ấn Độ và để tôn thờ một vị thánh (Ví dụ: Thần Siva) bắt nguồn
từ Ấn Độ. Những phong cách trang trí (điêu khắc, phù điêu,...) cũng có nguồn cảm hứng không
nhỏ từ Ấn Độ (Ví dụ: phong cách Gúp-ta). Thuật ngữ phương tây thường nói nghệ thuật kiến
trúc Ấn Độ cổ đã được hồi sinh tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, nhìn vào những đền tháp xinh đẹp,
khổng lồ ở Đông Nam Á, và so sánh với các đền Ấn Độ giáo, Phật giáo khác thì nói vậy hoàn
toàn chưa đủ. Hay nói cách khác, nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ đã được đồng hóa và biến thành tài
sản riêng ở Đông Nam Á.

Tuy những cứ liệu vẫn chưa được phát hiện đầy đủ, hoặc đã bị thiên nhiên phá hủy gần
hết và chỉ để lại những công trình cự thạch rải rác khắp Đông Nam Á. Nhưng ta hoàn toàn có cơ
sở để tin rằng trước thời kì Ấn Độ hóa, nhiều công trình kiến trúc đã tồn tại ở nơi đây. Phải
chăng tại bản địa Đông Nam Á đã từng tồn tại nền văn hóa “cự thạch”, tuy còn thô sơ, còn chưa
được “nghệ thuật” nhưng đã có ý niệm về kiến trúc: Cấu trúc hướng tâm và hoành tráng.
Sở dĩ các quốc gia cổ Đông Nam Á dễ dàng tiếp thụ và thâu hóa những thành tựu văn minh Ấn
Độ bởi vì ngay từ khi hình bộ lạc bắt đầu tan rã, nhường chỗ cho sự hình thành nhà nước, thì làn
sóng Ấn Độ đã đến, mang theo những cách thức tổ chức xã hội và chính quyền. Thứ hai, từ trước
khi có làn sóng văn hóa từ Ấn Độ, người dân bản địa đã có tục thờ các thần thiên nhiên, ma quỉ,
và quan trọng nhất là tổ tiên, để bảo vệ họ khỏi những thiên tai của vùng đất Đông Nam Á khắc
nghiệt (Ví dụ: tín ngưỡng thờ mẫu và tín ngưỡng cầu mưa của một xã hội nông nghiệp Việt cổ),
nơi thì núi lửa, động đất hoạt động mạnh mẽ, nơi thì lũ lụt thất thường, hay bảo vệ họ khỏi những
tai họa từ xã hội gây ra. Vì thế mà khi các vị thần và mô hình ngọn núi thiêng Meru của Ấn Độ
du nhập vào đã được đón nhận và tiếp biến dễ dàng. Ngoài ra họ còn thờ thần linh, tổ tiên với
mong muốn những vụ mùa bội thu, không bị thiên nhiên cướp trắng (đặc trưng của văn minh lúa

8
nước). Tuy nhiên, tục thờ thần-vua hay thờ tổ tiên này lại chưa xuất hiện tại Ấn Độ bấy giờ.
Nguyên do cuối cùng, nhưng cũng không kém phần quan trọng là vị trí địa lý tiếp giáp với Ấn
Độ, khiến cho con đường du nhập văn hóa càng dễ dàng.

Mặc dù vậy, mỗi nơi ở Đông Nam lại có cách tiếp thu và chọn lọc văn hóa Ấn Độ khác
nhau. Ví dụ: tuy cùng học theo thánh thức Ấn Độ nhưng các công trình Đông Nam Á, nơi thì ghi
đậm dấu ấn phong cách Gúp ta, nơi thì mang nặng âm hưởng phong cách Amaravati.

2.3.2. Ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc


Văn hóa Trung Quốc chủ yếu ảnh hưởng đến các quốc gia cổ trung đại tại Việt Nam, đặc
biệt là vùng Bắc Việt Nam. Cho đến nay đã có thể khẳng định mối giao lưu, tiếp xúc văn hoá
nhiều chiều giữa khu vực Bắc Việt Nam với khu vực Nam Trung Quốc.

Thứ nhất, đứng về cấu tạo địa chất cũng như địa hình địa mạo, vùng Nam Trung Quốc
gắn liền với khu vực Đông Nam Á lục địa nhiều hơn là với khu vực phía Bắc Trường Giang. Khí
hậu giữa hai khu vực về cơ bản khá giống nhau, đều thuộc khí hậu á nhiệt đới và nhiệt đới gió
mùa. Chính những đặc điểm này đã góp phần không nhỏ tạo nên những đặc trưng văn hoá gần
gũi giữa hai vùng trong suốt thời tiền sử và sơ sử. Vì thế, ngay từ thời đồ đá, hay thời văn hóa
Đông Sơn, hai khu vực này đã có nhiều nét tương đồng về văn hóa. Thứ hai, về mặt lịch sử, trên
con đường bành trướng của mình, Trung Quốc đã mở rộng về phía Bắc Việt Nam bằng 1000 năm
Bắc thuộc. Qua đó truyền bá văn hóa bằng con đường thôn tính.

Ở Trung Quốc, tôn giáo Phật giáo cũng đã có những sự tiếp thu từ Ấn Độ (bắt đầu từ thế
kỉ I sau Công Nguyên) và phát triển, đến đỉnh cao là Phật giáo đại thừa. Tuy nhiên trong quá
trình này, Trung Quốc đã thực hiện loại bỏ dần đi các yếu tố Ấn Độ ở các công trình Phật giáo và
thay vào đó là các yếu tố văn hóa Trung Quốc. Vì thế khi đi vào Đông Nam Á, ảnh hưởng văn
hóa kiến trúc tôn giáo của Trung Quốc có những điểm vô cùng khác biệt so với làn sóng từ Ấn
Độ.

9
2.4. Những phong cách nổi bật của kiến trúc Đông Nam Á Cổ - Trung đại
2.4.1. Phong cách kiến trúc Khmer - Angkor ở Campuchia
Quần thể này được xây dựng bởi đế chế Khmer từ thế kỷ 9 đến 15 sau Công nguyên.
Ăngco là một triều đại huy hoàng nhất của người dân Khơ me (802 - 1431), nhưng nói đến Khơ
me người ta chỉ nghĩ ngay đến những đô thị với đền tháp kỳ vĩ. Lịch sử Khơ me gắn liền với sự
hình thành và phát triển, hoàn thiện của kiến trúc độc đáo có một không hai - đền núi. Dưới thời
vua Giayavacman II, các công trình kiến trúc Khmer đã thể hiện mô hình núi Meru (ngọn núi của
các vị thần trong Hindu giáo Ấn Độ). Hầu hết các đền tháp Angkor đều mang hình dáng kim tự
tháp nhiều bậc, năm ngọn tháp ở đỉnh tượng trưng cho đỉnh Meru, những vòng hồi lang đồng
tâm, những hào nước bao quanh và hình tượng rắn Naga đại diện cho cầu nối thế giới thần linh
và trần tục. Các ngôi đền độc đáo ở đây không chỉ được dựng lên chỉ để thờ phụng thần linh mà
là với mục đích chính để thờ thần vua - tín ngưỡng bản địa thời kỳ Angkor. Ta có thể thấy tính
chất vương quyền đã bao trùm lên tôn giáo thuần túy.

Ra đời nửa cuối thế kỉ XII, Angkor Wat đã trở thành đỉnh cao của đền núi Khmer. Xét về
chức năng, Angkor Wat là một đền mộ gắn liền với tục thờ thần vua của các vua Khmer. Angkor
Vat tọa lạc trên một khuôn viên có hình gần vuông 1.500×1.300m, xung quanh có hào rộng và
khá sâu. Vượt qua hồ phía Tây là một con đường giữa hai hàng lan can hình rắn Naga khổng lồ
(Loài rắn biểu tượng cho thần Siva - vị thần trong Siva giáo). Tới cửa vào đền, khu hồi lang thứ
nhất để làm lễ15 (chỉ các thành viên hoàng gia mới được vào). Khu hồi lang này rộng 215m x
187m với những hình sư tử và rắn Naga 7 đầu. Dọc tường hồi lang có 8 bức phù điêu dài từ 50m
- 100m thể hiện các cảnh sử thi Ramayana về những chiến tích của vua Suryavarman II. Ở mặt
hướng tây của tầng một, ba cầu thang dẫn lên hồi lang kín thứ 2. Tầng hai là các ô sân tạo bởi
những lối đi có mái che chạy ngang dọc cắt nhau. Sau khi làm lễ ở hồi lang thứ nhất, nhà vua và
gia quyến lên tầng hai để nghỉ ngơi. Ở đây có những thư viện chứa kinh thánh cho vua chúa đọc.
Trên các mặt tường là vô vàn những hình tiên nữ apsara bằng đá. Theo lối tam cấp có mái che,
ta có thể lên đến tầng ba, tầng trên cùng của Angkor Wat. Giới chuyên môn cũng đánh giá việc
xử lý không gian chuẩn mực cũng tạo nên tính nghệ thuật cho công trình. Có thể thấy, kiến trúc
này đồ sộ và hoành tráng, mang đậm nét văn hóa thờ thần vua của người Đông Nam Á (coi vua
đồng nhất với thần). Mà điều này lại không có ở Ấn Độ (thần là thần, vua là vua).
Về mặt tạo khối, Angkor Wat là một Kim tự tháp ba tầng với một tháp lớn ở chính giữa cao 42m
và bốn tháp nhỏ hơn ở bốn góc. Vây quanh tháp trung tâm là hai lớp hành lang có cột và mái
che, tạo thành hai vòng sân, ngoài thấp trong cao.

Luật phối cảnh được thể hiện ở trình độ cao: đoạn khoảng cách từ cổng tới đền dài gấp
đôi chiều ngang khu đền theo đúng cách của người Hy Lạp cổ đại. Các tầng đều có dáng dấp và
cấu trúc giống nhau. Nhìn từ xa, tầng trên như được chống trực tiếp lên tầng dưới, vừa tách
riêng, vừa hòa quyện, biến đổi uyển chuyển khôn lường.
Ngoài ra, không thể không đề cập đến Angkor Thom được Vua Jayavarman VII xây dựng để làm

15
Ngô Văn Doanh, Danh thắng và kiến trúc Đông Nam Á, NXB Văn hoá - Thông tin

10
kinh đô của Vương quốc Khmer vào cuối thế kỷ 1216. Các công trình ban đầu của Angkor Thom
có phỏng theo phong cách của Angkor Wat. Nhưng đã ra đời phong cách nghệ thuật mới. Các
tháp mặt người và các lan can đá tạc được nâng lên tầm cỡ hoành tráng khổng lồ. Những bức phù
điêu tạc hình được xếp vào loại sáng tác tạo hình kỳ lạ bậc nhất trên thế giới17.

2.4.2. Phong cách kiến trúc Champa


Nhìn chung kiến trúc tháp Champa dựa trên 1 thiết kế cơ bản. Tuy không đồ sộ như
những ngôi đền tháp Campuchia, nhưng kiến trúc Champa cũng dựa trên mô hình khái niệm của
ngọn núi Meru. Các tháp thường hướng mặt về hướng Đông và bao gồm một công trình phức
hợp với chân đế, bờ tường và mái tháp hình kim tự tháp (tiếng Chăm thường gọi là Bimon
Kalan) biểu trưng cho ngọn núi Meru, trung tâm của vũ trụ và là thành phố thiêng của các vị thần
(ảnh hưởng từ Hindu giáo). Các tháp thường không lớn lắm vì chỉ dùng cho việc thờ cúng, lòng
tháp chỉ đặt một ngẫu tượng Linga, tượng trưng cho thần hủy diệt Siva. Khoảng trống xung
quanh lòng rất nhỏ vừa đủ cho những người hành lễ xung quanh. Lòng tháp rất nhẫn, được xây
dựng nhỏ dần cho đến lòng của đỉnh tháp. Bên trong tường có hình vuông với cửa chính và các
cửa giả ở 3 hướng còn lại. Các công trình chạm trổ bằng nhiều hoa văn đặc biệt chứng minh cho
trình độ tay nghề kiệt xuất của những nghệ nhân nơi. Các tháp thường có 3 tầng: tầng trên cao,
tầng giữa và bệ tháp. Đỉnh tháp biểu trưng cho quyền lực người Chăm. Một vài mái tháp ở Mỹ
Sơn được dát vàng (nét đẹp tiêu biểu của nghệ thuật Chăm: mô típ dát vàng trên nền gạch đỏ).
Vật liệu chính của các công trình này là gạch, đá chỉ dùng để tạo tác. Chất lượng gạch nơi đây vô
cùng tuyệt vời, có thể tồn tại nhiều năm trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Có nhiều giả thuyết
được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu phương Tây về vật liệu dùng làm và gắn kết gạch đặc trưng
của địa phương, giúp cho các công trình gạch có khả năng chống chịu được thời tiết khắc nghiệt
6 tháng nắng, 6 tháng mưa của vùng khí hậu gió mùa 18.

Phong cách cổ hay phong cách Mỹ Sơn E1 vào thế kỉ VIII (khi Amaravati và Panduranga
nằm dưới quyền kiểm soát của người Chàm, Champa trở thành một vương quốc cực thịnh ở
Đông Nam Á) gồm ngôi đền Mỹ Sơn E1 và hai di tích Chăm ở Campuchia là Phú Hài và
Damrey. Vào thế kỷ V, vua Bhadravarman cho xây dựng một đền thờ tại thánh địa Mỹ Sơn
nhưng sau đó bị cháy. Đến thế kỉ VII – VIII, người Chăm đã khôi phục đền thờ này và đặt lại tên
là Sambhu Bhadresvara. Sau đó, vua Vikrantavarman đã tô điểm thêm cho Mỹ Sơn. Đây là
những chứng cứ đầu tiên về nghệ thuật Chăm. Tuy nhiên, chúng ta chỉ dựa vào những trang trí
còn lại của phế tích Mỹ Sơn E1 như cột, mi cửa để chứng tỏ sự tồn tại của ngôi tháp này vì kiến
trúc thời vua Vikrantavarman đã không còn. Và ngôi tháp chìm trong cát, tháp Mỹ Khánh được
tìm thấy năm 2001 ở Thừa Thiên – Huế được xác định thuộc phong cách cổ Mỹ Sơn E1 và là
ngôi tháp Chăm cổ nhất hiện còn. Phong cách này bắt đầu kỷ nguyên mới nơi phong cách bản
địa được hình thành như một kết quả biểu hiện cho tính cách dân tộc và ảnh hưởng của nghệ

16
Thuỳ Hương, Khám phá di sản thế giới Angkor, Báo Lao Động, truy cập tại
https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/kham-pha-di-san-the-gioi-angkor-607927.ldo
17
Khánh Phương, Angkor – Quần thể kiến trúc độc đáo của Campuchia, Kiến trúc Việt Nam, truy cập tại
https://kientrucvietnam.org.vn/angkor-quan-the-kien-truc-doc-dao-cua-campuchia/
18
Tạp chí Khoa học trường đại học Mở TP.HCM - số 1 (2) 2006, truy cập tại
https://journalofscience.ou.edu.vn/index.php/soci-vi/article/view/1589

11
thuật Ấn Độ.

Phong cách Hòa Lai vào nửa đầu thế kỷ IX (Khi các mối liên hệ trực tiếp về kinh tế và
thương mại với các nhà nước ở Đông Dương và Ấn Độ hình thành, gây ảnh hưởng kiến trúc và
điêu khắc) gồm các tháp Hòa Lai là những kiến trúc thành công nhất của phong cách này với
khối thân hình lập thể mạnh mẽ và bên trên là hệ thống cổ điển của các tầng nhỏ dần. Trang trí
giới hạn ở những chỗ: khung của các cột ốp, đường viền nhấn ở các tầng. Yếu tố tiêu biểu của
tháp Chăm là các vòm cửa nhiều mũi, trùm lên các cửa thật, cửa giả và các khám. Những tạo
hình tiêu biểu đã làm cho tháp Hòa Lai mang vẻ đẹp trang trọng. Phong cách này có ảnh hưởng
của nghệ thuật Phật giáo Java.

Phong cách Đồng Dương vào nửa sau thế kỉ IX đầu thế kỉ X gồm Đồng Dương, Mỹ Sơn
B4, Mỹ Sơn A11, Mỹ Sơn A12, Mỹ Sơn A13, Mỹ Sơn B2 và Mỹ Sơn A10. Phong cách Đồng
Dương là phong cách cuối cùng của thời kỳ nghệ thuật kiến trúc thứ nhất của Champa. Trong
phong cách Mỹ Sơn E1 bao trùm là ảnh hưởng của nghệ thuật Giupta Ấn Độ và đến Hòa Lai là
sức sống mãnh liệt và thực tiễn của Chàm kết hợp với lý tưởng nghệ thuật Ấn Độ. Và xu hướng
hòa hợp đó đã trở nên cân bằng và nhịp điệu ở những ngôi tháp trong phong cách Hòa Lai.
Nhưng bước sang phong cách Đồng Dương thì sự kết hợp đó hầu như mất hẳn. Sự còn lại duy
nhất là sự bộn bề trong trang trí. Trật tự trang trí trở nên rối rắm, lan tràn. Ở phong cách Đồng
Dương hầu như đã biến đi cái nhận thức cổ điển của nét lượn, tỷ lệ và sức sống gần như mông
muội của cách trang trí làm cho tháp Đồng Dương trở nên mạnh mẽ19.

Vào thế kỉ X, phong cách Mỹ Sơn A1 vào thế kỉ X, sau phong cách Đồng Dương, nghệ
thuật kiến trúc tháp Chăm dường như chuyển đổi đột ngột về phong cách. Nếu trước đó là phong
cách nặng nề khỏe khoắn, toát lên sự mạnh mẽ thì đến Mỹ Sơn A10 và Khương Mỹ, tháp Chăm
dường như đã trở nên tinh tế, trang nhã, duyên dáng nhưng vẫn giữ được nét mạnh mẽ và nhịp
nhàng. Điều đó bộc lộ rõ nét trong phong cách ở ngôi tháp Mỹ Sơn A1. Tại đây, những gì thuộc
về Hòa Lai, Đồng Dương đã biến mất, nhường chỗ cho hàng loạt yếu tố mới, với sự hiện diện
của mô típ hoa tròn đầy lá xum xuê, khoảng giữa hai cột ốp có hình như cái khung với đường
viền nổi bao quanh, mô típ ngôi tháp thu nhỏ ở trên cửa ra vào và cửa giả, bố cục năm cột ốp trên
mỗi mặt tường, bộ diềm kép, hình đá điểm gốc chạm thủng, các tháp trang trí góc mô phỏng tháp
chính.

Sau những biến động chính trị thì đến đầu thế kỉ XI, trung tâm chính trị của Vương quốc
Champa chuyển vào Bình Định. Nghệ thuật tháp Chăm bắt đầu chuyển sang phong cách Bình
Định. Các tháp Chăm thời kì này hầu hết được xây dựng trên đồi cao để biểu dương uy lực và bề
thế của mình. Trong phong cách Bình Định thời kì này nổi bật lên là hình khối. Tất cả các thành
phần kiến trúc đều đi vào mảng khối. Vòm cửa thu lại và vút lên cao thành hình mũi giáo, các
khối nhỏ trên các tháp tầng như cuộn lại thành các khối đệm khỏe, các trụ ốp thu vào thành một
khối phẳng, mặt tường được tăng gân và căng ra bằng đường gờ nổi ở giữa, các đá điểm góc trở
nên cách điệu… Những yếu tố đó đã gây ấn tượng hoành tráng từ xa.

Phong cách Bình Định vào giữa thế kỉ XII đến cuối thế kỉ XIII bao gồm nhiều tháp như
Thủ Thiện, Cánh Tiên, Tháp Vàng tiếp đó là Dương Long, Nhạn Tháp. Cuối thế kỷ XIII đầu thế

19
Ngô Văn Doanh, Danh thắng và kiến trúc Đông Nam Á, NXB Văn hoá - Thông tin

12
kỉ XIV, tháp Pô Klaung Garai đã đánh dấu sự suy thoái của phong cách Bình Định, kiến trúc tháp
Chăm vào thời phong cách muộn của nghệ thuật kiến trúc Chăm. Sau thế kỉ XIV, kiến trúc Chăm
dường như khô cứng. Ở Yang Prong, Yan Mun và sau cùng là Pô Rômé thì sự suy thoái nặng nề
và nghèo nàn đã đạt đến mức tối đa. Kiến trúc trở nên mất hẳn tính bề thế uy nghiêm vốn có, các
tháp trang trí mất hết vẻ nhẹ nhàng và trở nên rất nặng nề20.

Ba phong cách của 3 giai đoạn toát lên ba vẻ đẹp khác nhau và tạo hình rất tiêu biểu,
nhóm thứ nhất là khỏe khoắn trong trang trí và trong hình dáng cục mịch, vuông vức; nhóm thứ
hai thanh tú, trang nhã trong đường nét và hài hòa trong tỷ lệ; nhóm thứ ba thì đường bệ trong
mảng khối21.

2.4.3. Phong cách kiến trúc dừa Nam Dương


Do vị trí địa lý nằm trên đường hải thương quốc tế lớn giữa Ấn Độ, Ba Tư, các nước Ả
Rập phương Đông với các nước vùng Viễn Đông, nên từ xa xưa In - đô - nê - xi - a đã là nơi giao
thoa văn hóa của nhiều dòng văn hóa trên thế giới. Vì thế, In - đô - nê - xi - a đã tiếp nhận Ấn Độ
giáo (chủ yếu là Siva giáo) và Phật giáo - cả hai tôn giáo lớn này đều từ Ấn Độ tới. Cho đến ngày
nay, khoa học đều công nhận các điện thờ Ấn Độ giáo ở Điêng là công trình kiến trúc Phật giáo.
Phong cách kiến trúc dừa Nam Dương tiếp thu sâu sắc tôn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ (Ấn Độ
giáo và Phật giáo). Tuy nhiên nổi bật trên nền kiến trúc tôn giáo là những đường nét điêu khắc
mềm mại, mang nhịp điệu với tỷ lệ hài hòa, cân đối chuẩn xác trong bố cục, tạo dáng, đặc trưng
của văn hóa nơi đây. Những pho tượng tìm thấy bên ngoài đền thờ đã thể hiện đặc điểm tiêu biểu
của điêu khắc của Điêng. Ví dụ pho tượng Siva được tạc theo truyền thống Ấn Độ, thần ngồi trên
đài sen vuông. Khuôn mặt thần hình ô van, gò má hơi cao, mũi thanh, mắt to, gây cảm giác sống
động. Các đền thờ ở Điêng thường bao gồm một nền cao, thân hộp và bộ mái ba tầng. Tại đây,
các đền thờ tuy không lớn lắm nhưng bố cục và các hình trang trí trang nhã và đơn giản đã tạo
nên phong cách đặc trưng của kiến trúc Java thời trung đại. Các đền thờ có hình dạng độc đáo
bộc lộ những ý đồ kiến trúc phong phú. Những ý đồ này không chỉ dành cho mục đích tôn thờ,
mà còn kể lại những nội dung ẩn khuất bên trong quan niệm vũ trụ của người Ấn Độ cũng như
của Indonesia cổ xưa. Đền thờ là một biểu trưng cho hình ảnh một vũ trụ ba tầng: nền - thế giới
nặng, quá khứ, thân đền - một thế giới nhẹ nhàng hơn, thế giới mặt đất, đại diện cho hiện tại và
đỉnh - thế giới thiên thần, thoát tục, tương lai.

Thời kì nghệ thuật trung đại ở Indonesia bắt đầu từ thế kỷ VIII kéo dài đến thế kỉ IX. Đây
là thời của vương triều Phật giáo Sai - len - đơ - ra ở Trung Gia - va. Điển hình nhất của những
công trình kiến trúc vương triều này là những đền tháp ở đồng bằng Ke - đu, có San - đi Men -
đút là mang nhiều giá trị hơn cả. Men đút có cấu trúc tương tự các đền khác ở Điêng, chỉ là nó
cao to và đồ sộ hơn hẳn (26,5m). Sandi Men đút có đường bệ cao, đường bao quanh, đủ rộng cho
mục đích làm lễ. Các đường bệ có bình đồ vuông, ba tầng có phần nhô ra, riêng mặt thứ tư nhô
ra mạnh hơn vì có tam cấp. Nền được trang trí bởi nhiều phù điêu tuyệt đẹp thể hiện cảnh rút ra
từ tích Phật, được thêm thắt các chi tiết hoa văn thực vật. Các cảnh Phật thoại từ lan can lên điện
thờ thì lại không gắn bó với họa tiết trang trí. Tuy được đóng khung hình chữ nhật nhưng những

20
Ngô Văn Doanh, Danh thắng và kiến trúc Đông Nam Á, NXB Văn hoá - Thông tin
21
Đặc điểm nghệ thuật kiến trúc đền tháp Champa, Tạp chí văn hoá phật giáo, truy cập tại
https://tapchivanhoaphatgiao.com/luu-tru/8697

13
nét uyển chuyển của cơ thể người vẫn rất hài hòa, mềm mại22. Qua tầng nền móng tam cấp, ta
đến với tầng trên, thân đền, nơi những phù điêu không còn nặng nề, chật chội mà được bố cục
vừa thoáng vừa dịu hơn. Ở tầng này, nhà điêu khắc chỉ tạc rất đối xứng những vật đặc trưng hoặc
hoa văn cây cối đại diện cho các vị thần chính.

Về Borobudur, ngay giữa đồng bằng Kedu phì nhiêu, ngôi đền này hiện lên là một ngọn
núi nhân tạo. Những bậc thang thoải dài theo triền dốc. Vị trí của ngôi đền nằm ngay giữa vùng
lô nhô những ngọn núi và miệng núi lửa đã tắt. Xung quanh đó là 2 dòng sông nhỏ Progo và Eto
uốn lượn. Toàn bộ khung cảnh đó đã tô đậm thêm dáng vẻ uy nghi, trầm lặng của ngôi đền giả
núi. Đây là danh thắng đền núi nổi bật nhất của thời kì đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc Java. Tương
tự với ý đồ của những ngôi đền Java khác (khái niệm tam giới), Borobudur xuất hiện bên ngoài
với những băng phù điêu dày đặc, chật chội nặng nề, những tượng phật ngồi trong các ô khám
bên ngoài. Nhịp điệu đầy sôi động ở phần bên dưới với tràn ngập những hình điêu khắc. Tuy
nhiên, phần thân lại mang âm hưởng tĩnh lặng với không gian thoáng dịu. Tuy vậy, ngôi đền này
lại mang hình dáng, kích thước và cấu trúc thật khác biệt với những đền thờ truyền thống của
Java. Có thể bởi công trình tuy tráng lệ nhưng lại không để thờ tụng mà để tưởng niệm Phật giáo
(Xtupa). Hình dáng của Borobudur vẫn là hình chóp gồm tháp trung tâm hình chuông và 3 tầng
bậc tròn bao quanh. Tuy nhiên phần dưới lại có bình đồ hình vuông.

Tầng nền hiện nay đã được phát hiện ra với 960 phù điêu, về cơ bản đều khắc họa những
hình tượng về nghiệp báo (kacma iphanga) của Phật giáo đại thừa: độc ác thì phải xuống địa
ngục còn hiền lành thì sẽ được đến với thiên đường. Các phù điêu ở tầng này có nhịp sống sống
động, kịch tính. Đi qua tầng nền “nghiệp báo”, ta đến với tầng bậc vòng thứ nhất - thế giới các
chiến công trí tuệ và tâm linh của các vị Phật, Bồ Tát, các bậc cao nhân đã giác ngộ, vượt qua
khỏi thế giới trần tục vương đầy tội lỗi. Tại đây cũng có các ô khám bán nguyệt chứa các tượng
Phật bên trong được ngăn cách với phần điêu khắc bằng một diềm lớn. Sau khi qua hai vòng nền
và chân nền, người tham quan mới bước lên hồi lang thứ nhất, nơi chứa tổng cộng ba hàng phù
điêu minh họa cho Lativittaramo - mô tả cho cuộc đời trần thế của đức Phật hiện tại - Phật Thích
Ca. Ngoài ra tại đây còn có 200 bức phù điêu mô tả các cảnh từ Giataca và Avadana (Các câu
chuyện li kì về tình yêu của hoàng tử và công chúa, truyện về những người đi buôn bị đắm và
được Bồ Tát biến thành rùa cứu,...).

Tương tự như hồi lang thứ nhất, tầng hồi lang thứ hai cũng gồm những bức phù điêu kể
lại những truyện trong Phật pháp. Càng lên trên cao, tần suất xuất hiện của các hình ảnh, các phù
điêu càng ít hơn, vì thế không gian càng nhẹ nhàng, càng thoáng dịu, tĩnh tại. Bởi lẽ ý đồ của
công trình là càng lên cao, câu truyện càng tách ra khỏi cuộc sống trần tục để đến với sự siêu
thoát. Đi lên tới tầng hồi lang vuông trên cùng, ta bước tới ba tầng hồi lang tròn với không gian
mở không tường chắn, không phù điêu như là cảnh giới cuối cùng của nhận thức, sự vô biên,
siêu thoát.

Từ đó, ta thấy được đây là một kiệt tác kiến trúc của Java, một mô hình vũ trụ thu nhỏ
giàu tính kể chuyện, vừa theo thánh thức lại vừa cô đọng, một bài ca bất diệt trong đá về con
đường giải thoát của các Phật tử.

22
Ngô Văn Doanh, Danh thắng và kiến trúc Đông Nam Á, NXB Văn hoá - Thông tin

14
2.4.4. Phong cách kiến trúc Pagan:
Pagan giờ đây nằm ngủ bên bờ sông Iravadi sau khi giữ cương vị là một đô thành hùng
mạnh với hàng nghìn đền chùa Phật giáo (bắt nguồn từ Ấn Độ) trong lịch sử Miến Điện. Sự hưng
thịnh của đô thành này được gắn với tên tuổi của Agiruda, vị vua đã thống nhất vương quốc và
biến Pagan thành thủ đô. Chùa, tháp ở đây được dày công xây dựng ngày đêm bởi những người
thợ bị bắt từ những vùng đất nhà vua đi chinh phạt được. Vì thế, chùa, tháp cứ thế mọc lên dày
đặc, đa dạng. Những người thợ vô danh ấy đã để lại cho nhân loại rất nhiều những đền tháp tráng
lệ chỉ với mục đích đề cao đức Phật cùng với giáo lý của Ngài.

Trải qua điều kiện thời tiết khắc nghiệt với mùa khô nóng, cả cao nguyên hoang vắng với
những cây xương rồng sắc nhọn như bao phủ một lớp bụi vàng; hay mùa mưa, nước chảy siết dữ
dội qua các khe suối, những ngôi đền tháp vẫn sừng sững đứng đó. Tuy bị hư hại và hầu hết chỉ
có màu tối và đỏ thẫm, nhưng những đỉnh tháp dát vàng đã đủ cho người ta mường tượng được
về một thời kỳ rực rỡ, huy hoàng của đô thị đền tháp này.

Nếu tính cả những đền tháp đổ vỡ thì số lượng công trình ở Pagan hiện nay đã được tìm
ra lên đến con số 5000, trong số đó có các công trình đồ sộ lên đến 50 - 60m. Những tác phẩm
bích họa hay điêu khắc cũng được tìm thấy tại những công trình này. Đô thị này có trật tự quy
hoạch độc đáo: nội thành được bảo vệ bởi tường cao, hào sâu. Phía bên ngoài tập hợp hàng trăm
chùa tháp, có nơi quây quần thành cụm, có 2 cụm mang kiến trúc dinh thự. Tại đây có xuất hiện
dấu vết của công trình dân cư, hệ thống thủy lợi. Nhưng do vật liệu nhẹ và kém bền hơn nên nay
đã không còn, chỉ để lại các công trình thờ tự kiên cố hơn. Thành đô thị có bình đồ hình vuông,
mỗi mặt kéo dài 1,2 km. Hiện nay, thành Pagan còn lại những cổng thành phía đông - cổng
Saraba. Trên mặt tường cổng vẫn còn lại những trang trí và một phần của vòm mái. Đứng ở bên
ngoài, trong các ô khám là bức tượng của 2 Nát hùng mạnh, là 2 vị anh hùng bảo hộ cho Pagan
và cả vương quốc. Pagan xưa là cả một mạng lưới đường xá hình chữ nhật, các dãy tường nối
chòi tháp cao này với chòi tháp khác, cổng thành đỉnh tháp này với cổng thành đỉnh tháp khác.
Hào nước rộng chạy quanh thành và vô vàn những chùa tháp sừng sững đứng bên ngoài. Các
công trình kiến trúc tại đây có phong cách rất thống nhất, nổi bật là các kiến trúc Phật giáo mà
đặc biệt là loại hình Xtupa (Xetiya trong tiếng Miến) - nơi tượng trưng cho Phật, cất giữ những
thánh tích của Phật. Có bốn loại Xetiya chính: loại hình quả bầu (ví dụ: Bupaya vào thế kỷ 8 - 9),
loại hình chuông có gờ giữa, đỉnh có gờ tròn nối tiếp, bệ có bình đồ bát giác hoặc nhiều tầng
rộng, loại hình chuông có gờ nhưng bệ tròn hoặc bát giác hẹp, loại chuông , nền tròn hẹp nhiều
bậc (ví dụ: Sapada).

Ý đồ của hình dáng các tháp này đều là phục vụ cho tôn giáo, đôi khi là mô phỏng cho
hình tượng núi Meru hoặc gợi lên hình ảnh cõi Niết bàn Phật giáo. Dù làm mô phỏng theo
nguyên mẫu Xtupa của Ấn Độ, nhưng vẫn mang đặc trưng nền cao hình kim tháp của Myanmar.
Lý do cho điều này là tín ngưỡng bản địa của Miến Điện: người Miến thích xây tháp Phật trên
nơi ở của các Nát. Việc xây chùa, tháp đối với người Miến như thể hiện công đứng vì thế các
tháp được đầu tư, chăm chút tỉ mỉ, như những bông hoa dát vàng mọc trên cao nguyên.23

2.4.5. Phong cách kiến trúc Đại Việt


Phong cách kiến trúc Đại Việt chịu nhiều ảnh hưởng từ văn minh Trung Quốc: dễ thấy từ

23
Ngô Văn Doanh, Danh thắng và kiến trúc Đông Nam Á, NXB Văn hoá - Thông tin

15
các đặc điểm từ nguyên vật liệu kết hợp giữa đá và gỗ, đến các công trình ảnh hưởng sâu sắc của
Đạo giáo và Nho giáo (ví dụ như Quốc Tử Giám - trung tâm giáo dục văn hóa và thờ phụng
Khổng Tử cùng các Tiên Nho) dùng phục vụ cho mục đích giáo dục. Các đặc trưng như hàng
mái ngói mũi hài và sắc nâu trầm tĩnh tại mang đậm dấu ấn từ ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc.
Các hoa văn trang trí chạm trổ khéo léo, tinh xảo, vừa thể hiện được tinh thần Phật giáo, vừa thể
hiện tinh thần Nho học (ví dụ như hình tượng hoa sen chạm trổ thể hiện sự thanh tao trong sạch
trên các bia ở Quốc Tử Giám). Tuy tiếp thụ và biến đổi các mô - típ hình tượng đến từ Trung
Quốc như tứ linh (long - lân - quy - phụng) nhưng những đền miếu ở đây cũng mang đậm dấu ấn
riêng với các hoa văn trang trí thể hiện cho các sản vật địa phương (ví dụ: Miếu Thất Phủ có
những nét chạm khắc hình trái cây, hình sen, hình con cua con tôm,...). Cũng có các chùa được
đặt ban thờ đạo Mẫu - một tôn giáo bản địa của người Việt. Hiện tượng này xuất hiện từ thời có
sự tích mẫu Liễu Hạnh.

Ngoài ra còn có nghệ thuật điêu khắc đá Đại Việt phát triển ngày càng rõ nét từ thời Lý,
điểm chung trong nghệ thuật điêu khắc đá ở giai đoạn này, vừa muốn khẳng định sự độc lập tự
chủ, thể hiện sự hưng vượng của vương triều khi muôn dân an lạc thái bình, nên trong nghệ thuật
nói chung và điêu khắc đá nói riêng, thể hiện sự tinh tế, chi tiết, độ sắc trong từng nét chạm với
các đề tài thiên nhiên như mây núi, hoa lá – đặc biệt là sen, hay các loài linh thú với tạo hình nổi
trội là rồng uốn khúc mềm mại. Giai đoạn phát triển nghệ thuật điêu khắc thời Lý, Trần (từ thế
kỷ XI – XV), vẫn thấy ảnh hưởng từ nghệ thuật Chămpa như hình tượng Kinari (tượng đầu
người mình chim) ở chùa Phật Tích, bệ đá tam thế ở chùa Thầy, hình tượng chim thần Garuda tại
chùa Bối Khê… Đến các giai đoạn muộn hơn, bắt đầu từ Lê Sơ đến Lê Trung Hưng (1428 –
1789), nghệ thuật sáng tác, điêu khắc trên đá thực sự thăng hoa. Đá là chất liệu xa xỉ được dùng
trong kiến trúc Đại Việt, nghệ thuật điêu khắc trên đá đồng thời phản ánh rõ nhân tình thế thái
thời kỳ ấy. Điêu khắc đá ở thời kỳ này dùng trong các công trình kiến trúc, từ hoàng cung, chùa
miếu, bia ký, đền tháp… Các hình tượng linh thú như nghê, rồng, kỳ lân… cũng được biến thể
dáng thế cho hợp với thời đại. Dáng thế các linh vật Đại Việt thể hiện rõ nét sự thay đổi qua các
vương triều. Cùng một loài linh thú như rồng, nghê, sư tử… nhưng từng giai đoạn, lại có tạo
hình và nét trang trí riêng. Bên cạnh những sáng tạo về bố cục, hình khối, cảm xúc, dấu ấn nghệ
thuật điêu khắc đá Đại Việt từ các thời kỳ là chi tiết trang trí trên chủ thể với kỹ thuật đi nét điêu
luyện, thể hiện qua các đề tài mây, lửa, chim – hoa, vảy rồng – nghê, đao mác, râu, tóc, sen đơn,
sen kép… như một ngôn ngữ định dạng riêng, rất Việt, không thể nhầm lẫn24.

Nhà rường Huế là một di sản văn hóa phong kiến đặc trưng của Việt Nam, vẫn tỏa sáng
và gợi nhớ vẻ đẹp của thời kỳ cổ xưa. Nếu so với ngôi nhà gỗ Đàng Ngoài, nhà rường Huế
thường có nét mảnh dẻ, đan thanh bởi cột nhỏ mái thẳng và mỏng được điểm tô qua những nét
nhấn bằng các loại hồi văn uốn lượn theo mô típ long hóa, giao hóa hay hoa lá cách điệu trên
đường nóc hoặc các góc mái, và tuyệt nhiên không có những loại đầu đao cong vút mạnh mẽ và
sinh động như ở Đàng Ngoài. Huế phổ biến dạng kết cấu nối hai kiến trúc theo trục dọc được
chuyển tiếp bằng một mái vòm mà người ta thường gọi là nhà "vỏ cua" hay "trùng thiềm - điệp
ốc". Mặt bằng thường được hạ thấp hơn ở phần hiên để xóa cảm giác mái quá thấp ở tiền điện
kiến trúc, nhà rường thường hòa mình vào tổng thể thiên nhiên với cây xanh, rêu, đá, hoa, trái,
nước... làm điều hòa giữa con người và thiên nhiên. Những nhà nghiên cứu văn hóa Huế thường
có nhận xét: "Ngôi nhà rường truyền thống xứ Huế không chỉ là phương tiện cư trú thuần túy của

24
Nét chạm tinh trên nền đá Đại Việt, ELLE Decoration, truy cập tại
https://www.elledecoration.vn/cultural-special/heritage/cham-tinh-da-dai-viet

16
con người sống ở đây mà không gian văn hóa của nó hàm chứa những dạng ngôn ngữ ẩn dụ, và
sự khám phá là hoàn toàn không thừa đối với những ai muốn tìm hiểu về lịch sử văn hóa và con
người xứ Huế"25.

Mái ngói đã trở thành một hình ảnh điển hình trong kiến trúc truyền thống Việt Nam. Mái
ngói cùng hệ kết cấu khung gỗ là một sự kết hợp tuyệt vời của vật liệu với vật liệu, của kiến trúc
và điêu khắc. Mái nhà dân gian có 4 mái hoặc 2 mái, các công trình nhà ở quy mô nhỏ thường là
2 mái. Tuỳ từng loại công trình mà mái ngói đi kèm với những chi tiết trang trí khác ở bờ nóc, bờ
chảy, đầu đao, diềm mái… Nhiều hình tượng và những ước mơ, khát vọng của con người được
lồng ghép vào những chi tiết trang trí trên mái hay ở hệ khung vì kèo gỗ26. Mái ngói là kiểu mái
truyền thống đã được ông cha ta sử dụng từ lâu. Các lò nung ngói đã xuất hiện từ thế kỷ
XVII-XVIII27.

25
Đại Dương, Nét đẹp nhà rường Huế, Thư viện tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế, truy cập tại
https://thuvien.thuathienhue.gov.vn/?gd=9&cn=151&tc=14191
26
KTS Nguyễn Trần Đức Anh, Câu chuyện mái nhà, Tạp chí kiến trúc, truy cập tại
https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/cau-chuyen-mai-nha.html
27
TS.Ngô Thị Lan, Di tích sản xuất gạch, ngói thế kỷ XV – XVIII ở Bắc Việt Nam: từ góc nhìn khảo cổ học, Bảo
tàng lịch sử quốc gia, truy cập tại
https://vnmh.com.vn/vi/Articles/3101/71156/di-tich-san-xuat-gach-ngoi-the-ky-xv-xviii-o-bac-viet-nam-tu-goc-nhin
-khao-co-hoc.html

17
PHẦN III: KẾT LUẬN

Kiến trúc Đông Nam Á cổ trung đại là một di sản vô cùng quý báu, đặc trưng cho sự đa
dạng văn hóa và lịch sử phong phú của khu vực này, điều mà nhiều học giả gọi là “Sự thống nhất
trong đa dạng”. Kiến trúc Đông Nam Á thể hiện sự đa dạng văn hóa thông qua việc sử dụng vật
liệu, kỹ thuật xây dựng và ý tưởng thiết kế độc đáo của từng quốc gia. Với đặc điểm vị trí địa lý
của khu vực này là “cửa ngõ” vào châu Á, là cầu nối giữa hai thế giới Đông - Tây, văn minh
Đông Nam Á chịu nhiều ảnh hưởng của đa dạng các nền văn hóa khác nhau từ đó tác động lên
các công trình mĩ thuật, kiến trúc.

Từ những đền đài lịch sử đến các công trình kiến trúc tôn giáo, mỗi tác phẩm đều là biểu
tượng của sự sáng tạo và tinh thần nghệ thuật của các dân tộc, mang đậm nét đặc trưng của văn
hóa và tôn giáo địa phương, thể hiện sự đa dạng và sự kết hợp giữa ảnh hưởng từ các nền văn
minh lân cận như Ấn Độ, Trung Quốc và thậm chí là ảnh hưởng của các nền văn minh địa
phương.. Sự ảnh hưởng của đạo Hindu-Buddha hay Islam và đồng thời, các nền văn minh địa
phương đã tạo nên một sự kết hợp hài hòa, tạo ra những kiệt tác kiến trúc phản ánh niềm tin tôn
giáo và triết lý sống..

Kiến trúc Đông Nam Á cổ trung đại không chỉ là biểu tượng của sự nghiêm túc tận tâm
trong việc xây dựng, mà còn là di sản văn hóa đặc biệt quan trọng, là một phần quan trọng của
bức tranh văn hóa toàn cầu, mang đến cho chúng ta cơ hội để khám phá và trân trọng sự đa dạng
và sự sáng tạo của con người trong quá khứ.

18

You might also like