You are on page 1of 3

PHIẾU ÔN TẬP LỊCH SỬ GIỮA HỌC KỲ II

Câu 1. Hoàn thành bảng theo gợi ý dưới đây về những tác động của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành
văn minh Đông Nam Á
Điều kiện tự nhiên nổi bật Ý nghĩa của điều kiện tự nhiên
1. Nằm ở phía đông nam châu Á, trên con Là “ngã tư đường”, trở thành cầu nối và là nơi giao
đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và thoa giữa các nền văn minh, là cửa ngõ đi vào Châu Á
Thái Bình Dương
2. Có hệ thống sông ngòi dày đặc Thuận lợi để phát triển nông nghiệp, là cơ sở hình
thành văn minh nông nghiệp trồng lúa nước
3. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa Thuận lợi cho sự phát triển của các loài động thực vật,
đa dạng nguồn tài nguyên
4. Hầu hết các quốc gia đều giáp biển Giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực qua con
đường thương mại đường biển
Câu 2. Lập và hoàn thành bảng về những ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa đối với
Đông Nam Á
TT Lĩnh vực chịu ảnh Từ nền văn minh Ví dụ
hưởng
1 Trung Hoa Người Việt sáng tạo chữ Nôm trên cơ sở chữ Hán
Chữ viết Ấn Độ Người Chăm sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở chữ
Phạn
2 Trung Hoa Thể thơ Đường luật du nhập vào Việt Nam và ra đời
Văn học hàng loạt các bài thơ theo thể Đường luật
Ấn Độ Rama Kiên (Thái Lan) và Riêm Kê (Campuchia) có cốt
truyện tương tự như Ramayana (Ấn Độ)
3 Trung Hoa Văn miếu Quốc Tử giám là công trình kiến trúc ảnh
hưởng Nho giáo, thờ Khổng Tử
Kiến trúc Ấn Độ Borobudua (Indonexia) là kiến trúc Phật giáo
4 Trung Hoa Nho giáo có ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy nhà
nước của hầu hết các nước Đông Nam Á
Tôn giáo, tư tưởng Ấn Độ Hindu giáo và Phật giáo là hai tôn giáo du nhập từ Ấn
Độ và được đại bộ phận cư dân Đông Nam Á tin theo
Câu 3. Lập bảng hệ thống thể hiện hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kỳ cổ - trung đại
Giai đoạn Điểm nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội Nét nổi bật về văn hóa
I (thế kỷ V Thời kỳ hình thành các quốc gia đầu tiên: Văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa du
TCN – VII) Văn Lang, Âu Lạc, Chao Phay a nhập vào

II (Thế kỷ Chính trị, kinh tế, văn hóa phát triển thịnh Tiếp thu có chọn lọc văn minh Ấn Độ và văn
VII – XV) đạt minh Trung Hoa
III (Thế kỷ - Một số nước suy yếu và rơi vào ách Chịu ảnh hưởng của văn minh phương Tây
XVI – XIX) thống trị của phương Tây
- Đạt nhiều thành tựu trên lĩnh vực văn
hóa, khoa học kỹ thuật

Câu 4. Hãy tìm hiểu và giới thiệu về một trong hai công trình kiến trúc dưới đây theo các gợi ý sau: Thời
gian xây dựng, địa điểm, chức năng, đặc điểm kiến trúc, ý nghĩa

Bô rô bu đua (Indonexia) Ăng co vát (Campuchia)


- Là một ngôi đền Phật Giáo được xây dựng từ thế - Là quần thể đền đài tại Campuchia và là di tích tôn
kỷ IX tại Java – Indonexia. giáo lớn nhất thế giới được xây dựng vào thế kỷ XI.
- Ngôi đền theo phong cách kiến trúc Phật giáo - Ban đầu là đền thờ Ấn Độ giáo, dần sau chuyển
pha trộn với tục thờ cúng tổ tiên của người thành đền thờ Phật giáo vào cuối thế kỷ XII và đến
Indonexia bản địa, ngoài ra còn ảnh hưởng của thời Suryavacman II được dùng làm đền thờ của
phong cách Gupta, phản ánh ảnh hưởng của Ấn đức vua
Độ ở khu vực Đông Nam Á. - Là công trình điển hình của phong cách cổ điển
- Đền Bô rô bu đua là nơi có tập hợp phù điêu của kiến trúc Khơ me – phong cách Ăng kor vat, thể
chạm khắc lớn nhất và đầy đủ nhất trên thế giới. hiện ảnh hưởng rõ rệt của văn minh Ấn Độ ở đây

Câu 5. Hãy tìm hiểu và giới thiệu về những thành tựu văn minh dưới đây

Trống đồng Ngọc Lũ Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)


- Là thánh địa của vương quốc Champa cổ, được
xây dựng vào thế kỷ IV tại Quảng Nam
- Trống đồng Ngọc Lũ (Hà Nam) là một phiên bản - Nghệ thuật và kiến trúc của đền tháp tại Mỹ Sơn
đầy đủ nhất của trống đồng Đông Sơn, ra đời vào mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ và là
khoảng thế kỷ VII TCN sự kết hợp hài hòa giữa văn minh Ấn Độ và tín
- Những họa tiết trên bề mặt của trống cho thấy ngưỡng Champa bản địa. Không chỉ có ảnh hưởng
những nét cơ bản của đời sống vật chất và đời lớn từ Ấn Độ giáo mà biểu tượng của Phật giáo
sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc cũng tìm thấy ở Mỹ Sơn
- Là biểu hiện đỉnh cao của kỹ thuật đúc đồng của - Thánh địa Mỹ Sơn có thể là trung tâm tôn giáo và
cư dân Văn Lang, là biểu tượng quyền lực của các văn hóa của nhà nước Cham pa khi thủ đô của
thủ lĩnh Văn Lang, đồng thời cũng là một loại nhạc quốc gia này là Trà Kiệu
cụ được sử dụng trong các lễ hội của cư dân Văn
Lang

Một số thành tựu của văn minh Phù Nam


Câu 6. Ghép các ý ở cột A với cột B cho phù hợp nội dung lịch sử
A B
1. Trà Kiệu (Quảng Nam) a. Kinh đô Cham pa
2. Văn hóa Sa Huỳnh b. Chủ yếu đi lại bằng thuyền trên kênh, rạch
3. Óc Eo c. Thương cảng của Phù Nam
4. Cư dân Phù Nam d. Chủ yếu mặc kama và ở nhà trệt
5. Cư dân Việt Cổ e. Chủ nhân của văn minh Văn Lang – Âu Lạc
6. Cư dân Cham Pa f. Tu viện lớn nhất của Đông Nam Á thời cổ đại
7. Phật viện Đồng Dương g. Đơn vị hành chính cấp địa phương của nhà nước
Văn Lang
8. Chiềng, chạ h. Phân bố từ Quảng Bình đến Bình Thuận

You might also like