You are on page 1of 4

SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TRƯỜNG THPT CHUYÊN Lớp: 10. Năm học 2023 – 2024


LƯƠNG THẾ VINH Môn: Lịch sử

I. Phần trắc nghiệm (Chú trọng vào các bài sau)


- Bài 6: Cách mạng công nghiệp thời cận đại:
+ Chú trọng vào mục 3. Ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai về kinh tế, xã
hội, văn hoá.
- Bài 7: Cách mạng công nghiệp thời hiện đại:
+ Chú trọng Mục 1. Thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thú ba
+ Chú trọng Mục 2. Thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
+ Chú trọng Mục 3. Ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư về kinh tế, xã hội,
văn hoá
- Bài 8: Hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại
+ Chú trọng cả bài
- Bài 9: Thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam thời cổ - trung đại
+ Chú trọng cả bài
- Bài 10: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc
+ Chú trọng cả bài
- Bài 11: Văn minh Chăm Pa, văn minh Phù Nam
+ Chú trọng cả bài
II. Phần tự luận (Chú trọng vào các nội dung sau)
- Bài 9: Thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam thời cổ - trung đại:
+ Giới thiệu được các di sản văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại (tên công trình kiến trúc, địa điểm
hiện nay, thời gian xây dựng, đặc điểm kiến trúc, giá trị…)
 Tên công trình kiến trúc: chùa Một Cột
 Địa điểm hiện hay: Hà Nội – Việt Nam
 Thời gian xây dựng: Vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào năm 1049
 Đặc điểm kiến trúc:
o Chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ nước thả sen, có tường thấp bao quanh.
o Có kết cấu được xây dựng bằng gỗ, bên trong có đặt tượng Quan Âm để thờ cúng.
o Mái chùa lợp bằng ngói đỏ gạch, có bốn góc uốn cong vút lên trời...
 Giá trị: Chùa Một Cột không chỉ trở thành một nơi văn hóa tâm linh gắn liền với lịch sử dân tộc mà
còn là một điểm du lịch thu hút du khác trong và ngoài nước...
+ Lập bảng thống kê được những thành tựu cơ bản của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
Tên thành tựu Lĩnh vực Niên đại Quốc gia Ý nghĩa/ giá trị

Thờ thần Lúa Tín ngưỡng Đầu Lào - Thần Lúa được
coi là vị thần bảo
Công Inđônêxia trợ cho sản xuất
nguyên nông nghiệp
Thái Lan;

Việt Nam… => thờ thần lúa là


biểu hiện của nền
văn minh bản địa ở
Đông Nam Á

Đền Kiến trúc Thế kỉ IX Inđônêxia Là kì quan Phật


giáo lớn nhất thế
Bôrôbuađua giới

Chữ Chăm cổ Chữ viết Thế kỉ IV Chăm-pa Thể hiện tính dân
(Nam Trung tộc, sự sáng tạo của
Bộ Việt Nam cư dân Chăm-pa
hiện nay)

Thánh địa Mỹ Kiến trúc Khoảng thế Chăm-pa Là trung tâm tôn
Sơn (Nam Trung giáo của Vương
kỉ IV - XI Bộ Việt Nam quốc Chăm-pa xưa
hiện nay)

Truyện Kiều Văn học Thế kỉ XIX Việt Nam Là một trong những
kiệt tác văn học của
Việt Nam thời
trung đại

+ Nhận xét, đánh giá được thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
- Bài 10: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc:
+ So sánh được những điểm giống và khác nhau giữa văn minh Văn Lang - Âu Lạc với các nền văn minh
khác trên đất nước Việt Nam.

Điểm giống nhau


- Cơ sở hình thành:
+ Gắn với điều kiện tự nhiên tại lưu vực của những con sông lớn.
+ Nhờ ưu thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là ngành sản xuất chính của
cư dân Việt cổ, Chăm-pa và Phù Nam.
+ Làng là tổ chức xã hội phổ biến của cư dân Việt cổ, Chăm-pa, Phù Nam
+ Cư dân bản địa là những người đóng góp chủ yếu trong quá trình xây dựng nền văn minh của họ.
- Thành tựu:
+ Sớm hình thành nhà nước; đứng đầu bộ máy nhà nước là vua.
+ Có nhiều bước tiến trong đời sống vật chất và tinh thần.
Điểm khác nhau
NỘI DUNG Văn Lang – Âu Lạc Chăm-pa Phù Nam
Thời gian Thế kỉ VII TCN – Thế Thế kỉ II – Thế kỉ XV Thế kỉ I – Thế kỉ VII
kỉ II TCN
Kinh tế - Nghề đúc đồng, làm - Nghề đóng gạch, xây - nghề đánh cá và buôn
gốm, dệt vải phát triển dựng và khai thác lâm bán ngoại thương
thổ sản xuất phát triển đường biển phát triển
Xã hội - vua, quý tộc, dân tự - quý tộc, nông dân tự - quý tộc, bình dân, nô
do, nô tì do, nô lệ tì
Địa bàn Bắc Bộ và Bắc Trung Nam Trung Bộ VN Nam Bộ VN, phát triển
Bộ VN (Các tỉnh Bắc (Quảng Bình đến Bình qua Campuchia, Thái
Bộ đến Hà Tính ngày Thuận) Lan, nam Lào, đông
nay) Myanmar, nam
Malaysia ngày nay
Cơ sở văn hóa Văn hóa Phùng Văn hóa Sa Huỳnh Văn hóa Óc Eo
Nguyên – Đông Sơn
Văn hóa Trang phục: Nam Nam, nữ thường quấn Mặc áo chui đầu hoặc
thường đóng khố ở ngang tấm vải từ lưng ở trần, dùng vải quấn
trần, nữ mặc váy, cổ xuống, tai đeo trang làm váy. Đàn ông mặc
yếm che kín ngực, áo sức. khố dài tới gối, ở trần,
xẻ giữa, thắt lưng quấn phụ nữ dùng vải quấn
ngang bụng và khăn lại thành váy.
quấn đầu.
Chữ viết: Gần đây đã Từ thế kỉ IV, người Tiếp thu và sử dụng
có các nghiên cứu cho Chăm đã có chữ viết chữ Phạn của người Ấn
thấy người Việt đã có riêng bắt nguồn từ chữ Độ.
chữ viết gọi là chữ Phạn của Ấn Độ.
Khoa Đầu
Tín ngưỡng, tôn giáo: Thờ đa thần, tín Thờ đa thần, tín
Thờ đa thần, thờ cũng ngưỡng phồn thực theo ngưỡng phồn thực theo
tổ tiên, thờ các anh phong cách Chăm, tiếp phong cách Phù Nam,
hùng, thờ vật tổ, phồn thu tôn giáo của Ấn tiếp thu tôn giáo của
thực... có nét riêng độc Độ: Phật giáo, Hinđu Ấn Độ: Phật giáo,
đáo mang đậm bản sắc giáo. Hinđu giáo.
Việt.
Phong tục, lễ hội: - Tục ăn trầu cau và - Cưới hỏi chịu sự chi
- Tục nhuộm răng đen, nhuộm răng đen. phối của chế độ mẫu
ăn trầu cau, gói bánh - Cưới hỏi chịu sự chi hệ. Nam nữ tự do tìm
Chưng, bánh Giầy vào phối của chế độ mẫu hiểu.
dịp Tết mang đậm bản hệ. Nữ đóng vai trò chủ - Chôn cất người chết
sắc Việt. động. theo nhiều hình thức:
- Cưới hỏi chịu sự chi - Chôn cất người chết thủy táng, hỏa táng, thổ
phối của chế độ phụ hệ. phổ biến là hỏa táng. táng và điểu táng.
Có tục thách cưới.
- Chôn người chết phổ
biến là thổ táng.
Nghệ thuật: Trống Kiến trúc, điêu khắc Kiến trúc, điêu khắc
đồng và kiến trúc Cổ mang dấu ấn Chăm và mang dấu ấn Phù Nam
Loa là sự biểu hiện chịu ảnh hưởng của tôn và chịu ảnh hưởng của
trình độ phát triển cao giáo. tôn giáo: đền thờ, đền
của cư dân VL – ÂL tháp,... được xây dựng
quy mô lớn với vật liệu
bền như đá, gỗ, gạch.

+ Kể tên và giới thiệu một số di chỉ, hiện vật khảo cổ tiêu biểu minh chứng cho sự tồn tại của nền văn
minh Văn Lang – Âu Lạc.
+ Nhận xét, đánh giá được vai trò, ý nghĩa của các thành tựu văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
+ Từ các thành tựu đạt được của văn minh Văn Lang - Âu Lạc, liên hệ đến thực tiễn ngày nay để từ đó
có ý thức gìn giữ và bảo tồn các di sản văn minh.
- Bài 11: Văn minh Chăm Pa, văn minh Phù Nam:
+ So sánh được những điểm giống và khác nhau giữa văn minh Chăm-pa với văn minh Phù Nam và các
nền văn minh khác ở Việt Nam.
+ Nhận xét, đánh giá được vai trò, ý nghĩa của các thành tựu văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam.
+ Từ các thành tựu đạt được của văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam, liên hệ đến thực tiễn ngày nay
để từ đó có ý thức gìn giữ và bảo tồn các di sản văn minh.

You might also like