You are on page 1of 7

Bài 1: Hàn Quốc – Đất nước và con người

1. Hàn Quốc – Đất nước và con người


Tên gọi Cao ly -Triều Tiên và Hàn Quốc khá quen thuộc với người Viêt Nam.
Bán đảo mà lâu nay ta quen gọi là ‘’Bán đảo Triều Tiên’’ nằm ở đông bắc châu Á,
diện tích trên 22 vạn km2, phần lục địa giáp Trung Quốc và Liên bang Nga, phía
Đông và Nam giáp biển.
Theo truyền thuyết vương quốc Ko Choson (Triều Tiên cổ ) ra đời từ 2333 năm Tr.
CN, do nhà vua TANGUN huyền thoại sáng lập. Từ hàng ngàn năm nay Triều Tiên
( có nghĩa là mảnh đất Buổi Sáng thanh bình) là một dân tộc đồng nhất về chủng tộc
và ngôn ngữ .
Tên nước: Đại Hàn Dân Quốc, gọi tắt là Hàn Quốc. Ngày 15/8/1948: Thành lập Chính
phủ Đại Hàn Dân Quốc. Tên chính thức tiếng Anh là Republic of Korea (ROK).
Diện tích: 99.720 km2 (toàn bán đảo: 222.154 km2) với 70% dt là đồi núi. Núi cao
nhất Paiektusan 2744 m. Hai con sông dài nhất 790 km và 521 km. –Yalu và Tumen.
Dân số: 49,04 triệu người (03/2014) có khoảng 30 000 người TQ sống ở Thủ đô. Tính
đến tháng 6/2013, có khoảng 1,5 triệu người nước ngoài sinh sống tại Hàn Quốc,
chiếm 3% dân số Hàn Quốc .
Dân tộc: Chỉ có 1 dân tộc là dân tộc Hàn (Triều Tiên).
Ngôn ngữ: Tiếng Hàn Quốc (một tiếng nói, một chữ viết), thuộc hệ Ural- Altaic của
vùng Trung Á.Tiếng Hàn và Nhật giống nhau nhiều về ngữ pháp và có nhiều từ cùng
vay mượn từ tiếng TQ. Hàn Quốc vốn là một đất nước chỉ có một dân tộc, một tiếng
nói, tuy nhiên, ngày nay yếu tố này đang có nhiều thay đổi. Hàn Quốc đang chuyển
sang xã hội "đa dân tộc, đa văn hóa".
Tôn giáo: Phật giáo 10,7 triệu; Tin lành 8,6 triệu; Thiên chúa 5,1 triệu; Nho giáo 104
nghìn...
Thủ đô:Xơ-un (Seoul), dân số 10,385 triệu người (04/2014).
Thành phố lớn: Busan, Daegu, Daejon, Kwangju, Incheon, Ulsan.
- Vị trí địa lý: HQ ở phía Nam Bán đảo Triều Tiên; Đông, Tây, Nam giáp biển; Bắc
giáp Triều Tiên qua giới tuyến quân sự chạy dọc vĩ tuyến 38o Bắc.
- Khí hậu: Khí hậu ôn đới, có 4 mùa rõ rệt.
- Tiền tệ: Đồng Won:
- Quốc khánh: Ngày 03/10/2333 trước Công nguyên: Ngày Lập quốc, còn gọi là Lễ
Khai thiên. Cơ quan đại diện ở ngoài nước tổ chức chiêu đãi.
Thể chế chính trị: Hàn Quốc theo chế độ Cộng hoà, tam quyền phân lập.
Tính cách người Hàn Quốc: coi trọng lễ nghĩa, nồng hậu, chu đáo, hiếu
khách, siêng năng, cần cù, khiêm tốn, lạc quan.
- - Do chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, người Hàn Quốc rất coi trọng lễ nghĩa,
trật tự trên dưới, nhất là trong các mối quan hệ đồng huyết thống (gia đình, họ hàng),
đồng môn (cùng trường), đồng hương (cùng quê). Giới trẻ Hàn Quốc ngày nay có xu
hướng ưa chuộng văn hóa Mỹ, Nhật. Mặc dù đội tuyển bóng đá Hàn Quốc đã từng
đứng thứ 4 tại Worldcup 2002 nhưng bóng đá không được ưa chuộng bằng bóng chày,
bóng rổ.
- Hàn Quốc có nền điện ảnh, âm nhạc và thời trang tương đối phát triển tại châu Á
(Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Việt Nam). Văn hóa Hàn Quốc đang được du nhập
mạnh vào nhiều nước châu Á với tên gọi "Han-lyu (làn sóng văn hóa Hàn)". Đặc
trưng của các món ăn Hàn Quốc là cay và mặn. Món ăn nổi tiếng là Kim-chi (các loại
rau muối thường với ớt), thịt nướng (thịt ba chỉ, thịt bò), miến lạnh... Kinh tế
- Hàn Quốc là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 Châu Á và thứ 15 trên thế giới với
GDP đạt 1.221,8 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người 2013: 24.329 USD (đứng
thứ 33 thế giới)2. Kim ngạch thương mại của Hàn Quốc đứng thứ 8 thế giới, năm
2013 đạt trên 1.075,252 tỷ USD (xuất khẩu 559,723 tỷ USD và nhập khẩu 515,529 tỷ
USD). Kim ngạch xuất khẩu ba tháng đầu năm 2014 tăng 2,2% (đạt 138,25 tỷ USD)
và kim ngạch nhập khẩu tăng 2,1% (đạt 132,40 tỷ USD) so với cùng kỳ năm ngoái,
duy trì đà thặng dư thương mại 26 tháng liên tiếp. Tính đến tháng 4/2014, dự trữ ngoại
tệ của Hàn Quốc đạt 355,85 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay và đứng vị trí thứ
7 thế giới.
- Quá trình phát triển kinh tế của Hàn Quốc được mệnh danh là "Kỳ tích sông Hàn".
Đây là quá trình phát triển kinh tế với tốc độ cao do Tổng thống Pác Chơng Hi khởi
xướng, kéo dài từ thời hậu Chiến tranh Triều Tiên cho đến thời kì khủng hoảng kinh tế
châu Á năm 1997. Để có được nền kinh tế phát triển được cả thế giới biết đến với cái
tên "Kỳ tích sông Hàn", Hàn Quốc đã áp dụng chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại,
sử dụng xuất khẩu làm động lực tăng trưởng và tận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi
của bối cảnh chính trị - an ninh thời kỳ Chiến tranh lạnh. Sau nỗ lực cải cách cơ cấu
và thanh lọc các doanh nghiệp yếu kém, ngày nay phạm vi hoạt động của hầu hết các
tập đoàn Hàn Quốc không chỉ bó hẹp ở Bán đảo Triều Tiên mà đã mở rộng ra toàn cầu
với các tên tuổi như Samsung, Hyundai, LG.. được nhiều người biết đến. Cơ cấu nền
kinh tế và lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng hơn, từ công
nghiệp chế tạo, các lĩnh vực tập trung nhiều sức lao động... sang lĩnh vực dịch vụ,
công nghệ cao; nhiều sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với các nước phát triển như Nhật,
Đức...
Quan hệ VN –CHDCND Triều Tiên: thiết lập quan hệ ngoại giao từ 31.05,1950
Quan hệ VN -Hàn Q uốc: 22.12.1992 Hiện nay có khỏang 170000 người Hàn ở VN
Và có khoảng 200000 người Việt ở Hàn Quốc. Nhìn chung quan hệ Việt Nam vói
Triều Tiên và Hàn Quốc khá tốt đẹp từ khi thiêt lập quan hệ.
2. Lịch sử
Thần thoại Dangun và thời kỳ Chosun cổ ( 2333 – 108 Tr.CN): Các vươngg quốc cổ
cho tới năm 108 tr.CN
Từ thế kỷ 1 Tr.CN đất nước bị chia thành 3 vương quốc là Kokuryo ( 37 tr.CN- 668
sau CN), Paekche (18 tr.CN – 660 sau CN)- và Silla (57 Tr.CN và 935 sau CN).
Từ thế VII (668) vương quốc Silla đã thống nhất đất nước kéo dài ba thế kỷ (668-
935 ) đã gồm bán đảo Triều Tiên và một phần Mãn Châu ngày nay.
Từ năm 918 -1392 là triều đại Koryo (Caoly) và cái tên Korea cũng bắt nguồn từ
đó. Tiếp theo là triều đại nhà Lý ( mà phương Tây gọi là Yi) từ năm 1392 -1910.
Quốc hiệu là Choson ( Triều Tiên). Vua Sejong (triều vua thứ tư) đã sáng tạo ra bảng
chữ cái Hangul mà ngày nay vẫn đang được sử dụng.
Cuối thế kỷ XIX Triều Tiên bị các nước lớn là Trung Quốc , Nhật Bản và Nga tranh
giành..
Từ năm 1910 - 1945 Triều Tiên là thuộc địa của Nhật Bản..
Tháng 8-1945 Hồng quân Liên Xô –– đã giải phóng Triều tiên ở miền bắc và quân Mỹ
đổ bộ lên phía Nam bán đảo Triều tiên
Theo thỏa thuận Yanta (1945), Hội nghị các bộ trưởng ngoại giao Liên Xô, Mỹ,
Anh ...Triều Tiên bị chia cắt ở vĩ tuyến 38. Phía Bắc Hồng quân giải giáp quân đội
Nhật. Từ vĩ tuyến 38 – phía nam do Hoa kỳ . Hội nghị Maxcova tháng 12-1945 đã
quyết định thống nhất Triều Tiên sau 5 năm. Tuy nhiên do bối cảnh quốc tế phức tạp
khi chiến tranh lạnh nổ ra nên thỏa thuận trên không thành. Tháng 5- 1948 ở Nam
Triều Tiên đã cho ra đời một chính phủ riêng với tên Đại Hàn dân quốc Năm 1910,
Nhật Bản thôn tính Bán đảo Triều Tiên. Năm 1945, Bán đảo Triều Tiên được giải
phóng và bị chia cắt, hình thành hai nhà nước theo hai chế độ chính trị - xã hội khác
nhau lấy vĩ tuyến 38o Bắc làm ranh giới: phía Nam là Đại Hàn Dân Quốc (thường gọi
là Hàn Quốc, tên tiếng Anh là Republic of Korea) và phía Bắc là CHDCND Triều
Tiên (tên thường gọi là Triều Tiên, tên tiếng Anh là Democratic People's Republic of
Korea).
Ngày 25/6/1950 nổ ra cuộc chiến tranh Triều Tiên, lúc đầu là giữa hai miền Triều
Tiên và sau đó là sự tham chiến của quân đội Mỹ và một số lực lượng đồng minh, rồi
đến sự tham chiến của quân đội Trung Quốc. Mỹ và CHDCND Triều Tiên ký Hiệp
định đình chiến năm 1953, hình thành hai nhà nước theo hai chế độ chính trị - xã hội
khác nhau lấy vĩ tuyến 38o Bắc làm ranh giới: phía Nam. Chiến tranh kết thúc. Tuy
nhiên, về mặt thực tế, Bán đảo Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh, Hiệp
định Hòa bình chưa được ký. thường gọi tắt là Hàn Quốc . Trước khi giải phóng
miền Nam, ta vẫn gọi Nam triều tiên là Đại Hàn. Diện tích của Hàn Quốc khoảng 10
vạn km2 dân số ngày naykhoảng 50 triệu người.
Cho nên tháng 9-1948 miền bắc Triều Tiên cũng thành lập nước CHDCND. Diện tích
khoàng 12 vạn km2 , dân số khoảng 30 triệu người.
Trên bán đảo này có hai nhà nước cùng tồn tại cho đến nay.

Bài 2 NHỮNG NHÀ NƯỚC CỔ ĐẠI


1.Buổi đầu của Lịch sử
Những bằng chứng khảo cổ cho thấy dấu vết con người đã sống ở bán đảo Triều Tiên
cách đây 70 vạn năm, Những công cụ lao động từ thời kỳ đồ đá cũ (70 vạn năm đến 4
vạn năm tr. cn) đã được phát hiện ở Hamgyong Bắc (Hàm Kính bắc - 함경북, 咸鏡
北), Pyongan Nam (Bình An nam - 평안남, 平安南), Gyeonggi (Kinh Kỳ - 경기, 京
畿), và phía bắc và phía nam các tỉnh Chungcheong (Trung Thanh, 충청, 忠清) ngày
nay. Con người đã khoét hang và làm nhà, dùng lửa để nấu đồ ăn và sưởi ấm. Họ săn
bắn, hái lượm và bắt cá bằng các công cụ bằng đá.
2.Thời đại Gojoseon (2333 TCN ~ Thế kỷ 2 Tr.cn)
1.Thần thoại Dangun và thời kỳ Chosun cổ ( 2333 – 108 Tr.cn)
Năm 2333 trước Công nguyên, nước Gojoseon (Ko-Choson - Cổ Triều Tiên) ra đời,
bao gồm cả vùng Mãn Châu, Hoa Đông (nay thuộc Trung Quốc) và Bán đảo Triều
Tiên.
Lịch sử Hàn Quốc thời Chosun nói rằng: khi lớn lên, vào năm 2333 TCN, Dangun đã
thống nhất các bộ tộc quanh khu vực Liêu Ninh của Mãn Châu Lý và Tây Bắc Triều
Tiên ngày này, lập nên nhà nước Go-Joseon. Dangun trở thành vị vua đầu tiên của
triều đại Chosun/ Joseon cổ.
Theo Dị sử Tam Quốc, vua Dangun trị vì đất nước trong 1500 năm, thọ 1908 tuổi và
cuối cùng hóa thân thành Thần Núi.
Thần thoại Dangun và thời đại Gojoseon (Joseon cổ) .Theo thư tịch cổ, vua Dangun
lập nước vào khoảng 50 năm trước CN, khi Liêu đế của Trung Quốc lên ngôi hoàng
đế. Theo tính toán thì đó là vào năm 2333 tr. CN. Triều đại Joseon cổ thuộc thời tiền
sử và do đó lịch sử chỉ được nghiên cứu dựa trên những chứng cứ khảo cổ học hoặc
các tư liệu của Trung Quốc
Xuất phát điểm của dân tộc Hàn và lịch sử quốc gia là thần thoại Dangun nổi tiếng.
Theo thư tịch cổ, vua Dangun lập nước vào khoảng 50 năm tr. CN, khi Liêu đế của
Trung Quốc lên ngôi hoàng đế - năm 2333 tr. CN.
.Với mong muốn cai trị tốt thế giới loài người, Hwan Woong, con trai của Hwan In
(Thượng đế) đã dẫn các vị thần Gió, thần Mây, thần Mưa hạ giới Hoàng tử Hwan
Woong được 3000 thuộc hạ hộ tống xuống hạ giới đã chọn một khu rừng gỗ đàn
hương trên sườn núi Taebaek (núi Myohyansan ngày nay) làm nơi trú ngụ, dựng lên
thành Shinshi. Hoàng tử là người đã dạy cho người của mình hơn 360 lĩnh vực về
kinh tế, nghệ thuật, y học… Lúc bấy giờ, gấu và hổ đến cầu xin Hwan Woong cho
được hóa thành người và được ngài cho mỗi con nắm ngải cứu và 20 củ tỏi và
truyền dặn rằng “Chỉ được ăn cây ngải cứu và tỏi, không được nhìn ánh nắng mặt trời
trong vòng 100 ngày”.
Với lòng nhẫn nại, gấu đã hóa thành một thiếu nữ xinh đẹp, tức là Woongnyo, còn cọp
thì thất bại. Với mong ước được sinh con đẻ cái Woongnyo đã kết hôn cùng với Hwan
Woong, khi này đã hóa thân thành người, và hạ sinh một người con trai mang tên
Dangun.
Vua Dangun lập đô tại Bình Nhưỡng và lấy quốc hiệu là Joseon - Choson, quốc gia
đầu tiên trong lịch sử bán đảo. Dangun đã trị vì đất nước trong 1500 năm, sống đến
1908 tuổi và sau đó hóa thân thành Thần núi.
Huyền thoại Dangun lập quốc, nhân vật Dangun được phân tích dựa theo quá trình tổ
tiên của dân tộc Hàn chuyển đến bán đảo Triều Tiên và cai trị người dân bản địa.
Việc truyền thuyết nói rằng Dangun dẫn theo nhiều vị thần có thể hiểu là người Hàn
cổ đã nắm được những kỹ thuật tiên tiến trong đó có canh tác nông nghiệp.
Woongnyo tượng trưng cho người dân bản địa và việc kết hôn giữa Hwan Woong và
Woongnyo được xem là sự kết hợp giữa lực lượng bên ngoài và lực lượng bản địa để
hình thành nên một dân tộc. Dangun được coi là nhà lãnh đạo và là biểu tượng của
một dân tộc mới.
. Trên bán đảo Triều Tiên và một phần đất đai đông bắc Trung Quốc ngày nay, có cả
nước Cổ Triều Tiên như Phù Dư, Thìn Quốc. .
2. Nhà nước và Luật pháp
Nhà nước: Các quốc gia cổ đã có bộ máy nhà nước tương đối hoàn chỉnh do Vua
đứng đầu quốc gia.
Dưới Vua có Tướng quốc , Đại phu, Bác sĩ, Tướng quân
Mỗi nước có lực lượng quân đội khá mạnh
Khi NN ra đời quan hệ xã hội trở nên phức tạp thì cần thiết có những qui tắc thay cho
những tập tục cũ, nhằm duy trì một trật tự xã hội mới. vì vậy luật pháp ra đời:.Nhìn
chung luật pháp ở các quốc gia cổ này còn đơn giản và khắc nghiệt.
Bộ luật gồm 8 điều của nước Choson cổ đã được xem xét nhưng có ba điều sau đây là
hiện nay được biết chắc chắn:
1. Kẻ nào giết người thì sẽ bị xử tử ngay
2. Kẻ nào gây thương tích cho người khác thì phải bồi thường bằng ngũ cốc.
3. Kẻ nào trộm cắp tài sản của người khác thì sẽ bị buộc làm nô lệ của người đó;
tuy nhiên kẻ trộm được miễn tội nếu nộp phạt số tiền 500.000 “tiền đồng”.
Tương truyền các bà vợ của dân Choson cổ là các phụ nữ tiết hạnh trung trinh. Từ
điểm này mà người ta có thể suy đoán một điều khác của bộ luật là nghiêm cấm sự
thông gian của phụ nữ có chồng.
Sau đây là buốn điều luật mà sử sách chép là đã áp dụng tại Puyo:
1. Kẻ nào giết người thì sẽ bị xử tử và các thành viên còn lại trong gia đình phải
trở thành nô lệ.
2. Kẻ nào trộm cướp của người khác thì phải bồi thường cho nạn nhân bằng một
giá trị gấp 12 lần tài sản bị trộm cắp
3. Đàn bà ngoại tình sẽ bị xử tử
4. Sự ghen tuông của người vợ là một tội ác; do đó người vợ phải bị xử tử và xác
sẽ bị phơi thối rữa ở các ngọn núi phía nam thủ đô. Nếu gia đình của người đàn bà này
muốn chuộc xác về thì phải nộp một số trâu bò hay ngựa thích hợp.
Như vậy, mặc dù có những tiểu dị trong luật lệc của hai nước Choson cổ và Puyo như
trình bày trên đây, nói chung chúng có nhiều nét tương đồng. Luật pháp Koguryo, tam
Hàn, Okcho và Đông Uế mặc dù chúng ta chưa biết rõ nhưng có lẽ cũng có những
điều luật tương tự như thế. Tóm lại dường như trong thời kỳ này người ta quan tâm 5
trọng tội là: sát nhân, gây thương tích cho người kẻ khác, trộm cắp, phụ nữ ngoại tình,
phụ nữ ghen tuông. LSHQ. C. 45
Luật pháp của Puyo ghi:
1. Ai phạm tội giết người sẽ phải tội chết, còn các thành viên của gia đình người
phạm tội sẽ bị phạt làm nô lệ
2. Ai phạm tội cướp giật sẽ phải bồi thường gấp 12 lần cho người bị hại
3. Phụ nữ ngoại tình sẽ phải chết
4. Phụ nữ ghen tuông sẽ bị coi là ghê tởm và phải chịu tội chết, xác bị vứt cho
thối rửa trong núi phía Nam thủ đô, nhung gia đình của người phụ này này có thể
được lấy xác lại nếu trả bằng trâu, bò hoặc ngựa
Ko-Guryo ( Cao Câu Li- Cao Cú Lệ , năm 37 tr.CN- 668 sau. CN), nằm ở phía Bắc
bán đảo Hàn Quốc và khu vực Mãn Châu, là bộ lạc đầu tiên phát triển thành vương
quốc. Goguryo đã thống trị toàn bộ khu vực Mãn Châu và một phần phía Bắc của bán
đảo Hàn Quốc. Do nằm trên con đường huyết mạch tiến vào bán đảo Hàn Quốc nên
ngay từ khi buổi đầu dựng nước, Goguryo không thể tránh khỏi xung đột với Trung
Quốc trong suốt chiều dài lịch sử. Họ có quân đội thiện chiến lần lượt chinh phục các
nước láng giềng ,đã đánh đuổi quân Trung Quốc và mở rộng lãnh thổ vào vùng Mãn
Châu và một phần phía Bắc của bán đảo Hàn Quốc. Khi triều đại Gojoseon cổ bị diệt
vong, Goguryo đã thu phục quân Nakrang và quân Daebang, các lực lượng mà Trung
Quốc đang nắm giữ để đánh đuổi hoàn toàn quân Trung Quốc ra khỏi bán đảo Hàn
Quốc. Cuối cùng, quân Koguryo quét sạch quân Trung Quốc vào năm 313 sau công
nguyên và mở rộng lãnh thổ vào vùng Mãn Châu.
Thời kỳ nhà Tùy, Tùy Văn Đế gửi thư trách tội vua Cao Câu Li nhiều lần cử quân giết
hại dân biên giới, mua chuộc thợ cung nỏ làm trong công xưởng Trung Quốc sang
Cao Câu Li. Năm 598, nhàTùy lại lấy cớ vua Cao Câu Li đem quân cướp phá ở biên
giới, cử 30 vạn quân thủy bộ sang đánh Cao Câu Li, nhưng do gặp thời tiết mưa bão
lớn, kết quả đắm thuyền rất nhiều, quân lính mười phần thì chết mất tám chín phần,
quân Tùy vội vàng rút lui. Sauk khi quét sạch đại quân của nhà Tùy vào năm 598,
Goguryo đã trở thành một quốc gia hùng mạnh ở vùng Đông Bắc Á. Trong thời kỳ
Tam Quốc, triều đại Goguryo có lãnh thổ lớn nhất và lực lượng quân sự mạnh nhất.
Năm 612 , Tùy Dưỡng Đế huy động 1.130 000 quân gồm hai đạo thủy quân và lục
quân và dân binh tổng số trên 2 triệu người do Dưỡng Đế đích thân chỉ huy tiến đánh
Bình Nhưỡng bao vây thành Liêu Đông nhưng không được, liền sai Đại tướng Vũ
Văn Thuật đem 305.000 quân đi vòng vượt sông Áp Lục để đánh Bình Nhưỡng.
Quân dân Cao Ly đã chiến đấu anh dũng ở ngoại ô Bình Nhưỡng, nhưng bị rơi vào
bẫy phục kích cuả tướng Ulchi Mondok tài ba đánh tan ở Tát Thủy, khiến 305.000
quân chỉ còn lại 2700 người sống sót chạy về Liêu Đông. Do đó cuộc xâm lược quy
mô lớn của Tùy Dưỡng Đế đã hoàn toàn thất bại.

You might also like