You are on page 1of 2

LỊCH SỬ ÁO DÀI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ

Thế kỷ XVII : Áo Giao Lãnh ( áo Đối Lĩnh)


Đây là một loại áo rộng, xẻ hai bên hông, dài tay, cổ tay cũng may rất rộng. Thân áo dài chấm
gót chân và may bằng năm - sáu tấm vải, không phân biệt giới tính. Theo thư tịch cũ minh họa
thì đàn bà mặc áo phủ ngoài. Bên trong là yếm trên ngực, phía dưới bụng quấn váy tơ đen, buộc
bằng thắt lưng nhuộm màu, hai đầu buông thả. Hai vạt áo để mở. Đàn ông cũng mặc áo ra
ngoài quần hay khố nhưng vạt bên trái được kéo chéo qua ngực và bụng rồi buộc vào bên phải.
Đến thế kỷ 19 thì áo giao lĩnh không phải là thường phục nữa mà là lễ phục. Trong dân gian thì
là áo thụng. Trong triều thì gọi là "phổ phục" hay "bổ phục" để các quan mặc ra bên ngoài cùng
khi có đại tế hay vào chầu vua. Khi mặc áo thì đính thêm bố tử ở ngực và lưng để rõ phẩm
ngạch.[3]

Thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XX: Áo tứ thân , ngũ thân


-áo tứ thân là trang phục của tầng lớp bình dân , tiện cho việc đồng áng , buôn bán vất vả. Áo
gồm vạt truước rời nhau (có thể buộc lại), 2 vạt sau may liền thành một tà áo . Ngược lại áo
ngũ thân là trang phục của phụ nữ thành thị ít phải lao động .
Áo dài từ cổ buông xuống dưới đầu gối chừng 20 cm. Áo có hai vạt trước và sau. Vạt trước có
hai tà tách riêng nhau theo chiều dài. Vạt phía sau cũng được chia làm hai, nhưng khâu vào với
nhau hình thành một đường dài gọi là sống áo. Vì ở thời này, khổ vải chỉ có chừng 35–40 cm
nên phải can tà lại với nhau để thành một vạt áo. Như vậy vẫn gọi là áo có tứ thân.
Áo tứ thân gồm hai vạt, bốn tà. Áo tứ thân không có khuy, dài và có hai tay áo để xỏ vào khi
mặc. Bên trong, người con gái mặc chiếc yếm. Có thể là yếm cổ xây hoặc yếm cánh nhạn xẻ
sâu xuống mãi tận dưới. Yếm có màu nặng dành cho các bà đứng tuổi hoặc màu đào màu thắm
đỏ dành cho các cô gái trẻ. Màu yếm này làm cho yếm có tên là yếm "bỏ bùa cho sư". Ngoài
yếm là chiếc áo cánh mỏng màu trắng tinh. Cô gái lại tết ra ngoài chiếc dây lưng xanh giữ nhẹ
sự kết hợp giữa áo cánh ngắn với cạp váy hoặc quần đen. Chiếc dây lưng xanh này còn có một
giá trị trang trí về màu sắc. Ngoài cùng là chiếc áo tứ thân buông xuống tha thướt làm cho thân
hình cô gái được gọn gàng, thon thả. Áo tứ thân không có khuy khi mặc, xỏ tay vào hai tay áo.
Thế là đủ bộ để có thể vừa làm việc, vừa tung tẩy, đi đây đi đó.
Phần lưng áo gồm hai mảnh vải ghép lại, thường là màu nâu hoặc nâu non ghép với màu cùng
gam; phía trước có hai thân tách rời, được buộc lại với nhau, thả trước bụng để tạo dáng người
thon thả, phía trên không gài khít mà để lộ yếm màu bên trong; cổ áo viền 1 – 2 cm. Áo tứ thân
dài gần chấm gót, tay áo bó chặt.

Giai đoạn 1939-1943: Áo dài Lemur , Áo dài Lê Phổ

- “Le Mur”  Áo dài Lemur chính là cách dịch sang tiếng Pháp của Cát
Tường, một họa sĩ tên Le Mur vào thập kỷ 1930 đã thực hiện một cải cách
quan trọng trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau
mà thôi.Vạt trước được họa sĩ nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ
uyển chuyển trong bước đi đồng thời thân trên được may ôm sát theo
những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất
độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển
sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn.

Áo dài Lê Phổ (1934)[sửa | sửa mã nguồn]


Năm 1934, một họa sĩ khác là Lê Phổ bỏ bớt những nét lai căng, cứng nhắc của áo Le Mur,
đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân vào, tạo ra một kiểu áo vạt dài cổ
kính, ôm sát thân người, trong khi hai vạt dưới được tự do bay lượn. Sự dung hợp này quá hài
hòa, vẹn vẻ giữa cái mới và cái cũ, được giới nữ thời đó hoan nghênh nhiệt liệt. Từ đây, áo dài
Việt Nam đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó, và từ bấy giờ đến nay dù trải qua bao thăng
trầm, bao lần cách tân cách điệu, hình dạng chiếc áo dài về cơ bản vẫn giữ nguyên.

Năm 1960 : Áo dài tay Raglan

You might also like