You are on page 1of 6

A.

Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về đạo đức và thực hành đạo đức. Ở Người,
đạo đức đã đạt tới một sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa đời công và
đời tư, giữa đạo đức cánh mạng và đạo đức đời thường. Chính vì thế, bất cứ người
Việt Nam nào cũng có thể tìm thấy những vấn đề đạo đức mà Hồ Chí Minh đặt ra
rất gần gũi với mình.  Từ thực tế của con người và xã hội Việt Nam, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã khái quát thành những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách
mạng việt Nam. Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức cách
mạng cho thế hệ thanh niên, bởi vì “ Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi
đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội ”. Đất nước có “sánh vai cùng các
cường quốc năm châu” được hay không là phụ thuộc vào đức và tài của thế hệ trẻ,
đặc biệt là những sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường đại học. Tuy nhiên,
thực trạng hiện nay cho thấy một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút
niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật,
sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc chưa đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi vậy, cần thiết phải vận dụng tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Mình để giáo dục đạo đức cho sinh viên, đó là đòi hỏi khách quan và
đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay.Để làm rõ hơn vấn đề này, em đã lựa chọn đề
tài “Quan điểm Hồ Chí Minh về những mực đạo đức cách mạng . Liên hệ với
tình hình đạo đức sinh viên hiện nay” . Do khả năng nhận thức còn non yếu nên
bài viết này không thể tránh khỏi nhiều sai sót và hạn chế. Vì vậy em rất mong
được ghi nhận những ý kiến đóng góp và sửa chữa của thầy cho bài viết này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu nội dung quan điểm Hồ Chí Minh về các phẩm chất đạo đức của con
người Việt Nam trong thời đại mới, từ đó vận dụng vào việc xây dựng đạo đức cho
sinh viên.Kết quả nghiên cứu phục vụ cho thực hiện cuộc vận động học tập và làm
theo tấm gương đaoh đức Hồ Chí Minh hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng
Hồ Chí Minh , kết hợp sử dụng phương pháp lịch sử, loogic, hệ thống cấu trúc,…
4. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tham khảo nội dung đề tài bao gồm 2 chương
Chương 1: Quan điểm Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng.
Chương 2 : Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh.
B.Nội dung
Chương 1: Chương 1: Quan điểm Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức
cách mạng.
Châu viết hai gạch đàu dô nha

-Thương yêu con người sống có ý nghĩa


    Yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh xuất phát từ
truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Hồ
Chí Minh coi yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất nó thể hiện
mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong quan hệ xã hội. Yêu thương con người
thể hiện trước hết là tình yêu thương với đại đa số nhân dân, những người nghèo
khổ, bị áp bức, bóc lột. Phải làm mọi việc để phát huy sức mạnh của mỗi người;
đoàn kết để phấn đấu cho đạt được mục tiêu “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng
được học hành”. Yêu thương con người thì phải tin vào con người. Với mình thì
chặt chẽ, nghiêm khắc, với người thì khoan dung, độ lượng, rộng rãi, nâng con
người lên, kể cả với những người lầm đường, lạc lối, mắc sai lầm, khuyết điểm.
Yêu thương con người là giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, tốt đẹp hơn. Phải
thực hiện phê bình, tự phê bình chân thành, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, phát
huy ưu điểm để không ngừng tiến bộ. Người cho rắng, nếu không có tình yêu
thương như vậy thì không thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Tình yêu thương con người phải được xây dựng trên lập trường giai cấp
công nhân, thể hiện trong mối quan hệ hằng ngày với bạn bè, đồng chí, anh
em...Người dạy: “ Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống có tình, có nghĩa.Nếu
thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa
Mác-Lênin được”. Trong di chúc , Người căn dặn: “ Phải có tình đồng chí thương
yêu lẫn nhau”.
 -Có tinh thần quốc tế trong sáng

Từ những năm hai mươi của thế kỷ 20, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác -
Lê-nin, từ thành quả của Cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc đã nhận
ra giữa các quốc gia, giữa các dân tộc ở các châu lục cần có sự hợp tác giúp đỡ và
học hỏi lẫn nhau. Sức mạnh của mỗi nước có một phần quan trọng tùy thuộc vào
các mối liên kết và hiểu biết lẫn nhau. Từ đó Người luôn khẳng định những cuộc
cách mạng của các dân tộc bất kỳ gần hay xa, to hay nhỏ đều có quan hệ chặt chẽ
với nhau. Từ năm 1924, Người đã trở thành một trong những cán bộ châu Á đầu
tiên thực thi nhiệm vụ liên kết giữa các dân tộc châu Á với phong trào cách mạng
vô sản thế giới. Trong những năm tháng nhân dân Việt Nam đấu tranh giành độc
lập và bảo vệ nền độc lập của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm chăm
lo phát triển tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước ở châu Á, châu Phi, châu
Mỹ La-tinh để mở rộng quan hệ quốc tế của Việt Nam và tranh thủ, khẳng định sự
ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
Ðồng thời, Người còn luôn nhấn mạnh những nhiệm vụ đối với cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc của nhân dân các nước này.
Hồ Chí Minh tha thiết với độc lập, tự do của dân tộc mình, cho nên cũng rất
trân trọng độc lập tự do của các dân tộc khác. Bởi thế, Người hết sức căm giận
trước bất cứ một hành động xâm lược nào và cho rằng: Giúp đỡ một dân tộc khác
bảo vệ độc lập tự do của họ cũng chính là bảo vệ lợi ích của đất nước mình, "giúp
bạn là tự giúp mình". Ðây chính là một bước phát triển mới trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về đoàn kết quốc tế. Vì lẽ đó, Người luôn động viên nhân dân Việt Nam vừa
tiến hành sự nghiệp bảo vệ độc lập tự do của dân tộc mình, vừa thực hiện sự giúp
đỡ vô tư chí tình, chí nghĩa đối với các dân tộc anh em.
Đoàn kết quốc tế là nhằm thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại là hòa
bình, độc lập dân tộc, daanc hủ và tiến bộ xã hội, là sự hợp tác và hữu nghị theo
tinh thần: bốn phương vô sản, bốn bể đều là anh em. Trong suốt cuộc đời hoạt
động cách mạng, Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp tình đoàn kết hữu nghị giữa
nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới, đã tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới :
đối thoại thay cho đối đầu, nhằm kiến tạo một nền văn hóa hòa bình cho nhân loại.
Chương 2 : Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh.
Sinh viên hiện nay năng động, thực tế hơn, tự chủ, bộc lộ rõ cá tính, quan
niệm đạo đức của sinh viên hiện nay ít bị ràng buộc bởi dư luận hơn so với các thế
hệ sinh viên trước. Vẫn còn rất nhiều bạn sinh viên đã nỗ lực hết mình cho việc
học tập. Nhiều bạn đã đem hết tài năng và trí tuệ của mình để mang vinh quang về
cho Tổ Quốc trong các cuộc thi mang tầm cỡ quốc tế như: rôbôcon châu Á Thái
Bình Dương, cuộc thi Ôlympic toán và vật lí quốc tế. Đáng xúc động hơn có những
bạn sinh viên xuất thân trong những gia đình nghèo khó nhưng biết vượt lên hoàn
cảnh để vươn tới tầm cao của tri thức. Ngoài việc học tập, các bạn đã làm tất cả
những công việc để có tiền phụ giúp cha mẹ. Các bạn mãi là những bông hoa đẹp
trong vườn hoa của dân tộc Việt Nam - Một tương lai tươi sáng đang chờ các bạn ở
phía trước. Các bạn cũng chính là những người tiếp thu và thực hành tốt tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh vì trong trái tim các bạn luôn tâm niệm rằng “đừng
hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”.
Tuy vậy nhưng tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng giá trị đạo
đức đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã
đăng tải các bài viết phản ánh về thực trạng này. Chúng lôi bè kéo cánh để đánh
nhau (cả trai lẫn gái), thậm chí hành hung cả thâỳ cô giáo, con giết cha, anh giết
em, trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án mạng. Những hành vi tàn bạo này
được đăng trên mặt báo chỉ là những tảng băng nổi, thực tế còn nhiều hơn nữa.nếu
tìm kiếm trên mạng Internet với từ khóa sinh viên đánh nhau cho ngay ra 7 triệu
kết quả; sinh viên giết người 2 triệu kết quả …
Bên cạnh đó, tình trạng sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày
càng tăng cao. Theo tiến sĩ Tâm lí Huỳnh Văn Sơn, Đại học Sư phạm TP HCM,
việc các bạn trẻ quan hệ trước hôn nhân không chỉ ảnh hưởng của văn hóa phương
tây mà còn do lối sống quá dễ dãi, đánh mất truyền thống tốt đẹp của người Á
Đông, đó là: tôn trọng lễ nghĩa gia phong, công dung ngôn hạnh, hiếu tiết lễ
nghĩa,... Đồng thời tình trạng nạo phá thai cũng đang ở mức báo động. Theo
GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng – giám đốc Bệnh viện phụ sản Từ Dũ, TP.HCM
– cho biết: “Thực trạng nạo phá thai rất đáng lo ngại. Mỗi năm, tại Việt Nam, có
khoảng 700.000 phụ nữ nạo phá thai. Riêng ở TP.HCM với khoảng 7 triệu dân mỗi
năm có khoảng hơn 100 nghìn ca sinh nhưng số ca nạo phá thai cũng tương đương.
Tại bệnh viện Từ Dũ, mỗi năm tổng số sinh khoảng 45 nghìn người nhưng nạo phá
thai hơn 30 nghìn người và tổng số 1,2-1,6 triệu ca mỗi năm. Cả nước có 5% em
gái sinh con trước 18 tuổi và 15% sinh con trước 20 tuổi”.
Kéo theo những vết trượt dài không điểm dừng đó một số đông bạn trẻ đang
chạy theo vòng xoáy của “văn hóa tốc độ”. Từ những sách báo không lành mạnh,
đến những băng đĩa phim người lớn được trao cho nhau cách dễ dàng, từ những
quán Karaoke buổi tối đến những vũ trường, quán bar thâu đêm, rồi vào những
ngôi nhà nghỉ. Mặt khác, tình trạng đua xe cũng là một trong những vấn đề nổi
cộm đang được diễn ra ở nhiều nơi.Vào những đêm cuối tuần tại khu vực Quảng
trường Hồ Chí Minh- thành phố Vinh(Nghệ An) hàng trăm thanh niên đã tụ tập tổ
chức đua xe trái phép quanh khu vực này,gây náo loạn toàn thành phố. Chỉ tính từ
20h -23h đội cảnh sát thành phố Vinh đã tiến hành bắt giữ, lập biên bản xử lý hơn
100 người đua xe ,tạm giữ 60 xe máy, 100 xe đạp có gắn còi, tuy nhiên đám đông
vẫn không giải tán .
Ngoài ra, hiện nay ngày càng đông sinh viên Việt Nam chưa có thái độ nhận
thức đúng đắn đối với việc học tập. Theo một cuộc khảo sát của Phó GS-Tiến sĩ
Phạm Công Khanh-Trường Sư phạm Hà Nội: “64% sinh viên chưa tìm được
phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm nhận thức cá nhân. 36,1% sinh viên
bộc lộ phong cách thụ động, ngại nêu lên thắc mắc và ý kiến của mình để đóng góp
vào việc học tập trên lớp mà chỉ thích giảng viên cho nghe. Mặc dù trong các cuộc
chơi nhậu nhẹt số đông trong họ là người tiên phong, sôi nổi, chơi hết mình. 50%
sinh viên không thực sự tự tin vào năng lực, trình độ của mình. 40% sinh viên cho
rằng mình không có khả năng tự học. 70% sinh viên cho rằng mình không có khả
năng nghiên cứu. 55% sinh viên không thực sự hứng thú với việc học tập” (theo
tuổi - trẻ online). Những con số đó thật bất ngờ. Đáng buồn thay cho một thế hệ
tương lai đang ngày càng xuống dốc. Không những vậy, có những sinh viên còn tỏ
thái độ vô lễ với giảng viên, làm ồn trong lớp, phát biểu linh tinh, huýt sáo... Do họ
nghĩ mình đã lớn, có thể bày tỏ ý kiến thoải mãi. Sinh viên ngày nay tiếp cận quá
nhiều phương tiện truyền thông hiện đại như điện thoại di động, truyền hình cáp,
internet... nên dễ bị tiêm nhiễm những tư tưởng xấu. Các bạn nam thì vùi mình
trong nhậu nhẹt, cờ bạc. Số khác lại lao vào các trò vô bổ trong thế giới ảo (như Võ
lâm truyền kì, Đột kích, Audition...).
Có rất nhiều bài viết nhiều ý kiến chỉ ra các nguyên nhân dẩn đến việc
xuống cấp đạo đức của học sinh, sinh viên. Có ý kiến cho rằng do gia đình thiếu sự
quan tâm, chưa kết hợp với nhà trường trong giáo dục đạo đức của các em. Nhưng
trong thực tế, không phải trường hợp học sinh vi phạm đạo đức nào cũng ở trong
hoàn cảnh gia đình không quan tâm.
Do sự phát triển của nền kinh tế Một nguyên nhân được đặt ra là kinh tế xã
hội phát triển ngày càng cao và sự bùng nổ thông tin, dẫn đến việc một bộ phận gia
đình khá giả chiều chuộng con mình, tạo nên sự đua đòi trong các em.
Do luật pháp chưa nghiêm Nếu được sống trong một môi trường nghiêm
minh về pháp luật, chuẩn mực về đạo đức, mọi người hành xử với nhau một cách
có tình có lý, chắc chắc đó sẽ là một môi trường giáo dục lý tưởng trong việc hình
thành nhân cách đạo đức của học sinh.
Do chính nội dung giảng dạy trong nhà trường. Một nguyên nhân không
kém phần quan trọng đó chính là chương trình giảng dạy đạo đức ở các cấp học
phổ thông. Chương trình đạo đức được thực hiện xuyên suốt, từ bậc Mầm non là
giáo dục lễ giáo, bậc Tiểu học là môn Đạo đức, bậc Trung học là môn Giáo dục
công dân.Chương trình sách giáo khoa giáo dục công dân bậc phổ thông cần phải
có những thay đổi từ nội dung đến phương pháp truyền đạt. Những giá trị đạo đức,
ứng xử trong đạo lý của người Việt Nam cần phải được chuyển tải trong những
tình huống cụ thể, gần gũi để học sinh, sinh viên dễ tiếp cận, dễ nhớ. Cần dạy cho
học sinh những giá trị đạo đức cơ bản của con người thay cho quá nhiều kiến thức
triết học, hàn lâm, thiếu vắng việc hình thành những thói quen đạo đức và kỹ năng
sống phù hợp với những chuẩn mực xã hội.
Do những tiêu cực mà các em hàng ngày phải chứng kiến từ gia đình, nhà
trường. Ngững hành động trái với đạo đức được chấp nhận thông qua những lý do
từ phía những người dạy dỗ, nuối nấng các em.
Do bản thân học sinh sinh viên được bao bọc quá kĩ từ ba mẹ, không tự tìm
tòi mà lại chờ đợi mọi người đến hướng dẫn, giúp đỡ, động viên... Không có ý chí
vươn lên biết đố là điều sai mà vẫn bắt chước làm theo vì sợ bạn bè xa lánh

Nguồn

http://thptnguyendu.edu.vn/TruongTHPTNguyenDuDx/190/3368/5722/13440/Tu-
van-hoc-duong/Thuc-trang-dao-duc-hoc-sinh-hien-nay-va-nhung-giai-phap-ve-
van-de-giao-duc-dao-duc-.aspx

https://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C1660/N15433/dao-duc,-loi-song-sinh-vien-Viet-
Nam-thoi-dai-moi.htm

You might also like