You are on page 1of 5

Thưa quý vị và các bạn.

Áo dài từ lâu đã được xem là trang phục truyền thống của Việt Nam và được Unesco
công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam và gắn liền với hình ảnh của người
phụ nữ Việt Nam qua các thời kì.

Vào dịp khai giảng năm học mới, lễ tết hay là những ngày được quy định là mặc đồng
phục thì chiếc áo dài của chúng ta đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt
Nam và đặc biệt là đối với phụ nữ chúng tôi.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ lịch sử ra đời của những chiếc áo dài Việt Nam, ai
là người đã sáng tạo ra chúng. Và trong tiểu mục Chuyện xưa chuyện nay, xin mời quý vị
sẽ cùng chúng tôi tìm hiểu nguồn gốc của chiếc áo dài.

Áo dài là một loại trang phục cách tân từ áo ngũ thân của Việt Nam, mặc cùng với quần
dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối, dành cho cả nam lẫn nữ nhưng hiện nay thường
được biết đến nhiều hơn với tư cách là trang phục nữ.

Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội, trình diễn hoặc tại những môi trường đòi hỏi
sự sang trọng, lịch sự hoặc là đồng phục nữ sinh tại trường THPT hay đại học hay đại
diện cho trang phục quốc gia trong các quan hệ quốc tế.

Các người đẹp VN hầu hết đều chọn áo dài cho phần thi trang phục dân tộc tại các cuộc
thi sắc đẹp quốc tế.

Trước đây, áo dài thường được mặc kết hợp cùng với nón quai thao, nón lá hay là khăn
đóng.

Dựa theo hình dạng và cấu tạo của cổ áo, áo dài có thể được coi là một dạng áo lập lĩnh
tức áo cổ đứng.
Trước khi xuất hiện áo dài, trang phục phổ biến của người Việt như dạng áo giao lĩnh, tức
áo cổ chéo hoặc áo viên lĩnh tức áo cổ tròn.

Chúa Nguyễn Phúc Khoát là người được xem có công sáng chế chiếc áo dài, định hình
chiếc áo dài VN như ngày nay.

Với tham vọng lập quốc một cõi, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát đã ban hành sắc dụ về
ăn mặc cho toàn thể dân chúng xứ đàng trong phải theo đó thi hành để phân biệt với xứ
đàng ngoài.

Trong sắc dụ đó, người ta thấy lần đầu tiên sự định hình cơ bản của chiếc áo dài VN được
ghi chép trong Đại Nam thực lục như sau:

“Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp
tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền không được xé mở. Duy đàn
ông không muốn mặc áo cổ tròn, ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép.”

Câu chuyện mà chúng ta vừa nghe từ Đức Lộc cũng như là chúng tôi chia sẻ thì hi vọng
là quý vị và các bạn cảm thấy rất là thú vị.

Và cách đây vài hôm thôi cũng có một cái thông tin chia sẻ của một vị đại sử rất yêu mến
VN và ông có nói là: Để phổ biến áo dài hơn nữa và bảo vệ chủ quyền của áo dài VN,
điều quan trọng là chúng ta phải xác định được quốc phục cho đất nước của chúng ta.
Và vị đại sứ người Palestin cũng có chia sẻ trong các sự kiện ngoại giao, ngày lễ, đàn ông
VN mặc các kiểu khác nhau, còn phụ nữ thì mặc áo dài những mỗi người một kiểu khiến
cho người nước ngoài đôi khi, đôi khi bị lạc, lạc là khi mà các cô mặc áo dài đôi khi rất là
khó phân biệt.

Có nên chăng là nam giới và phụ nữ nên có bộ lễ phục áo dài đặt ra những tiêu chuẩn
nhất quán hay không. Câu hỏi này thì xin dành cho Đức Lộc tiếp tục chia sẻ trên quan
điểm của mình.

Vị đại sứ người Palestin anh vừa đề cập thì tôi cũng đã có dịp được làm việc với vị đại sứ
đó rồi. Tôi rất thích cái ý này.

Đề cập đến cái vấn đề về quốc phục thì tôi dám khẳng định là chưa có một quốc gia nào
trên thế giới quy định trong luật pháp là bộ trang phục này là quốc phục của quốc gia đó.

Có thể cái từ quốc phục trong lịch sử, chúng ta có sử dụng từ quốc phục nhưng để chỉ, để
so sánh trang phục của quốc gia mình với quốc gia khác, nó là đại đồng của các trang
phục chứ không chỉ của riêng một loại nào cả.

Vậy nên rất khó cho để một cụ thể là VN chúng ta để mà công nhận một loại trang phục
nào là quốc phục của quốc gia mình.

Có thể ghi chép được công nhận về mặt pháp lí như tôi nói, ghi chép rõ ràng trong luật
pháp hay trong quy định thì cái điều đó tôi cho là rất khó thực hiện.

Có thể làm được ở cái mức là chúng ta sẽ có một hội đồng khoa học chẳng hạn, cùng
ngồi với nhau, cùng tham khảo ý kiến người dân và chọn ra một trang phục.
Đấy là lễ phục nhà nước và quy định loại lễ phục đó mặc trong những dịp như là các đại
sứ đi công du nước ngoài, tiếp khách nước ngoài đi trình quốc thư hoặc là các nguyên thủ
quốc gia của chúng ta tiếp khách nước ngoài, ngoại giao hoặc là các lễ lạt trong cả nước
thì được quy định chung như vậy.

Ngoài ra nữa thì phải có một cái quy chuẩn về trang phục như tôi nói.

Còn bản thân chúng ta chưa làm trang phục gốc của chúng ta đến chuẩn, đến đẹp đã vội
vàng cách tân nó đi, đó là điểm sai lầm của chúng ta, thiếu sót của chúng ta bây giờ.

Và như vị đại sứ vừa chia sẻ là khi mà nhìn vào áo dài tân thời, nghĩa là nhìn vào trang
phục của chị em phụ nữ bây giờ, mỗi người một vẻ, đẹp thì đẹp nhưng không có cái gốc,
không có một cái tiêu chuẩn, một cái quy chuẩn.

Nó là cái quy chuẩn của trang phục chúng ta cần phải giữ lại thì khi có thể khi mà đưa
vào lễ phục nhà nước chẳng hạn hoặc lễ phục quốc gia chẳng hạn, cái điểm đó được quy
định cứng là phải giữ những cái điểm đó

còn những điểm khác cho tùy nghi các nhà thiết kế có thể sáng tạo, để khi nhìn vào bộ
trang phục chúng ta biết là đấy vẫn là lễ phục của VN nhìn nó rất VN và có một sự tiêu
chuẩn, quy chuẩn trong toàn bộ hệ thống trong cả quốc gia, trong nước lẫn quốc tế đấy là
điều mà tôi nghĩ có thể làm được.

Chúng ta đã đến lúc cần phải thay đổi việc chúng ta chọn lựa văn hóa chúng ta chọn lựa
cái gì để quảng bá.

Có một chút tiếc nuối hiện lên trong cách chia sẻ của Đức Lộc trong chương trình hôm
nay nhưng tôi nghĩ sự tiếc nuối đó sẽ là động lực để những nhà thiết kế trẻ như Đức Lộc
và những nhà thiết kế khác nữa sẽ cùng với thế hệ trước, cùng tạo ra những sự đột phá
trong thời gian tới.

Thưa quý vị, nếu như người Nhật có Kimono, người HQ có Hanbok thì người VN của
chúng ta có áo dài. Bởi vậy, khi người phụ nữ VN khoác lên mình bộ áo dài với 2 tà mềm
mại, duyên dáng, bất kể ai cũng có thể nhận ra đó là sắc phục của VN không thể chối bỏ.

Chính bởi điều này mà việc quảng bá và quy ước cho chiếc áo dài chuẩn rất là quan trọng
để mỗi người mặc một chiếc áo dài thì cũng là ý thức về sự tự tôn của dân tộc.

Vâng, và hi vọng những chia sẻ của Đức Lộc là vị khách mởi trong chương trình của
chúng ta ngày hôm nay cũng là những thông điệp mà chúng tôi muốn gửi tới cho quý vị
và các bạn.

Quý vị và các bạn sẽ có thể lựa chọn được trang phục truyền thống để có thể giữ gìn
chiếc áo dài của tổ tiên chúng ta đã sáng tạo và để lại cho chúng ta.

Vâng, và một lần nữa xin cảm ơn ĐL đã nhận lời tham gia chương trình hôm nay của
chúng tôi.

You might also like