You are on page 1of 10

BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH

CHỦ ĐỀ
NHÓM EM HỌC ĐƯỢC GÌ BỔ ÍCH
SAU CHUYẾN THAM QUAN BẢO TÀNG TPHCM

LỚP 1100
BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

GIẢNG VIÊN

Phạm Hữu Thanh Nhã

THÀNH VIÊN NHÓM

Nguyễn Hoàng Thái Thông: 22117801


Vương Huỳnh Anh Thư: 22112447
Nguyễn Thuỳ Trang: 22100275
Cao Ngọc Hân: 22113888
Nguyễn Minh Quân: 22122951
Nguyễn Phan Quỳnh Trâm: 22207775

LỚP 1100
LỜI
MỞ ĐẦU

Người ta hay thường nói “Học đi đôi với hành” quả thật
là không sai, vừa học vừa thực hành sẽ giúp chúng ta
nhớ kĩ bài học hơn và vận dụng nó đúng cách. Trường
đại học Hoa Sen đã tạo cho chúng em cơ hội được đi
học từ ngoài thực tế thông qua chuyến đi tham quan
Bảo tàng Thành Phố Hồ Chí Minh. Sau chuyến đi thực
tế đầy bổ ích, các thành viên trong nhóm chúng em đã
học hỏi được nhiều hơn về lịch sử của mảnh đất hình
chữ S đầy hào hùng này. Và sau đây thì hãy theo chân
chúng em để xem chúng em đã học được những gì sau
chuyến đi thực tế này nhé.
NỀN
CÔNG NGHIỆP
Với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp của nước ta thì
Công Nghiệp Hóa là một giai đoạn
tất yếu. Từ một nền kinh tế nông
nghiệp lạc hậu, muốn tiến lên Chủ
Nghĩa Xã Hội, nhất thiết phải trải
qua Công Nghiệp Hoá. Công nghiệp
hóa - hiện đại hóa giúp phát triển
lực lượng sản xuất, làm thay đổi căn
bản công nghệ sản xuất, tăng năng
suất lao động.

Đây là thời kỳ tạo tiền đề vật chất để không ngừng củng cố và tăng cường
vai trò của kinh tế nhà nước trong điều tiết sản xuất và dẫn dắt thị trường
Hội nghị đại biểu toàn quốc ban
chấp hành trung ương Đảng giữa
nhiệm kỳ khoá VII (1-1990) đã nhận
định rằng: “Mặc dù còn nhiều yếu
kém phải khắc phục những thành
tựu quan trọng đã đạt được, đã và
đang tạo ra những tiền đề đưa đất
nước sang một thời kỳ phát triển
mới đẩy tới một bước công nghiệp
hoá- hiện đại hoá đất nước”
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ giúp chúng ta lực mới để tăng trưởng
nhanh tốc độ phát triển, không những thế nhờ có hiện đại hoá chúng ta có
điều kiện đi tắt, đón đầu đó là bài toán tổng hợp để giải bài toán phát
triển đất nước.

Nghiên cứu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong nền kinh tế là
một vấn đề bức xúc, nóng bỏng trong nhiều năm nay và được đông đảo
các nhà nghiên cứu, trong đó có sự quan tâm từ sinh viên chúng em.
Nghiên cứu nhằm nhận thức rõ từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát
huy sử dụng tối đa mọi nguồn lực trong nước và tranh thủ sự ủng hộ quốc
tế phục vụ sự công nghiệp hoá -hiện đại hoá .

Cùng với sự nỗ lực cố gắng chung của toàn Đảng, toàn dân trong công
cuộc khôi phục và phát triển kinh tế. Là công dân tương lai của đất nước,
chúng em mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình nghiên cứu các
vấn đề cơ bản về công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở Việt Nam.
TRANG PHỤC
CƯỚI DÂN TỘC
Đến với bảo tàng chúng em có thể biết thêm được nhiều nền văn hoá
khác nhau qua trang phục cưới của các dân tộc như: Việt Nam, Khơ me,
Chăm, Hoa và thấy được nhiều nét độc đáo ở các bộ trang phục này.

Ở Việt Nam thì trang phục cưới ngày xưa


chính là áo dài khăn đóng ở nữ thì áo dài có
nhiều hoạ tiết giúp tăng thêm nét dịu dàng
và mềm mại cho người phụ nữ Việt Nam, đối
với nam thì áo dài có phần đơn giản hơn với
áo dài trơn nhưng tôn vinh được nét đẹp
nam tính mạnh mẽ.

Với người Hoa thì trang phục có phần


cầu kì hơn với những chi tiết hoa văn
rồng phượng trên trang phục, khác với
người Việt đeo mấn trơn đơn giản thì
người Hoa lựa chọn cho mình trang phục
cưới có phần rực rỡ hơn với chiếc mũ
được đính khá nhiều chi tiết bắt mắt với
nữ. Còn với nam thì chiếc mũ mềm có
đính thêm một bím tóc thật dài phía sau.
Đến với người Chăm thì trang phục có
phần hoà nhã hơn với màu sắc nhẹ nhàng
nhưng cũng không kém phần đơn điệu.
Về phần trang phục nữ thì được đính rất
nhiều hạt lấp lánh làm thu hút ánh nhìn
và phần tua rua rất đẹp mắt, trang phục
nam thì đơn giản hơn một tí với chiếc khố
hoạ tiết bắt mắt và phần dây có hoạ tiết
nối từ cầu vai đến eo.

Còn với người Khơ- me thì trang phục


vô cùng nổi bật với màu vàng bắt mắt
cho cả nam và nữ. Trang phục của cô
dâu được đính rất nhiều phần lấp lánh ở
cầu vai áo đến eo và cả thắt lưng cũng
lấp lánh như thế. Còn trang phục của
chú rể có phần đơn giản hơn nhưng gây
chú ý, trang phục với hoạ tiết lạ mắt, và
một phần không thể thiếu của trang
phục đó chính là chiếc áo khoác với
phần vải mỏng nhưng có phần viền vô
cùng hay với đầy những chi tiết hoa đặc
trưng kết hợp với phần quần tối màu và
có rất nhiều hoạ tiết.

Nhờ chuyến đi thực tế này mà chúng em có cơ hội được tận mắt nhìn thấy
những trang phục cưới của các dân tộc khác nhau. Qua đó, phần nào hiểu
hơn về văn hoá, phong tục của các dân tộc nói chung và dân tộc Việt nam
nói riêng.
TIỀN TỆ

Tiền có thể nói là vật vô cùng thiết


yếu cho cuộc sống hiện nay và để có
được tờ tiền polyme hiện nay thì
tiền đã trải qua rất nhiều thời kì. Từ
đồng tiền đầu tiên “ Thái Bình Hưng
Bảo” cho đến đồng tiền cuối cùng
“Bảo Đại Thông Bảo” triều Nguyễn,
chúng đều có điểm chung là hình
tròn và có lỗ vuông ở giữa.

Và tiền xu thời này có rất nhiều mệnh


giá có thể làm cho nhân dân dễ trao
đổi với nhau nhưng vẫn còn nhiều sự
bất tiện vì tiền xu nặng và cồng kềnh.
Cho đến tháng 4 năm 1396 thì tiền
giấy ra đời. Nhờ sự tiện lợi gọn nhẹ của
tiền giấy mà dần dần nó đã thay thế
tiền xu và trở thành phương tiện trao
đổi chính hiện nay
TIỀN TỆ
Và để làm ra được đồng tiền của ngày xưa thì phải trải qua rất nhiều công đoạn.
Công việc đầu tiên đó chính là tạo khuôn để thành hình cho đồng tiền và bản
khắc bằng gỗ. Tiếp đến chúng ta đã có được đồng tiền mẫu nhờ vào việc khắc
chạm một cách cẩn thận và tỉ mỉ. Chúng ta sẽ dùng đồng tiền mẫu, nặn đất sét
để tạo khuôn nhân số cho nhiều đồng tiền sau ra đời. Sau khi đã ấn đồng tiền
mẫu vào đất sét, ta sẽ chồng các khuôn lên nhau tạo thành một chồng cao và
dùng một lớp đất sét bao quanh chồng khuôn đó, các khuôn đã được bao đất sét
kĩ sẽ được nén chặt vào lò nung. Tiếp đến chúng ta sẽ làm bình rót kim loại và
ống thổi không khí bằng đất sét. Sau đó trộn đồng, chì và một số kim loại khác,
rồi dùng ống bể để thổi lửa nung nồi kim loại. Sau đó chúng ta trộn đồng đỏ với
than để tạo nhiệt độ cao và khi đồng đỏ được nung nóng sẽ chảy xuống nồi ở
phía dưới.

Hoặc chúng ta có thể dùng cách khác đó chính là dùng hợp kim sản xuất tiền xu
nung nóng và trộn trong lò và dùng nồi ở bên ngoài để nung nóng và vận
chuyển số kim loại đã được nung nóng chảy đó. Tiếp đến là đổ kim loại vào
khuôn, để nguội. Sau khi nguội thì rã khuôn và sau đó tiền xu được tách rời.
Đến khâu xử lí đồng xu cho tròn và nhẵn và xâu thành từng xâu. Thế là đã hoàn
thành được những đồng xu thời xưa rồi đấy.
LỜI KẾT

Nhờ chuyến đi bổ ích đến bảo tàng Hồ Chí Minh mà chúng em


học được rất nhiều điều. Chúng em được nghe về lịch sử của bảo
tàng thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh đó chúng em còn được
tận mắt thấy những di sản, hiện vật. Nhờ đó mà chúng em có
thể hiểu thêm về văn hóa, địa lý, khảo cổ, sự phát triển của
công, nông nghiệp... của Sài Gòn xưa. Và hơn thế nữa chúng em
còn cảm thấy ngưỡng mộ người xưa khi họ có thể xây nên một
công trình kiến trúc mang tên Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh
tuyệt vời đến như thế.

Để có cơ hội được tham gia vào chuyến đi vô cùng thú vị này thì
không thể không gửi lời cảm ơn đến với giảng viên của chúng em cô
Phạm Thị Thanh Nhã và trường Đại học Hoa Sen đã tạo điều kiện
cho chúng em tiếp thu những kiến thức quý báu này. Với chúng em
chuyến đi này không những đem lại được kiến thức mà còn đem lại
cho chúng em những cái nhìn mới về thành phố nơi mà chúng em đã
sinh sống nhiều năm qua. Đây là bài tập đầu của nhóm nên không
thể tránh khỏi sai sót mong cô bỏ qua cho nhóm ạ.

You might also like