You are on page 1of 4

CHƯƠNG TRÌNH DỰ KIẾN

ĐƯA ĐOÀN KHINH KHÍ CẦU TRẢI NGHIỆM TẠI KHU DU LỊCH TÂN TRÀO
Ngày 30/3/2022

TT
Thời gian Thành phần Lịch trình Nội dung thuyết minh

1 - BQL các khu du lịch: - Đoàn tham quan 20 trại của - Giới thiệu ngắn gọn về hội trại chủ đề “Tiếp bước cha anh” có
Thời gian - Đoàn trải nghiệm hội trại về nguồn “ Tiếp quy mô 20 trại của các cơ sở đoàn giới thiệu quảng bá về lịch sử,
tham quan, - Đài truyền hình bước cha anh” văn hoá và các sản phẩm OCOP đặc sắc của Tuyên Quang.
30 phút - Báo Tuyên Quang - Đoàn trải nghiệm, chụp ảnh
- Các đơn vị Truyền thông check in.
Tham quan làng văn hoá Tân Lập
2
Làng văn hóa Tân Lập là nơi sinh sống của đồng bào người dân
tộc Tày, có 182 hộ gia đình, với 802 nhân khẩu, những ngôi nhà
sàn sạch sẽ, thoáng mát đã được bố trí, sắp xếp ngăn nắp, khi
khách đến làng người dân sẽ tiếp đãi các món ăn truyền thống,
- Đoàn di chuyển thăm quan,
do chính bà con tìm kiếm trên rừng hoặc nuôi trồng sản xuất trên
Thời gian trải nghiệm tại làng văn hoá nương, rẫy như măng rừng, rau rớn, rau ngót rừng, rau bò khai,
Tân Lập cơm lam, xôi ngũ sắc, cá nướng….và biểu diễn các tiết mục văn
tham quan
- BQL các khu du lịch: - Tham quan Homestay nghệ, đặc trưng với những tiếng đàn tính, lời then ngọn ngào sâu
trải nghiệm Hoàng Ngọc trải nghiệm say
- Đoàn trải nghiệm lắng do các thiếu nữ đồng bào dân tộc Tày biểu diễn, lắng nghe
1 giờ 30 thóc, giã gạo, làm cơm lam,
- Đài truyền hình nguời cao tuổi trong làng kể về những câu chuyện về Chủ tịch
phút thưởng thức cơm lam, ngâm Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
chân lá thuốc
Năm 1945 Bác hồ đã ở gia đình cụ Nguyễn Tiến Sự trong
những ngày đầu khi Người từ Pắc Bó (Cao Bằng) về Tân Trào

Bác Võ Nguyên Giáp đã ở nhà cụ Hoàng Trung Dân, làm


việc từ tháng 5 đến tháng 8/1945.
- Trải nghiệm xay thóc, giã gạo, nướng cơm lam tại
làng văn hoá Tân Lập:
Cối xay xay lúa, là dụng cụ xay xát thông dụng ở các làng
quê Việt Nam thời xưa. Chức năng của cối xay là bóc vỏ hạt
thóc, tách trấu ra khỏi hạt gạo. Cối xay thóc gồm hai thớt chồng
vào nhau, thớt trên và thớt dưới, mặt thớt là một lớp dăm gỗ.
Thớt trên bên trong trát đất, khoét thành hình chảo lõm để chứa
thóc. Thớt trên có thể xoay tròn quanh một cái trụ gỗ gọi là
ngõng cối, cắm chặt, nằm cố định ở giữa thớt dưới. Cối có hai tai
gỗ hai bên, giữa tai khoét lỗ tròn để lắp tràng xay, hay tay quay.
Tràng xay là một đoạn tre nhỏ, to như thân cây mía, dài chừng
1,5m, một đầu có móc để ngoắc vào lỗ tai cối xay, còn đầu kia là
tay cầm hình chữ T để cho người xay thóc cầm vào vận hành cối
xay. Tay cầm chữ T được treo cố định nhờ một sợi dây thừng.
Cối xay được đặt trên chiếc giá tre có bốn chân choãi ra cho
chắc. Tre được chẻ nhỏ thành nan để đan thân cối. Gỗ được cưa
thành khúc ngắn rồi chẻ theo thớ dọc làm dăm cối. Đất sét nhào
thật nhuyễn dùng để đắp phần mặt cối của cả thớt trên và thớt
dưới. Khi phần mặt cối bằng đất sét đã được đắp nện bám chắc
vào vỏ áo cối, gắn trục quay và tai cối, thì mới bắt đầu chêm dăm
cối. Khi chêm phải chia mặt cối theo hàng lối và phải tạo thành
chiều quay thuận của cối. Làm sao để lúc quay thớt trên của cối
xay thì hạt thóc bị bóc trấu, trấu cùng hạt gạo được đẩy ra ngoài
thớt, rơi xuống máng cối bao quanh thớt dưới, rồi qua cửa thoát
chảy xuống chiếc thúng đặt bên dưới cối xay. Bà con Tân Lập đã
dùng chiếc cối xay lúa này để say thóc giã gạo nuôi Bộ đội cụ
Hồ… đây là hoạt động sản xuất nông nghiệp, văn hóa sinh hoạt
ngày thường của nông dân miền núi tạo ra hạt gạo để chế biến
các món ăn hằng ngày như món cơm lam, xôi ngũ sắc…...đây là
món ngon phổ biến của nhiều đồng bào dân tộc miền núi, một nét
ẩm thực khó quên của mảnh đất này. Gạo nếp và nước được cho
vào ống tre gai bánh tẻ, dùng chuối bịt kín lại rồi đốt. Cơm chín,
gọt bỏ lớp tre cháy đen bên ngoài cho đến khi phần bao bọc ruột
cơm chỉ còn lại một lớp màng mỏng. Khi ăn, giữ cả lớp màng
ruột tre và chấm với muối vừng, lạc rang giã nhỏ hay thịt nướng,
tất cả hòa quyện với nhau tạo thành vị thơm bùi ngậy cũng đủ để
thấy sự bình dị của sản vật dân dã khó quên.
- Trải nghiệm Bơi mảng nghe hát then trên hồ Nà Nưa:
+ Hát then Là một di sản văn hóa dân gian độc đáo của đồng bào
các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở khu vực miền núi phía Bắc, quan
niệm dân gian, “Then” có nghĩa là “Trời.” Đó vừa là một nghi lễ
không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Tày, Nùng,
Thái vừa là một loại hình diễn xướng dân gian, tích hợp nhiều bộ
môn nghệ thuậ thát Then từ lâu đã được lưu giữ và phát triển
thành một không gian văn hóa đồ sộ về khối lượng, phong phú
về thể loại, đa dạng về hình thức biểu diễn. UNESCO đã ghi
danh di sản thực hành then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt
Nam là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
+ Mảng tre là phương tiện giao thông vượt sông, suối của đồng
bào dân tộc miền núi, ngày nay để gìn giữ nét văn hoá này tỉnh
Tuyên Quang đã kết hợp hoạt động bơi mảng và nghệ thuật hát
then thành 01 sản phẩm du lịch độc đáo du khách sẽ ngồi trên
mảng, được vãn cảnh mặt hồ Nà Nưa, ngắm cảnh quan của thiên
nhiên, tận hưởng không khí trong lành, nghe những giai điệu
Then, cùng cây Tính Tẩu của các chàng trai, cô gái người Tày…

You might also like