You are on page 1of 23

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

BÁO CÁO ĐI THỰC TẾ THAM QUAN


BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH - BẾN NHÀ RỒNG

Học phần : Tư tưởng Hồ Chí Minh


Lớp học phần : BT2102
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Hoàng Trung
Sinh viên thực hiện : Lê Minh Thư
Mã số sinh viên : 2154030761

TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2023


LỜI MỞ ĐẦU

Tư tưởng Hồ Chính Minh là một trong những môn học mang ý nghĩ thiết
thực, giúp sinh viên có cơ hội được hiểu biết nhiều hơn về quá trình hình thành
nên đường lối, cơ sở lý luận của Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong quá trình học
tập, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên - Thầy Hoàng Trung, đã
tận tình hướng dẫn truyền đạt cho em những kiến thức quý báu, những chia sẽ
về môn học dưới góc nhìn của thầy về bộ môn Tư tưởng Hồ Chính Minh để tụi
em có góc nhìn đa chiều hơn về môn học.

Dưới sự hướng dẫn của Thầy, em có cơ hội được đến và tham quan Bảo
tàng Hồ Chí Minh - Bến Nhà Rồng, qua đó giúp em có thể chia sẽ những góc
nhìn của em từ thực tế những gì bản thân được trải nghiệm, kết hợp với kiến
thức được truyền đạt, tiếp thu từ Thầy. Do thời gian tham quan và nghiên cứu tài
liệu có giới hạn cũng như lượng kiến thức, hiểu biết của bản thân còn hạn chế
nên bài thu hoạnh của em không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình
nghiên cứu và triển khai báo cáo thu hoạch. Em rất mong nhận được sự đóng
góp, ý kiến của Thầy về bài thu hoạch, để lượng kiến thức của bản thân em được
vững vàng hơn trong các bài thu hoạch tiếp theo.

Kính chúc Thầy thật nhiều sức khỏe và luôn công tác tốt!
MỤC LỤC
I. GIÁ TRỊ VĂN HÓA BẾN NHÀ RỒNG – BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH.........4
1.1. Giới thiệu đôi nét về tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí MInh.............................................4
1.2. Vài nét về sự hình thành và phát triển của Bến Nhà Rồng – Bảo tàng Hồ Chí
Minh.............................................................................................................................5
1.3. Vài nét đặc trưng của Bến Nhà Rồng – Bảo tàng Hồ Chí Minh...........................6
1.3.1. Đặc trưng về Kiến Trúc...........................................................................................6
1.3.2. Chức năng...................................................................................................................8
II. Phân tích các chủ đề qua từng phòng trưng bày.................................................8
2.1. Chủ đề 1: Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bước đầu hoạt
động yêu nước và cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận chủ nghĩa Mac –
Lênin và khẳng định con đường cách mạng Việt Nam (1890-1920)...........................8
2.2. Chủ đề 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh bảo vệ và vận dụng sáng tạo đường lối của V.I
Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính đảng
của giai cấp công nhân Việt Nam (1920-1930);........................................................10
2.3. Chủ đề 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh - người tổ chức và lãnh đạo cách mạng tháng 8
thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đấu tranh giữ vững chính
quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1930-1954);......12
2.4. Chủ đề 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền
bắc và đấu tranh chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền nam thống nhất Tổ quốc
(1954-1969)................................................................................................................16
III. LIÊN HỆ TRÁCH NHIỆM CỦA BẢN THÂN VÀ KẾT LUẬN.....................19
IV. MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHÁC CỦA CHUYẾN THAM QUAN BẢO TÀNG
HỒ CHÍ MINH............................................................................................................20
I. GIÁ TRỊ VĂN HÓA BẾN NHÀ RỒNG – BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

I.1. Giới thiệu đôi nét về tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí MInh.

 Tiểu sử về cuộc đời.

- Hồ Chí Minh, tên thật là Nguyễn


Sinh Cung, sinh ngày 19 tháng 5 năm
1890 và mất ngày 2 tháng 9 năm 1969, là
một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại
của Việt Nam và là người sáng lập và
lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam
(ĐCSVN) và Việt Minh.

- Hồ Chí Minh sinh ra trong một


gia đình trí thức ở làng Kim Liên, tỉnh
Nghệ An, Việt Nam. Ông đã du học và
sống ở nhiều nước, bao gồm Pháp,
Anh, Nga và Trung Quốc, và đã tiếp
xúc với các ý tưởng cách mạng và
chính trị phương Tây và phương
Đông. Ông trở thành một lãnh đạo
trong phong trào đấu tranh cho độc Ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, trưng bày tại Bảo
lập của Việt Nam và chống lại sự thực tàng TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: Sinh viên Lê Minh Thư
dân của Pháp.

- Năm 1941, Hồ Chí Minh thành lập Việt Minh, một tổ chức đấu tranh quy tụ các
lực lượng chống Pháp và Nhật Bản trong Thế chiến II. Sau khi Nhật Bản đầu hàng vào
năm 1945, ông tuyên bố độc lập Việt Nam và trở thành Chủ tịch nước đầu tiên của
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Trong thời gian lãnh đạo của mình, Hồ Chí Minh đã đưa ra các chính sách nhằm
thúc đẩy công nghiệp hóa và cải cách xã hội ở Việt Nam. Ông cũng lãnh đạo cuộc
kháng chiến chống Mỹ và các cuộc chiến tranh biên giới với các nước láng giềng. Ông
được tôn vinh với tư cách là "Bác Hồ" và trở thành biểu tượng của cuộc chiến đấu cho
độc lập và tự do của Việt Nam.

- Hồ Chí Minh qua đời vào ngày 2 tháng 9 năm 1969 tại Hà Nội, Việt Nam. Tuy đã
qua đời, ông vẫn được coi là một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất và được yêu
mến tại Việt Nam và trên thế giới. Tưởng nhớ ông, thành phố Sài Gòn (nay là Thành
phố Hồ Chí Minh) và nhiều địa danh khác ở Việt Nam được đổi tên để mang tên ông.

 TIểu sử về hoạt động cách mạng.

-Thời Thơ Ấu và thanh niên của Chủ Tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1911).
- Chủ Tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận Chủ
Nghĩa Mác – Lênin và khẳng định con
đường Cách Mạng Việt Nam (1911 –
1920).

- Chủ Tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo


vệ và vận dụng sáng tạo đường lối của
V.I Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa
(1920-1924)

- Chủ Tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính


đảng của giai cấp công nhân Việt Nam
(1924 – 1930).

- Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Người tổ


chức và lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám
thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hoà (1930 – 1945).

- Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Người tổ chức và lãnh đạo cuộc đấu tranh giữ vững chính
Một vài đầu sách về Bản án Chế độ Thực dân
quyền Cách mạng và kháng chiến chống
Pháp, trưng bày tại Bảo tàng TP. Hồ Chí Minh
Thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954). Nguồn: Sinh viên Lê Minh Thư

- Chủ Tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo Cách


Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ xâm lược, giải phóng
Miền Nam thống nhất đất nước (1954 – 1969).

I.2. Vài nét về sự hình thành và phát triển của Bến Nhà Rồng – Bảo tàng
Hồ Chí Minh.

Bảo tàng Bến Nhà Rồng Hồ Chí Minh là một cụm di tích kiến trúc - bảo tàng
nằm bên sông Sài Gòn, thuộc quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây từng là trụ sở
của hãng hàng hải Messageries Maritimes và cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh lên
tàu Amiral Latouche Tréville để đi tìm đường cứu nước vào ngày 5/6/1911.
 Sự hình thành và phát triển của Bảo tàng Bến Nhà Rồng Hồ Chí Minh:
- Khôi phục ngôi Nhà Rồng thành Khu di tích Bác Hồ: Sau khi miền Nam được
giải phóng, vào năm 1975, Ủy Ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành
Quyết định khôi phục ngôi Nhà Rồng thành Khu di tích Bác Hồ.
- Thành lập Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh: Năm 1982, Ủy Ban nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định thành lập Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ
Chí Minh tại Bến Nhà Rồng.
- Đổi tên thành Bảo tàng Hồ Chí
Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh: Sau hơn 10 năm hoạt động, vào
ngày 30/10/1995, Ủy Ban nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành
Quyết định đổi tên "Khu lưu niệm
Chủ tịch Hồ Chí Minh" thành "Bảo
tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành
phố Hồ Chí Minh".
- Nhiệm vụ của Bảo tàng: Bảo tàng
Bến Nhà Rồng Hồ Chí Minh thực
hiện nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm,
kiểm kê, bảo quản, trưng bày và tuyên
truyền về cuộc đời và sự nghiệp cách
mạng vĩ đại, tư tưởng, đạo đức và
phong cách của Chủ tịch Hồ Chí
Minh.
Khuôn viên bên ngoài Bến Nhà Rồng – Bảo
tàng Thành phố Hồ Chí Minh
Nguồn: Sinh viên Lê Minh Thư

I.3. Vài nét đặc trưng của Bến Nhà Rồng – Bảo tàng Hồ Chí Minh.

I.3.1. Đặc trưng về Kiến Trúc

- Kiến trúc: Bảo tàng Bến Nhà Rồng được xây dựng lại từ cụm di tích kiến trúc của
thương cảng Nhà Rồng. Tòa nhà được tu bổ lại sau năm 1975 và trở thành biểu tượng
của cảng Sài Gòn. Được khởi công xây dựng từ ngày 4 tháng 3 năm 1863 với phong
cách kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng lớn bằng đất nung
tráng men xanh, chân đầu vào mặt trăng theo mô típ “Lưỡng Long chầu nguyệt” một
kiểu trang trí quen thuộc của Đình chùa Việt Nam ta. Phía 2 đầu hồi tòa nhà có biểu
tượng ký tự M.I (viết tắt của Messageries Impériales) có thể nhìn thấy từ hướng sông
Sài Gòn hoặc từ hướng đường Khánh Hội ra.

Sau năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay
thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế quay đầu ra. Từ đó, Kiến trúc
nhà Rồng hầu như còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
- Bến Nhà Rồng hiện nay là bảo tàng Hồ Chí Minh – một trong các chi nhánh trong hệ
thống các Bảo tàng và di tích lưu niệm về Hồ Chí Minh trong cả nước. Ngay từ những
ngày đầu mới thành lập, với 03 phòng trưng bày (250m2), sau hai lần chỉnh lý (1990,
1995) lúc này đã có 09 phòng với 1482,62 m2 diện tích trưng bày; 02 phòng kho chứa
10.927 tài liệu, hiện vật và 450 hiện vật trưng bày ngoài trời. Trong 09 phòng trưng
bày hiện tại, có 06 phòng trưng bày những chuyên đề cố định bao gồm những tư liệu,
hiện vật, hình ảnh liên quan tới tiểu sử, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, chủ đề của một số phòng trưng bày như sau:

Chủ đề 1: Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bước đầu hoạt động
yêu nước và cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận chủ nghĩa Mac – Lênin và
khẳng định con đường cách mạng Việt Nam (1890-1920);

Chủ đề 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh bảo


vệ và vận dụng sáng tạo đường lối của
V.I Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc
địa. Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập
chính đảng của giai cấp công nhân
Việt Nam (1920-1930);

Chủ đề 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh -


người tổ chức và lãnh đạo cách mạng
tháng 8 thắng lợi và sáng lập nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, đấu tranh giữ
vững chính quyền cách mạng và kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược
(1930-1954);

Chủ đề 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh


đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Sơ đồ diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ –
trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh
miền bắc và đấu tranh chống Mỹ xâm Nguồn: Sinh viên Lê Minh Thư
lược, giải phóng miền nam thống nhất
Tổ quốc (1954-1969)
Chủ đề 5: Nhân dân Việt Nam thực hiện theo di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn
thành sự nghiệp giải phóng miền nam thống nhất hoàn toàn Tổ Quốc, xây dựng một
nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng
đáng vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới (1969 đến nay); 03 phòng trưng
bày chuyên đề thời sự, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị tuyên truyền trong từng
thời gian nhất định.

Vị trí: Bảo tàng nằm bên sông Sài Gòn, tại quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Địa điểm
này có ý nghĩa lịch sử quan trọng, là nơi Hồ Chí Minh bắt đầu hành trình cách mạng
của mình. Nằm ngay cửa ngõ thương cảng sầm uất nhất nước, trước mặt là sống Bạch
Đằng lộng gió, cả bến cảng chính là nơi góp phần tô điểm cho thành phố thêm lung
linh, lộng lẫy khi thành phố lên đèn. Toà nhà có đôi rồng gắn trên nóc quay đầu chầu
mặt trăng theo lối kiến trúc xưa của người Việt Nam nên thường được gọi là nhà
Rồng.

1.3.2. Chức năng

- Bảo tàng: Bảo tàng Bến Nhà Rồng Hồ Chí Minh là một cụm di tích kiến trúc - bảo
tàng, giữ gìn và trưng bày các hiện vật, tư liệu liên quan đến cuộc đời và hoạt động của
Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Khu lưu niệm: Bảo tàng Bến Nhà Rồng cũng được xây dựng lại thành Khu lưu niệm
Hồ Chí Minh, nơi mà người dân và du khách có thể tìm hiểu về cuộc đời và công lao
của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

II. Phân tích các chủ đề qua từng phòng trưng bày

II.1. Chủ đề 1: Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bước đầu
hoạt động yêu nước và cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận chủ nghĩa
Mac – Lênin và khẳng định con đường cách mạng Việt Nam (1890-1920)

Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, lớn lên đi học lấy tên
là Nguyễn Tất Thành, hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc) sinh ngày
19/5/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự,
tổng Lâm Thịnh, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là
Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu là Hoàng Thị Loan.
Từ lúc sinh ra đến 5 tuổi, Nguyễn
Sinh Cung sống trong sự chăm sóc đầy
tình thương yêu của gia đình, đặc biệt là
ông bà ngoại. Năm 1895, Nguyễn Sinh
Cung theo gia đình vào sống ở Huế. Đầu
năm 1901, sau khi thân mẫu qua đời,
Người theo cha trở về Nghệ An, rồi lấy
tên là Nguyễn Tất Thành, tích cực học
chữ Hán và còn theo cha đi một số nơi, Trường Tiểu học Pháp – Việt Đông Ba ở
Huế, nơi Nguyễn Tất Thành đã học niên
học thêm nhiều điều. Năm 1906, Nguyễn
khóa 1907 – 1908
Tất Thành theo cha vào Huế, thời gian đầu Nguồn: Sinh viên Lê Minh Thư

học trường Pháp - Việt, sau học trường Quốc học Huế. Tháng 6/1909, Nguyễn Tất
Thành theo cha vào Bình Định, tháng 8/1910 vào Phan Thiết, Bình Thuận làm giáo
viên trường Dục Thanh. Tháng 02/1911, Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước, ở một làng quê giàu
truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng; chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, Người
đã sớm hun đúc ý chí và khát vọng cháy bỏng giành độc lập tự do cho dân, cho nước.
Ngày 5/6/1911 với tên gọi mới là Văn Ba, Người đã lên tàu Amiran Latusơ Tơrêvin,
rời bến cảng Nhà Rồng đi Mác xây (Pháp).

- Từ năm 1912 -1917, Nguyễn Tất Thành


đi qua một số nước châu Phi, châu Mỹ.
Giữa năm 1913, Người đến nước Anh,
tham gia nhiều hoạt động, cuối năm 1917
Người mới trở lại nước Pháp.

- Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành


tham gia Đảng Xã hội Pháp, tháng
6/1919 thay mặt Hội những người yêu
nước Việt Nam tại Pháp gửi bản yêu
sách gồm 08 điểm (ký tên Nguyễn Ái
Quốc) tới Hội nghị các nước đế quốc
Cảng Marseille, nơi Nguyễn Tất Thành (Chủ
tịch Hồ Chí Minh) đặt chân lên đất Pháp ngày
họp ở Véc-xây (Pháp), đòi chính phủ các
6/7/1911
Nguồn: Sinh viên Lê Minh Thư
nước họp Hội nghị phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của
dân tộc Việt Nam.

Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc


đọc được Luận cương của Lênin về
vấn đề dân tộc và thuộc địa
Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc
đọc được Luận cương của Lênin về
vấn đề dân tộc và thuộc địa.
Tháng 12/1920, Nguyễn Ái
Quốc tham gia Đại hội Đảng Xã hội
Pháp. Tại đây, Người đã bỏ phiếu tán Bản Yêu sách của nhân dân Việt Nam gửi Hội
nghị Véc-xây ngày 18/6/1919 do Nguyễn Ái
thành Quốc tế III và tham gia thành Quốc kí tên
lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành Nguồn: Sinh viên Lê Minh Thư
người Cộng sản đầu tiên của Việt
Nam.
II.2. Chủ đề 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh bảo vệ và vận dụng sáng tạo đường lối
của V.I Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Chủ tịch Hồ Chí Minh
sáng lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam (1920-1930);

- Dưới đây là hình ảnh Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản (3/2/1930 -
7/2/1930) tại Cửu Long (Hồng Kông) được tiến hành dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái
Quốc, đặt tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, với mục tiêu lãnh đạo phong trào cách
mạng Việt Nam tiến hành giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội,
giải phóng con người tiến lên chủ nghĩa xã hội.

- Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng


sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử như là
Đại hội thành lập Đảng. Đảng Cộng sản
Việt Nam được thành lập là kết quả của
cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân
tộc ở nước ta trong những năm đầu thế kỷ
XX; là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa
Mác - Lênin với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước; là kết quả của quá
trình lựa chọn, sàng lọc nghiêm khắc của
Hình minh họa Hội nghị thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam
Nguồn: Sinh viên Lê Minh Thư
lịch sử và là kết quả của quá trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức của
một tập thể chiến sĩ cách mạng. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với
tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta.

Xô Viết Nghệ
- Tĩnh là phong trào
đấu tranh của lực
lượng công nhân và
nông dân ở Nghệ
An và Hà Tĩnh
trong nam 1930 -
1931 chống lại đế
quốc Pháp tại Việt
Xô Viết – Nghệ Tĩnh, cao trào cách mạng do Đảng Cộng
Nam.
sản Đông Dương lãnh đạo năm 1930-1931
Nguồn: Sinh viên Lê Minh Thư

- “Đường kách mệnh” là tác phẩm ghi lại những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc
(Chủ tịch Hồ Chí Minh) cho các lớp đào tạo
cán bộ tại Quảng Châu do Bộ tuyên truyền
của "Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á
Đông" phát hành vào đầu năm 1927. Cuốn
sách này đánh dấu cho sự truyền bá Chủ
nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam những năm
20 của thế kỷ XX.

- “Đường kách mệnh” giới thiệu tính


chất và kinh nghiệm các cuộc cách mạng Mỹ Tác phẩm “Đường kách mệnh” – cuốn
(1776), cách mạng Pháp (1789), Cách mạng sách lý luận do Nguyễn Ái Quốc biên soạn
Nguồn: Sinh viên Lê Minh Thư
tháng Mười Nga (1917) và khẳng định chỉ có
Cách mạng tháng Mười Nga là triệt để. Sau đó tiếp tục giới thiệu về Quốc tế I, Quốc tế
II; phê phán đường lối phi mác xít của những người cơ hội trong Quốc tế II. Nguyễn
Ái Quốc cho rằng cách mạng Việt Nam là bộ phận khăng khít của phong trào cách
mạng thế giới và để đảm bảo sự thắng lợi đó, nó phải dựa vào Quốc tế III, tức Quốc tế
Cộng sản.
II.3. Chủ đề 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh - người tổ chức và lãnh đạo cách
mạng tháng 8 thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược (1930-1954);

- Sau cao trào 1930 - 1931, sự khủng bố của


thực dân Pháp càng gay gắt hơn, nhiều chiến sĩ
cách mạng bị bắt bớ, tù đày, giết hại. Ngày 6
tháng 6 nǎm 1931, Nguyễn Ái Quốc bị chính
quyền Anh bắt giam trái phép tại Hồng Kông
(Trung Quốc).

- Sau khi hay tin Nguyễn Ái Quốc bị bắt,


đồng chí Hồ Tùng Mậu đã qua Liên Đoàn Quốc
Tế để gặp luật sư F.H.Loseby nhờ giúp đỡ cứu

- Nguyễn Ái Quốc ra khỏi nhà tù. Đến


31/7/1931 luật sư F.H.Loseby cùng luật sư
Jenkin đã vạch ra những vi phạm, những sai trái
khi bắt giữ Nguyễn Ái Quốc của chính quyền
Hồng Kông. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc trong thời gian bị
giam giữ tại nhà ngục Hong Kong, 1931
Nguồn: Sinh viên Lê Minh Thư
Luật sư F.H.Loseby, Chủ tịch Hội luật gia Biên bản tòa cuối cùng buộc phải trả tự do
Hong Kong năm 1931 cho Nguyễn Ái Quốc
Nguồn: Sinh viên Lê Minh Thư Nguồn: Sinh viên Lê Minh Thư

- Tháng 10/1938, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô đến Trung Quốc. Ngày
28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, Người chọn Cao Bằng làm căn cứ địa xây dựng
tổ chức, phát động phong trào cách mạng và chủ trì Hội nghị lần VIII của Trung ương
Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941.

- Tháng 9/1944 Nguyễn ái Quốc trở về Cao Bằng. Tháng 12/1944 lập ra Đội
Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy và
đây chính là tổ chức tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam.

Lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, ngày 22/12/1944
Nguồn: Sinh viên Lê Minh Thư

- Tháng 8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng
quyết định Tổng khởi nghĩa vũ trang trong cả nước giành lại chính quyền cho nhân
dân. Người kêu gọi nhân dân ta “ Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến -
toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta, nhiều dân tộc bị
áp bức trên thế giới đang ganh nhau, tiến lên giành độc lập, chúng ta không thể chậm
trễ. Tiến lên, tiến lên dưới lá cờ Việt minh đồng bào hãy dũng cảm tiến lên.
Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn,
ngày 19/8/1945 ngày 25/8/1945
Nguồn: Sinh viên Lê Minh Thư Nguồn: Sinh viên Lê Minh Thư
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công Người đã phát động phong trào diệt
giặc đói, giặc dốt trong cả nước ta. Tình hình nước ta vào thời gian đó là “ngàn cân
treo sợi tóc”.

Hồ Chí Minh – Lời kêu gọi chống nạn thất học.


Chủ tịch Hồ Chí Minh viết lời kêu gọi chống
Báo “Cứu Quốc” số 58, ngày 4/10/1945
đói đăng trên báo “Cứu Quốc”
Nguồn: Sinh viên Lê Minh Thư
Nguồn: Sinh viên Lê Minh Thư

NhânNgày
dân tăng gia sản Hồ
2/9/1945 xuấtChí
cứu Minh
đói, năm Nhân dân
độc bản Tuyên NgônhọcĐộc
văn hóa
Lậpxóa nạnsinh
khai mù chữ,
ra nước
1945 năm 1945
Nguồn: Sinh viên Lê Minh Thư Nguồn: Sinh viên Lê Minh Thư

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
Chỉ sau 21 ngày kể từ ngày Bác đọc
bản Tuyên Ngôn Độc Lập quân Pháp
đã quay trở lại xâm lược nước ta, Bác
đã viết lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến chống Pháp vào ngày
19/12/1946.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ngày
19/12/1946
Nguồn: Sinh viên Lê Minh Thư

Từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng
họp tại chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ
Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với đại biểu Đại hội II


của Đảng Lao động Việt Nam, tháng 2/1951
Nguồn: Sinh viên Lê Minh Thư
Tháng 12/1953, Chủ tịch Hồ Chí
Minh cùng Bộ Chính trị, Trung
ương Đảng thông qua kế hoạch tác
chiến của Bộ Tổng Tư lệnh và

Cờ chiến thắng trên hầm tướng


Chiristian Castries, ngày 7/5/1954

Nguồn: Sinh viên Lê Minh Thư

quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Tháng 5/1954 chiến dịch Điện Biên Phủ kết
thúc thắng lợi, mở đầu cho kỷ nguyên giành độc lập trên toàn thế giới.

II.4. Chủ đề 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa
ở miền bắc và đấu tranh chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền nam
thống nhất Tổ quốc (1954-1969)

- Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà lãnh đạo vĩ đại của Việt Nam, người đã đứng đầu
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và lãnh đạo cuộc đấu tranh chống Mỹ xâm
lược và giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc từ năm 1954 đến 1969.

- Lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc:

 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc Việt Nam, với mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và giàu
mạnh.
 Người đã thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và đưa ra những nguyên tắc cơ
bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa, như tư tưởng Hồ Chí Minh và lý tưởng xây
dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đạt
được chiến thắng lịch sử tại Điện Biên Phủ vào năm 1954.

- Đấu tranh chống Mỹ xâm lược và giải phóng miền Nam:

 Sau khi chiến thắng Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục lãnh đạo cuộc đấu
tranh chống Mỹ xâm lược và giải phóng miền Nam.
 Người đã đưa ra chiến lược tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, với
chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, dẫn đến thắng lợi cuối cùng trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ.
 Cuộc đấu tranh này đã đạt được mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước và đánh dấu một trang sử vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

- Khát vọng thống nhất tổ quốc:

 Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có khát vọng cháy bỏng về việc thống nhất tổ quốc
và giải phóng miền Nam.
 Người đã khẳng định rằng miền Nam Việt Nam là thịt của thịt chúng ta, là máu
của máu chúng ta.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn canh cánh nỗi niềm với miền Nam thân yêu và
khẳng định rằng miền Nam chưa được giải phóng là một ngày Người ăn không
ngon, ngủ không yên.

- Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân


Việt Nam là một cuộc kháng chiến lịch sử diễn
ra từ năm 1954 đến 1975. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí
Minh, nhân dân Việt Nam đã đối mặt với gian
khổ và hy sinh nhiều hơn nữa để bảo vệ độc
lập, tự do và thống nhất đất nước.
Nguồn: Sinh viên Lê Minh Thư
- Cuộc chống Mỹ, cứu nước đã mang lại
những thắng lợi vĩ đại cho dân tộc Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh, quân và dân cả nước đã thực hiện trọn vẹn điều mong muốn của Bác Hồ, đó là
thắng lợi hoàn toàn và thống nhất đất nước.

- Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một thành quả vĩ đại của sự nghiệp
giải phóng dân tộc. Nó không chỉ là trang sử hào hùng và chói lọi trong lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, mà còn là một thắng lợi tiêu biểu của lực
lượng cách mạng thế giới. Cuộc chống Mỹ, cứu nước đã góp phần thúc đẩy và cổ vũ
các dân tộc đang tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng trên toàn thế giới.
- Sau 46 năm thống nhất đất nước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn
trong sự nghiệp cách mạng. Thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên và vượt qua
ngưỡng nước nghèo chậm phát triển. Công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào
tạo, giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo cũng đã đạt được kết quả tốt. Hệ thống
chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc cũng được củng cố và tăng cường.

- Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam là một niềm tự hào sâu sắc
của mỗi người dân Việt Nam. Nó là một minh chứng cho sự kiên cường, sự đoàn kết
và tinh thần quyết tâm của dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và thống nhất
đất nước.

- Tác phẩm di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bản di chúc quan trọng do
Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh lập. Di chúc này được công
bố một phần sau khi ông qua đời và có nhiều phiên bản và bổ sung trong quá trình
viết. Dưới đây là một tóm tắt về nội dung cốt lõi của di chúc này:

 Truyền thống đoàn kết: Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò của đoàn kết trong
Đảng và yêu cầu thực hành dân chủ, tự phê bình và phê bình.
 Vai trò của thanh niên: Ông khẳng định vai trò quan trọng của thanh niên trong
sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ông yêu cầu Đảng chăm lo
bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thanh niên.
 Sự ghi nhận về nhân dân lao động: Hồ Chí Minh ca ngợi nhân dân Việt Nam là
những người anh hùng, dũng cảm, hăng hái và cần cù. Ông đề cao vai trò của
Đảng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội để nâng cao đời sống của
nhân dân.
 Chiến tranh Việt Nam: Ông dự báo cuộc chiến tranh Việt Nam có thể kéo dài
nhưng nhất định sẽ thắng lợi. Sau chiến tranh, ông kêu gọi hàn gắn vết thương
chiến tranh và phát triển đất nước, đồng thời quan tâm đến mọi đối tượng trong
xã hội để mang lại hạnh phúc cho nhân dân.
 Phong trào cộng sản thế giới: Hồ Chí Minh mong muốn các đảng anh em đoàn
kết, giúp đỡ và bảo vệ lẫn nhau, nâng cao tinh thần chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Ông cũng bày tỏ sự đau lòng trước những bất hòa giữa các đảng anh em.
 Hậu sự: Hồ Chí Minh căn dặn không tổ chức điếu phúng linh đình để không
lãng phí thời gian và tiền bạc của nhân dân. Ông cũng đề cao việc hỏa táng thi
hài để đảm bảo vệ sinh và không tốn đất.
- Đây là một tóm tắt về nội dung cốt lõi của di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tác phẩm này có ý nghĩa lịch sử và vẫn được coi là một nguồn cảm hứng và chỉ đạo
cho Đảng và nhân dân Việt Nam.

Tác phẩm Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh


Nguồn: Sinh viên Lê Minh Thư

III. LIÊN HỆ TRÁCH NHIỆM CỦA BẢN THÂN VÀ KẾT LUẬN

Bảo vệ di sản văn hóa truyền thống là bảo vệ nền tảng tinh thần của dân tộc bản
địa. Vì vậy chúng ta cần giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương Việc viết bài
thu hoạch tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh cho phép ta tiếp cận với các
chứng cứ, hiện vật, và tài liệu lịch sử liên quan đến chiến tranh. Điều này giúp ta
hiểu rõ hơn về nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của các cuộc chiến đấu quan trọng
trong lịch sử nhân loại. Việc nắm bắt được những bài học từ quá khứ có thể giúp
chúng ta tránh lặp lại những sai lầm tương tự và đóng góp vào sự phát triển hòa bình
của xã hội. Thông qua các hiện vật, tài liệu được lưu giữ tại Bảo tàng bản thân em
có góc nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống hằng ngày và quá trình hoạt động chính trị của
Bác. Sau chuyến tham quan Bến Nhà Rồng – Bảo tàng Hồ Chí Minh, đã giúp cho
em có cơ hội tìm hiểu nhiều hơn về những kiến thức mang giá trị lịch sử cao, ngoài
ra còn có các trải nghiệm đáng nhớ, đáng trân trọng.

Hơn một nữa thế kỷ, nhân dân ta gồng mình chiến đấu với kẻ thù, cơ thể
đày vết thương chiến trận và trái tim cũng chất chứa đầy nỗi đau, Hồ Chí
Minh đã dùng cả một đời người để chiến đấu và đi tìm lại độc lập cho nhân
dân, chữa lành những nổi đau và nung nấu vào mỗi trái tim người Việt Nam
một hạt giống mạnh mẽ của lòng yêu nước. Điều thú vị khi đến thăm Bảo tàng
Hồ Chí Minh là chúng em không chỉ được tận mắt chứng kiến những tư liệu
quan trọng đã từng được nghe trên giảng đường mà còn là những hình ảnh, vật
trưng bày thực tế, là dấu ấn của lịch sử. Tại đây, chúng em đặc biệt ấn tượng
với những là thư tay mà Bác đã viết cho các cán bộ Đảng viên, cho các chiến
sỹ, cho quần chúng nhân dân, cho các thiếu nhi... trong mỗi lá thư Bác viết dù
là việc công hay việc tư, đều chất chứa những tỉnh cảm dạt dào. Từng câu chữ
trong những bức thư đều chứa đựng những tình cảm chân thành sâu lắng thiết
tha.
Lời cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Thầy và nhà trường đã
đưa trải nghiệm thực tế này vào quá trình đạo tạo học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh, để
cho em có cơ hội để học tập và trải nghiệm thực tế, cũng như cảm ơn sự nhiệt tình của
các thuyết minh viên tại Bến Nhà Rồng – Bảo tàng Hồ Chí Minh đã vô cùng tận tình,
giới thiệu chi tiết và liên hệ thực tế kiến thức với thực tiễn các hiện vật đang được
trưng bày lưu giữ tại Bảo tàng.

IV. MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHÁC CỦA CHUYẾN THAM QUAN BẢO TÀNG
HỒ CHÍ MINH

You might also like