You are on page 1of 3

CHƯƠNG II: CƠ SỞ, QUÁN TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN

TƯ TƯỞNG HCM

I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HCM


1. Cơ sở thực tiễn:

2. Cơ sở lý luận:
a)

b) Tinh hoa văn hoá của nhân loại:


- Tiếp thu văn hoá phương Đông:
+ Tiếp thu Nho giáo một cách biện chứng, có chọn lọc:
 Đề cao tu dưỡng, đạo đức cá nhân
 Đề cao lễ nghĩa, học vấn
 Phê phán mặt hạn chế của Nho giáo: Trọng nam khinh nữ, gia trưởng
 Cải biến một số phạm trù đạo đức Nho giáo cho phù hợp hoàn cảnh mới
+ Tiếp thu tư tưởng tốt của Phật giáo: Khuyên con người sống gắn bó với thiên nhiên, bảo vệ
môi trường
+ Tiếp thu nhiều ý tưởng của các trường phái khác nhau trong các tư tưởng cổ đại: Mặc Tử,
chính sách tam dân, Tôn Trung Sơn,…
- Tiếp thu văn hoá phương Tây:
+ Ngay từ khi học trong trường tiểu học Pháp bản xứ, HCM đã quan tâm đến khẩu hiệu nổi tiếng
của cách mạng Pháp: Tự do, bình đẳng, bác ái
+ Khi sang các nước phương Tây, Người quan tâm, tìm hiểu các cuộc cách mạng Anh, Pháp, Mĩ,
kế thừa, phát triển các quan điểm nhân quyền, dân quyền
+ Trong quá trình tìm đường cứu nước, Người đã sống, hoạt động, nghiên cứu tại những trung
tâm chính trị của thế giới: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc
+ Tiếp thu tình yêu thương, lòng cao cả của Thiên Chúa giáo

c) Chủ nghĩa Mác Lênin:


- Là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của tư tưởng HCM. Đây cũng là nguồn gốc lý luận
trực tiếp của tư tưởng HCM
- HCM đã nắm vững linh hồn cốt lõi chủ nghĩa Mác Lênin là phép biện chứng duy vật để giải
quyết những vấn đề cụ thể của cách mạng VN
- Nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lênin giúp HCM tìm thấy con đường đúng đắn cho cách mạng VN:
Cách mạng vô sản và người lãnh đạo cuộc cách mạng – ĐCS, lực lượng tham gia – toàn thể dân
tộc VN

3. Nhân tố chủ quan:


a) Phẩm chất HCM:
- Có lý tưởng cao cả, hoài bão cứu nước, cứu dân
- Có ý chí, nghị lực to lớn
- Có bản lĩnh, tư duy độc lập, tự chỉ, sáng tạo, tư tưởng đổi mới cách mạng
- Tầm nhìn chiến lược bao quát thời đại
- Tận trung với nước, tận tình với dân
b) Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận ở HCM:
- Là người có vốn sống, thực tiễn cách mạng phong phú, phi thường. Trước khi trở thành chủ tịch
nước, Người đã sống, hoạt động ở gần 30 nước trên thế giới
- Hiểu sâu sắc chủ nghĩa đế quốc, các quá trình giải phóng của thuộc địa
-> Thực tiễn giúp HCM trở thành nhà cách mạng vĩ đại, hiện thực hoá các tư tưởng

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HCM:

1. Giai đoạn 1: 1890 – 1911: Thời kì hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng tìm đường
cứu nước mới:
- Thời kì HCM sinh ra, lớn lên, sống trong nỗi đau của người dân mất nước. Đây là giai đoạn
Người nhận sự giáo dục của gia đình, quê hương về lòng yêu nước, thương dân. Tấm gương yêu
nước, thương dân của Người cha với sự tần tảo, nhân hậu của mẹ đã ảnh hưởng lớn đến sự hình
thành, phát triển nhân cách HCM
- Là thời kì HCM băn khoăn trước sự thất bại của những phong trào yêu nước VN cuối XIX -
đầu XX

2. Giai đoạn 2: 1911 – 1920: Thời kì hình thành tư tưởng yêu nước, giải phóng dân tộc theo
con đường cách mạng vô sản
- HCM sống, làm việc ở nhiều nước trên thế giới. Nhờ thực tiễn đó, Người đã xác định đúng bản
chất, thủ đoạn chủ nghĩa thực dân và tình cảnh nhân dân các nước thuộc địa
- 1911 – 1917: Từ Pháp, HCM tới nhiều nước trên thế giới: Hành trình đã giúp HCM hình thành
nhận thức mới: Dù màu da khác nhau, trên đời chỉ có 2 giống người (Bóc lột - Bị bóc lột)
- 1917: Trở lại Pháp, tham gia phong trào công nhân Pháp
- 1919: Gia nhập Đảng xã hội, công nhân Pháp; Viết bản Yêu sách của nhân dân An Nam
- Tháng 7/1920: Đọc, nghiên cứu sơ thảo lần I những luận cương về vấn đề dân tộc, thuộc địa
-> Giúp Người tìm thấy, xác định phương hướng đấu tranh cho cách mạng VN
- 30/12/1920: Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành quốc tế cộng sản, tham gia sáng lập ĐCS
Pháp, trờ thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam

3. Giai đoạn 3: 1920 – 1930: Thời kì hình thành những nội dung cơ bản, tư tưởng về cách
mạng VN:
- Là thời kì HCM có hoạt động thực tiễn, lý luận cực kỳ sôi nổi ở Pháp (1921 – 1923), Liên Xô
(1923 – 1924), Trung Quốc (1924 – 1927), Thái Lan (1928 – 1929)
- Thời kì này, mục tiêu, phương hướng của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam từng bước
được cụ thể hoá, thể hiện rõ trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCSVN
- Đầu thời kì này, HCM có một số bài báo đăng lên Báo Nhân Đạo
- 1921: Sáng lập hội liên hiệp thuộc địa ở Pháp
- 1922: Được bầu làm trường ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng cộng sản Pháp
- 1925:
+ Sáng lập tổ chức tiền thân ĐCS: VN cách mạng thanh niên
+ Sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức
- Tháng 2/1930: Chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam thành ĐCSVN
=> ĐCSVN ra đời với cương lĩnh chính trị đúng đắn, sáng tạo đã chấm dứt khủng hoảng đường
lối cứu nước và tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam
4. Giai đoạn 4: 1930 – 1941: Vượt qua khó khăn, thử thách, giữ vững đường lối cách mạng
Việt Nam
- Những khó khăn, thứ thách thời kì này không chỉ đến từ phía kẻ thù mà còn chính trong nội bộ
những người cách mạng. Một số người trong quốc tế cộng sản và ĐCS Đông Dương đã có nhìn
nhận sai lầm về HCM, cho rằng ông theo con đường dân tộc chủ nghĩa
- Tháng 10/1930: Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam họp, ra nghị quyết cho rằng hội
nghị hợp nhất các tổ chức Đảng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì có nhiều sai lầm: chỉ lo phản đế,
không lo đến vấn đề giai cấp
- Thoát khỏi nhà tù thực dân Anh ở Hồng Kông, 1930, Nguyễn Ái Quốc về Liên Xô học ở trường
quốc tế Lênin
- Tháng 10/1938: Rời Liên Xô, qua Trung Quốc, về Việt Nam
- Tháng 12/1940: Về gần biên giới VN – TQ
- Cuối tháng 1/1941: Về nước
- Tháng 5/1941: Chủ trì hội nghị trung ương Đảng lần thứ VIII, chuyển hướng cách mạng VN,
đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu

5. Giai đoạn 5: 1941 – 1969: Tư tưởng HCM tiếp tục phát triển, hoàn thiện, soi đường sự
nghiệp cách mạng VN:
- 19/5/1941: Thành lập mặt trận Việt Minh
- 22/1/1944: Thành lập đội VN tuyên truyền giải phóng quân
- 8/8/1945: Ra lời kêu gọi khởi nghĩa giành chính quyền
- 2/9/2945: Tại quảng trường Ba Đình HN: Người đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà

III. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.

You might also like