You are on page 1of 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA : KIẾN TRÚC


NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG

ĐỒ ÁN MÔN:
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG

GVHD:THS.KTS HOÀNG HUY THỊNH


SVTH: CAO PHAN AN
MSSV: 2025802010093
LỚP: D20KTXD01
NỘI DUNG I:
PHẦN 1: KIẾN TRÚC ĐẶC TRƯNG
NHÀ Ở 3 MIỀN
Miền Trung Miền Bắc Miền Tây Nam Bộ
I. Nhà ở Miền Trung.
1. Kiến trúc nhà ở nhà Miền Trung.
➢ Ở miền Trung thường được tổ chức không
gian theo mô hình quen thuộc. Đầu tiên là
cổng nhà, ngõ vào, tiếp đến là sân gạch,
nếp nhà, vườn trước và vườn sau theo mặc
định trước cau sau chuối hoặc trồng cây ăn
trái.

1 - Giang nhà chính


2 - Giang nhà phụ
3 - Sân nhà
4 - Vườn sau
5 - Vườn trước
6 - Ngõ vào nhà
2. Chi tiết ngôi nhà truyền thống Miền Trung.
➢ Trước sân, bước vào là một bức bình phong, bể nước được thiết kế thu nhỏ
theo phong thủy minh đường thủy tụ. Nhìn vào cách bố trí không gian nhà ở dễ
dàng nhận ra cái tính hướng nội của ngôi nhà Việt. Bức bình phong như một
vật cách ngăn với thế giới bên ngoài.
➢ Ngôi nhà Việt ở miền Trung thường theo kiểu ba gian hai chái, hay một gian
hai chái. Chính diện ngôi nhà là nơi thể hiện sự tôn nghiêm và giá trị tinh thần
của gia chủ được bố trí theo hàng dọc: Tủ thờ, bàn tiếp khách.
II. Nhà ở Miền Bắc.
1. Kiến trúc nhà ở Đồng Bằng Bắc Bộ xưa.

➢ Là những ngôi nhà một tầng đơn sơ, nền


làm sát mặt đất, vật liệu chủ yếu là tre, nứa
lá, rơm rạ.
➢ Khuôn viên nhà gồm: qua cổng đến vườn
cây, vào đến sân rồi mới đến nhà chính,
nhà phụ, nhà bếp, khu vệ sinh, chuồng nuôi
gia súc, trâu bò, vườn sau ao trước, hàng
rào cây bao quanh, bên ngoài bao bọc bởi
lũy tre làng... tạo nên mô hình sinh thái
khép kín vườn - ao - chuồng.

➢ Kiến trúc nhà Bắc gắn liền với khí hậu của vùng miền từ cách bố trí đến sự sắp xếp
trong ngôi nhà. Địa điểm xây nhà phải là nơi thuận lợi và có hệ sinh thái đa dạng,
gần nguồn nước. Trãi qua một thời gian, kiến trúc nhà Bắc lại phát triển hơn từ mái
đến vách tường phải là những chất liệu có thể chống chịu với những mùa khắc nghiệt
trong năm.
2. Sự phát triển trong kiến trúc nhà ở miền Bắc.
➢ Bên cạnh đó màu sắc và kiểu dáng của ngôi nhà
cũng có những nét riêng không còn quá giống
nhau như trước. Những ngôi nhà gỗ sang trọng
khang trang, những ngôi nhà đất mềm mại ấm
áp, nhà tranh lớn dân dã mát mẽ vào mùa hè,…
tất cả đã làm nên những nét đặc sắc trong kiến
trúc nhà Bắc.
➢ Những ngôi nhà 3 gian miền Bắc được thiết kế
theo kiểu nhà cấp 4 và chia cấu trúc nhà thành 3
gian cũng có những ngôi nhà 5 gian, bên trên là
mái ngói cùng kèo cột truyền thống. Mặc dù
không được đánh giá quá cao về mặt khoa học
hay thẩm mỹ vì nó không cầu kỳ nhưng lại được
đánh giá cao hơn về cấu trúc truyền thống đơn
giản và khiến cho ngôi nhà luôn được mát mẻ Vẽ đẹp ngôi
hơn vào mùa hè hay ấm cúng hơn vào mùa đông. nhà cổ Bắc Bộ
Đặc biệt là nó không hề tạo nên vách ngăn nào trăm tuổi
trong không gian nhà từ đó gắn kết các thành
viên lại với nhau tốt hơn.
➢ Vẫn còn khá nhiều vùng miền có kiến trúc làng xã bao quanh với lối thiết kế
nhà cổ nông thông đúng chuẩn nhà 3 gian miền Bắc na ná nhau đã tạo nên một
thổng thể kiến trúc vô cùng đẹp mắt, gây được sự ấn tượng và thổi hồn vào
truyền thống văn hóa xưa.
III. Nhà ở Miền Tây Nam Bộ.
1. Kiến trúc nhà ở Miền Tây Nam Bộ
➢ Vùng đất Tây Nam bộ là vùng đất trũng có
hơn phân nửa diện tích ven biển là vùng
đất lợ, điều kiện môi trường rất thích hợp
cho các loại cây sú, vẹt, đước, bần, tràm,
dừa nước…sinh sống. Người dân ở đây đã
tận dụng các sản vật tự nhiên này làm vật
liệu xây dựng cho ngôi nhà của mình.
➢ Mùa đông có cường độ rất lớn, thời gian xảy
ra khá ngắn, phạm vi ảnh hưởng khá nhỏ
đều rất thường xuyên trong suốt mùa mưa;
mưa xuống có thời gian xảy ra khá dài.
➢ Một kiểu nhà đặc trưng, mang tính truyền thống của một vùng đất bao giờ củng được
xây trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản. Trước hết, ngôi nhà đó phải phù hợp với điều
kiện môi sinh trong vùng. Điều này sẽ giúp con người sáng tạo ra những mẫu biệt thự
đẹp phù hợp để bảo vệ cuộc sống yên ổn của mình. Thứ đến, điều kiện kinh tế - xã hội
cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề xây dựng kiến trúc ở miền Tây Nam Bộ
và kiến trúc vùng miền khác nói chung như khả năng tài chính, nhà cất trên đất giồng,
nhà cất cặp mé sông, bối cảnh xã hội…đều có những cấu trúc và nguyên vật liệu khác
nhau sao cho phù hợp.
2. Các kiểu nhà ở Miền Tây Nam Bộ.

➢ Nhà lá: những ngôi nhà bằng lá dừa nước nhìn có vẻ mong manh yếu ớt nhưng
với bàn tay khéo léo của người thợ nó vô cùng dẻo dai, kiên cường. Cái nắng
nóng thiêu đốt ở miền Tây trở nên dịu dàng hơn với mái nhà tranh lợp lá dừa. Cái
nhà lá chữ Đinh có vẻ tạm bợ là cái nhà của người ở miệt vườn đồng bằng. Vùng
này rừng ngập nước, cây đước, cây tràm cộng với lá dừa nước là những vật liệu
làm nhà không bền chắc vì họ thường di chuyển nơi ở và không chú trọng quá
nhiều vào không gian sống. Nếu không quá gần sông nước họ thường kết hợp làm
nhà bằng gỗ với lợp mái lá để tạo thêm sự chắc chắn. Vì thế những ngôi nhà mái
lá dừa đước còn tồn tại phổ biến ở đây.
➢ Nhà không có cửa: khi mà giữa các ngôi nhà hiện đại kính cổng cao tường
thì ở miền tây nam bộ còn có các ngôi nhà không cửa. Nhà không cửa gần
gũi, thân thiện, vừa minh chứng cho sự yên bình, gắn bó tình làng nghĩa xóm
của một làng quê, vừa tạo cảm giác an tâm, tin tưởng cho những ai đặt chân
đến nơi cuối cùng trên mảnh đất hình chữ S. “Cái đáng quý nhất ở những
ngôi nhà không cửa chính là sự gắn bó, đậm đà tình làng nghĩa xóm”, đem lại
cho ta cảm giác gần gũi , mến khách như người dân nơi đây.
➢ Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ kiểu nhà không có cửa có thiết kế đơn
giản rộng rải và thoáng mát. Do địa hình gần biển, khoảng từ tháng 9-11 mỗi
năm nước biển dâng cao nên đa số những ngôi nhà ở đây đều làm sàn, cao
cách mặt đất 1-1,5m. Nền nhà dược lót bằng ván mỏng hoặc cso hộ khá lớn
thì làm nền kiên cố bằng bê tông. Nhà không làm cửa nên đứng ở trước nhà
có thể nhìn thấu ra phía sau. Những tài sản vật dụng trong nhà phơi bày ra hết
củng giống như sự cởi mở, phóng khoáng của con người nơi đây.
➢ Nhà sàn chống lũ: kiểu nhà sàn này khá đơn giản, nhưng lại mang một nét
đặc sắc riêng khác biệt so với nhà sàn vùng núi, thường được dựng nổi ngay
bên những dòng kênh ngầu đỏ phù sa, hay trên bờ ruộng ngập, thậm chí có
những xóm nhà sàn quanh năm, nổi lên giữa mênh mông sóng nước.
➢ Kiểu nhà hướng ra sông, bởi đi lại của bà con phần lớn dựa vào kênh, sông,
luồng, rạch. Nhà như chiếc ghe, mũi ghe phải quay thẳng ra sông nên cửa
chính được trổ ngay nơi vách đầu hồi. Của chính ra vào thường thấp hơn đầu
người nhằm mục đích người lạ vào phải cúi thấp để chào ngôi nhà và chào
chủ nhà. Kiến trúc ngôi nhà từ lang cang đến hết các khung cửa được chạm
khắc công phu, có chim muông, hoa lá với đường nét, góc cạnh khá cầu kì,
tinh xảo lồng vào nhau rất đẹp, chỉ cần nhìn vào cột chống nhà sàn và nét
trạm trổ là phân biệt được mức độ giàu nghèo của gia chủ.
➢ Bên trong ngôi nhà, mọi sinh hoạt gia đình của người dân vùng rốn lũ đều
tập trung ở hàng ba (hành lang trước cửa nhà). Nơi đây được dùng để tiếp
khách, ăn uống quay quần các thành viên trong gia đình.
PHẦN 2:
CÁC BỘ PHẬN
CẤU TẠO NHÀ
Ở, CHỨC
NĂNG VÀ
NHIỆM VỤ
CÁC BỘ PHẬN CẤU TẠO NHÀ Ở

Nhóm kết cấu chịu lực: Nhóm kết cấu bao che:
➢ Là nhóm gồm các bộ phận có ➢ Là nhóm gồm các bộ phận có
kết cấu thẳng đứng chịu trách chức năng phân chia nhà ở
nhiệm gánh toàn bộ các loại tải thành các không gian nhỏ cả ở
trọng tác động lên chúng để bên trong lẫn bên ngoài như:
truyền xuống đất như : móng, vách ngăn, sàn, mái, cửa sổ, cửa
tường, sàn, cột, dầm, cầu đi,…
thang,…

➢ Tuy nhiên các bộ phận cấu tạo nhà ở kể trên, có một số bộ phận đảm
nhiệm cả 2 chức năng vừa cấu chịu lực, vừa cấu bao che như: tường,
sàn, mái,…
NHÓM KẾT CẤU CHỊU LỰC:

1. Móng:
Phần liên kết với nền đất chống đỡ các yếu tố
của công trình và không gian bên trên. Bao
gồm: Móng cóc, móng băng, móng cọc, móng
bè, móng gạch.
➢ Móng cóc: Là các loại móng đỡ một cột hoặc
một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu
lực.Sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố
trụ cầu... Móng cóc có thể là móng cứng,
móng mềm hoặc móng kết hợp. Cũng thường
dùng khi sửa chữa cải tạo nhà nhỏ lẻ. Móng
đơn là tiết kiệm nhất trong các loại móng.
➢ Móng băng: Thường có dạng một dải dài, có
thể độc lập hoặc giao nhau (cắt nhau hình chữ
thập), để đỡ tường hoặc hàng cột. Trong xây
dựng nhà, móng băng hay dùng nhất, vì nó
lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn.
➢ Móng cọc: Là loại móng gồm có cọc và đài
cọc, dùng để truyền tải trọng của công trình
xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới
sâu.
➢ Móng bè: Đây là loại móng trải rộng dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực
của công trình lên nền đất. Thường dùng cho công trình có tầng hầm hoặc nơi
có nền đất yếu.
➢ Móng gạch: Loại móng truyền thống được sử dụng để xây nhà từ thời xưa.
Tuy nhiên, không được dùng móng này xây trên nền đất yếu. Chỉ thích hợp
xây nhà cấp 4 hoặc nhà tạm.
2. Cột:
Là kết cấu chịu lực trực tiếp trên móng, dầm, hay tường. Các loại cột phổ
biến hiện nay là: Cột gạch, cột bê tông cốt thép; cột thép..
➢ Cột gạch: là một trong những cấu tạo cột nhà thông dụng. Thường thì cột
gạch thường được sử dụng trong quá trình xây tường, có nghĩa là khi
hoàn thiện sẽ không lộ kết cấu cột ra ngoài.
➢ Cột bê tông cốp thép: Đây là loại cột chịu được lực uốn tốt. Được sử
dụng phổ biến trong các công trình có tải trọng lớn, có khả năng chống
rung cao.
➢ Cột thép: Là loại cột kết cấu theo phương đứng của khung, nhận tải
trọng của mái, dầm cầu cậy và thiết bị vận chuyển nâng, tường treo…
truyền vào móng.
3. Giằng tường(dầm).
➢ Là lớp bê tông cốt thép (hay còn gọi là đai
tường).
➢ Giằng tường liên kết các tường tạo thành hệ
kết cấu đảm bảo độ ổn định của bản thân
tường và độ cứng cho không gian nhà.
Giằng tường có độ dày bằng một hoặc 2 lần
chiều dày viên gạch.
➢ Có nhiệm vụ tiếp thu các lực ứng kéo, mô
men và lực cắt khi có lún lệch.
4. Lanh tô.
➢ Là bộ phận dầm tường bằng gạch, bê tông
cốt thép, gạch cốt thép hay gỗ thép định
hình dùng để đỡ khối tường nằm trên cửa sổ
- cửa đi tạo ra các lỗ cửa trên tường.
➢ Tuy nhiên tùy thuộc vào điều kiện làm việc
mà lanh tô có thể chịu được tác dụng lực
hoặc không chịu được.
1.4 Dầm, sàn:
Dầm là kết cấu xây dựng nằm ngang hoặc nằm nghiêng chịu tải trọng và đỡ các
bộ phận phía trên nó như bản dầm (sàn), tường, mái. Trong đó:
➢ Dầm: Dầm bê tông cốp thép, dầm thép, dầm bê tông đổ giả, tấm cemboard,
ván ghép…
➢ Sàn: Sàn bê tông cốp thép, tấm vật liệu có sẵn...

5. Đà kiềng.
➢ Là giằng các chân cột móng lại với nhau (đôi lúc gọi là giằng cột), nhằm ổn
định các cột, giữ khoảng cách các chân cột và cột không bị nghiêng trong quá
trình xây dựng, nâng đỡ cột để xây tường.
➢ Đà kiềng và cột kết hợp với nhau tạo thành bộ khung vững chắc chịu lực cho
ngôi nhà.
6. Cầu thang.
➢ Đóng vai trò quan trọng trong giao thông theo chiều đứng ngôi nhà.
➢ Cầu thang có kết cấu chịu chịu lực bằng bản hoặc bản dầm.
➢ Yêu cầu cấu tạo phải bền vững và khả năng dễ dàng đi lại, thoải mái và an
toàn khi di chuyển.
NHÓM KẾT CẤU BAO CHE:
1. Mái nhà.
➢ Là một trong những bộ phận bao che(mưa,
nắng, cách nhiệt…) và chịu lực ( gió,
tuyết)… cho ngôi nhà.
➢ Ngoài chức năng bao che, mái còn có vai trò
quan trọng trong việc tạo nên vẻ đẹp thẩm
mỹ cho ngôi nhà.
2. Cửa sổ.
➢ Là bộ phận lấy ánh sáng và thông gió cho
các căn phòng.
➢ Cửa sổ gồm có khuôn cửa và cánh cửa. Cũng
có trường hợp làm cửa sổ không cần khuôn.
➢ Cửa sổ đặt trên tường hoặc vách. Nó cách
mặt sàn nhà khoảng 80-90cm và cách trần
nhà khoảng 30-40cm.
➢ Cửa sổ ở Việt Nam thường có 2 lớp: Cửa
chớp bên ngoài để che nắng, thông gió và
cửa kính bên trong để ngăn mưa, gió lạnh và
lấy ánh sáng.
➢ Cửa sổ ở các xứ lạnh có 2 lớp cửa kính
nhưng không có cửa chớp.
3. Cửa đi.
➢ Giống cửa sổ, cửa ra vào cũng có khuôn cửa
và cánh cửa. Có trường hợp làm cửa ra vào
không cần khuôn.
➢ Cửa đi thường ít khi có chiều cao thấp hơn
1.8m. Chiều rộng cửa đi phụ thuộc vào diện
tích và nhu cầu đi lại.
➢ Một trong các bộ phận nhà ở có chức năng
liên hệ các phòng, các không gian bên trong
với bên ngoài và ngược lại.
4. Ô văn.
➢ Là tấm mái che bằng bê tông cốt thép nằm
trên các cửa sổ, cửa ra vào để che mưa nắng
cho căn phòng ở bên trong.

➢ Nhiều gia chủ muốn tiết kiệm chi phí nên làm
kết hợp giằng tường, ô văng và lanh tô với
nhau.
5. Mái đua.
➢ Là phần gờ tường nhô ra khỏi tường chu
vi (tường ngoài chịu lực) ở phía trên
cùng nhà để tạo thành các gờ hắt nước.
➢ Giống bệ tường, mái đua cũng là một bộ
phận trang trí tạo tính thẩm mỹ cho kiến
trúc nhà ở.
➢ Chúng có nhiệm vụ che cho tường khỏi
bị nước mưa chảy từ trên mái xuống làm
ẩm mốc tường.
PHỐI CẢNH CHUNG MẶT ĐỨNG NGÔI NHÀ
PHỐI CẢNH PHÒNG KHÁCH
PHỐI CẢNH PHÒNG NGỦ
PHỐI CẢNH PHÒNG BẾP
PHỐI CẢNH PHÒNG WC

You might also like