You are on page 1of 33

1

Mục lục
I.Fallingwater ........................................................................................................ 3
1. Giới thiệu chung. ........................................................................................... 3
2.Phân tích.......................................................................................................... 4
3. Kết luận. ....................................................................................................... 18
II. Villa Savoye ................................................................................................... 19
1.Giới thiệu chung: .......................................................................................... 19
2.Phân tích: ...................................................................................................... 21
3. Kết luận ........................................................................................................ 33

2
I.Fallingwater
1. Giới thiệu chung:
-Fallingwater hay Nhà thác nước là một ngôi nhà được thiết kế bởi kiến trúc
sư Frank Lloyd Wright vào năm 1935 ở vùng nông thôn phía tây nam
Pennsylvania, 43 dặm (69 km) về phía đông nam Pittsburgh.
-Ngôi nhà được xây dựng một phần trên thác nước trên Bear Run thuộc khu
vực Mill Run thuộc thị trấn Stewart, hạt Fayette, Pennsylvania, nằm ở vùng cao
nguyên Laurel của dãy núi Allegheny. Nó được thiết kế như một ngôi nhà nghỉ
dưỡng cuối tuần cho gia đình Liliane và Edgar J. Kaufmann Sr.,chủ sở hữu của
cửa hàng bách hóa Kaufmann's.
-Ngôi nhà được chỉ định là Di tích Lịch sử quốc gia vào năm 1966. Nó và bảy
công trình khác của Wright đã được ghi vào Danh sách Di sản thế giới với tên
gọi chung "Công trình kiến trúc thế kỷ 20 của Frank Lloyd Wright" vào tháng 7
năm 2019.
-Frank Lloyd Wright sinh năm 1867, mất năm 1959. Ông là nhà kiến trúc sư
người Mỹ được Viện Kiến trúc sư Hoa Kỳ đặt cho danh hiệu “kiến trúc sư Mỹ
vĩ đại nhất mọi thời đại”. Cuộc đời ông là cả những điều thần kỳ với muôn vàn
tài hoa, ông vừa là nhà kiến trúc sư, nhà thiết kế nội thất, nhà văn và nhà giáo,
người đã thiết kế hơn 1000 cấu trúc và 532 công trình lớn nhỏ.

3
2.Phân tích:
a. Khu đất, bối cảnh xung quanh:

-Vị trí được chọn để đặt móng cho tòa nhà cũng là một trong những thách
thức thú vị dành cho Frank: dòng thác Bear Run thuộc cao nguyên Laurel ở dãy
núi Allegheny. Tuy không phải là dạng địa hình phức tạp, nhưng với cấu trúc
phân tầng của các lớp vách đá trên dòng thác, việc xây dựng một biệt thự nghỉ
dưỡng bên trên đó quả cũng không phải là một công việc đơn giản chút nào.
- Bear Run nằm trên gần như toàn bộ phía tây nam Pennsylvania , nằm trong
Cao nguyên và dãy núi Appalachia. Địa hình bao gồm các rặng núi , cao nguyên
, sườn dốc và các hẻm núi ấn tượng biến thể về địa hình tạo ra trên một phạm vi
rộng về định hướng , độ cao và độ ẩm. Chúng tác động tạo ra những phong cảnh
khác nhau của rừng.
- Các thác nước nhỏ rải rác theo chiều dài của Bear Run , minh họa các tương
tác động khi kết hợp giữa địa chất và thủy văn cảnh quan . Khu vực tầng tương
đối mỏng , xen kẽ theo chu kỳ cho phép thác của Fallingwater phát triển cấu
hình “ bậc thang ” đặc trưng của chúng.
-Giao thông của công trình: Frank đã thiết kế rất tài tình và sắp xếp các lối đi
rất hợp lý.

4
-Chiếu sáng tự nhiên:

5
-Tầm nhìn của căn nhà:

-Vị trí
đón gió tự nhiên: Gió hướng Tây và Tây Nam là hướng gió chính thổi quanh
năm, phối cảnh cho thấy các không gian đều nhận gió, những không gian chung
nhận được nhiều gió hơn. Sự đa dạng về khả năng nhận gió của các sân thượng.
Dải màu cam cho thấy áp lực của tải trọng gió chủ yếu tác động lên phần tường
kết cấu chính của căn nhà.

6
b.Ý tưởng thiết kế:
-Tình yêu của ông Kasfmanns đối với thác nước Bear Run đã truyền cảm
hứng cho kiến trúc sư Wright tưởng tượng ra một thiết kế khác với mong đợi về
nơi ở mà ông Kasfmann nghĩ rằng mình có thể được ngắm nhìn và tận hưởng
thác nước từ xa. Thay vào đó, ông Wright lại thiết kế đặt căn biệt thự trực tiếp
lên trên thác nước. Đó là một động thái táo bạo cho phép gia đình ông
Kaufmann không chỉ đơn giản là ngắm nhìn thiên nhiên, mà còn thực sự sống ở
giữa thiên nhiên và ngay trên thác nước.
-Ông tin rằng kiến trúc nên nâng cao mối quan hệ của con người với thiên
nhiên, phải làm mờ ranh giới giữa không gian bên trong và bên ngoài, tái tạo
các dạng chuyển dịch tự nhiên của thế giới tự nhiên, bắt chước các vật liệu và
màu sắc của nó, và hòa quyện một cách liền mạch với cảnh quan thiên nhiên.
-Công trình được xây dựng trên nền tảng đá, nước và hệ thực vật của Bear
Run, đó là thứ đã truyền cảm hứng cho thiết kế của Frank Lloyd Wright.

c.Tổng mặt bằng và công năng mặt bằng:

- Fallingwater với khu nhà chính quay về phía Tây Nam, nơi có một dòng
sông mang tên Bear Run chảy ngang, cũng là điểm nhấn cho căn biệt thự. Phía
sau khu nhà chính (hướng Đông Bắc) được bao phủ bằng sự hùng vĩ của núi
rừng.
- Có thể thấy mặt bằng công trình biệt thự Kaufmann được phát triển từ “bố
c c khai phóng (mở rộng)”, không có một sự ràng buộc nào cả, các góc cạnh
của tòa nhà như là “có sức sống vươn ra xung quanh”.
7
-Vẻ đẹp tự nhiên xung quanh Fallingwater được đánh giá cao bởi kết nối mật
thiết của chính căn biệt thự cùng sự hiểu biết của vị cố kiến trúc sư Frank Lloyd
Wright. Với lối kiến trúc táo bạo và sáng tạo nằm giữa cảnh quan rừng cùng
dòng sông Bear Run, Fallingwater vừa như hoà làm một với cảnh quan vừa
được làm bật lên vẻ đẹp hoang sơ bởi núi rừng.
-Công năng mặt bằng:

-Tầng 1-trệt:

8
Tầng trệt là không gian sinh hoạt, giải trí. Ngôi nhà nguyên bản có các phòng
đơn giản được trang bị bởi Wright, với phòng khách mở và nhà bếp nhỏ gọn
tầng đầu tiên. Tất cả các phòng đều được kết nối đến môi trường xung quanh tự
nhiên của ngôi nhà, và phòng khách thậm chí còn có các bậc dẫn thẳng xuống
dòng sông bên dưới.
- Tầng 2:

Tầng hai gồm ba phòng ngủ nhỏ, hai ban công hướng Tây và Bắc cùng một cây
cầu nằm ở hướng Đông nối liền giữa tầng hai và sảnh đi bộ lớn phía ngoài.
-Tầng thượng:

Là vị trí có phòng nghiên cứu cùng sân thượng hướng về phía Bắc và hướng
Tây Nam.

9
Việc lưu thông qua nhà bao gồm các lối đi tối, hẹp, nhằm m c đích để mọi
người trải nghiệm cảm giác nén khi so sánh với việc mở rộng càng gần họ càng
ra ngoài. Vẻ đẹp của những không gian này được tìm thấy trong phần mở rộng
của chúng đối với thiên nhiên.

d.Khối, chất liệu, trang trí nội ngoại thất:


-Khối:

10
Wright đã tiếp nối bố c c của tự nhiên với những yếu tố theo phương ngang và
các tảng đá lớn nằm giữa những khoảng trống của thung lũng. Fallingwater
được bố c c hoàn toàn bởi các khối nằm ngang một cách rất tự nhiên tựa như
chúng cũng là các phiến đá của thác nước, và người chủ nhà sống trong các căn
phòng nằm ngay bên trên dòng nước chảy. Từ cửa sổ và ban công của căn biệt
thự, họ có thể ngắm nhìn những ngọn cây.
Kiến trúc hữu cơ thúc đẩy sự hài hòa của con người và thế giới thiên nhiên, biến
sản phẩm thành nghệ thuật điêu khắc tự nhiên thực th .
-Chất liệu:
Vật liệu của công trình một phần là đá đã qua xử lí thô với vô vàn dáng vẻ và
một phần là những tấm bê tông trắng mài nhẵn và cửa sổ bằng kính và thép.
Phòng khách lớn có sàn bằng đá (một phần chính là phiến đá lớn mà ngôi nhà
được xây lên trên) và những bức tường bằng kính và bằng đá. Với đồ gỗ, đồ vải
và các tác phẩm nghệ thuật tinh tế, cùng với tầm nhìn ra những ngọn cây xung
quanh đã tạo nên một phòng khách đầy cảm hứng, đặc trưng bởi chất lượng và
văn hóa.
Cấu trúc chính của toàn bộ ngôi nhà là hệ thống bệ đỡ ban công (cantilever)
bằng bêtông cốt thép. Với hệ thống này, Wright và nhóm cộng sự đã sử d ng
phương pháp đảo ngược dầm hoàn toàn để tạo nền nhà của tầng trên cũng là
trần nhà của tầng bên dưới.
-Kết cấu:

11
Phần sàn nhà của tầng bên dưới được gia cố thêm bằng gấp đôi lượng thép bình
thường. Số thép tăng cường này không chỉ làm tăng trọng cho sàn nhà mà còn
giúp lớp bêtông vốn thường không thể lấp đầy dàn móng bêtông khiến sàn nhà
yếu đi, được khít chặt nhau hơn.

Hệ thống bệ đỡ ban công- cấu trúc chính


cho ngôi nhà

Tường làm bằng sa thạch khai thác từ khu vực xung quanh thác
12
-Trang trí nội ngoại thất:
Niềm đam mê của Wright đối với kiến trúc Nhật Bản đã được phản ánh mạnh
mẽ trong thiết kế của Fallingwater, đặc biệt là tầm quan trọng của việc xen kẽ
không gian bên ngoài và nội thất và sự nhấn mạnh mạnh mẽ vào sự hài hòa giữa
con người và thiên nhiên.

Lò sưởi được trong phòng khách được xây dựng tích hợp với những tảng đá gờ
nhô ra khỏi mặt sàn phòng khách thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa không gian
ngoài và trong tạo ấn tượng về những tảng đá nhô ra từ một dòng suối.

Từ phòng khách ở tầng một, một cầu thang dẫn trực tiếp xuống dòng suối bên
dưới.
13
Phòng ngủ nhỏ, một số có trần nhà
thấp cùng lối đi hẹp để mọi người
có thể cảm nhận được không gian
dần mở rộng khi di chuyển ra bên
ngoài căn biệt thự.

14
Bear Run và âm thanh của nước tràn ngập ngôi nhà, đặc biệt là vào mùa xuân
khi tuyết tan chảy. Thiết kế kết hợp cửa sổ và ban công vươn ra môi trường
xung quanh. Phù hợp với quan điểm của Wright, cửa vào chính cách xa thác
nước.

15
Trên sườn đồi phía trên ngôi nhà chính là một bãi đậu xe, khu của người giúp
việc và một nhà khách.

16
Những nhà ph kèm theo này được xây dựng hai năm sau đó sử d ng cùng chất
lượng vật liệu và chú ý đến từng chi tiết như ngôi nhà chính. Các khu dành cho
khách có hồ bơi và vào mùa xuân tuyết tan và thoát nước ra sông bên dưới.

17
Sau khi Fallingwater được làm điểm tham quan cho công chúng, ba bãi đậu xe
được bao quanh theo hướng Kaufmann Jr. dành cho du khách tham quan sử
d ng để xem bài thuyết trình về Bảo tồn Tây Pennsylvania vào cuối các tour du
lịch.

3. Kết luận:
Hay:
-Fallingwater xứng đáng là một kiệt tác tuyệt vời nhất của Wright bởi tính
năng động và sự hòa hợp của nó với môi trường thiên nhiên hùng vĩ xung
quanh. Niềm đam mê phong cách kiến trúc Nhật Bản ảnh hưởng mạnh mẽ đến
thiết kế của Fallingwater, đặc biệt là tầm quan trọng của sự kết hợp hòa quyện
không gian giữa nội và ngoại thất cũng như sự nhấn mạnh táo bạo trong mối
tương quan mật thiết giữa con người - kiến trúc - thiên nhiên.
Chưa hay:
-Một sự cố đáng kể ở các bệ đỡ ban công này là việc s p lún. Vì nhà thầu
không tính toán đến độ võng xuống của tấm sàn khi lớp bê-tông đã lưu hóa và
dàn khung được tháo gỡ, nên hậu quả của việc không xâ dàn khuôn có độ
nghiêng hướng nhẹ lên trên là hệ thống bệ đỡ ngày càng nghiêng hẳn sang một
bên.
-Phương án cứu vãn khả thi được thông qua là việc bố trí để cài đặt một bức
tường hỗ trợ bên dưới hệ thống dầm đỡ ở dãy nhà phía tây. Hệ thống bệ đỡ ban
công là cấu trúc chính cho tòa nhà.

18
II. Villa Savoye
1.Giới thiệu chung:
-Villa Savoye là tác phẩm được nhào nặn dưới bàn tay của KTS người Th y
Sĩ lừng danh Le Corbusier. Cho đến nay, Villa Savoye vẫn trở thành nguồn cảm
hứng cho những thế hệ kiến trúc sư trẻ nhờ thiết kế phóng khoáng, tinh tế, mang
đậm dấu ấn cá nhân của KTS Le Corbusier.
-Villa Savoye toạ lạc tại Poissy , một thị trấn nhỏ cách thủ đô Paris khoảng 30
km . Toà nhà năm trên khu đất rộng tới 7ha , bao quanh bởi một cánh rừng và từ
đây có thể nhìn ra cảnh quan tuyệt vời của thung lũng sông Seine . Villa Savoye
được coi là kiệt tác đắc ý nhất của Le Corbusier , cả thế giới biết đến nó như
minh chứng rõ ràng nhất cho các lý thuyết về Modern Architecture ( Kiến trúc
hiện đại ) . Đó cũng là lý do vì sao nó được chọn vào danh sách những toà nhà
biểu tượng của thế kỷ 20.
-Biệt thự này là điển hình cho công trình của Le Corbusier, là ví d điển hình
thể hiện cho những quan điểm về cơ giới hóa trong đời sống của Le Corbusier,
được đánh giá là điển hình cho kiến trúc hiện đại bởi phong cách thiết kế theo
dạng không gian, phù hợp với người sử d ng. Có thể nhận thấy rõ những nét
kiến trúc độc đáo nhất của ngôi nhà mang đậm “ chất ” Corbusier với kết cấu
không gian trong và ngoài khá ngẫu hứng . Trong đó người ta có đề cập đến “
Năm điếm ", những nguyên lý căn bản của ông về khái niệm thẩm mỹ mới, của
một công trình xây dựng bằng bê tông gia cố.

19
Sơ phác của Le Corbusier

20
2.Phân tích:
a.Khu đất, bối cảnh xung quanh:
-Địa chỉ: 82 Rue de Villiers, 78300 Poissy, Pháp (Biểu thị bằng vòng tròn
rỗng)
-Biệt thự này thuộc sở hữu của chính phủ Pháp, nằm ở ngoại ô Paris, Pháp. Vị
trí tách biệt bởi những hàng cây bao quanh, tạo cho ngôi nhà sự riêng tư và tầm
nhìn tuyệt đẹp ra vùng đất liền.
-Xung quanh của Villa Savoye:
• City School Le Corbusier - High School (biểu thị bằng Dấu chấm vàng)
Trường tiểu học Abhaye (biểu thị bằng Dấu chấm đỏ)
• Đại lộ Blanche de Castille (có Dấu chấm màu xanh lam)

21
-Vị trí của nó là một cánh đồng xanh trước khi được xây dựng trên một khu
đất có nhiều cây cối với tầm nhìn ngoạn m c ra cảnh quan về phía tây bắc, một
khu đất rộng lớn không bị hạn chế cho phép Le Corbusier hoàn toàn tự do sáng
tạo. Chiếc hộp nổi tinh tế mà ông thiết kế vừa là ngôi nhà chức năng vừa là tác
phẩm điêu khắc hiện đại, hình thức và chức năng kết hợp tao nhã.

Bản sơ phác toàn cảnh biệt thự của Le Corbusier

22
b. Ý tưởng thiết kế:
-Trong những năm 1920, Le Corbusier đã thiết kế một loạt ngôi nhà cho phép
ông phát triển ý tưởng của mình hơn nữa. Đến năm 1926, ông đã phát minh ra
Năm Điểm Kiến trúc của mình, được ông coi như một hệ thống phổ quát có thể
áp d ng cho bất kỳ công trình kiến trúc nào. Hệ thống yêu cầu pilotis (cột
mảnh) để nâng tòa nhà lên khỏi mặt đất và cho phép không khí lưu thông bên
dưới; sân thượng trên mái, để mang thiên nhiên vào một khung cảnh đô thị; một
kế hoạch miễn phí cho phép phân phối không gian nội thất theo ý muốn; một
mặt tiền tự do có mặt phẳng nhẵn có thể được sử d ng để thử nghiệm chính
thức; và các cửa sổ ruy băng, giúp lấy sáng nhưng cũng tăng cường vẻ đẹp của
bức tường. Về điểm này, chúng tôi cho rằng Le Corbusier đặt Savoye ở một nơi
mà nó cho phép nó đi qua bên ngoài từ bốn phía của nó, liên quan đến một thời
gian mà việc này được thực hiện.

c. Tổng mặt bằng và công năng mặt bằng:


-Địa điểm của căn biệt thự Savoye là một cánh đồng xanh trên một khu đất có
nhiều cây cối, với tầm nhìn tuyệt đẹp hướng ra cảnh quan ở phía tây bắc và
được bao bọc bởi thiên nhiên rộng lớn.
-Toàn bộ mặt tiền hướng ra đường chỉ làm lối tiếp cận, phải đi sâu vô bên
trong qua nhiều hàng cây lớn thì sẽ thấy Savoye đứng lọt thỏm trên mảnh vườn
không có bất cứ trang trí gì ngoài cây to và bãi cỏ lớn.

23
-Công năng mặt bằng:
Le Corbusier thiết kế công trình theo chủ nghĩa công năng, các không gian từ
nhỏ đến lớn đều có chức năng riêng. Những yếu tố mang tính trang trí trong
công trình luôn đi kèm với một công năng nhất định.
-Tầng trệt:
Tầng trệt là nơi bố trí các không gian ph c v : phòng giặt ủi, phòng ngủ cho
người giúp việc, phòng tài xế, garage...

24
-Tầng hai:
Ở tầng hai gồm bếp, phòng khách và ba phòng ngủ. Vườn trên mái có diện tích
lớn, phẳng, được dùng làm nơi nghỉ ngơi, chỗ chơi của trẻ con, chỗ tập thể d c,
sinh hoạt của gia chủ.

25
-Tầng thượng
Tầng thượng với tầm nhìn lớn, tự do và phóng khoáng. Sân vườn tự nhiên kết
hợp với phòng tắm nắng với tường kín bao quanh giúp chủ nhà tận hưởng vẻ
đẹp thiên nhiên một cách thoải mái và riêng tư nhất.

26
d.Khối, chất liệu, trang trí nội ngoại thất:
-Khối:

Mặt bằng của ngôi nhà được bó gọn trong một hình chữ nhật với tỷ lệ hai cạnh
được xác định theo quy tắc tỷ lệ vàng, một quy tắc do chính Le Corbusier đề ra
dựa trên các nghiên cứu của ông về toán học. Trong hình chữ nhật đó, lần lượt
xuất hiện các đường cong như đường cong bán kính quay xe, của cầu thang
xoắn ốc, của các mảng tường chắn gió trên sân thượng... để làm mềm hoá và tạo
sự sinh động.

27
Nếu tầng hai được xây chủ yếu từ các khối hộp, thì tầng ba được thiết kế với
không gian mở, gần gũi với thiên nhiên nên hình khối mềm mại hơn.

28
-Chất liệu:
Công trình được nâng lên khỏi mặt đất bởi hệ thống cột, cho phép không gian
sân vườn được trải dài tự do dưới công trình.

Công trình sử d ng mái phẳng bằng bêtông thay vì hệ mái dốc truyền thống,
bản thân mái cũng được sử d ng vào m c đích sinh hoạt cũng như làm sân
vườn.
Với việc sử d ng hệ thống cột, Le Corbusier đã xoá bỏ hoàn toàn vai trò của hệ
thống tường chịu lực, vẫn được sử d ng rất phổ biến cho đến lúc đó. Điều này
cho phép công trình có mặt bằng tự do, với hệ thống vách ngăn nhẹ được đặt
theo ý muốn ở từng tầng mà không cần quan tâm đến hệ thống vách ngăn ở tầng
29
trên hay dưới nó.
Hệ thống tường không còn chức năng chịu lực tạo thuận lợi để có thể mở những
cửa sổ chạy dài từ đầu này đến đầu kia của công trình, đem theo nhiều ánh sáng
và gió vào bên trong công trình.

Hệ thống cột th t lui vào trong so với mặt đứng, sàn đưa ra ngoài dựa trên hệ
dầm công-xôn (cantilever). Mặt đứng lúc này trở nên thanh thoát nhẹ nhàng, và
chỉ đơn thuần là những mảng tường bao che và những ô cửa sổ.

30
-Trang trí nội ngoại thất:
Nếu như toàn bộ bề ngoài của ngôi nhà đều được sơn màu trắng, một màu trung
tính để thể hiện sự tinh khiết cũng như để hạn chế tối đa những tác động đến
cảnh quan thiên nhiên xung quanh thì trong các không gian sinh hoạt, Le
Corbusier đều bố trí những bức tường có màu sắc khác nhau: xanh dương, vàng
thổ, xám rêu...để làm tăng chiều sâu cũng như tính sinh động của không gian.

Tất cả các không gian ph c v cho việc sinh hoạt của gia đình Savoye đều nằm
ở tầng 1 và được bố trí xung quanh khoảng sân thượng có trồng cây mà Le
Corbusier gọi là “vườn treo”. Trong tất cả các phòng đều có bệ cửa sổ bằng
bêtông chạy dọc theo tường ngoài, nằm lên trên một hệ thống tủ tường bằng
nhôm có cửa trượt.
Sảnh vào công trình tràn ngập ánh sáng tự nhiên bắt nguồn từ sân vườn ở tầng
1, thông qua cầu thang và ram dốc.

31
Việc sử d ng ram dốc là yếu tố chính để kết nối các không gian theo chiều đứng
là một nét đặc biệt trong công trình này.

Trong khi đó, cầu thang dưới dạng xoắn ốc, xuống tới tầng hầm, lại đóng vai trò
như một điểm nhấn mang hơi hướng của nghệ thuật điêu khắc trong công trình.

32
Giữa phòng khách và sân thượng là một tường kính cao từ sàn đến trần, hoàn
toàn trong suốt, tạo cảm giác không hề có sự ngăn cách giữa bên trong và bên
ngoài. Vào ban đêm, phòng khách được chiếu sáng bởi hệ thống đèn nằm trong
máng bằng thép mạ nikel treo trên trần.
Cửa sổ được thiết kế theo kiểu băng dài nằm ngang, chạy theo bề rộng gian
phòng. Băng cửa sổ dài giúp công trình đón sáng và thông gió tự nhiên vô cùng
hiệu quả.

3. Kết luận:
Hay:
Le Corbusier thiết kế công trình theo chủ nghĩa công năng, các không gian từ
nhỏ đến lớn đều có chức năng riêng. Những yếu tố mang tính trang trí trong
công trình luôn đi kèm với một công năng nhất định. Những đường nét và hình
khối rất cơ bản đưa công trình đến một vẻ đẹp tinh giản và thuần khiết.
Chưa hay:
Công trình ở một khu vực cách trung tâm Paris khoảng 30km, nơi này có bầu
không khí rất đẹp và lãng mạn. Một khu dân cư mật độ thấp và các ngôi nhà ở
đây chủ yếu là dạng Villa hay như VN thì gọi là biệt thự nhưng chỉ 2 tầng với
chiều cao khiêm tốn (khá giống các khu Villa ở Nhật) Công trình tiếp cận từ
mặt sau, mặt này hơi xấu chút một phần là vị trí đặt các không gian ph . Mặt
chính lại quay về hướng ngược lại.
-Hết-

33

You might also like