You are on page 1of 22

Môn Hệ thống kiểm soát kĩ thuật môi trường

KIẾN TRÚC THÍCH ỨNG VỚI KHÍ HẬU VÙNG MIỀN VIỆT NAM

I. GIỚI THIỆU: Vy

Việt Nam nằm trọn vẹn trong vòng từ vĩ


tuyến Bắc tới Xích đạo (từ 8 độ Bắc đến 23 độ
Bắc) và thuộc đới khí hậu Nhiệt đới. Bên cạnh
đó, do có sự đa dạng về địa hình (núi- trung
du- đồng bằng) nên đất nước ta còn có sự đa
dạng khí hậu theo cả chiều Bắc- Nam, Đông-
Tây, thấp- cao.

Một cách khái quát nhất, Việt Nam được chia


thành 2 vùng khí hậu chính: phía Bắc là khí
hậu Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh,
phía nam là khí hậu cận xích đạo gió mùa.
Cùng với sự phân hóa về địa hình, khí hậu
Việt Nam được chia ra thành 7 vùng khí hậu
đặc trưng như hình bên.

Bản đồ khí hậu Việt Nam

Link: https://banbando.com/product/ban-do-
khi-hau-viet-nam-2a0/

Kiến trúc của từng vùng đều có những đặc điểm đặc trưng thể hiện cho phương thức mà người bản địa
thích ứng với khí hậu địa phương.

II. VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (TÂY BẮC BỘ VÀ ĐÔNG BẮC BỘ): Vy
a. Đặc điểm khí hậu& tự nhiên:

Trung du và miền núi Bắc bộ cũng mang đặc điểm khí hậu chung của vùng khí hậu phía bắc Việt Nam đó
là nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Ngoài ra còn bị chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình nên
mùa đông ở đây khí hậu rất khắc nghiệt:

- Phía Đông Bắc có những dãy núi chạy dài hình cánh cung vừa dẫn gió đến khu vực đồng ằng Bắc Bộ vừa
trữ gió lại nên mùa đông rất lạnh.

- Phía Tây Bắc dù chịu ảnh hưởng ít hơn bởi gió mùa Đông Bắc nhưng độ cao địa hình lớn (đỉnh
Fansipan- nóc nhà của Đông Dương) nên cũng rất lạnh. Ngoài ra hiện tượng gió Fơn cũng xảy ra tại khu
vực giáp biên giới Lào (Điện Biên) do địa hình núi cao chắn gió từ phía Tây thổi sang.
Bản đồ địa hình miền Bắc Việt Nam

Link:https://1.bp.blogspot.com/-H9I2XGYKZ3A/VPEBvzO3uLI/AAAAAAAAFCg/efnyJmHXI_k/w1200-h630-
p-k-no-nu/1.jpg

Người Hà Nhì- một dân tộc sống tại vùng miền núi phía Bắc

Link: https://static-images.vnncdn.net/files/publish/net-rieng-doc-dao-trong-trang-phuc-cua-nguoi-ha-
nhi-e76546d58e194ccb8fe8161409efb6cb.jpg
b. Kiến trúc:

Nhà tường trình:

Link ảnh: https://www.tripnow.vn/wp-


content/uploads/2019/08/nha-cua-nguoi-dan-
toc-thieu-so-13.jpg

Nhà tường trình là một trong những kiểu nhà


đặc trung của người Tây Bắc (dân tộc Hà Nhì,
dân tộc Mường).

Những ngôi nhà này thường được đặt trên nền


đất bằng, sử dụng những vật liệu xây dựng tự
nhiên như đất, rạ, gỗ sẵn có tại địa phương.

Những ngôi nhà này mang đặc điểm thể hiện cho sự
thích ứng với vi khí hậu lạnh giá tại khu vực miền
núi phía Bắc:

- Tường đất rất dày cách nhiệt tốt.

- Cửa sổ, cửa ra vào nhỏ hạn chế thất thoát nhiệt ra
khỏi ngôi nhà.

- Mái lá hoặc ngói dày cách nhiệt và dốc thoát nước


mưa nhanh.

Link ảnh:
https://cdnimg.vietnamplus.vn/t870/uploaded/fsmsr/2020_05_21/vnp_nha_trinh_tuong_y_ty_10_1.jp
g

Nhà sàn

Nhà sàn xuất hiện nhiều ở các dân tộc vùng núi Tây Bắc đặc trưng cho văn hóa của người Tày, Mường,
Thái,…

Nhà sàn thường được xây ở những khu vực có nền đất không bằng phẳng (vách núi, sườn núi), khác với
nhà tường trình, nhà sàn là cách mà người dân sống ở khu vực địa hình đồi núi không bằng phẳng làm
nhà. Các chân cột được chôn xuống dưới đất đỡ một mặt sàn bằng phẳng phía bên trên.

Nhà sàn thường được ken tường và sàn rất kín tránh gió lùa vào mùa đông.

Số lượng cửa vừa đủ, không quá nhiều để đảm bảo lưu thông gió mát vào mùa hạ và đóng chặt để tránh
gió vào mùa đông.
Ngoài ra, nhà sàn với phần chân cột cao còn giúp tránh thú dữ, khô thoáng vào mùa nồm ẩm.

Nhà sàn của người dân tộc Thái

Link: https://cdnimg.vietnamplus.vn/uploaded/qfsqy/2016_03_18/ttxvn_18032016nha_san.jpg

Nhà sàn nằm ở sườn núi

Link: https://vietpowertravel.com.vn/blog/wp-content/uploads/2016/08/ban-lac.jpg
III. VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (TRUNG VÀ NAM BẮC BỘ): Vy
a. Đặc điểm khí hậu& tự nhiên:
b. Kiến trúc:
IV. VÙNG BẮC TRUNG BỘ: Luyến
a. Đặc điểm khí hậu& tự nhiên:
b. Kiến trúc:
V. VÙNG NAM TRUNG BỘ: Luyến
a. Đặc điểm khí hậu& tự nhiên:
b. Kiến trúc:
VI. VÙNG TÂY NGUYÊN: Hoàn
a. Đặc điểm khí hậu& tự nhiên:

Khí hậu cận xích đạo: nhiệt đới ẩm

Nằm trên cao nguyên và núi cao nên mùa đông lạnh, tuy không còn ảnh hưởng của gió mùa cực đới,
mùa hè ở khu vực thung lũng nóng; phần phía tây có một số nét của khí hậu lục địa. Mùa mưa và mùa
khô tương phản rõ rệt, lắm mưa nhiều gió ( gió Tây khô nóng)

Luồng gió thay đổi hằng ngày vùng đồi núi

b. Kiến trúc:

Nhà cộng đồng:

*Nhà Rông (dành cho hầu hết các bộ tộc) :


 Nằm ở vị trí cao ráo và thoáng mát nhất trong làng
 Cột là những thân gỗ to, loại tốt như trắc, hương, gò chỉ, cà chít...
=>Đảm bảo không bị mối mọt mục ruỗng, nhất là phần chân ngập đóng sâu dưới nền đất.
 Vách và sàn là nứa, tre đập dập, các vì kèo bằng tre nứa và lợp bằng tranh. Một nửa phía trên
mái nhà Rông lợp bằng hai lớp nứa đan, nửa mái dưới và hai đầu hồi mới lợp bằng tranh. Sau
khi đã lợp mái, người ta mới đan phên nứa để làm vách, cũng đan hai lớp để tránh mưa tạt.
 Rường mái sử dụng những loại cây không mọt, nhẹ và có độ dẻo dai cao như bằng lăng, cây
trứng gà, hoặc lồ ô già đanh,..
 Mái cao vút dáng như lưỡi rìu dạng ovan thường chỉ cách mặt đất chừng 1m, vượt hẳn lên trên
mái các ngôi nhà trong làng- hình dạng này giúp nhà xây được phần mái cao mà không sợ sập vì
lực cản của gió.

=>Nhà Rông của người Bâhnar và Sê Đăng có hình dạng tượng tự như nhau. Tuy nhiên bề ngang mái
Rông Bâhnar thường bằng chiều ngang nhà, trong khi mái rông Sê Đăng lại thót dần lại khi lên cao hơn.

Nhà Rông Sê Đăng Nhà Rông Jrai

*Nhà Gươi (tộc Cơ Tu): (các chức năng cx tương tự nhà rông chỉ có hình thái khác)
b)Nhà ở:
*Đặc điểm chung:

 Đa phần những ngôi nhà sàn thường được thiết kế từ những vật liệu tự nhiên khai thác từ rừng
nhiệt đới:phần lớn là làm từ gỗ (phần sàn, trừ nhà của người Sê Đăng làm từ cây lồ ô đập dập-
một loại cây mọc nhiều ở địa phương), tường nhà lợp từ tre và nứa, mái nhà làm từ cỏ tranh và
dây mây được thiết kế với độ dốc lớn ...=>thoáng mát vào mùa hè cũng như ấm áp vào mùa
đông.
 Nhà ở thường làm theo hướng Bắc – Nam đón gió mát và không bị hắt nắng chiều

*Phân loại:

Theo mức độ kiên cố: có ba dạng nhà sàn phổ biến

+Nhà sàn dạng kiên cố (Sê Đăng, Ê-đê, Jrai,…) do gần với nơi rừng hiểm-nhiều thú dữ nên có những cột
nhà được chọn từ những thân gỗ lớn, sàn cao để tránh được thú dữ.
+Nhà sàn dạng bán kiên cố (nhà mu rùa): của nhóm Ca Tu, Jẻ, Triêng và một số tộc người khác như Brâu,
Mnâm, Hrê, Ka Dong, K’Ho. Mạ…. Cột bằng cây gỗ loại vừa . Mái lợp tranh hình ovan.Hai đầu mái có
thanh gỗ nhọn tượng trưng cho chiếc sừng trâu. Sàn lát bằng nứa, đập dập. Sàn chân thấp.
Nhà sàn mái nưa người Cơ Tu ở thông Công Dồn

+Nhà dạng “ tạm ” ( nhà vòm): Của nhóm các tộc người phía nam Tây Nguyên như Mnông, Jẻ Triêng,
Stieng… cũng là nhà dài nhưng do có tập quán du cư, nên đều làm dạng nhà trệt bằng vật liệu không bền
vững, như gỗ làm cột nhà thường là loại cây chỉ bằng bắp tay. Mái nhà lợp tranh rủ xuống sát đất, có hai
cửa ra vào hình ovan.

Nhà dài M’Nông

Theo nhóm ngôn ngữ:


+Kiến trúc nhà dài Êđê,Jrai tiêu biểu cho nhóm ngôn ngữ Nam Đảo :

Nhà dài êde

Nhà dài người jrai

-Mái thường lợp rất dày, đủ sức chịu đựng vài chục năm mưa liên miên ở Tây Nguyên. Dột ở đâu, người
ta gỡ tranh tại đó ra dặm lại, khiến trên mái nhà có những khoảng tranh mới cũ khác nhau.

-Do người Jrai với tập quán chọn địa điểm cư trú gần kề sông nước ( sông A Yun Pa, Sông Ba, Sông Sa
Thầy…), nên các cột nhà thường có độ cao hơn nhà Êđê, gần như lênh khênh trên hệ thống những cây gỗ
nhỏ.
-Cửa vào nhà dài Jrai ở chính giữa hông nhà còn cửa vào nhà dài Êde nằm ở hai phía đầu hồi.

+Kiến trúc Nhà Sê Đăng ( nhóm ngôn ngữ Nam Á ):

-Mỗi ngôi nhà có hai cửa: Cửa chính cầu thang đặt ở khoảng giữa của ngôi nhà dành cho mọi người
trong gia đình và khách. Trước cửa có làm sàn bằng ván gỗ hoặc tre nứa, không có mái che, để khách
dừng chân trước khi lên nhà và để giã gạo; cầu thang phụ đặt ở đầu hồi phía nam dành cho trai gái đến
tìm hiểu để không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình.
-Hầu như tất cả các tộc người đều sử dụng một loại nguyên liệu làm vách nhà bằng tre, nứa.Riêng với
tộc người Tà Ôi & Ca Tu làm vách nhà bằng vỏ cây achoong ( còn có tên gọi là cây ươi bay ), một loại cây
chỉ có ở rừng miền núi vùng huyện A Lưới ( Thừa Thiên – Huế ).

c)Nhà mồ

Mô phỏng hoàn toàn hình dạng của ngôi nhà ở không có vì kèo( Đốí với người Êđê và Jrai là hình dạng
ngôi nhà sàn dài ), tuy nhiên kích cỡ đã được thu nhỏ lại, chỉ vừa trùm lên và đủ che mưa nắng cho ngôi
mộ.
Nhà mồ thường xây theo hướng Đông – Tây, gió và nắng lồng lộng xua tan mùi hôi hám ( nếu có)

VII. VÙNG NAM BỘ: Hoàn


a. Đặc điểm khí hậu& tự nhiên:
Khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, không có mùa đông lạnh. Nhiệt độ cao đều quanh năm.
Hằng năm có một mùa khô và một mùa ẩm
=>Hình thành nên nhiều loại hình nhà ở phù hợp với lối sống phóng khoáng cũng như là khí hậu
nóng, lũ nhiều
b. Kiến trúc:

Dạng Nhà lá:

 Mái làm từ lá dừa được đan rất dày. Do cấu tạo lá dừa có các khoảng hở => khả năng chống
nóng tốt, thông thoáng nhưng vẫn chắn được mưa cũng như cho gió lùa và chống được tiếng
ồn khi mùa mưa đến
 Vùng Tây Nam Bộ là nơi đất sinh bùn, đất không đóng gạch và làm ngói được, một ngôi nhà bê
tông để xây được rất công phu tốn kém, có khi dành dụm cả đời mới làm nổi. Hơn nữa do tính
chất khí hậu khắc nghiệt với những mùa nước nổi kết hợp với lối sống phải di chuyển nơi ở liên
tục, không chú trọng quá nhiều vào không gian sống.
=>Người dân dùng các vật liệu địa phương có sẵn không quá bền chắc nhưng khá dẻo dai,ít bị
mối mọt đục khoét và lâu mục trong môi trường có độ ẩm cao như cây đước, cây tràm cộng với
lá dừa nước để xây nhà lá.
Dạng nhà không cửa:
Xây ở những nơi gần biển vùng Tây Nam Bộ. Là dạng nhà sàn nhưng xây bằng bê tông để tránh mùa
nước dâng, nước lũ. Nền nhà được lót bằng ván mỏng hoặc khá giả hơn thì làm nền bằng bê tông.

=>Nhà xây không cửa không phải vì dân nghèo, mà do lối sống phóng khoáng của người dân Tây Nam
Bộ: “trước kia nơi đây tôm cá nhiều, lại dễ kiếm sống, ai làm cũng có cái ăn nên tuyệt nhiên không có
chuyện trộm cắp hay lòng tham, hơn nữa lối xóm bà con ai cũng tốt bụng, quý mến, yêu thương lẫn
nhau, nhà ở cũng vì vậy mà không cần phải then cài, cửa đóng”

Nhà bè nổi:

Thường xuất hiện ở vùng sông nước lớn Nam Bộ, lũ lụt nhiều. Người ở thường là các gia đình hộ nghèo
gắn liền với nghề ngư dân, nay đây mai đó, không cố định
=>Căn nhà bè nằm trên những thùng phuy, hoặc lốp xe được cột lại cho chặt, rồi gác cây lên, che mái
tôn, dựng vách ván hoặc lá. Ở vài ba năm “bè giạt” lại kết cái mới ở tiếp.

=> Khí hậu, thiên nhiên khắc nghiệt đã hình thành nên tư duy xây dựng kiến trúc hòa nhập, bền vững.
Dù bão có nổi lên những căn nhà bè vẫn luôn vững vàng còn đó

d)Nhà sàn chống lũ:


Thường xuất hiện ở những khu vực kênh ngầu đỏ phù sa, hay trên bờ ruộng ngập- nơi người dân sống
gắn liền với việc ra sông bắt cá và buôn bán cố định.

Nhà dạng này được dựng trên những cọc gỗ, cọc bê tông; hướng ra sông

=>bởi đi lại của bà con phần lớn dựa vào kênh, sông, luồng, rạch. Nhà như chiếc ghe, mũi ghe phải quay
thẳng ra sông nên cửa chính được trổ ngay nơi vách đầu hồi, phía sau có cửa hông để xuống xuồng ra
sông bắt cá.

You might also like