You are on page 1of 88

VẬT LÝ KIẾN TRÚC

VÙNG KHÍ HẬU A2


GVHD: CÔ NGUYỄN HỒNG LOAN
NHÓM 2
VÕ NGUYỄN THÚY AN
TRẦN VĂN HUY
TRẦN DUY PHONG
NGUYỄN THỊ TRÚC NHI
NGUYỄN CHÍ QUỐC KIÊN
MỤC LỤC
A. KHÁI QUÁT
B. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
C. ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN TRÚC
A. KHÁI QUÁT
- Vùng A2 chia thành vùng khí hậu núi Tây Bắc và Bắc
Trường Sơn

- Bao gồm các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, phía Tây
các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
- Tuy ít lạnh hơn vùng A1 và A3 nhưng đại bộ phận vùng
này vẫn có mùa đông lạnh. Trên phần lớn vùng này, hàng
năm có một mùa khô kéo dài gần trùng với thời kỳ lạnh.
Không có thời kỳ mưa phùn, lạnh ẩm hay nồm ẩm.
A. KHÁI QUÁT
 Tây Bắc
 Vùng Tây Bắc hay Tây Bắc Bộ là vùng

miền núi phía tây của miền Bắc Việt


Nam, có chung đường biên giới với
Lào và Trung Quốc. Vùng này là một
trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của
Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là
Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông
Hồng).
A. KHÁI QUÁT
 Bắc Trường Sơn
 - Giới hạn từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
 - Thuộc hệ uốn nếp Tây Việt Nam, có hoạt động kiến tạo mạnh mẽ.
Nằm giữa hai khối hạt nhân cổ: Pu Hoạt, địa khối Kon Tum
 - Là vùng núi thấp, 2 sườn không đối xứng
 - Cấu tạo nham thạch: đá tinh thạch cổ kết tinh, đá macma xâm
nhập granit, phun trào riolit, đá vôi, cát kết,…
 - Phía tây giáp biên giới Việt – Lào, phía Đông giáp các đồng bằng
duyên hải lấy theo đường độ cao 100m
MỤC LỤC
A. KHÁI QUÁT
B. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
C. ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN TRÚC
B. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
I. ĐỊA HÌNH
II. KHÍ HẬU
III. THẢM THỰC VẬT
I. ĐỊA HÌNH
VÙNG NÚI TÂY BẮC

 - Địa hình cao nhất nước ta, có dãy


Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ (với
đỉnh Phanxipang cao 3143m).

 - Các dãy núi chạy theo hướng Tây


Bắc - Đông Nam, xen giữa là cao
nguyên đá vôi (cao nguyên Sơn La,
Mộc Châu).
I. ĐỊA HÌNH
VÙNG BẮC TRƯỜNG SƠN
- Gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc-đông nam.

- Trường Sơn Bắc thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu: phía bắc là

vùng núi Tây Thừa Thiên-Huế, ở giữa thấp trũng là vùng đá vôi Quảng

Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị.

- Mạch núi cuối cùng (dãy Bạch Mã) đâm ngang ra biển là ranh giới với

vùng núi Trường Sơn Nam.

- Do ảnh hưởng của Tân kiến tạo không mạnh lắm, nên Bắc Trường Sơn

chủ yếu là miền núi thấp. Độ cao trung bình 650 – 750m, núi cao trên

1000m chiếm 10%.

Đia hình cao ở hai đầu, thấp ở giữa.


B. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
I. ĐỊA HÌNH
II. KHÍ HẬU
III. THẢM THỰC VẬT
- Vùng A2 tuy ít lạnh hơn vùng A1 và A3 nhưng đại bộ phận vùng này
vẫn có mùa đông lạnh.

+ Ở phía Bắc nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 0oC và dưới 5oC
ở phía Nam

1. NHIỆT ĐỘ + Ở các thung lũng thấp chịu ảnh hưởng của thời tiết khô nóng,
nhiệt độ cao nhất có thể trên 40oC

- Vùng Tây Bắc không chịu ảnh hưởng của biển, khí hậu mang nhiều
tính chất lực địa, biên độ nhiệt độ ngày lớn. Trừ một số khu vực thấp ở
phía Bắc và phần đuôi phía Nam, tại vùng này phải chú ý chống lạnh
ngang chống nóng.
2. ĐỘ ẨM
Độ ẩm tương đối trung bình thường từ 78 – 93%, ở các tiểu vùng có độ chênh lệch từ 2 –5%
3. SỐ GIỜ NẮNG
VÀ LƯỢNG BỨC XẠ MẶT TRỜI

- Trung bình trong năm : 3,489 kWh/m2/ngày - max 5,234 kWh/m2 /ngày
- Ở vùng núi cao từ 1500m trở lên : < 3,489 kWh/m2/ngày
- Khu vực Tây Bắc được đánh giá có
tiềm năng năng lượng mặt trời vào
loại khá trong toàn quốc do không bị
ảnh hưởng nhiều bởi gió mùa và hoàn
toàn có thể ứng dụng hiệu quả các
công nghệ sử dụng năng lượng mặt
trời tại khu vực Tây Bắc.

- Bức xạ mặt trời trung bình năm từ


4,1 – 4,9 kWh/m2/ngày.
4.GIÓ

- Vùng này ít chịu ảnh hưởng của gió bão nhưng vận tốc gió mạnh
có thể trên 40 m/s, với thời gian tổn tại ngắn (do ảnh hưởng của
các trận lốc, vòi rồng)
- Sườn đón gió (sườn đông) tiếp nhận những lượng mưa lớn trong
khi sườn tây tạo điều kiện cho "gió lào") được hình thành khi thổi
xuống các thung lũng, rõ nhất là ở Tây Bắc.
- Vùng Tây bắc thì không chịu ảnh hưởng bởi dãy Hoàng Liên Sơn
chắn đới gió này (gió mùa mang theo nước biển) cho nên vùng này
khô và ấm bởi gió từ ấn độ dương thổi vào.
- Vào mùa hạ, nhiều địa phương chịu tác
động mạnh của gió Lào Tây Nam  Trở
nên khô nóng

- Vào mùa đông, do chịu ảnh hưởng của


gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ sẽ hạ
thấp, đồng thời những vùng núi cao sẽ
lạnh hơn, một số nơi có tuyết rơi
5. LƯỢNG MƯA
- Trên phần lớn vùng này, hàng
năm có một mùa khô kéo dài gần
trùng với thời kỳ lạnh. Không có
thời kỳ mưa phùn, lạnh ẩm hoặc
nồm ẩm.- Mưa có cường độ lớn và
phân bố không đều.

- Khu vực Tây Bắc có lượng mưa


lớn, bình quân từ 1.800 – 2.500
mm/năm.
6. HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT ĐẶC
TRƯNG
- Nguy cơ động đất: Tây Bắc là vùng có nguy cơ động đất
cao nhất Việt Nam

- Các hiện tượng thời tiết đặc biệt ở Tây Bắc là gió Lào và
gió lạnh địa phương. Ngoài ra có mưa đá, sương muối,
băng giá ….
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng khắc
nghiệt nhất so với các vùng trong nước, mùa
đông ít lạnh mưa nhiều, mùa hạ khô nóng, lắm
thiên tai như bão, lũ lụt, gió phơn Tây Nam, hạn
hán
B. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
I. ĐỊA HÌNH
II. KHÍ HẬU
III. THẢM THỰC VẬT
THẢM THỰC VẬT ?
- Thảm thực vật là quy mô hay chỉ số đo độ
xanh tươi. Độ xanh được dựa trên các yếu tố
như:
+ Số lượng và số loài thực vật.
+ Chúng sinh trưởng như thế nào ?
+ Có đang khỏe mạnh không ?
1. THẢM THỰC VẬT • Rừng lá rộng thường xanh trên núi cao
• Rừng lá rộng thường xanh núi trung bình
VÙNG NÚI TÂY BẮC • Rừng lá rộng thường xanh núi thấp

 - Với nhiệt độ trung bình từ 22 – 23 độ,


lớp vỏ phong hoá dày đã tạo ra thảm
thực vật phong phú về chủng loại và
giàu về trữ lượng.

• Rừng tre nứa thứ sinh sau nương


rẫy
• Rừng tre, Nứa vùng Tây Bắc
 Trường Sơn Bắc là nơi gặp gỡ của hai luồng thực vật di cư từ
Himalaya xuống và từ Malaysia lên.Vì vậy thảm thực vật ở đây khá
phong phú. Động vật cũng theo hai luồng thực vật di cư và hội tụ ở
2. THẢM THỰC VẬT Trường Sơn Bắc
VÙNG BẮC TRƯỜNG SƠN  Thảm thực vật ở đây khá phát triển, thuộc kiểu rừng kín thường
xanh mưa mùa cận nhiệt đới (á nhiệt đới) ở địa hình cao trên 1.000m
và kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên địa hình dưới
1.000m.
MỤC LỤC
A. KHÁI QUÁT
B. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
C. ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN TRÚC
C. ĐẶC TRƯNG KIẾN TRÚC
I. ĐẶC TRƯNG KIẾN TRÚC CỦA VÙNG
II. CÔNG TRÌNH THAM KHẢO
 Tây Bắc là nơi tập trung sinh sống chủ yếu của các anh em dân tộc thiểu số nước
ta. Nhà của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam thường có những nét đặc trưng
riêng, thể hiện văn hóa, tập tục, lối sống của một tộc người, được gìn giữ suốt
nhiều thế kỷ.

 Nguyên, vật liệu làm nhà chủ yếu từ tự nhiên, lấy tại vùng sinh sống như gỗ, tre,
I. ĐẶC TRƯNG nữa, đất đồi, đá….
KIẾN TRÚC
I.1 Đặc trưng kiến trúc của vùng  Kiến trúc nhà ở của người dân tộc thiểu số thường lấy nguồn ánh sáng từ mặt
trời, trong nhà thắp bếp lửa để sưởi ấp và làm sáng căn nhà hơn.

 Người dân tộc thiểu số thường xây nhà ở những nơi gần nơi sản xuất, nhà ở đáp
ứng nhu cầu du canh du cư.

 Hai kiểu nhà chủ yếu của người dân tộc thiểu số là nhà trình tường và nhà sàn.
*ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA HÌNH
1. NHÀ Ở TRONG VÙNG THUNG LŨNG, LÒNG CHẢO THẤP:
- Đặc điểm thiên tai tại khu vực này: Hay bị ảnh hưởng của bão lũ, kèm theo
ngập lụt dài ngày do nước từ thượng nguồn đổ về.
 ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁCH CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH,
HƯỚNG NHÀ, HÌNH THÁI, GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
2. NHÀ Ở VÙNG GIỮA HAY CÁC SƯỜN NÚI:
- Khu vực có điều kiện về hạ tầng cơ sở hết sức thấp kém, đời sống – xã

hội khó khăn.

- Đặc điểm khu vực này có địa hình đồi núi dốc, thường hay bị sạt lở, lũ

quét, lũ ống, Ngoài ra hiện tượng giông lốc cũng gây thiệt hại tốc mái,

đổ tường.

 XÂY DỰNG TRÊN NGUYÊN TẮC CHỐNG SẠT LỞ, ẢNH HƯỞNG

ĐẾN KẾT CẤU, QUY HOẠCH VÙNG (TRÁNH XÂY NHÀ TẠI CÁC ĐIỂM

CÓ NGUY CƠ SẠT LỞ CAO, XÂY NHÀ TRÊN NỀN CỨNG VỮNG CHẮC,

TRÁNH BỊ ĐẨY DẠT), HÌNH KHỐI CÔNG TRÌNH (PHÙ HỢP VỚI ĐỊA

HÌNH, BỐ TRÍ NẰM NGANG THEO ĐƯỜNG ĐỒNG MỨC)


Nơi địa hình cao, hiểm trở (trên 600 m). Đây là vùng sâu
nhất, xa nhất và khó khăn nhất trong vùng, cơ sở vật chất
hết sức nghèo nàn. Giao thông chuyên chở vật liệu bị hạn
chế, do đó chủ yếu sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương.
Khu vực này có mùa đông lạnh, thời tiết cực đoan kèm
2. NHÀ Ở VÙNG CAO
theo sương muối, mưa đá và gió lốc.
HAY RẺO NÚI CAO
 XÂY DỰNG CHỦ YẾU PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
DO BIẾN ĐỘNG CỦA NHIỆT ĐỘ BẤT THƯỜNG. (NHÀ
THƯỜNG NHỎ, XÂY THẤP, ÍT CỬA, TƯỜNG DÀY, MÁI
ĐUA RỘNG NHẰM CHỐNG GIÓ LẠNH, SƯƠNG MUỐI
MÙA ĐÔNG VÀ NẮNG NÓNG MÙA HÈ.)
*ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA – ĐỜI SỐNG
 - Tây bắc là một địa bàn sinh sống của hơn 30 cộng đồng anh
em đồng bào cùng sinh sống, chính vì sự đa dạng về văn hóa
này đã tạo nên một nền văn hóa rất đa dạng, ảnh hưởng đến
đời sống, tín ngưỡng , văn hóa, tinh thần, nghệ thuật kiến
trúc,…
  Kiến trúc Tây Bắc đa dạng, gắn liền với bản sắc văn
hóa, đời sống, sinh hoạt, tín ngưỡng của từng dân tộc
(nhà chống thú rừng ,nhà sàn, nhà đất của người Mông,
nhà của người Hà Nhì, nhà Trình tường,…)
*ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
 - Khí hậu Tây Bắc khá phức tạp, mùa khô hạn kéo dài cộng với lượng
gió Tây khô nóng gây khó khăn cho cây trồng và vật nuôi.

 - Vào tháng 12 đến tháng 1 thường xuyên có sương muối và băng


giá, vào đầu mùa mưa thường có gió lốc, mưa đá và lũ ống, lũ quét
gây ra sự tàn phá bất thường đối với đất đai, sản xuất và đời sống.

 - Ngoài ra Tây Bắc còn là vùng có nguy cơ chịu ảnh hưởng của động
đất lớn nhất nước ta.
  CÔNG TRÌNH ĐƯỢC THIẾT KẾ KẾT CẤU VỮNG CHẮC,
CHỐNG THIÊN TAI, BÃO LŨ.
- Xây dựng thành các cụm công trình ở lưng chừng lưng núi
có nền đất cứng, họ thường cư trú quần tụ theo từng buôn
làng, từng họ bên những dải đất bằng gần những con suối,
những cánh đồng bằng phẳng, lưng nhà tựa vào thế đất cao.

- Thường xây dựng thành các cụm công trình, từng buôn
I.2 QUI HOẠCH KHU ĐẤT làng ở lưng chừng núi có nền đất cứng, gần các nguồn
nước, nhằm thuận lợi cho canh tác và để thắt chặt mối liên
hệ huyết thống giữa các thế hệ trong một gia đình dòng họ.

- Hướng công trình luôn được hướng về phía Đông để tránh


gió lào, đón gió mát ở biển, mặt phía tây không xây do ảnh
hưởng của gió mùa Tây Bắc.
* NHÀ CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ
 - Nhà của người Hà Nhì được xây dựng dựa lưng vào sườn
núi, hướng mặt về phía Đông. Người Hà Nhì quan niệm đây
là hướng tốt nhất để xây nhà, mùa Đông ấm áp, mùa Hè
mát mẻ, ánh sáng tự nhiên vào nhà được nhiều nhất.
* NHÀ CỦA NGƯỜI GIÁY
 - Người Giáy rất quan trọng việc chọn hướng nhà và
hướng đất. Họ tham khảo rất kỹ các thầy mo rồi mới
quyết định.

 - Người Giáy thích làm nhà dưới thung lũng, dựa


lưng vào núi, gần các con sông suối. Đối với họ,
nguồn nước là ưu tiên hàng đầu trong chọn vị trí để
xây dựng công trình, như vậy vận khí ngôi nhà sẽ rất
tốt, đồng thời dễ dàng cho canh tác và lấy nước sinh
hoạt.
* NHÀ CỦA NGƯỜI THÁI
 - Người Thái cư trú và dựng nhà ở các vùng
thung lũng một phần bởi hoạt động kinh tế
truyền thống của họ là canh tác lúa nước. Bên
cạnh đó, nhà sàn của người Thái nằm ở thung
lũng giúp tránh độ ẩm cao, côn trùng hay thú dữ.

 - Nhà của người Thái bao giờ cũng dựng theo


hình thái của núi, sông suối, cánh đồng nơi mình
sinh sống, thường là lưng tựa núi, hướng nhìn ra
thung lũng. Sở dĩ như vậy vì gió thường thổi dọc
thung lũng, cho nên áp lực của gió lên ngôi nhà
sẽ là bé nhất.
 Nhìn chung các công trình của dân tộc miền bắc có nét tương
đồng về loại hình kiến trúc, cách thức sử dụng cũng như kiêng kị,
nghi lễ liên quan. Từ đó rút ra đặc điểm chung của phân khu chức
I.3 PHÂN KHU CHỨC NĂNG
năng là nhà nhà 3 gian. Gian giữa dung để thờ cúng tổ tiên, đón
tiếp khách, hai gian còn lại lại dung để ngủ, bếp, sinh hoạt.
 Người Thái ở nhà sàn hình chữ nhật. Mặt trên sàn dùng để ở,gầm sàn dùng để
* NHÀ CỦA
nuôi, nhốt gia súc có rào kín xung quanh. Sàn ở cao khoảng 2m, sàn trước nhà để
NGƯỜI THÁI phơi phóng, rửa ráy. Tại đây có vại nước để rửa chân trước khi vào nhà. Bếp đặt ở
giữa sàn ở, ban thờ tổ tiên, ông táo ở góc nhà. Mặt bằng sinh hoạt trên sàn nhà
chia làm hai phần: gian sát cấu thang chính là nơi tiếp khách, dành cho đàn ông;
gian phía trong, giáp cầu thang phụ là nơi dành cho nữ ở và nấu nướng,...
* NHÀ CỦA NGƯỜI DAO
VÙNG TẢ NGẠN SÔNG ĐÀ

 Người Dao vùng tả ngạn sông Đà, ở


nhà trệt, hoặc nửa sàn nửa trệt, mở
cửa hai đầu hồi; thờ tổ tiên, ăn và ngủ
trên sàn; nấu ăn, sinh hoạt trên phần
nền đất.
* NHÀ CỦA NGƯỜI TÀY
 - Người Tày ở khu vực phía Tây vùng Đông Bắc
cũng ở nhà sàn. Bên dưới nhà sàn là nơi buộc gia
súc, để trữ củi khô hay dụng cụ đi nương, rẫy.
Những ngôi nhà này được bố trí cửa ra vào chính ở
đầu hồi, tiếp theo đó là phòng đợi có mái, phòng
khách dành cho đàn ông, phòng cho phụ nữ, cuối
cùng là sàn rửa, phơi,... Mỗi khu vực đặt một bếp.
 Hình khối công trình đơn giản, phụ thuộc vào địa hình và văn hóa
I.4 HÌNH KHỐI CÔNG TRÌNH từng dân tộc. Các loại hình kiến trúc phổ biến là hình nấm, nhà
sàn, nhà trình tường đất.
NHÀ CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ
 Là các khối hình hộp chữ nhật
vuông vức, có mái dốc. Thường
chỉ khoét một cửa mặt tiền và 1
cửa mặt hậu và rất hạn chế cửa
sổ, cửa sổ và cửa đi có kích
thước hạn chế.

NHÀ CỦA NGƯỜI MÔNG


 Là các khối hình hộp chữ nhật
được đặt cao hơn mặt đất nhờ
các trụ chống, mái nhà dóc
(hình mai rùa, hình thuyền úp)
và vươn ra tạo thành mái hiên.
Việc đóng mở cửa linh hoạt
theo từng vùng khí hậu.

NHÀ CỦA NGƯỜI THÁI


 Móng nhà thường được làm bằng những phiến đá lớn.
 Tường bao che bằng đất trộn lẫn đá dăm, sỏi nhỏ, gỗ.
 Khung xương ngôi nhà thường được dựng cột, xà ngang, khung mái
I.5 KẾT CẤU HÌNH KHỐI bằng gỗ rất chắc chắn.
 Đối với nhà sàn, các trụ óng cho nhà sàn làm bằng thân gỗ cao, to,
KIẾN TRÚC chắc khỏe không mỗi mọt, mối nhà sàn thường có 36 cột, trong đó 8
cột chính và các cột phụ nâng đỡ.
 Hệ thống cột kèo xà nhà rất chắc chắn, các chi tiết được khớp nối với
nhau bằng các khớp mộng, đinh gỗ, rất hiếm khi sử dụng đinh sắt.
Mỗi dân tộc khác nhau thường xây dựng nhà ở với lối kiến trúc khác nhau
- Nhà ở vùng Tây Bắc thường là nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đất, nhà
trình tường.
- Tường đa số làm bằng đất.
I.6 KẾT CẤU CHE MƯA – CHE
NẮNG & VỎ BAO CHE - Mái lá.
- Kiến trúc nhà của họ đa số đơn giản (cột – xà – kèo), lắp ráp bằng
ngoãm, buộc bằng dây, mái có khung gồm kèo, đòn nóc, đòn tay, dui mè
khu đất xây nhà được tôn nền và gia cố bằng đá hộc chắc chắn, hạn chế
được sạt lở - vùng hay xảy ra sạt lở.
• NHÀ Ở VÙNG THUNG LŨNG, LÒNG CHẢO THẤP: Xây dựng nhà ở dựa trên nguyên tắc chú trọng đến khả năng
chống lũ và gió bão ven biển, do đó tập trung vào các đặc điểm sau:
- Lựa chọn địa điểm trên cao, cách xa các con suối, sông để xây dựng nhà ở.
- Hướng nhà bố trí xuôi theo hướng thoát nước lũ, kiến trúc nhà sàn thường để trống tầng 1, giảm thiếu tối đa khả
năng cản dòng nước lũ
- Kết cấu theo tiêu chí 3 cứng, gia cố vững từ móng, thân đến mái. Bên cạnh đó nên bố trí gác lửng và cửa sổ thoát
mái đối với những nơi có mức lũ, lụt hằng năm cao
- Với một số vùng núi ven biển, xây nhà hạn chế sự đua dài của mái và hạn chế cửa sổ mở rộng, nhằm giảm thiểu
thiệt hại của bão tới kết cấu nhà
- Dùng bao đất, cát chắn che nền nhà. Chuẩn bị lương thực, nước uống đầy đủ. Kho an toàn có thể thoát ra từ mái
khi cần thiết.
* CÁC GIẢI PHÁP KẾT CẤU CHỐNG THIÊN TAI.
* CÁC GIẢI PHÁP KẾT CẤU CHỐNG THIÊN TAI.
* CÁC GIẢI PHÁP KẾT CẤU CHỐNG THIÊN TAI.
* CÁC GIẢI PHÁP KẾT CẤU CHỐNG THIÊN TAI.
* CÁC GIẢI PHÁP KẾT CẤU CHỐNG THIÊN TAI.
* CÁC GIẢI PHÁP KẾT CẤU CHỐNG THIÊN TAI.
* CÁC GIẢI PHÁP KẾT CẤU CHỐNG THIÊN TAI.
* CÁC GIẢI PHÁP KẾT CẤU CHỐNG THIÊN TAI.
* CÁC GIẢI PHÁP KẾT CẤU CHỐNG THIÊN TAI.
- Chủ yếu là tường đất , đặc biệt có nhà trình tường
- Không phải dân tộc nào ở Tây Bắc cũng làm nhà trình tường, chỉ có
dân tộc Mông, Hà Nhì - những dân tộc có tập quán sinh sống, trú ngụ
I.7 Tường ở nơi rẻo cao, quanh năm giá lạnh mới xây dựng nhà trình tường.
Những vùng đất như Đồng Văn (Hà Giang), Si Ma Cai, Y Tý (Lào Cai),
Mường Tè (Lai Châu)… - những nơi có nhiều người Mông, Hà Nhì sinh
sống từ lâu đời – là xứ sở của những ngôi nhà trình tường cổ, độc đáo.
 - Nhà trình tường là những ngôi nhà được làm bằng đất, với điều
kiện vô cùng khắc nghiệt ở miền núi, những nếp nhà này vừa là nơi
cư ngụ của một gia đình, vừa kết hợp cảnh quan là tổ ấm của cả
đồng bào dân tộc. Đặc biệt, nó có thể thích ứng với khí hậu, mát mẻ
vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

 - Vật liệu chính để làm tường nhà vẫn là đất sét, đất cao lanh hoặc đất

thịt dưới chân núi đá vôi.

 - Nhà trình tường là kiến trúc phổ biến ở miền núi phía bắc nước ta
nhưng người Hà Nhì thì xây dựng đặc biệt ở chỗ mỗi nhà được làm theo
dạng hình vuông với bốn mái hình chóp, trên phủ rơm làm từ cỏ tranh
hoặc gần đây hiện đại hơn đã phủ mái ngói hoặc mái phi-brô xi-măng.
NHÀ CỦA NGƯỜI MÔNG
- Địa bàn sinh sống: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Cao
Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang.
- Vật liệu chính: Đất, gỗ, mái ngói hoặc lá.

- Tường đất của người Mông được định hình bằng khuôn
gỗ có chiều dài 1,5m, rộng 0,45m – 0,5m. Đặc điểm của
tường đất rất vững chắc, không bị mối, mọt, không bị gió
lùa qua khe cửa. Cửa của ngôi nhà làm bằng gỗ, luôn được
kéo vào trong.
- Tường rào nhà người mông thường làm bằng các viên đá
và không có chất kết dính. Chỉ tìm những viên đá phù hợp rồi
xếp khéo léo, mất vài tháng mới xong.
NHÀ CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ
- Địa bàn sinh sống: Bát Xát (Lào Cai), Mường Tè (Lai
Châu), một số huyện ở Điện Biên
- Vật liệu chính: Đất, đá, cỏ khô
- Nhà của người Hà Nhì được làm móng bằng những
phiến đá lớn. Tường bằng đất trộn lẫn đá dăm, sỏi
nhỏ. Tường dày từ 45 – 50cm nên rất kiên cố. Để cố
định khung xương cho căn nhà, người Hà Nhì dựng
cột, xà ngang, khung mái bằng gỗ rất chắc chắn. Mỗi
ngôi nhà làm nhanh cũng mất 4 – 5 tháng, lâu thì cả
năm mới xong. Có thể sử dụng đến hàng trăm năm
- Nhà của người Hà Nhì có diện tích từ 65 – 80m2,
khá rộng rãi. Nhà có hiên trước. Mái được lợp bằng cỏ
khô bó chặt và xếp theo hàng với nhau. Nhà thường
có ba gian, không có cửa sổ. Cửa chính chỉ có 1 và lệch
về một bên.
ĐỌC THÊM:
NHÀ TRÌNH TƯỜNG
Một ngôi nhà thường rộng 60-80m2 vuông vức nhưng tường đã dày đến
40-60cm với chiều cao 4-5 để xây dựng một ngôi nhà trình tường rất tốn sức
và thời gian, thậm chí kéo dài đến 4-5 tháng ròng rã.

Đào móng, nền nhà được san phẳng với móng được xếp bằng trên
những viên đá to. Móng được đặt ngay trên mặt đất bằng, sau đó chọn ván
khuôn đặt xuống nẹp lại cho chắc như đổ bê-tông.

Tất cả các công đoạn đều làm hoàn toàn thủ công bằng tay, không hề có
xi-măng, cát sỏi nhưng bức tường vẫn vững chắc không thua bất cứ một
công trình bê-tông nào.
 Sử dụng vật liệu: Đa số ngôi nhà các dân tộc hiện nay đều sử dụng vật
liệu có nguồn gốc hữu cơ từ tự nhiên.
+ Đá, gỗ quý (Lim, nghiến, dổi, sến, táu, dẻ, xạ cài, sau sau đỏ)
+ Đất, sỏi, đá, cỏ khô
+ Tre, nứa, gỗ các loại
- Trước đây, ta thường chỉ đề cập đến khía cạnh tiêu cực khi vật liệu xây
dựng ngôi nhà của các dân tộc thiểu số gây ra nạn chặt phá, khai thác
rừng bừa bãi, san ủi làm biến dạng thiên nhiên. Nhưng qua thống kê
thực tế, trên 80% làm tàn phá biến dạng này là do người Kinh.
I.8 VẬT LIỆU - Hiện nay nhiều dân tộc như Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao… thì ngay
hệ thống rường cột chính của ngôi nhà đều được xây dựng từ chính cây
tự trồng trong vườn của họ theo một cách làm rất nhân văn là sinh con
– trồng cây; con lớn – cây lớn làm nhà cho con. Với sự lựa chọn loại cây
trồng hợp lý có vòng đời sinh trưởng ngắn, loài cây chỉ khoảng 7-10
năm là có thể khai thác làm rường cột nhà. Các vật liệu bao che lợp thì
chọn những loại cây vòng đời sinh trưởng còn ngắn hơn (2-3 năm) để
khai thác.
- Khi bị dỡ bỏ, chuyển đổi thì các vật liệu cấu kiện đều tái sử dụng được
và để lại đất sạch.
- Đa số ngôi nhà dân tộc nằm giữa đại ngàn lộng thoáng có những giải
pháp khai thác nguồn năng lượng tự nhiên một cách tự nhiên đó là
chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên qua hệ cửa mở hợp lý, thắp sáng từ
các loại dầu thực vật, bếp lửa được đốt bằng các loại cây, lá rừng khô
vừa lấy ánh sáng, vừa sưởi ấm, vừa đun nấu thức ăn.

- Việc làm mát trong mùa hè được khai thác tối đa bằng hệ thống cửa
đón gió và thoát gió hợp lý, ngôi nhà còn được chống ẩm, mốc vệ sinh,
I.9 HỆ THỐNG tiệt trùng bằng biện pháp nâng sàn ở lên cao so với mặt đất tạo luồng
LƯU THÔNG KHÍ không khí đối lưu bên dưới.

- Vào mùa đông những hệ thống cửa sập kín kết hợp với làm nóng
không khí trong nhà bằng bếp lửa (thường đặt chính giữa nhà) rất hiệu
quả và tiết kiệm.. Hệ thống điện công nghiệp hiện đại về các thôn bản
nhưng đa số người dân vẫn sống với thói quen cổ truyền hầu như chỉ sử
dụng điện trong những trường hợp bắt buộc như xem tivi, nghe đài.
Nếu có một chính sách điện mặt trời tốt bài toán tiết kiệm năng lượng,
sử dụng năng lượng tái tạo sẽ khép kín trọn vẹn.
C. ĐẶC TRƯNG KIẾN TRÚC
I. ĐẶC TRƯNG KIẾN TRÚC CỦA VÙNG
II. CÔNG TRÌNH THAM KHẢO
1.Bo Mon Preschool
KIENTRUC O

Điểm trường Bó Mon tại xã Tú Nang,


huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La là một công
trình từ thiện được thiết kế và xây dựng
năm 2018 để dành tặng cho gần 70 trẻ em
và 1 giáo viên cắm bản là người dân tộc
H’Mông ở 3 bản Bó Mon, Cayton, Cô Tông
trong phạm vi 2km từ nhà đến trường.
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC ĐẶT
TỰA VÀO LƯNG ĐỒI
 Việc đặt tựa vào lưng đồi sẽ giúp
công trình tránh được một lượng
gió lớn. Ngoài ra, người Tây Bắc
thường chọn hướng nhà nhìn ra
suối, ở đây công trình cũng được
thiết kế như vậy.
ĐƯỢC THIẾT KẾ THEO
KIỂU NHÀ SÀN VÀ MÁI
CONG:
 Công trình được thiết kế
theo kiểu nhà sàn theo phong
tập người Tây Bắc.

 Ngoài việc được đặt tựa


vào lưng núi, công trình có
mái cong, giúp gió thổi lướt
qua mái nhanh hơn, từ đó
đẩy nhanh các luồn gió lạnh
đi.
LẤY ÁNH SÁNG
TRÊN MÁI
 Việc tạo những lỗ trên mái sẽ cung
cấp một lượng ánh sáng cho
không gian bên trong. Vào mùa
lạnh, công trình được nhận lượng
nhiệt từ ánh sáng đó giúp sưởi ấm
một phần cho bên trong.
MÁI HIÊN
 Mái hiên lớn che nắng,
mưa hiệu quả
THÔNG THOÁNG
TRONG CÔNG TRÌNH
 Mỗi phòng đều có lỗ thoáng trên
ít nhất hai bức tường để tạo sự
thông gió chéo qua lại.

 Cửa ra vào và cửa sổ có thể mở


được hoàn toàn tạo thông gió
tốt.
VẬT LIỆU CHO MÁI
VÀ TƯỜNG
 2 lớp mái và tường làm bằng vật liệu xanh
Bitum ( Tấm lợp unduline) giúp cách nhiệt
chống nóng và làm mát tốt hơn.

 Tấm lợp unduline được làm từ hỗn hợp


Bitum và sợi cơ tổng hợp, được sản xuất
theo dây chuyền công nghệ cao của Pháp
tạo nên vật liệu lợp mái không nóng, không
ồn, không gỉ sét, không bị bể vỡ khi vận
chuyển mà còn có trọng lượng nhẹ
 Gió nóng khô từ Tây – Nam (Từ tháng 3 đến tháng 5) thổi vào cạnh
ngắn của tòa nhà và tầng núi lớn. Giúp công trình hạn chế được
luồng gió không tốt

HƯỚNG NHÀ
HẠN CHẾ GIÓ
NÓNG KHÔ
PHÂN KHU CHỨC NĂNG
 2 phòng học và cụm phòng dành cho giáo
viên lưu trú, phụ trợ được tách ra thông qua
một sân chung. Ban đầu đó là một sân mở đa
chức năng bên dưới một mái hiên mát mẻ,
nơi trẻ con chơi đùa với nhau hay cùng chơi
các trò chơi dân gian. Khi vận hành sử dụng,
sân hiên này còn là nơi để anh chị của trẻ,
học ở ngôi trường bên cạnh, đợi nhau để
cùng về nhà, ngoài ra còn là nơi để làm lớp
học ngoài giờ, nơi tổ chức lễ hội Trung thu.
2. NHÀ CỦA PAO
Thung lũng xã Sủng Là (huyện Đồng Văn, Hà Giang)

Kiểu kiến trúc: Nhà tường trình người Mông ở Hà Giang

Ngôi nhà vốn dĩ nổi tiếng được đạo diễn Ngô Quang Hải
chọn làm bối cảnh cho bộ phim “Chuyện của Pao”.
Chuyển thể từ tác phẩm “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá”
của nhà văn Đỗ Bích Thuỷ, nhà của Pao đã được nhiều
người biết tới và không thể bỏ qua trong chuyến du lịch
Hà Giang.

Nhà của Pao là một nhà tường trình mang đậm bản sắc
dân tộc người Mông tại Hà Giang
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC ĐẶT
TỰA VÀO LƯNG ĐỒI

 Công trình được đặt tựa vào lưng


đồi để tránh ảnh hưởng của gió
lớn do đựa che chắn bởi núi, đó
cũng là một dặc trưng của kiến
trúc vùng Tây Bắc
 Giống những ngôi nhà trình tường khác, tường

nhà của Pao cũng được làm hoàn toàn bằng

đất giúp dễ cách nhiệt và chống nóng tốt.

 Để trình tường nhà, phải làm những chiếc

khuôn gỗ có chiều dài 1,5 m, rộng 0,45 m – 0,5

m. Khi trình tường, đổ đất đầy khuôn gỗ, dùng

những chiếc vồ nền chặt đất. Đất dùng để trình

tường phải được loại bỏ sạch rễ cây, đá to, cỏ

rác.
 Công trình được bao quanh bởi
tường rào đá giúp chống gió lớn,
mùa rét không lạnh. Những viên
đá có kích cỡ khác nhau với nhiều
góc cạnh được xếp lèn vào nhau,
tạo nên bức tường bao kiên cố,
phẳng mà không cần sử dụng chất
kết dính nào
 Trong nhà cũng có mái hiên lớn
được lợp ngói giúp che nắng,
mưa, trảnh nóng và thông gió
 Ngôi nhà còn có những ô
cửa sổ nhỏ để đón ánh nắng
trực tiếp vào nhà, đồng thơi
tạo sự thông thoáng cho
căn nhà
 Phân khu chức năng: Căn nhà gồm
ba dãy nhà xếp thành hình chữ U,
ở giữa là khoảng sân nhỏ được lát
bằng đá tảng gọt đẽo cẩn thận.
Ngôi nhà có một gian chính 2 tầng,
chia thành nhiều phòng khách,
phòng ở, 1 gian phụ chia làm hai
phòng nhỏ là nhà kho, nhà bếp,
chuồng gia súc, gia cầm
3. DINH THỰ VUA MÈO
Đồng Văn, Hà Giang

Là một công trình với kiến trúc đặc


sắc bậc nhất của tỉnh Hà Giang,
được Nhà nước xếp hạng di tích
kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Phân khu chức năng: Dinh
có 3 cung tiền, trung và hậu,
với 64 phòng lớn nhỏ, có sức
chứa khoảng 100 người.
Giữa các dãy nhà gỗ 2 tầng
khép kín là một khoảng sân
rộng đầy ánh sáng. Bao
quanh khu nhà là vườn cây
với nhiều loại cây: cây sa
mộc, cây quế, đào, lê, các
loại hoa…
Công trình nằm giữa thung lũng,
xung quanh là rất nhiều cây cối và núi
cao hai bên, giúp chống gió lớn, tránh
ảnh hưởng đến ngôi nhà.

Hệthống mái ngói hạ thấp cộng với


những ô cửa sổ nhỏ giúp đối lưu
không khí, tạo sự thông thoáng cho
căn nhà, đồng thời cũng giúp che
nắng mưa cho căn nhà. Ngoài ra các ô
cửa sổ còn giúp lấy sáng cho căn nhà
Phía bên ngoài là một hàng tường rào bằng đá giúp che
chắn cho căn nhà khỏi những cơn gió lạnh lớn, giúp chông
rét vào mùa lạnh.

Tường trong dinh thự được xây bằng đá xanh. Còn các mái
vách, cửa thì sử dụng hoàn toàn bằng gỗ thông đá. Các vật
liệu này giúp cách nhiệt cho công trình cực kì tuyệt vời.
Ngói làm từ đất nung giúp chống
thấm nước và phản xạ ánh sáng,
giúp chống nóng và thông thoáng
công trình.
THANK YOU FOR WATCHING !

You might also like