You are on page 1of 7

I.

Chủ đề 3 miền tự nhiên Việt Nam


Bắc & Đông Bắc Bắc Bộ Tây Bắc & Bắc Trung Bộ Nam Bộ & Nam Trung Bộ

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ - Đông giáp biển, còn lại giáp - Đông giáp biển, còn lại giáp núi - Bắc giáp núi, Đông Nam giáp biển,
núi Tây giáp đồng bằng và bán bình
nguyên

PHẠM VI - Khu vực tả ngạn sông Hồng - Từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy - Từ dãy Bạch Mã đến hết lãnh thổ
LÃNH THỔ Bạch Mã phía Nam

KHÍ HẬU - Mùa đông: đến sớm, kết thúc - Mùa đông: đến muộn, kết thúc - Nóng quanh năm, không phân biệt
muộn, lạnh, mưa phùn, miền núi sớm, ít lạnh hơn, miền núi có 3 2 mùa đông-hạ
nhiệt độ có thể xuống dưới 0 độ tháng lạnh, nhiệt độ dưới 18 độ C - Mùa mưa có sự đối lập giữa duyên
C - Mùa hạ: nóng khô, có hiện tượng hải Nam Trung Bộ (mưa thu đông,
- Mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều, phơn hè khô) với Tây Nguyên và Nam Bộ
tháng 8 thường có mưa ngâu (mưa mùa hè, mùa đông khô)

ĐỊA HÌNH - Địa hình đá vôi. - Địa hình núi cao nhất. - Đồng bằng sông Cửu Long.
- Hướng núi cánh cung. - Địa hình đá vôi. - Cao nguyên xếp tầng.
- Núi trung bình. -Đồng bằng ven biển. - Bán bình nguyên.
- Núi thấp. - Hướng núi Tây Bắc - Đông Nam - Hướng núi vòng cung.
- Đồng bằng sông Hồng.

THUẬN LỢI - Địa hình núi thấp, thuận lợi - Địa hình núi cao, đầy đủ ba đai - Đồng bằng Nam Bộ rộng lớn thuận
phát triển chăn nuôi, trồng cao ⇔ Sinh vật có sự phong phú lợi phát triển cây hàng năm, đặc biệt
cây ăn quả, cây công nghiệp về thành phần loài, có cả các loài là cây lúa nước. Các cao nguyên
- Đồng bằng mở rộng, thuận nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. bazan thích hợp cho phát triển cây
lợi phát triển cây trồng hàng - Nhiều dạng địa hình khác nhau công nghiệp và cây ăn quả.
năm, đặc biệt lúa nước. thuận lợi phát triển chăn nuôi đại  - Bờ biển Nam Trung Bộ khúc
- Giàu tài nguyên khoáng gia súc, trồng cây công nghiệp, khuỷu, nhiều vịnh biển được che
sản: than, sắt, thiếc, vàng, phát triển nông - lâm nghiệp kết chắn bởi các đảo ven bờ thuận lợi
bô xít,…(cơ sở để phát triển hợp. cho việc xây dựng các hải cảng.
ngành công nghiệp.) - Đoạn từ Đèo Ngang đến đèo Hải Biển giàu tôm, cá. 
- Vùng biển đáy nông, lặng Vân, ven biển có nhiều cồn cát, - Khí hậu cận xích đạo gió mùa, có
gió thuận lợi phát triển kinh nhiều bãi tắm đẹp, nhiều cửa sông nhiệt ẩm lớn thuận lợi cho phát triển
tế biển thuận lợi cho phát triển các ngành rừng, động vật phong phú, cây trồng
- Mùa đông lạnh thuận lợi kinh tế biển. và vật nuôi sinh trưởng và phát triển
phát triển cây trồng, vật nuôi - Rừng còn tương đối nhiều ở tốt. 
cận nhiệt và ôn đới, tạo nên vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh (chỉ - Rừng Tây Nguyên giàu có, độ che
cơ cấu cây trồng và vật đứng sau Tây Nguyên). phủ lớn nhất cả nước, trong rừng có
nuôi đa dạng. - Khoáng sản có: thiếc, sắt, apatit, nhiều loài động vật quý hiếm. Ven
crôm, titan, vật liệu xây dựng. biển có rừng ngập mặn với thành
phần loài đa dạng.
KHÓ KHĂN - Sự bất thường của khí hậu: - Thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, lở - Mùa khô sâu sắc và kéo dài →
dòng chảy sông ngòi, tính bất ổn đất…) ảnh hưởng sản xuất. cháy rừng, xâm nhập mặn, sa mạc
định cao của thời tiết - Giao thông khó khăn. hóa vùng cực Nam Trung Bộ.
- Núi lan bồi tụ biển → diện tích
- Mùa đông ảnh hưởng của gió đồng bằng nhỏ. - Xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi
mùa đông bắc → nhiều lúc nhiệt - Khó khai thác khoáng sản (địa núi, lũ lụt trên diện rộng ở đồng
độ xuống khá thấp, kéo dài nhiều hình nguy hiểm). bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông
ngày → ảnh hưởng đến sức khoẻ - Địa hình núi cao hiểm trở, giao lớn trong mùa mưa, thiếu nước
con người & sản xuất. thông đi lại khó khăn. nghiêm trọng vào mùa khô.
- Các dãy núi ăn lan ra biển nên
diện tích đồng bằng nhỏ, hẹp, bị
chia cắt nên khó canh tác.
- Mùa hạ có gió Tây khô nóng, ảnh
hưởng xấu đến sức khoẻ con người
và sản xuất.
- Các mỏ khoáng sản thường nằm
trong các vùng núi sâu, khó khai
thác.
- Bão lũ, trượt lở đất, hạn hán là
những thiên tai thường xảy ra trong
miền.

THIÊN TAI Lũ quét, lũ ống, bão, sạt lở đất, Hạn hán, bão lũ, trượt lở đất Lũ quét, sạt lở đất
cát bay cát chảy, hạn hán…

Cách ứng phó:


*THIÊN TAI:
- Các loại lũ:
+ Đẩy mạnh công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, nhất là
rừng đầu nguồn các sông, suối, rừng ven biển.
+ Xây dựng hệ thống đê sông, đê biển.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng với công tác phòng chống lũ.
+ Tổ chức nơi cư trú cho người dân ở vùng thường xuyên xảy ra lũ.
- Sạt lở đất:
+ Đầu tư phát triển công nghệ phòng chống sạt lở đất.
+ Đẩy mạnh công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, nhất là
rừng đầu nguồn các sông, suối, rừng ven biển.(nếu ko cần tới 4 cái thì ưu tiên mấy cái kia trước nha do
tui ko chắc về ý này)
+ Điều tra, khảo sát, lập bản đồ khoanh vùng các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, từ đó biết được
khu vực dễ xảy ra sạt lở
+ Tổ chức diễn tập ứng phó với sạt lở đất với người dân.
- Hạn hán:
+ Sử dụng hợp lý tài nguyên nước trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt.
+ Xây dựng mới và nâng cấp các công trình tưới tiêu, chủ động tưới tiêu trên phần lớn diện tích canh tác
nông nghiệp.
+ Đầu tư phát triển công nghệ phòng chống, dự báo hạn hán.
+ Tăng cường tích trữ nước trong các hồ chứa, hồ thủy điện.
*KHAI THÁC TỰ NHIÊN:
- Chặt phá rừng quá mức:
+ Đề xuất lên chính quyền các bộ luật, chính sách, chế tài xử lý nghiêm việc chặt phá rừng bất hợp pháp
(phạt tiền, phạt tù lâu năm,…).
+ Thành lập đội kiểm lâm đông đảo, rà soát kỹ khu vực rừng, bắt tại trận các trường hợp vi phạm.
+ Phát động phong trào trào trồng rừng, phủ xanh đồi trọc đến địa phương, hộ gia đình.
+ Ra quy định cho các công ty khai thác cây rừng phải trồng rừng bù lại (có thể ở khu vực khác, đã bị
khai thác).
+ Kêu gọi dân tố giác vi phạm, lập đường dây nóng nhiều máy, đội hành động nhanh.
+ Kêu gọi người dân tích cực trồng cây trồng rừng, thành lập đội ngũ thiết kế poster, tuyên truyền qua các
nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram…
- Khai thác quặng, tài nguyên, khoáng sản quá mức:
+ Đề xuất lên chính quyền các bộ luật, chính sách, chế tài xử lý nghiêm việc khai thác quá mức cho phép
(phạt tiền, phạt tù lâu năm,…).
+ Thành lập đội thanh tra, thường xuyên rà soát kỹ khu vực khai thác, bắt các trường hợp vi phạm.
+ Ra quy định cho các công ty khai thác về một mức nhất định (mỏ này chỉ được khai thác ..%, dùng
phương pháp nào,…).
+ Kêu gọi dân tố giác vi phạm, lập đường dây nóng nhiều máy, đội hành động nhanh.

*Biện pháp chống phá rừng:


1. Quản lý nghiêm cán bộ (tránh tình trạng hối lộ)
2. Đặt ra các luật lệ và hình phạt nghiêm ngặt cho hành vi phá rừng
3. Hướng dẫn người dân vùng núi cải tạo đất nương rẫy => không cần đốt rừng làm nương rẫy
4. Quản lý việc kinh doanh và khai thác rừng của các khu du lịch/khách sạn nằm trong rừng
*Biện pháp chống thiên tai:
1. Dự trữ nguồn nước ngọt đủ dùng
2. Đầu tư xây dựng nhà chống lũ
3. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cầu đường ở những nơi vùng sâu vùng xa
4. Đầu tư hệ thống hotline để trình báo về thiên tai

II. Đặc điểm địa hình 3 miền:


- Vùng núi Đông Bắc:
+ Thuộc miền: Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
+ Độ cao trung bình: 600-700m, có xu hướng giảm dần từ Tây Bắc về Đông Nam.
+ Hướng núi: vòng cung với 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo, mở rộng về phía Bắc và Đông (sông
Gâm, Ngân Sơn, Đông Triều, Bắc Sơn)
+ Bộ phận cấu thành:
● Một số đỉnh núi cao >2000 m, nằm ở thượng vòm sông Chảy (Tây Côn Lĩnh, Kiều LiTi,
Puthaca).
● Trung tâm là đồi núi thấp với độ cao trung bình 500 – 600 m
● Theo hướng vòng cung của các dãy núi là hướng của các hệ thống sông: sông Gâm, sông Cầu,
sông Thương, sông Lục Nam.
- Vùng núi Tây Bắc:
- Thuộc miền: Bắc Trung Bộ (giữa sông Hồng và sông Cả)
- Độ cao: Vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất cả nước với rất nhiều đỉnh núi cao trên 2000 m. Điển hình
là dãy Hoàng Liên Sơn (đỉnh Phanxipang cao 3143m).
- Hướng núi: hướng Tây Bắc – Đông Nam
- Các bộ phận cấu thành: Chia thành 3 dải địa hình cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam
+ Phía đông: Dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn (Đỉnh Phanxipăng)
+ Phía Tây là vùng núi trung bình chạy dọc biên giới Việt – Lào, một số đỉnh: Pu-đen-đinh, Pu-
sam-sao.
+ Ở giữa: Địa hình thấp hơn: dãy núi, sơn nguyên, cao nguyên đá vôi
- Vùng núi Trường Sơn Bắc:
- Thuộc miền: Bắc Trung Bộ
- Độ cao trung bình: Thấp nhất là khoảng 500m, cao nhất là khoảng 1500m, trung bình khoảng 500-
1000m
- Các bộ phận cấu thành: dãy Pu/Phu Lai Leng, dãy Giăng Màn, Bạch Mã, và các dãy núi song song và
so le nhau theo hướng Tây Bắc – Đông Nam từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
- Hướng núi: Trường Sơn Bắc gồm nhiều dãy núi song song nhau theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
- Vùng núi Trường Sơn Nam:
- Thuộc miền: Nam Trung Bộ
- Độ cao trung bình: Thấp nhất là khoảng 500m, cao nhất là khoảng 2500m, trung bình khoảng 1500-
2000m
- Hướng núi: Hướng cánh cung quay lưng ra biển; được hợp bởi hướng Tây Bắc - Đông Bắc, Bắc - Nam,
Đông Bắc - Tây Nam
- Các bộ phận cấu thành: Khối núi (Khối núi Kon Tum và khối núi Nam Trung Bộ) và cao nguyên xếp
tầng (Pleiku, Đắk Lắk, Di Linh và các bán bình nguyên xen đồi ở phía Tây)
- Đồng bằng sông Hồng
- Thuộc miền: Bắc & Đông Bắc Bắc Bộ
- Diện tích: 15 000 km²
- Nguồn gốc hình thành: Được tạo thành và phát triển do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp
trên vùng sụt lún, tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. (hiện tại không còn được bồi đắp tự
nhiên nữa)
- Độ cao: Có độ cao từ 0,4 - 12m so với mực nước biển.
- Sự chia cắt của bề mặt: Bề mặt địa hình đồng bằng sông Hồng bị chia cắt thành từng ô nhỏ do việc xây
dựng hệ thống đê ven sông ngăn lũ.
- Đồng bằng sông Cửu Long
- Thuộc miền: Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Diện tích: khoảng 40 000 km²
- Nguồn gốc hình thành: Do phù sa sông Tiền, sông Hậu bồi đắp trên vùng sụt lún qua những kỷ nguyên
thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát (đất bằng) dọc theo
bờ biển.
- Độ cao: trung bình 2 - 3m so với mực nước biển.
- Sự chia cắt bề mặt: Không có đê, có hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt. Trên mặt đồng bằng
không có đê lớn ngăn lũ -> mùa lũ nhiều vùng đất (trũng rộng) bị ngập úng sâu và khó thoát nước (vùng
Đồng Tháp Mười, vùng tứ giác Long Xuyên - Châu Đốc - Hà Tiên - Rạch Giá).
- Lưu ý: Đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng là 2 vùng nông nghiệp trọng điểm và tập trung gần ½
dân số cả nước.
III. Đặc điểm khí hậu 3 miền:
- Vì sao miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất, kéo dài nhất:
+ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là một vùng núi thấp, chạy theo hướng cánh cung mở rộng về phía bắc
và đông bắc tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu rộng
+ Miền nằm ở vị phía Bắc - là nơi đầu tiên và trực tiếp chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc (miền đón
những đợt gió mùa đầu tiên và cuối cùng) với một mùa đông kéo dài nhất cả nước (đến sớm và kết thúc
muộn).
+ Do vị trí tiếp giáp khu vực ngoại chí tuyến nên ít nhận được bức xạ Mặt Trời nhất so với hai miền còn
lại.
- Vì sao miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông ít lạnh hơn, ngắn hơn (so với miền Bắc và Đông Bắc
Bắc Bộ):
+ Địa hình ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ rất cao và chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chắn gió, đặc
biệt là gió mùa đông bắc bị chắn lại bởi dãy Hoàng Liên Sơn.
+ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có địa hình núi chạy theo hướng cánh cung mở rộng đón gió mùa Đông
Bắc
- Vì sao miền nam trung bộ và nam bộ có nhiệt độ nóng quanh năm, không có mùa đông.
+ Miền nam trung bộ và nam bộ nằm rất gần đường xích đạo, nên bức xạ nhiệt miền này nhận vào là rất
lớn khiến nền nhiệt tăng cao.
+ Cũng vì nằm rất gần đường xích đạo, miền này chịu tác động mạnh mẽ của gió Tín Phong và gió tây
nam nên nóng quanh năm.
+ Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến vùng này rất yếu, có khả năng bị biến tính (do các dãy núi,
đặc biệt là dãy bạch mã), làm gió mùa chuyển thành đặc tính nóng nên nền nhiệt ở đây tăng cao quanh
năm.

Câu hỏi:
CÂU HỎI TR.108 (1;2;3;4):
- Địa hình nước ta chia thành mấy khu vực? Đó là những khu vực nào?
3 khu vực: Đồng bằng, đồi núi, bờ biển và thềm lục địa (2 cái này bao gồm chung)
- Địa hình châu thổ sông Hồng khác với địa hình châu thổ sông Cửu Long như thế nào?
+ Đồng bằng sông Hồng: diện tích 15000 km2, có hệ thống đê chống lũ dài trên 2700km, chia cắt đồng bằng
thành nhiều ô trũng, thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3m đến 7m và không còn được bồi đắp tự nhiên nữa.
+ Đồng bằng sông Cửu Long: diện tích khoảng 40000km2, cao trung bình 2m – 3m so với mực nước biển. Trên
đồng bằng không có đê lớn để ngăn lũ, nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Vào mùa lũ, nhiều
vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước như vùng Đồng Tháp Mười, vùng tứ giác Long
Xuyên – Châu Đốc – Hà Tiên – Rạch Giá.

CÂU HỎI TR.143 (1;2):


- Vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ?
+ Miền Bắc và Bắc Trung Bộ là khu vực đầu tiên và trực tiếp đón nhiều đợt gió mùa Đông Bắc xâm nhập
vào nước ta=> làm hạ thấp nền nhiệt vào mùa đông, miền có một mùa đông lạnh; trong năm có 3 tháng
nhiệt độ dưới 150C.
+ Miền ở vị trí tiếp giáp với vùng ngoại chí tuyến, á nhiệt đới Hoa Nam.
+ Các cánh cung núi ở mở rộng về phía bắc, tạo điều kiện cho các luồng gió Đông Bắc dễ dàng lấn sâu
vào Bắc Bộ.
=> Tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ.

- Chứng minh miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có tài nguyên phong phú, đa dạng. Nêu 1 số việc cần làm để
bảo vệ môi trường tự nhiên trong miền.
- Chứng minh:
+ Là miền giàu khoáng chất so với cả nước, nổi bật là than đá (Quảng Ninh, Thái Nguyên), apatit (Lào Cai), quặng sắt
(Thái Nguyên), quặng thiếc và vonfram (Cao Bằng), thủy ngân (Hà Giang); đá vôi, đất sét … có ở nhiều nơi.
+ Nguồn năng lượng thủy điện giàu nhất nước ta, tập trung chủ yếu ở hẹ thống sông Hồng.
+ Có nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng: vịnh Hạ Long, bãi tắm Trà Cổ, núi Mẫu Sơn, hồ Ba Bể, các vườn quốc gia Cúc
Phương, Tam Đảo, Ba Vì.
- Một số việc cần làm để bảo vệ môi trường tự nhiên trong miền:
+ Trồng cây bảo vệ rừng, chống xói mòn.
+ Bảo vệ môi trường biển trong lành.
+ Khai thác tài nguyên phải đi đôi với công việc bảo vệ môi trường.

- Nhận xét chế độ mưa của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. (tr.145)

CÂU HỎI TR.147 (câu 1;2;3):


- Vì sao bảo vệ & phát triển rừng là khâu then chốt để xây dựng cuộc sống bền vững của nhân dân miền TB &
BTB?

- Trình bày tài nguyên chính của miền.


- Đất phù sa mới ở Tây Nam Bộ.

- Đất đỏ badan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

- Rừng phân bố rộng rãi từ miền núi Trường Sơn, Tây Nguyên tới các đồng bằng ven biển (chiếm gần 60% diện tích
rừng cả nước).

- Dầu khí ở thềm lục địa phía nam.

- Quặng bô-xít ở Tây Nguyên.

- Lập bảng so sánh 3 miền tự nhiên:

Yếu tố Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Bộ

Địa chất – Địa Miền nền cổ, núi thấp, hướng Miền địa hình mảng, núi cao, Miền nền cổ, núi và cao nguyên
hình vòng cung là chủ yếu. hướng tây bắc – đông nam là chủ hình khối, khối nhiều hướng khác
yếu. nhau.

Khí hậu – thủy - Lạnh nhất cả nước, mùa - Mùa đông lạnh do núi cao và gió - Nóng quanh năm, lạnh so với núi
văn đông kéo dài. mùa đông bắc. cao.

- Sông Hồng, sông Thái Bình, - Sông Đà, sông Mã, sông Cả… - Sông Mê Công, sông Đồng Nai,
sông Kì Cùng…, mùa lũ từ mùa lũ (Bắc Trung Bộ) từ tháng 9 sông Vàm Cỏ, lũ từ tháng 7 đến
tháng 6 đến tháng 10. đến tháng 12. tháng 11, kênh rạch nhiều.

Đất – Sinh vật - Đất feralit đỏ vàng, đất đá - Có nhiều vành đai thổ nhưỡng, Nhiều đất đỏ và đất phù sa. Sinh
vôi. sinh vật từ nhiệt đới tới ôn đới núi vật nhiệt đới phương Nam. Rừng
cao. ngập mặn phát triển.
- Rừng nhiệt đới và á nhiệt - Nhiều loại ưa khô và lạnh núi
đới với nhiều loại ưa lạnh á cao.
nhiệt.

Bảo vệ môi Chống rét, hạn bão, xói mòn Chống rét, lũ, hạn hán, xói mòn đất, - Chống bão, lũ, hạn hán, cháy
trường đất, trồng cây, gây rừng. gió tây khô nóng, cháy rừng. rừng.

- Chung sống với lũ.

Hướng Dẫn Vẽ Biểu Đồ

B1: Xác định độ cao 2 trục

+ C1: t° = (m/100).2 (lượng mưa lớn từ 1500mm trở lên)


+ C2: t° = m/10 (lượng mưa nhỏ từ 500m)

B2: Vẽ hệ trục, chia vạch, số liệu, mũi tên, ghi đơn vị, số 0

B3: Vẽ cột (mm), đường (℃), kí hiệu

B4: Chú giải + tên biểu đồ

You might also like