You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA KIẾN TRÚC – BỘ MÔN NHÀ Ở

ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC 1 – NHÀ Ở 1


Mã HP: 0310100
Lớp: 031010001-031010004-31010005 -031010006
31010007-031010008-031010012-310100013
Học kỳ 1 - Năm học 2022-2023

ĐỀ 2: BIỆT THỰ ĐƠN LẬP


(Dành cho sinh viên có số thứ tự chẵn)
Thời lượng đồ án: 90 tiết - 18 buổi học

1. MỤC TIÊU ĐỒ ÁN
Thông qua đồ án Kiến trúc nhà ở 1, sinh viên (SV) sẽ được làm quen với phương
pháp nghiên cứu - thiết kế loại hình nhà ở thấp tầng phổ biến trong các dự án phát triển đô
thị mới, đáp ứng tốt các nhu cầu về ăn ở, sinh hoạt, nghỉ ngơi, học tập và giải trí cho người
dân.

2. QUAN NIỆM ĐỀ TÀI


- Nhà ở biệt thự loại hình công trình được đầu tư xây dựng độc lập trên mỗi lô đất tại các
khu nhà ở đã được phân lô trong các đô thị.
- Các dãy biệt thự được thống nhất phong cách kiến trúc mặt đứng phù hợp, hài hòa và
góp phần nâng cao giá trị kinh tế cũng như thẩm mỹ cho cảnh quan đô thị và tạo nên
một cộng đồng khu ở nhân văn.
- Biệt thư đơn lập là một dạng nhà ở có khuôn viên độc lập, các mặt đều tiếp giáp với tự
nhiên.
- Thông qua đồ án Biệt thự đơn lập, SV sẽ được làm quen với phương pháp nghiên cứu
thiết kế một loại hình nhà ở có yêu cầu thiết kế tiêu chuẩn cao (từ chỉ tiêu diện tích, số
lượng các thành phần chức năng cho đến trang thiết bị nội thất, cây xanh sân vườn và
giải pháp kiến trúc).

3. DỮ LIỆU THIẾT KẾ
3.1. Vị trí khu đất
- Khu đất xây dựng thuộc Hẻm 14 đường Thảo Điền, Phường Thảo Điền, Quận 2,
TP Thủ Đức, TP HCM
- Diện tích 19m x 27m = 513 m2 / lô điển hình và các lô góc 500 m2, 879 m2 (Xem hình vẽ)
- Sinh viên chọn một trong các lô đất biệt thự để thiết kế công trình.
3.2. Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc
- Mật độ xây dựng: ≤ 40 %
- Khoảng lùi (quy định cụ thể trên hình vẽ khu đất):
+ Giáp với giao thông: ≥ 5m
+ Giáp với cây xanh cảnh quan: ≥ 3m
1
+ Phía sau ≥ 2m
+ Bên hông: nếu giáp với nhà bên cạnh ≥ 2m; nếu giáp với giao thông ≥ 3m
- Độ vươn ra của ban công: ≤ 1,5m
3.3. Quy mô
- Nhà Biệt thự có 2 tầng gồm 1 trệt + 1 lầu, tầng áp mái (nếu là mái dốc) hoặc sân thượng
(nếu là mái bằng). Có thể có thêm tầng lửng (DT lửng ≤ 70% DT trệt) hoặc bán hầm.
- Chiều cao tầng trệt 3,6 m. Nếu có tầng lửng: trệt + lửng cao từ 5,5m - 6,0 m, chiều cao
các tầng 3,4 m. Mái che cầu thang bộ ≤ 3 m (tính từ sàn sân thượng).

4. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
Sinh viên có thể tham khảo nhiệm vụ thiết kế theo bảng đề xuất sau:
NỘI DUNG DIỆN TÍCH GHI CHÚ

1 Cơ cấu phòng ngủ từ 4 đến 5 phòng (SV tự đề xuất cho phù hợp)
+ 01 phòng ngủ cha mẹ 24 – 36 m² + có khu thay đồ và WC riêng
+ 02 phòng ngủ con 20 – 24 m² /phòng + WC chung hoặc riêng
+ 01 phòng ngủ khách 12 - 16 m² + WC chung hoặc riêng
+ Phòng gia nhân 9 - 12m² + WC chung
2 Phòng khách ≥ 24m2

3 Phòng sinh hoạt chung (SHC) 24 - 32m2

4 Phòng ăn ≥ 16m2

5 Beáp 12 - 20m2

6 Phòng làm việc, học tập hay thư viện 16 - 24m2

7 Phòng đa năng (giải trí, tập thể dục,..) 24 - 32m2

8 Phòng / khu thờ 12 - 16m2 có thể kết hợp với phòng khác

9 Nhà xe 24 m² – 30 m² 1-2 ô tô và 2 xe máy/nhà

10 Lối vào, hiên đón, hành lang, tiền có DT phù hợp với
sảnh, ban công hoặc lô gia,… giải pháp thiết kế

11 Các khu WC chung và riêng SV tự xác định DT

12 Bố trí sân vườn, xây xanh, sân chơi, hồ bơi, chòi nghỉ… trong khuôn viên khu đất
SV có thể đề xuất thêm các phòng chức năng khác phù hợp với quy mô của công trình nhằm
tăng mức độ tiện nghi cho căn nhà, ví dụ: kho, phòng kỹ thuật, phòng giặt ủi-sân phơi, vv.

5. YÊU CẦU THIẾT KẾ


- SV cần nghiên cứu các yếu tố về địa hình, khí hậu, cảnh quan xung quan, giao thông tiếp
cận v.v. để đưa ra giải pháp thiết kế thích hợp, tôn trọng cảnh quan khu vực, ứng xử phù
hợp với môi trường xung quanh.
- Đảm bảo dây chuyền công năng sử dụng hợp lý, không gian linh hoạt.
- Đảm bảo khả năng thông thoáng, chiếu sáng tự nhiên cho phòng ốc nhưng có chú ý đến
yêu cầu sử dụng điều hòa không khí.
2
- Thiết kế sân vườn đẹp, tạo mối quan hệ giữa trong và ngoài nhà.
- Không hạn chế về đề xuất giải pháp kết cấu và vật liệu xây dựng; hệ thống kỹ thuật công
trình phù hợp.
- Cần quan tâm đến hình khối, đường nét của công trình để tạo nên một khu nhà ở nhân
văn. Lưu ý mặt bên căn đầu hồi phải có biện pháp xử lý thích hợp với đặc thù không gian
lô đất có hai mặt tiền.
- Quan tâm đến bản sắc kiến trúc địa phương trong bối cảnh toàn cầu hóa của thể loại công
trình kiến trúc nhà ở thấp tầng.

6. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỒ ÁN


Thời gian thực hiện đồ án: 18 buổi học (9 tuần), được chia làm hai giai đoạn:
6.1. Giai đoạn 1: 8 buổi học (1 buổi giảng đề + 6 buổi học + 1 buổi chấm GĐ1)
GIAI ĐOẠN 1
Buổi 1 Buổi 2, 3 Buổi 4 Buổi 5, 6, 7 Buổi 8
- Giảng đề; - Nghiên cứu các Đề xuất ý tưởng Phác thảo ý Chấm bài
- SV gặp GVHD cơ sở thiết kế của hình khối và tổ tưởng thiết kế Giai đoạn 1
để được hướng đồ án; chức không gian của cá nhân. (theo nhóm
dẫn cụ thể nội - Phân tích khu đất chức năng. GVHD).
dung. thiết kế.

SV nghiên cứu cơ sở dữ liệu thiết kế và phác thảo ý tưởng gồm hai nội dung sau:
o Bài tập nhóm: Nhóm nghiên cứu, tổng hợp và trình bày về:
- Kết quả khảo sát hiện trạng, phân tích đánh giá khu đất về giao thông, cảnh quan, các
công trình lân cận, hướng nắng - gió, hạ tầng kỹ thuật v.v. (hình chụp, không ảnh, sơ đồ
phân tích v.v.)
- Nguyên lý thiết kế, sơ đồ tổ chức không gian, dữ liệu từ các quy chuẩn - tiêu chuẩn
thiết kế liên quan đề tài.
- Phân tích đánh giá công trình thực tế trong và ngoài nước; tham khảo hình ảnh tài liệu
về đề tài;
- Đề xuất các ý tưởng thiết kế hình khối và tổ chức không gian chức năng.
o Bài tập cá nhân:
- Phác thảo phương án thiết kế và làm mô hình nghiên cứu.
- Khổ giấy, tỷ lệ và cách thể hiện: theo sự hướng dẫn của GVHD.
- SV trình bày phần nghiên cứu GĐ1 của nhóm và cá nhân với GVHD vào đầu buổi học
thứ 8.

6.2. Giai đoạn 2: 10 buổi học (9 buổi sửa bài + 1 buổi chấm bài GĐ2 tập trung)
GIAI ĐOẠN 2
Buổi 9, 10, 11, 12, 13 Buổi 14, 15, 16, 17 Buổi 18
Thiết kế các mặt cắt, mặt
Thiết kế mặt bằng các tầng. Chấm bài Giai đoạn 2.
đứng, phối cảnh công trình.
3
Giai đoạn triển khai thiết kế: dựa trên kết quả nghiên cứu ở GĐ1, SV tiếp tục phát triển
và hoàn chỉnh đồ án, đáp ứng các yêu cầu về công năng, thẩm mỹ, kết cấu và các cấu tạo
đặc trưng.
- Quy cách thể hiện đồ án: gồm n tờ giấy A1, vẽ bằng tay với các thành phần sau:
+ Mặt bằng tổng thể (có thể hiện lối vào, sân vườn,..) : TL 1/200
+ Mặt bằng tầng trệt và các tầng lầu (có bố trí vật dụng) : TL 1/50 ÷1/100
+ Mặt bằng hầm, lửng (nếu có), mái, sân thượng : TL 1/100 ÷1/200
+ Mặt cắt : TL 1/50
+ Mặt đứng chính : TL 1/50 ÷1/100
+ Các mặt bên : TL 1/100
+ Phối cảnh công trình (bắt buộc), mô hình (khuyến khích).
- Thể hiện đồ án: SV tự thể hiện đồ án trong quá trình sửa bài GĐ2.
- Nộp bài theo nhóm: vào đầu buổi học thứ 18 (từ 8h - 8h30 đối với lớp buổi sáng, từ
14h - 14h30 đối với lớp buổi chiều).

7. ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN
7.1. Tiêu chí đánh giá
- Công năng: tổ chức mặt bằng bố trí phòng ốc và giao thông hợp lý, linh hoạt, thông
thoáng chiếu sáng tự nhiên tốt.
- Thẩm mỹ: hình thức kiến trúc đẹp - hiện đại - sáng tạo, giải pháp thiết kế phù hợp
địa hình, cảnh quan địa điểm xây dựng và tạo nên môi trường cộng đồng ở nhân văn.
- Kỹ thuật: giải pháp kết cấu phù hợp hình khối đề xuất.
- Thể hiện: đúng hình chiếu, bố cục bản vẽ chặt chẽ, diễn họa tốt ý đồ thiết kế.
7.2. Điểm đồ án
- Mỗi giai đoạn sẽ có một cột điểm độc lập theo thang điểm 10/10.
Điểm GĐ 1: hệ số 1
Điểm GĐ 2: hệ số 2
Điểm đồ án = (GĐ1 x 1 + GĐ2 x 2)/3
- Những SV có kết quả dưới 5/10 điểm ở GĐ1 sẽ không được làm tiếp GĐ2.
- Trong thời gian các SV khác thực hiện GĐ2 của đồ án, SV không đạt yêu cầu GĐ1
phải tự nghiên cứu lại GĐ1, trong tuần kế tiếp (tuần thứ 2 của GĐ2), trình bày lại, GVHD
thông qua thì mới được làm tiếp GĐ2 và sẽ nộp bài của GĐ2 cùng thời điểm với các SV
khác trong nhóm.
7.3. Quy định chung về đồ án
o Đồ án bị trừ điểm khi:
- Đồ án thiếu 1 thành phần kỹ thuật hoặc thể hiện sơ sài, thiếu ghi chú;
- Thể hiện không đúng tỷ lệ yêu cầu hay tỉ lệ quá nhỏ, (nếu các thành phần có tỉ lệ theo
quy định không bố cục được vào khổ giấy quy định thì SV được thể hiện theo quy cách tỉ lệ
xích cho phù hợp bố cục trong khổ giấy và phải thể hiện thước tỉ lệ trên mỗi thành phần);
- Các hình chiếu không khớp;

4
- Đường nét không đúng kỹ thuật, yêu cầu thể hiện;
- Đồ án thể hiện sai khổ giấy quy định, không đúng yêu cầu bản vẽ kỹ thuật.
o Đồ án bị loại khi phạm những lỗi sau:
- Những SV vắng mặt quá 20% số buổi sửa bài ở mỗi giai đoạn sẽ bị cấm làm bài;
- Đồ án thể hiện thiếu từ hai thành phần kỹ thuật;
- Các đồ án giống nhau, hoặc sao chép đồ án các năm trước;
- Chép lại các công trình cùng thể loại đã được xây dựng hoặc công bố trên ấn phẩm
chuyên ngành (vi phạm bản quyền);
- Nộp đồ án sau thời gian quy định.

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO


8.1 Giáo trình chính:
[1]. Lê Hồng Quang, Lê Trần Xuân Trang (2016), Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở,
Tài liệu lưu hành nội bộ. Khoa Kiến trúc, trường Đại học Kiến trúc TP.HCM.
[2] Nguyễn Đức Thiềm (2006), Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở. NXB Xây Dựng.
8.2 Tài liệu tham khảo khác:
[3]. Bernard Leupen & Harald Mooij , Housing Design a manual , NAi Publishers ,
2012.
[4]. Quentin Pickard, Cẩm nang Kiến trúc sư ( The Architects’Handbook) , NXB Xây
dựng, 2006.
[5]. QCVN: 01-2021-BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy họach xây dựng.
[6]. QCVN 10:2014/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đảm bảo an toàn cho người
khuyết tật tiếp cận công trình kiến trúc.
[7]. TCVN 4451-2012 : Nhà ở - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
[8]. TCVN 9411-2012 : Nhà ở liên kế - Tiêu chuẩn thiết kế.
[9]. Các web site : https://kientrucvietnam.org.vn ; www.tapchikientruc.com.vn;
www.archello.com ; www.saota.com ; www.archdaily.com, www.pinterest.

TP Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 10 năm 2022


Trưởng bộ môn Nhà ở GV soạn đề

Ths.KTS Lê Hồng Quang Ts.KTS Lê Trần Xuân Trang KTS. Tạ Quang Hải

5
6
7
8

You might also like