You are on page 1of 10

 

   TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH


    KHOA KIẾN TRÚC – BỘ MÔN NHÀ Ở

ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC 6 - NHÀ Ở 2


Mã HP: 0310160
Lớp HP: 031016001(CT), 031016002(A5), 031016003(A2), 031016004(A4),
031016008(A1), 031016009(A3), 031021007(TC)
Học kỳ 2- Năm học: 2022-2023
Đề bài: NHÀ Ở THẤP TẦNG
KÝ TÚC XÁ SINH VIÊN
Thời lượng đồ án: 90 tiết - 18 buổi học

1. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN:


Thông qua đồ án sinh viên làm quen với phương pháp nghiên cứu quy hoạch tổng mặt bằng
khu nhà ở thấp tầng (mô hình Ký túc xá dành cho sinh viên đại học) bao gồm các tiêu chuẩn tính
toán quy hoạch khu ở, nguyên lý thiết kế, không gian ở, không gian dịch vụ công cộng, hệ thống
trang thiết bị kỹ thuật, kết cấu, thiết kế 1 đơn nguyên điển hình.
2. QUAN NIỆM ĐỀ TÀI:
Ký túc xá sinh viên là những công trình, tòa nhà được xây dựng để dành cho việc giải quyết
nhu cầu về chỗ ở cho các sinh viên của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
Ký túc xá thường được xây dựng trong một khuôn viên tương đối độc lập – gần các trường
trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và thiết kế theo dạng nhà ở tập thể với
nhiều phòng và nhiều giường trong một phòng hoặc giường tầng, cùng với hệ thống nhà vệ sinh,
nhà tắm công cộng hoặc riêng trong phòng và các công trình phục vụ khác.
3. DỮ LIỆU THIẾT KẾ:
Diện tích khu đất xây dựng: 25.710m2
Diện tích trong ranh chỉ giới xây dựng: 14.082m2
Vị trí khu đất xây dựng: Đô thị mới Nam Thành phố, đường Nguyễn Văn Linh, xã Bình Hưng,
huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. (xem họa đồ vị trí)
Mật độ xây dựng: ≤ 40%
Tuân thủ chỉ giới xây dựng theo bản vẽ đính kèm.
4. NỘI DUNG THIẾT KẾ:
4.1 Khối ở (bố trí từ tầng 2 trở lên) gồm các nội dung:
- Các loại phòng ở:
o Loại 1: phòng ở 4 giường đơn hoặc 2 giường tầng – không gian ngủ không có vách
ngăn riêng biệt:
 Diện tích 36-40m2/phòng gồm các nội dung: không gian ở, học tập (có bàn
học), sinh hoạt (có tủ kệ vật dụng, quần áo cá nhân), vệ sinh riêng, không bố
trí bếp – ăn trong phòng.
 Số lượng phòng: ≥100 phòng.
o Loại 2: phòng ở 2 giường đơn – không gian ngủ không có vách ngăn riêng biệt:
 Diện tích 20-24m2/phòng gồm các nội dung: không gian ở, học tập (có bàn
học), sinh hoạt (có tủ kệ vật dụng, quần áo cá nhân), vệ sinh riêng, không bố
trí bếp – ăn trong phòng.
 Số lượng phòng: ≥100 phòng.
o Loại 3: phòng ở 4 giường đơn – không gian ngủ có vách ngăn riêng biệt:
 Diện tích 60-70m2/phòng gồm các nội dung: không gian ở, học tập (có bàn
học), sinh hoạt (có tủ kệ vật dụng, quần áo cá nhân), vệ sinh riêng, có bố trí
bếp – ăn trong phòng.
 Số lượng phòng: ≥100 phòng.
o Loại 4: phòng ở 2 giường đơn – không gian ngủ có vách ngăn riêng biệt:
 Diện tích 40-50m2/phòng gồm các nội dung: không gian ở, học tập (có bàn
học), sinh hoạt (có tủ kệ vật dụng, quần áo cá nhân), vệ sinh riêng, có bố trí
bếp – ăn trong phòng.
 Số lượng phòng: ≥100 phòng.
- Không gian học tập – giao lưu, sinh hoạt từng cụm, dãy, tầng với quy mô: 0,4-0,6m2/1
sinh viên (tính cho lượng sinh viên trong không gian phục vụ).
- Vệ sinh chung đối với các khu vực không bố trí vệ sinh riêng trong phòng ở.
- Không gian bếp – ăn chung (chỉ phục vụ cho mô hình phòng ở không có bố trí không gian
bếp - ăn riêng trong phòng) với quy mô 0.6m2/1 sinh viên (tính cho lượng sinh viên trong
không gian phục vụ).
- Hệ thống giao thông: thang máy, thang bộ, thang thoát hiểm, sảnh, hành lang…
- Không gian kỹ thuật theo tầng: điện, nước, rác, pccc, thông tin liên lạc… 6m2 cho 1 cụm
thang.
Lưu ý:
- Chiều cao thông thủy cho không gian ở bố trí giường đơn: ≥2,6m
- Chiều cao thông thủy cho không gian ở bố trí giường tầng: ≥3,2m
4.2 Khối dịch vụ công cộng: (bố trí ở tầng 1 hoặc khối nhà độc lập) gồm các nội dung:
- Sảnh – diện tích 30-40m2, gồm các nội dung:
o Tiền sảnh
o Sảnh
o Trực – nghỉ trực
o Vệ sinh nhỏ
o Khu vực chờ của khách
- Không gian làm việc của ban quản lý ký túc xá (cho toàn bộ khu vực): 40m2
- Bếp – nhà ăn công cộng phục vụ toàn khu với quy mô:
o Bếp: 150m2 gồm các không gian: kho, sơ chế, nấu, phục vụ
o Phòng ăn: 300m2
o Không gian phụ: 20-30m2 (vệ sinh, chuẩn bị vào phòng ăn…)
o Sảnh đón, tiền sảnh
- Cửa hàng tiện lợi - siêu thị mini: 100m2/1 cửa hàng
- Khu giặt ủi tự phục vụ: 100m2 (cho toàn bộ khu vực)
- Coffee shop - giải khát: 50m2/1 tiệm
- Thức ăn nhanh, ăn vặt: 50m2/1 tiệm
- Phòng giao dịch ngân hàng: 200m2/phòng
- Không gian thể dục thể thao trong nhà (gym – bóng bàn…): 200m2 (cho toàn bộ khu vực)
- Các câu lạc bộ: cờ, võ thuật, âm nhạc, hội họa…: 40m2/1 clb
Lưu ý:
- Khu đất có phần công viên bờ sông lớn, bố trí các sân thể thao ngoài trời, công viên cây
xanh, sân vườn thư giãn…
- Ngoài các không gian chức năng trên, sinh viên có thể đề xuất 1 số không gian chức năng
khác, tuy nhiên, cần tránh trùng lắp, lãng phí quy mô, công suất phục vụ.
4.3 Khối kỹ thuật - phục vụ:
- Diện tích chổ đậu xe (bao gồm đường nội bộ trong gara / bãi để xe): tối thiểu 12 m² cho
100 m² diện tích sử dụng không gian ở; tối thiểu 20 m² cho 100m² diện tích sàn thương
mại dịch vụ (QCVN 01:2021/BXD)
- Trạm biến áp, hạ thế, máy phát điện, hệ thống xử lý nước thải - bố trí bên ngoài khối công
trình chính;
- Bể nước sinh hoạt + pccc, phòng bơm: có thể bố trí ở tầng hầm, bán hầm, bên ngoài khối
nhà chính;
- Các phòng kỹ thuật: kiểm soát báo cháy, camera an ninh, trực bảo vệ, trực kỹ thuật
(20m2/phòng) có thể bố trí ở tầng hầm, bán hầm, tầng 1 (trong hoặc bên ngoài khối nhà
chính).
5. YÊU CẦU THIẾT KẾ:
5.1 Khuyến khích thiết kế dưới dạng module gồm các nội dung:
5.1.1 Module về hệ kết cấu và diện tích:
5.1.2 Module về không gian - vật dụng – trang thiết bị:
- Cửa đi, cửa sổ;
- Phòng ngủ, khách, vệ sinh, bếp ăn…;
- Thiết bị, vật dụng, không gian sử dụng…
5.1.3 Module về tạo hình, trang trí vỏ bao che công trình:
- Hình khối ban công, lô gia;
- Sắp xếp, ghép đơn nguyên.
5.2 Khuyến khích thiết kế dưới dạng không gian đa năng, linh hoạt:
- Có khả năng thay đổi công năng khi cần thiết (ví dụ: chuyển sang công năng bệnh viện dã
chiến trong tình hình dịch bệnh, không gian trú ẩn trong điều kiện thiên tai…)
5.3 Khuyến khích các nghiên cứu về giải pháp thi công, vật liệu xây dựng, chi tiết kiến
trúc:
- Tiết kiệm năng lượng, kiến trúc xanh, sinh thái, bền vững
- Rút ngắn thời gian thi công, lắp ráp
- Tiết kiệm chi phí xây dựng, vận hành, quản lý
5.4 Tổng mặt bằng:
- Thể hiện giải pháp ghép các đơn nguyên trên mặt bằng khu đất xây dựng. Số lượng đơn
nguyên: SV tự đề xuất nhưng phải phù hợp với diện tích khu đất và mật độ xây dựng;
- Tổ chức cổng ra vào, giao thông nội bộ (cơ giới, bộ hành…), chỗ đậu xe ngoài trời, lối lấy
rác…;
- Bố trí hợp lý các hạng mục phụ trợ (công viên cây xanh, sân TDTT, sân chơi, đường
dạo…), tránh luồng giao thông cơ giới giao với lối đi bộ;
- Sân vườn cần có giải pháp cách ly hoặc giảm thiểu tiếng ồn và khói bụi từ đường phố;
Cần lưu ý đến địa hình của khu đất và cảnh quan xung quanh trong giải pháp tổ chức
không gian chức năng.
5.5 Đơn nguyên điển hình:
- Số lượng căn hộ trong mỗi đơn nguyên và mỗi tầng: SV tự đề xuất, phù hợp yêu cầu thiết
kế và giải pháp thiết kế;
- Số tầng giới hạn từ 5 – 9 tầng, có thang máy;
- Bố trí phòng ở, các không gian chức năng, dịch vụ, thương mại…ở phải đảm bảo thông
thoáng, chiếu sáng tự nhiên;
- Giảm thiểu hoặc loại trừ hoàn toàn những diện tích và khối tích xây dựng không cần thiết;
5.6 Hình thức kiến trúc:
- Kiến trúc phù hợp đặc điểm và cảnh quan xung quanh khu đất xây dựng, góp phần làm
tăng thẩm mỹ bộ mặt đô thị, khuyến khích khai thác yếu tố văn hóa, kiến trúc bản địa.
- Đảm bảo thông thoáng, chiếu sáng tự nhiên, có khoảng lùi cần thiết ở các góc nhìn trực
diện… cùng giải pháp che chắn cách nhiệt ở hướng Tây.
- Không hạn chế giải pháp kết cấu công trình và vỏ bao che.
6. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG THỂ HIỆN ĐỒ ÁN:
6.1 Trình tự đồ án : Đồ án được chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn được đánh giá theo
thang điểm 10 ; GĐ 1: hệ số 1; GĐ 2: hệ số 2; Điểm đồ án = (GĐ1x1+ GĐ2x2): 3
- Giai đoạn 1: nghiên cứu cơ sở dữ liệu thiết kế : (4 tuần – 8 buổi học)
 Bài tập nhóm: trình bày kết quả khảo sát hiện trạng và phân tích đánh giá khu đất xây
dựng (hình chụp, không ảnh, sơ đồ phân tích); các nghiên cứu về đề tài (nguyên lý thiết
kế, hình ảnh sưu tầm, phân loại và đánh giá tài liệu…).
 Bài tập cá nhân: phác thảo phương án thiết kế thông qua các mặt bằng, mặt đứng, mặt
cắt, phối cảnh và mô hình .
Khổ giấy, tỷ lệ và cách thể hiện ở giai đoạn 1: GVHD chỉ định.
Giai đoạn 1
Buổi 1 Buổi 2, 3,4,5 Buổi 6, 7 Buổi 8
- Giảng đề. - Nghiên cứu các cơ sở thiết Phác thảo Chấm bài giai đoạn
- SV gặp GVHD để được kế của đồ án. ý tưởng 1 tại Họa thất (theo
hướng dẫn cụ thể nội dung. - Phân tích khu đất thiết kế. thiết kế. nhóm GVHD).
- Giai đoạn 2: triển khai thiết kế (5 tuần – 9 buổi học + 1 buổi chấm bài)
Dựa trên kết quả nghiên cứu ở GĐ1, SV hòan thiện thiết kế sơ phác, bổ sung các kiến thức
và tài liệu tham khảo cần thiết; triển khai thiết kế hòan chỉnh đồ án, đáp ứng các yêu cầu về
công năng, thẩm mỹ, kết cấu và các cấu tạo đặc trưng.
6.2 Thể hiện đồ án:
Đồ án vẽ mực đen và diễn họa trắng đen/màu trên n tờ giấy A1 đóng thành tập với các thành
phần:
- Mặt bằng tổng thể TL: 1/500 (thể hiện bố trí các đơn nguyên, giao thông
tiếp cận, giao thông nội bộ, sân vườn, sân TDTT….)
- Mặt bằng tầng trệt tổng thể TL: 1/100 - 1/200 (sinh viên có thể vẽ kín trên 1 tờ giấy
A1 và có thước tỉ xích kèm theo)
- Mặt bằng các tầng TL: 1/100
- 02 Mặt đứng TL: 1/100
- 02 Mặt cắt TL: 1/100
- Mặt bằng khai triển 01 phòng ở (có bố trí vật dụng) TL: 1/50
- Phối cảnh bắt buộc, khuyến khích có mô hình
- Thể hiện đồ án: SV tự thể hiện tại nhà
Giai đoạn 2
Buổi 9, 10 Buổi 11, 12, 13 Buổi 14, 15 Buổi 16, 17 Buổi 18
Tổ chức Thiết kế mặt Các mặt cắt, mặt - Mặt bằng chi tiết các căn Chấm bài
tổng mặt bằng các tầng. đứng công trình. hộ. giai đoạn 2
bằng. - Khai triển chi tiết kỹ thuật. tại Họa thất.
7. QUY ĐỊNH CHUNG:
- Những SV có kết quả dưới 5/10 điểm ở GĐ1 sẽ không được làm tiếp GĐ 2.
- Trong thời gian các SV khác thực hiện GĐ 2 của đồ án, SV phải tự nghiên cứu lại GĐ 1;
trong tuần kế tiếp (đợt 2) trình GVHD thông qua thì mới được làm tiếp GĐ 2, và sẽ nộp
bài của GĐ 2 cùng thời điểm với các SV khác trong nhóm.
Đồ án bị trừ điểm khi:
- Hình chiếu không khớp, bản vẽ không đúng tỉ lệ.
- Thiếu thành phần, chưa hoàn tất.
Đồ án bị loại trong các trường hợp vi phạm sau đây:
- Các đồ án giống nhau, hoặc sao chép đồ án các năm trước.
- Chép lại các công trình cùng thể lọai đã được xây dựng hoặc công bố trên ấn phẩm chuyên
ngành (vi phạm quyền tác giả).
- Vắng mặt quá 20% thời gian ở mỗi giai đoạn
- Nộp đồ án sau thời hạn quy định.
8. GIÁO TRÌNH VÀ TÀI LIỆU HỌC TẬP:
8.1. Giáo trình chính
[1] Lê Hồng Quang, Lê Trần Xuân Trang, Bài đọc giáo trình Nguyên lý thiết kế kiến trúc
nhà ở. Tài liệu lưu hành nội bộ. Khoa Kiến trúc, trường Đại học Kiến trúc TP.HCM, 2016.
[2] Nguyễn Đức Thiềm (2006), Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở. NXB Xây Dựng.
8.2. Tài liệu học tham khảo:
[3]. Bernard Leupen & Harald Mooij , Housing Design a manual , NAi Publishers , 2012.
[4]. Quentin Pickard, Cẩm nang Kiến trúc sư ( The Architects’Handbook) , NXB Xây dựng,
2006.
[5]. Joseph de Chiara – Julius Panero – Martin Zelnik, Time – Saver Standards for Housing
and Residential Development, Nxb. Mc-Grawn-Hill, 1995.
8.3. Tài liệu tham khảo khác:
[6]. Các web site: http://www.tapchikientruc.com.vn; www.freshome.com;
www.houzz.com; www.archdaily.com; www.contemporist.co; www.pinterest.com.
[7]. QCVN: 01-2021-BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy họach xây dựng.
[8]. QCVN 04:2021/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nhà Chung cư
[9]. QCVN 06:2022/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công
trình.
[10] QCVN 10:2014/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đảm bảo an toàn cho người
khuyết tật tiếp cận công trình kiến trúc.
[11]. QCVN 13:2018/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Gara Ô tô
[12]. TCVN 4451-2012 : Nhà ở - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
[13]. TCVN 4319-2012 : Nhà và công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 22/02/2023
Trưởng bộ môn Nhà ở GV soạn đề

Ths. Kts Lê Hồng Quang Ths. Kts Trần Duy An


VỊ TRÍ DỰ ÁN
 
 

 
   
 
   
MẶT BẰNG KHU ĐẤT XÂY DỰNG
 

You might also like