You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐH VĂN LANG

KHOA KIẾN TRÚC

ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC CÔNG CỘNG 3


(Dành cho SV Khóa K27-HK2-Năm học 2022-2023

THƯ VIỆN CÔNG CỘNG


(QUI MÔ CẤP QUẬN/ HUYỆN)
1. QUAN NIỆM ĐỀ TÀI
− Thư viện có hai chức năng chính là thông tin và giáo dục là một thiết chế trong
hoạt động văn hóa. Ngoài việc phục vụ nhu cầu đọc của người sử dụng, còn tạo
ra sự trao đổi và tương tác xã hội trong cộng đồng, nâng cao đời sống tinh thần
cho cư dân. Hỗ trợ phương tiện tự học, tự nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tâm hồn,
hướng đến sự thân thiện, cái cao đẹp, là cơ sở của ứng xử văn hóa trong quan hệ
giữa con người với con người, với môi trường tự nhiên. Do vậy chức năng của thư
viện mở rộng cho các hoạt động trưng bày, giao lưu, biểu diễn, hội thảo, sinh hoạt
nhóm, truyền bá tri thức của cộng đồng thông qua sự tham gia của người sử dụng
− Đây là nơi lưu giữ, bảo quản: Sách báo, tạp chí, microfilm, đĩa từ, tranh ảnh, bản
đồ, bộ sưu tập, các sản phẩm địa phương được trưng bày tại thư viện. Cùng với sự
phát triển của khoa học công nghệ giúp cho việc vận hành và sử dụng thư viện dễ
dàng, thuận tiện
2. VỊ TRÍ KHU ĐẤT XÂY DỰNG
Sinh viên Tùy chọn vị trí thiết kế Thư viện với các chỉ tiêu sau:
o Diện tích Khu đất : 5000 m2 – 6000 m2
o Mật độ xây dựng : ≤ 40 %
o Khoảng lùi xây dựng : ≥8m
trục đường giao thông chính
o Khoảng lùi xây dựng : ≥4m
các trục đường giao thông khác
o Tổng số tầng cao: : 4 – 5 tầng
o Có thể thiết kế tầng lửng, tầng bán hầm
Họa đồ vị Trí khu đất ( xem hình vẽ kèm theo đề )
3. CƠ SỞ THIẾT KẾ
❖ Tiêu chuẩn – Qui chuẩn hiện hành
− QCXD 01:2021/BXD Qui chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về qui hoạch xây dựng
− QCVN 06:2021/BXD-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và
công trình
− QCVN 10:2014/BXD-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Xây dựng công trình đảm
bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng
❖ Nguyên Lý thiết kế Thư viện

1
4. YÊU CẦU THIẾT KẾ
− Công trình có tính biểu trưng của địa phương, thiết kế theo khái niệm mở (Phòng
đọc kết hợp kho sách mở quản lý bằng cổng từ, các đầu sách được mã hóa, số hóa
& quản lý bằng công nghệ.
− Đảm bảo yêu cầu thông thoáng, chiếu sáng tự nhiên cho phòng đọc (Lưu ý : Phần
kết cấu bao che có ảnh hưởng đến bảo quản sách)
− Công trình cần được bố trí ở nơi yên tĩnh, thuận tiện cho số đông cư dân sử dụng
có không gian tập trung trước công trình để tập kết người và xe
− Tận dụng các yếu tố cảnh quan bên trong và ngoài công trình: Hình thành các các
lớp không gian cho hoạt động của các nhóm đối tượng: Đi bộ, đọc sách ngoài trời,
nhóm trò chuyện, sự kiện ngoài trời. Các không gian được kết nối trực tiếp với
cây xanh, mặt nước làm mát cho công trình, đảm bảo yên tĩnh cho khu đọc
− Tổ chức giao thông PCCC quanh công trình, đảm bảo phòng chống cháy đặc biệt
cho Thư viện
− Phân biệt các luồng giao thông phục vụ đối nội/ đối ngoại bao gồm: Người đọc,
nhân viên thư viện, nhập sách
− Kết cấu và vật liệu xây dựng, khuyến khích sử dụng nguồn nguyên vật liệu không
gây ảnh hưởng đến môi trường

5. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ

STT TÊN PHÒNG DIỆN TÍCH GHI CHÚ


1 Sảnh chính & trưng bày
Sảnh chính 90-150 m2 (có bố trí 1 thang
(Gồm quầy gửi đồ, quầy hướng dẫn và máy)
đăng ký làm thẻ, khu vực tra cứu chung,
các bộ phận hướng dẫn nghiệp vụ, trả lời
yêu cầu đọc giả…)
Không gian trưng bày giới thiệu sách 80 m2 (khu vực triển lãm có
chuyên đề, triển lãm sách mới thể bố trí linh hoạt gần
khối hội thảo hoặc khối
đọc giả )
Kho triển lãm ≤ 18 m2
Khu vệ sinh ( Nam:40 ngườ/1 xí/ 1 tiểu/ SV tự đề xuất
1 rửa, Nữ:30 người/ 1 xí/ 2 rửa)
2 Khối hội thảo – Câu lạc bộ
Sảnh hội thảo và CLB 50 m2 Liên thông với sảnh
chính, kết hợp giải lao
hội thảo
Phòng hội thảo (80 chỗ) 120-150 m2 Có bố trí bàn viết tổ
chức hội thảo chuyên
ngành
Hội trường đa năng 200 chỗ (có sân 300 m2 Tổ chức tọa đàm, nói
khấu) chuyện chuyên đề, giao
lưu
Phòng diễn giả 24 m2

2
Phòng thiết bị SV tự đề xuất
2
Phòng phục vụ 9-12 m
Phòng chuẩn bị 24 m2
Kho SV tự đề xuất
Phòng sinh hoạt câu lạc bộ (2 - 4 Phòng) 36 - 42 m 2 đọc sách cho người cao
tuổi, giao lưu tác giả,
tác phẩm, thực hành
theo chủ đề
Không gian giao lưu ngoài trời SV tự đề xuất diện tích
Khu vệ sinh ( Nam:40 ngườ/1 xí/ 1 tiểu/ SV tự tính toán
1 rửa, Nữ:30 người/ 1 xí/ 2 rửa)
3 Khối đọc giả
Mỗi phòng đọc có bố trí khu vực tra cứu thông tin , quầy mượn trả sách, photocopy
sách gần lối vào phòng đọc
Khu vực ngồi đọc chiếm 60%; Kho sách (bố trí dạng mở) chiếm 40%
Khu vực tra cứu thư mục 36 m2 3-5 máy tính
Khu vực photocopy – in ấn 24 m2 1 máy photocopy, 1
máy in
Phòng đọc chung (bố trí chỗ đọc riêng 600m 2 Có thể chia nhỏ theo

tư, chỗ đọc nhóm) tầng, theo chuyên


ngành
Phòng đọc tạp chí và ấn phẩm in theo kỳ 120 m2
Phòng đọc đặc biệt cho người khiếm thị 60 m2 Sách chữ Braille
(Kho riêng) counting, sách nói
Phòng đọc thiếu nhi 90 m2
Phòng đọc vi phim (microfilm, 60 m2 Có bố trí 2 - 4 thiết bị
microfiche), CD room, DVD có kho lưu đọc, SV tự đề xuất có sự
trữ đặt biệt đồng ý của GVHD

Phòng đọc trên máy vi tính 100 m2 6 máy


Khu đọc ngoài trời kết hợp với địa hình, 300 m2 Gần khu vực ăn nhẹ,
cây xanh, mặt nước và tôn tạo cảnh quan giải khát
Khu vệ sinh dành cho đọc giả
( Nam:6 xí/6 tiểu/3 rửa, Nữ:6 xí/3 rửa)
4 Khu nghiệp vụ và kho lưu trữ
Kho lưu trữ không nên để ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào tài liệu, các cửa sổ nên để
nhỏ và lắp thêm những loại kính màu có thể ngăn không cho tia tử ngoại chiếu vào và
cần có rèm hoặc lam che cửa.
Sảnh tiếp nhận sách 24 m2
Kho sách chưa phân loại 60 m2
Phòng phân loại 36 m2
Phòng đóng bìa, dán nhãn, sửa chữa sách 36m2
Phòng số hóa, mã hóa dữ liệu 24 m2
Kho văn phòng phẩm 16 m2
Kho sách lưu trữ (kho bảo quản chính) 120-200 m2 Bố trí thang nâng sách
Kho chứa và hủy giấy 24 m2
5 Khối Quản lý và Phụ trợ
Phòng Giám đốc 24 m2 Có vệ sinh riêng
Phòng phó Giám đốc 16 m2
Phòng tiếp khách ( đối ngoại) 18 m2
3
Phòng hành chính-kế toán- tài vụ 36m2
Phòng chuyên viên 36 m2
Phòng quản lý kỹ thuật thông tin (IT) 24 m2
Phòng họp 48 m2
Phòng nghỉ bảo vệ 12 m2
Khu vệ sinh nhân viên (Nam: 2 xí/2 SV đề xuất diện tích
tiểu/2 rửa, Nữ: 2 xí/ 2 rửa) hợp lý
Khu vực ăn nhẹ, giải khát( bao gồm kho, 120 m2
bếp)
Chỗ để xe nhân viên 2 ô tô+20 xe 2 bánh
Chỗ để xe đọc giả bố trí bãi đậu xe ngoài 100 xe 2 bánh , có thể
trời ( hoặc ở tầng bán hầm) bố trí thêm 2-3 xe tô tô
Máy phát điện dự phòng 30 m2 Yêu cầu chống cháy nổ
Phòng máy bơm nước / Bể nước ngầm 16 m2 P.máy bơm bố trí gần
bể nước ngầm
Lưu ý: Các Khối chức năng cần bố trí hợp lý theo yêu cầu mức yên tĩnh và mức ồn của
các hoạt động trong khu vực lân cận
SV có thể tự đề xuất thêm hạng mục cho công trình được sự đồng ý của GVHD

6. NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỒ ÁN


Đồ án thực hiện 6 tuần (01 buổi giảng đề và 11 buổi sửa bài). Đồ án chia làm 2 giai đoạn
❖ Giai đoạn 1(20%): Giai đoạn tìm ý
→ 02 Tuần (04 buổi sửa bài)
SV nhận và đọc kỹ đề trước khi nghe giảng đề, nghiên cứu các cơ sở thiết kế của đồ án, tài
liệu tham khảo, đánh giá và phân tích hiện trạng từ đó đề xuất phương án thiết kế. Kết thúc
giai đoạn 1 SV thể hiện bài vẽ tay trên n khổ giấy A2, giảng viên sửa bài đánh giá và cho điểm
theo thang điểm 10 gồm các thành phần sau:

− Họa đồ vị trí, phân tích hiện trạng, ý tưởng và phân khu chức năng bằng sơ
đồ
− Mặt bằng Khối TL 1/400-1/200
− Tổng Mặt bằng TL 1/400-1/200
− Sơ đồ Mặt bằng các tầng TL 1/200
− Sơ đồ mặt cắt TL 1/200
− Khuyến khích mô hình khối (Không bắt buộc)

→ Giảng viên hướng dẫn có thể điều chỉnh yêu cầu giai đoạn 1 và về nội dung và thời gian
chấm để phù hợp với tình hình thực tế của nhóm SV

❖ Giai đoạn 2 (80%): Phát triển ý, nghiên cứu và thể hiện phương án kiến trúc
→ (3,5 Tuần - 07 buổi sửa bài)
Đồ án thể hiện bản vẽ tay, mực đen, màu trên 2- 3 tờ giấy A1

4
− Họa đồ vị trí TL 1/1000-1/500
− Mặt bằng Khối (Bố trí sân bãi, cây xanh, giao thông TL 1/400
và các công trình phụ trợ)
− Mặt bằng tầng 1 (tầng trệt) bố trí vật dụng TL 1/200-1/100
− Mặt bằng các tầng TL 1/200
− Mặt cắt qua sảnh chính hoặc cắt qua vị trí thể hiện rõ T1/100L - 1/200
cao độ khác nhau của công trình, thể hiện rõ ý tưởng
tổ chức không gian, chiều cao thông thủy các tầng
− Mặt đứng chính TL 1/100
− Mặt đứng bên TL 1/200
− Phối cảnh toàn công trình hoặc mô hình (Không bắt
buộc)

7. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

− Dây chuyền công năng rõ ràng, mạch lạc, hợp lý , không : 5 điểm
gian linh hoạt, đa dạng, phù hợp chức năng Thư viện
− Hình thức kiến trúc đạt yêu cầu thẩm mỹ : 3 điểm
− Đồ án có bố cục cân đối hài hoà, bản vẽ sạch, diễn hoạ : 2 điểm
đẹp,… Các mặt bằng thể hiện đầy đủ kích thước, trục
cột, chuẩn nét, khớp với các hình chiếu khác.
− Mặt cắt: thể hiện rõ ý đồ về tổ chức không gian, cao độ
thiết kế, đúng cấu tạo.
❖ Lưu ý :
Đồ án bị trừ điểm khi Đồ án bị loại khi
Không đúng hoặc thiếu 01 nội dung Không tham gia giảng đề tập trung, Không
yêu cầu của đề tham gia sửa bài theo yêu cầu của GVHD
→ GVHD cấm lên bài
Tỉ lệ không đúng theo đề và quy cách SV không thực hiện bài giai đoạn 1 hoặc
thể hiện bản vẽ điểm GĐ 1< 5.0 điểm
Bài nộp trễ sau 14g00 đến 14g30 sẽ bị Nộp bài trễ sau 15g00 ngày 25/02/2023
trừ 01 điểm; sau 14g30 đến 15g00 trừ xem như bỏ bài (VT) và không giải quyết
2 điểm bất kỳ lý do nào
Đồ án không đạt số điểm tổng (20%GĐ1+80%GĐ2) < 5 đ (Đồ án chỉ thực hiện 1
lần duy nhất, không nộp lại lần 2)

SV nộp file đồ án (định dạng.PDF), nếu có nhiều file thì đặt tên file theo số bản vẽ, tất cả các file lưu
nén vào 01 thư mục và đặt tên thư mục theo cú pháp: MSSV – Ho va ten SV – Lop (viết không dấu),
sau đó nén lại và nộp lên đường link: “online.vlu.edu.vn” của Trung tâm khảo thí tại mục “Lịch thi”
từ 18g30 ngày 25/02/2023 đến trước 18g30 ngày 27/02/2023, SV không nộp file thì được xem là
vắng thi

5
8. TIẾN ĐỘ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

Giảng đề Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Thể hiện Đồ án Nộp – Chấm


Đồ án
9g00 Từ ngày Từ ngày Từ 8g00 Nộp bài tập trung từ
Thứ sáu 26/12/2022 12/01/2023 20/02/2023 13g30 đến 14g00
23/12/2022 ngày 25/02/2023
trên MS Chấm bài tập trung
Teams lúc 14g00 thứ 7
ngày 25/02/2023
Đến Đến Đến 11g00
11/01/2023 23/02/2023 25/02/2023

(01 buổi) 4 buổi 7 buổi GV Chấm bài tập


trung lúc 14g00 thứ
7 ngày 25/02/2023

9. TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Tạ Trường Xuân (2009), Nguyên lý thiết kế kiến trúc thư viện, NXB Xây dựng
2. Vũ Thị Hồng Hạnh (2021) , Sổ tay thiết kế Đồ án Thư viện, NXB Xây dựng
3. Nguyễn Đức Thiềm (2016), Nguyên lý Thiết kế công trình công cộng, NXB Xây
dựng
4. GK Consultancy (2008), Redifining the Library - The National Library of Singapore,
Published for National Library Board, Singapore
5. Sharon L.Baker and Karen L.Wallace (2002), The Reponsive Public Library: How to
develop and maket a Winning Collection, Libraries Ullimited, EngleWood Colo -
USA
TP.HCM, ngày 15, tháng 12, năm 2022

P.Trưởng Khoa P.Trưởng Bộ Môn Người biên soạn

TS. KTS.Trần Anh Tuấn GVC.ThS.KTS.Châu Mỹ Anh ThS.KTS.Mạnh Thúy Ái

6
KHU ĐẤT THIẾT KẾ
KHU ĐẤT 1 – QUẬN 7

KHU ĐẤT 2 – QUẬN 2

You might also like