You are on page 1of 26

Đồ án kiến trúc

CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG QUY MÔ


TRUNG BÌNH 2

ĐỀ TÀI: - RẠP CHIẾU PHIM


- BẢO TÀNG
- THƯ VIỆN
- CÂU LẠC BỘ

BỘ MÔN KIẾN TRÚC CƠ SỞ


CHỦ TRÌ : THS KTS VÕ TUẤN ANH
A. TỔNG QUAN VỀ ĐỒ ÁN
1 .ĐỀ TÀI
 CÂU LẠC BỘ
 RẠP CHIẾU PHIM
 BẢO TÀNG
 THƯ ViỆN
2. THỜI GIAN
 3 TÍN CHỈ ( 45 TIẾT) : 9 TiẾT LÝ THUYẾT chñ tri
21TiẾT lý thuyÕt theo nhãm
30 thùc hµnh – thÓ hiÖn
 DÀNH CHO HỌC KỲ I NĂM THỨ 3
3. QuẢN LÝ:
 BỘ M¤N KIÕN TRóC C¥ Së
 CHñ TRÌ: THS.KTS Vâ TUÊN ANH
B. NỘI DUNG
1 .MỤC ĐÍCH VÀ Y£U CÇU
 Giúp sv nắm bắt nguyên lý và phương pháp thiết kế công trình công cộng quy mô trung bình.
Giải quyết hợp lý mỗi quan hệ giữa dây chuyên công năng vớí hình thức kiến trúc bên ngoài
cũng như công năng sử dụng của công trình. Nắm vững các thông số kỹ thuật cơ bản về Vật lý
kiến trúc trong quá trình sáng tác và thiết kế: ánh sáng và trang âm, trang thiết bị công trình....
 Rèn luyện kỹ năng sáng tác và thiết kế, khả năng vẽ bằng tay và máy tính
 Bồi dưỡng năng lực sáng tác của sinh viên ở trình độ cao hơn: khai thác các phương tiện tạo
hình kiến trúc. Đề xuất được giải pháp kiến trúc và tạo dựng được một hình tượng có giá trị
nghệ thuật phù hợp với nội dung cụ thể của công trình. Nghiên cứu, xữ lý và khai thác ánh
sáng một cách có hiệu quả để biểu đạt ý tưởng kiến trúc.
 Nắm vững kiến thức lý thuyết và các vấn đề thực hành của một dạng công trình văn hoá phổ
biến nhất. Vận dụng có hiệu quả kiến thức các môn học liên quan ( vật lý kiến trúc, trang trí,
trang thiết bị công trình) để giải quyết các vấn đề kỹ thuật của đồ án.
 Sinh viên cần thể hiện được các đặc điểm của thể loại công công trình về mặt văn hóa xã hội và
cả điểu kiện tự nhiên.
B. NỘI DUNG
2 .ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
A. Thể loại công trình:
Những công trình công cộng có chức năng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa và tinh
thần của con người, qua đó góp phần giáo dục những hành vi văn hóa trong các mối
quan hệ cộng đồng, bảo tồn và truyền bá từ thế hệ này sang thế hệ khác những giá trị
văn hóa hữu hình cũng như vô hình của nhân loại. Với qui mô trung bình và các thể loại
sau:
- Câu lạc bộ - Chức năng giao tiếp
- Rạp chiếu phim - Chức năng biểu diễn
- Bảo tàng - Chức năng trưng bày triển lãm
- Thư viện - Chức năng lưu trữ và truyền bá thông tin

B. Vị trí và hoàn cảnh xây dựng:

-Các công trình văn hóa kể trên (được xem như là mắt xích của mạng lưới dịch vụ văn
hóa) thường có mặt trong thành phần trung tâm công cộng của khu dân cư đô thị, trên
các quảng trường hoặc đường phố chính, có điều kiện thuận lợi về giao thông và phục
vụ.
B. NỘI DUNG
B. Vị trí và hoàn cảnh xây dựng:
Tùy thuộc nội dung cụ thể của công trình mà địa điểm xây dựng cũng có thể là một
điểm dân cư nông thôn hoặc miền núi (đề tài câu lạc bộ và thư viên), hoặc nằm ngoài
địa bàn cư trú thông thường (đề tài bảo tàng)
C. Khu đất xây dựng:
- Diện tích khu đất nghiên cứu : 4000 – 5000 m2
- Diện tích sàn xây dựng: 1500 – 2000 m2 (trong đó khuyến khích có tầng hầm đỗ xe
cho khách và nhân viên) Diện tích sàn có thể tùy biến trong phạm vi 10-20% khi sử
dụng thêm tầng hầm
- Sinh viên có thể giả định khu đất có những khống chế về mặt qui hoạch cảnh quan
và kiên trúc, phù hợp với chức năng công trình nhằm làm phong phú cho đề tài và nội
dung nghiên cứu.
- Các đề tài khắc nhau có thể được phối hợp trong một tổng thể chung, dưới dạng
cụm công trình văn hóa trung tâm đô thị. Khuyến khích việc hình thành các nhóm sinh
viên để thực hiện đồ án theo hướng phối hợp này.
B. NỘI DUNG
3 .CÁC QUI ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN ĐỒ ÁN
A. Kế hoạch thực hiện:
- Tổng số thời gian: 3 TC
- Các giai đoạn nghiên cứu: Nghiên cứu nhiệm vụ thiết kế 9 tiết
Nghiên cứu lý thuyết 5 tiết
Phác thảo ý đồ kiến trúc 10 tiết
Đi vào giải pháp cụ thể 15 tiết
Thể hiện đồ án 06 tiết
B. Khối lượng và tỷ lệ thể hiện:
- Mặt bằng tổng thể : 1/100 – 1/200
- Các mặt bằng ( mặt bằng, mặt bằng mái) : 1/50 – 1/100
- Các mặt đứng ( mặt đứng chính, mặt bên): 1/50 – 1/100
- Mặt cắt chính : 1/50 – 1/100
- Phối cảnh minh họa
- Phối cảnh nội thất không gian chính
B. NỘI DUNG
3 .CÁC QUI ĐỊNH VỀ THỰC HiỆN ĐỒ ÁN
C. Quy cách thể hiện:
 Bố cục các hình vẽ lên trên một tờ giấy khổ A2 (594 x 420 mm)
 Mặt bằng tổng thể thể hiện rõ ý đồ sử lý kiến trúc các không gian bên ngoài công
trình, thể hiện được tính quy hoạch về giao thông cả bên trong lẫn bên ngoài công
trình.
 Tuân thủ các qui tắc thể hiện bản vẽ kiến trúc (ký hiệu trục, kích thước, nét cắt, nét
khuất, nét thấy…). Diễn tả chính xác đặc tính của các yếu tố kiến trúc ( hình khối,
mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, cấu tạo chi tiêt…)
 Đối với công trình biểu diễn cần có mặt cắt qua khán phòng chính.
 Có thể hiện nội thất cho các không gian chính của đề tài.
 Thể hiện bằng các kỹ thuật đồ họa tiên tiến như 3d max, sketch, ….)
 Không thể hiện âm bản.
B. NỘI DUNG

4 .NỘI DUNG THIẾT KẾ CỤ THỂ:


4.1. Câu lạc bộ:
4.1.1. Nhóm chắc năng sinh hoặt chung:
- Tiền sảnh (có quầy đón tiếp và gửi mủ áo) 45- 60m2
- Sảnh chính (kết hợp nghỉ ngơi và giải khát) 90-120m2
- Phòng tiếp tân (nơi tiến hành các nghi lễ trọng thể) 45-60m2
- Không gian sinh hoạt cộng đồng 300- 360m2
- Các phòng sinh hoặt nhóm CLB (4-6 phòng) 200-250m2
- Khu vệ sinh cho khách : Nam ( 4 xí, 4 tiểu, 4 rửa)
Nữ (6 xí, 4 chậu rửa)
- Khu vực hoạt động ngoài trời (tùy thuộc vào nội dung sinh hoặt CLB)
4.1.2. Nhóm chức năng phục vụ:
- Phòng phục vụ chính (cho không gian sinh hoặt cộng đồng) 60 -90 m2
- Các phòng phụ trợ (2-3) phòng 18- 24 m2
- Quầy bar và phục vụ quầy 18-24 m2
- Các phòng kỹ thuật và thiết bị (điện, nước, thông hơi..) 15- 18m2/1p
- Các phòng quản lý và điều hành (3-5 phòng)
(Khuyến khích đề xuất không gian làm việc tập tru ng) 15-18 m2/1p
- Khu vệ sinh và thay đồ nhân viên (Nam, nữ) 15-18m2/1p
- Hệ thống kho (theo nhu cầu sử dụng) 15-18m2/khu
- Khu vực để xe (ngoài trời)
4.2. Rạp chiếu phim:
4.2.1. Khu vực phục vụ khán giả:
- Phòng bán vé (diện tích cho khách) 25-30m2
- Sảnh của khách: Sảnh chung (có 1-2 lối vào chính) 150-180m2
Sảnh chờ (trước các phòng chiếu) 100-120m2
- Khu giải khát (có thể kết hợp với sảnh) 60-90m2
- Quầy bán và diện tích phụ trợ 15-18m2
- Khu vệ sinh khán giả
- Phòng chiếu phim 400 chỗ 300-360m2
- Phòng chiếu phim nhỏ 150-200 chỗ 120-180m2
- Diện tích đỗ xe và tập kết ngoài trời (theo hoàn cảnh cụ thê)
4.2.2. Khu kỹ thuật và quản lý:
- Phòng máy chiếu (2phong) 20-24m2/P
- Phòng tua phim 15-18m2
- Phòng điều khiển ánh sáng 15-18m2
- Các phòng hành chính quản trị (3 phòng)
(Khuyến khích đề xuất không gian làm việc tập trung) 15-18m2/P
- Kho chung cho toàn rạp (3-4 kho) 5-18m2/P
- Khu vệ sinh cho nhân viên (Nam, Nữ)
4.3. Bảo tàng:
4.3.1. Bộ phận đón tiếp và phục vụ khách:
- Sảnh chính 45-60m2
- Chỗ gửi đồ và mủ áo 15-18m2
- Dịch vụ thông tin (catalog, phiên bản và đồ lưu niệm) 15-18m2
- Phòng hướng dẫn và thuyết minh 18-24m2
- Phòng hội thảo và chiếu phim chuyên đề (50-100 chỗ) 75-120m2
- Phòng máy chiếu và kỹ thuật video 18-24m2
- Phòng đọc và tra cứu tài liệu 36-45m2
- Thư mục và quản lý sách 15-18m2
- Khu nghỉ ngơi và giải khát 60-100m2
- Quầy bar và diện tích phụ trợ 18-24m2
- Khu vệ sinh cho khách
4.3.2. Khu vực trưng bày:
- Không gian khánh tiết 90-120m2
- Không gian trung bày chính (cố đinh) 450-500m2
- Khôn gian trưng bày định kỳ (thay đổi) 120-150m2
- Các không gian đệm 45-60m2
- Diện tích trưng bày ngoài trời ( tùy thuộc vào thể loại bảo tàng)
4.3.3. Khu vực nghiệp vụ và hành chính quản trị:
- Tiếp nhận và phân loại vật phẩm 12-15m2
- Các phòng sữa chữa và phục chế hiện vật (3-4 phòng) 18-24m2/P
- Kho bảo quản hiện vật (gồm 2-3 loại) 90-120m2
- Các phòng kỹ thuật (điều hòa, điện…) 18-24m2/P
- Các phòng làm việc HCQT (6-8 phòng)
(Khuyến khích đề xuất không gian làm việc tập trung) 15-18m2/P
- Kho vật tư và dụng cụ 15-18m2
- Khu vực thay đồ nhân viên (nam ,nữ) 15-18m2/khu
- Chỗ đỗ xe nội bộ 40-50m2
4.4. Thư viện:
4.4.1.Bộ phận đón tiếp và phục vụ sảnh:
- Sảnh chính 45-60m2
- Chỗ gửi mũ áo 15-18m2
- Quầy hướng dẫn và thủ tục 18-24m2
- Khu vực trưng bày và giới thiệu sách 36-45m2
- Phòng họp và hội thảo nhỏ (100 chỗ) 90-120m2
- Phòng diễn giả 15-18m2
- Khu nghỉ ngơi và giải khát 36-45m2
- Quầy bán và diện tích phụ trợ 15-18m2
- Khu vệ sinh cho khách
4.4.2. Khu vực các phòng đọc:
- Phòng đọc lớn (120 -150 chỗ) 180-240m2
- Phòng đọc trẻ em 60 – 80 chỗ (có sảnh riêng) 90-120m2
- Các phòng đọc chuyên đề (KHKT, NT….) 90-120m2/P
- Các phòng đọc đặc biệt (microfilm, CD…) 45-60m2
- Quầy mượn sách về nhà 18-24m2
- Bộ phận tra cứu và thư mục 36-45m2
- Dịch vụ sao chụp tài liệu và photocopy 18-24m2
- Khu vệ sinh độc giả (trẻ em riêng, người lớn riêng)
4.4.3. Khu vực nghiệp vụ và hành chính:
- Các phòng nghiệp vụ thư viện 15-18m2
- Khu vực tiếp nhận và phân loại ấn phẩm 15-18m2
- Kho lưu trữ chính toàn thư viện 150-180m2
- Kho sách thường trực tại các phòng đọc 50-60m2
- Bộ phận đóng bìa, sửa sách 15-18m2
- Các phòng hành chính và quản trị ( 3 phòng) 15-18m2/1p
(Khuyến khích đề xuất không gian làm việc tập trung)
- Kho và xưởng sửa chữa bảo dưỡng 24-30m2
- Khu vệ sinh nhân viên (nam và nữ)
- Chỗ đỗ xe nội bộ 45-50m2
B. NỘI DUNG
5 . PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN
 Tổng điểm : 100%
 Điểm quá trình học tập chiếm 40% bao gồm :
(10% chuyên cần và 30% quá trình lên lớp và kiểm tra)
 Điểm thi ( Thể hiện và hoàn thành đồ án) 60%
(Lưu ý: Sinh viên duyệt bài tối thiểu 65% số giờ lên lớp, nếu không đủ thời gian lên lớp
sẽ dừng đồ án).
6 . TÀI LiỆU THAM KHẢO
1. “Tuyển tập các đồ án kiến trúc minh hoạ tiêu biểu” (các niên khoá kiến trúc hằng năm – Khoa
Kiến Trúc. Đại học Khoa học - Huế).
2. Thiết kế chiếu sáng nghệ thuật các công trình kiến trúc và không gian đô thị - GS.TS.KTS.
Nguyễn Đức Thiềm, Ths.KTS. Nguyễn Chí Ngọc (Nhà xuất bản xây dựng, 2007).
3. Bộ Xây Dựng.“Tuyển tập xây dựng của Việt Nam, tập 4 tiêu chuẩn thiết kế” (NXB Xây
Dựng, 1997).
4. Neufert. “Dữ liệu kiến trúc sư” (NXB Xây Dựng, 1998).
5. The Phaidon atlas of Contemporary World Architecture (1998).
C. CHỈ DẪN THIẾT KẾ
1. CÁC MINH HỌA TRỢ GIÚP THIẾT KẾ:
1.1. Chỉ dẫn chung
1.1.1. Giao thông, chổ để xe
1.1.2. Thang
1.2. Câu lạc bộ
C. CHỈ DẪN THIẾT KẾ

 Câu lạc bộ có đối tượng phục vụ là một cộng đồng người có chung những nhu cầu
nhất định trong sinh hoạt tinh thần.
 Nội dụng sử dụng có ảnh hưởng quyết định đến cấu trúc không gian của công trình.
 Khối phòng sinh hoạt nhỏ là nơi diễn ra các hoạt động theo nhóm, song song và hổ
trợ cho hình thức sinh hoạt có tính cộng đồng ở không gian chính.
 Nội dung hoạt động của CLB cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị nghệ thuật
của công trình.
 Một dạng đặc biệt của CLB là các nhà văn hóa- nhằm mục đích đảm bảo mức sống
văn hóa như một dạng phúc lợi xã hội.
 Câu lạc bộ có thể có nhiều hình thức khác nhau nên vị trí công trình lựa chọn đa
dạng, và thường ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động chính của công trình. VD
Clb du thuyên – gần sông, hồ, biển …
 Câu lạc bộ có thể có những hoạt động phong phú được xen cấy ngoài hoạt động
chính, nhằm tăng thêm tính giao lưu và nâng cao kinh tế.
1.3. Rạp chiếu phim
C. CHỈ DẪN THIẾT KẾ
 Để đạt hiệu quả về sử dụng cao, rạp chiếu phim thường được xây dựng trong thành
phố, còn ở nông thôn và miền núi , có thể kết hợp với các công trình văn hóa khác.
 Do thời gian chiếu phim có định mức, nên các buổi biểu diễn liên tục (cách nhau 15-
20 phút) nên khán giả không thể quay lại sảnh.
 Lối thoát người và phòng chiếu phim không được trùng với lối vào và phải dẫn ra
ngoài công trình để đảm bảo an toàn.
 Tương quan vị trí giữa các phòng chiếu phim có vai trò quyết định bố cục công trình.
(Có thể song song, cùng chiều, vuông góc…)
 Sinh viên cần nắm rõ các kích thước của máy chiếu và màn ảnh để đảm bảo tầm
nhìn tốt cho người xem.
 Điện ảnh là nghệ thuật hiện đại nên khi thiết kế cần kết hợp nhuần nhuyễn tính nghệ
thuật và hiện đại.
 Nên tạo sự tương phản giữa yếu tố đặc và rỗng. Trong đó đặc là khu vực phòng khán
giả; rỗng là khu vực sảnh.
1.4. Bảo tàng
C. CHỈ DẪN THIẾT KẾ
 Bảo tàng là không gian trưng bày phản ánh được khái quát nhất các yếu tố về lịch
sữ, nghệ thuật cho một đối tượng nhất định.
 Là một công trình văn hóa nhưng bảo tàng không nhất thiết phải đặt tại khu trung tâm
đô thị hoặc những vị trí nỗi bật về quy hoạch.
 Từ chủ đề bảo tàng cần xác định đối tượng, kịch bản và công nghệ trưng bày.
 Tùy chủng loại hiện vật mà diện tích trưng bày có thể là một không gian lớn.
 Lối tiếp cận và kịch bản tham quan bảo tàng cần nghiên cứu kĩ và đũng nguyên lí thiết
kế.
 Không gian khánh tiết có thể độc lập hoặc kết hợp với trưng bày định kỳ, tùy theo sự
sáng tạo không gian.
 Các bảo tàng ở trung tâm thành phố có thể kết hợp các dịch vụ quảng bá về nghệ
thuật, cũng như sinh lợi về kinh tế.
 Chú trọng đến cách trưng bày và chiếu sáng trưng bày sẽ góp phần nâng cao chất
lượng cho bảo tàng.
1.5. Thư viện
C. CHỈ DẪN THIẾT KẾ
 Có rất nhiều loại thư viện giành cho các độc giả khác nhau. Tuy vào những đặc thù
để xây dựng nhiệm vụ phù hợp.
 Thư viện thường có không gian lớn và đối tượng phục vụ rất đông, nên cần chú ý đến
các không gian tiếp cận và khoảng chờ cho mỗi đối tượng sử dụng.
 Thư viện cần chú trọng đến thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên. Tạo các không gian
đọc mang tính linh hoạt và gần gũi vói tự nhiên là lựa chọn tốt cho thư viện.
 Do đặc thù nên cần chú ý đến các độ tuổi độc giả khác nhau sẽ có những cách thiết
kế khác nhau.
 Thư viện có nhiều vật liệu dễ cháy nên cần nghiên cứu đến yếu tố phòng hỏa và cứu
hỏa.
 Thư viện là một công trình vừa thể hiện tri thức, văn hóa và thời đại, nên việc vận
dụng tạo hình kiến trúc sẽ góp phần tạo diện mạo đô thị cũng như phản ảnh nội dung
sử dụng bên trong công trình.
 Quy hoạch cây xanh, cảnh quan, các không gian hoạt động là một điều cần lưu ý
trong thiết kế thư viện.

You might also like