You are on page 1of 15

CÔNG DỤNG

GIA CỐ ĐẤT ĐÁ TẠI CHỖ LÀM NỀN ĐƯỜNG GIAO THÔNG, NỀN KHO
BÃI CONTAINER

NHÀ SẢN XUẤT

Cty TNHH TS POLYMER


Địa chỉ : Số 102C Nguyễn Văn Cừ , Phường Nguyễn Cư Trinh , Q.1 , T/p. Hồ Chí Minh
ĐT liên hệ: 0916 397 938 ( NGUYỄN QUỐC ANH )

BIÊN SOẠN TÀI LIỆU

Chủ biên : Nguyễn Đăng Hùng . ĐT 0934225235

Tp Hồ Chí Minh 12/2016

1
PHẦN 1: PHẦN DẪN NHẬP

Trình bày: TS. Nguyễn Văn Lý – Chuyên gia đường ôtô và sân bay

- Khi làm đường giao thông theo quy trình thi công truyền thống : Sẽ phải xúc đổ bỏ đi lớp đất
đá xô bồ trên mặt để tạo khuôn đường, sau đó thi công nền móng đường bằng các loại cấp phối đá, cấp
phối Base. Độ dày của các lớp cấp phối đá, Base sẽ được tính toán theo Tiêu chuẩn của loại đường thi
công. Thông thường độ dầy của các lớp cấp phối nền móng đường ( hoặc nền móng kho bãi cảng… )
từ 35cm đến 55cm, có khi độ dày lên tới 60cm ÷ 65cm.
- Lớp nền móng đường thi công như trên thường có giá thành rất cao do nguồn đá mỏ ngày
càng hiếm và chi phí vận chuyển từ mỏ về hiện trường cao. Mặt khác ta thấy các lớp cấp phối đá dù có
lu nèn chặt đạt đến độ K98 thì chúng vẫn là một kết cấu rời không có khả năng chống lại sự xâm nhập
của nước tự nhiên, sau một thời gian sử dụng nền đường có thể bị ngấm nước và dẫn tới hư hỏng rạn
nứt, xụt lún, ổ gà, ổ voi…
- Việc khai thác đá cũng đồng nghĩa với việc tàn phá rừng núi tự nhiên dẫn đến môi trường sinh
thái bị huỷ hoại. Vào nhũng thập niên cuối của thế kỷ XX một số nước tiên tiến trên thế giới đã nghiên
cứu những loại vật liệu mới đưa vào làm nền móng công trình nói chung và nền đường giao thông
nhằm giảm bớt việc sử dụng vật liệu đá đang bị khan hiếm dần. Một trong số những vật liệu mới được
nghiên cứu là vật liệu Beton Polymer vô cơ được một số nhà Khoa học của Bỉ, Pháp đề xướng.
- Bản chất của công nghệ vật liệu Beton Polymer vô cơ ( Geopolymer Ciment ) chính là việc tạo ra một
chất kết dính từ thành phần sét Kaoline trong đất để liên kết các loại vật liệu rắn và đất thành một kết
cấu khối vững chắc như Beton.
( Theo tài liệu Geopolymer Ciment của Viện Khoa học Công nghệ Pháp )
Để hình thành được một kết cấu Beton Polymer vô cơ, cần phải có một tác nhân có tác dụng kháng lại
sự trương nở của thành phần sét trong đất.
Chất phụ gia kháng trương nở đất TS do Ông Nguyễn Đăng Hùng phát minh sáng chế chính là tác
nhân quan trọng để tạo nên Beton polymer vô cơ.
Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu thí nghiệm sử dụng chất phụ gia TS ở trong phòng và căn cứ
vào kết quả kiểm định các công trình giao thông có sử dụng chất phụ gia TS Viện Khoa Học và Công
Nghệ Hàng Không nhận xét như sau:
1/ Phụ gia TS kết hợp với xi măng poorland có thể dính kết được các hạt sét, các bụi đất đá có cỡ hạt
≤0,08 mm và các hạt rắn…. tạo thành một kết cấu khối vững chắc như beton hoàn toàn ổn định trong
nước, có thể sử dụng kết cấu này làm nền móng công trình, đường giao thông, nền sân kho bãi…
2/ Công dụng của phụ gia TS như trên cũng tương tự như một số chất phụ gia ngoại nhập mà viện
chúng tôi được biết. Nếu như giá thành sử dụng phụ gia TS chỉ cần đạt được tương tự như giá các phụ
gia nhập ngoại thì cũng nên khuyến khích sử dụng phụ gia TS vì đó là thành quả nghiên cứu của các
Nhà Khoa học Việt Nam và được điều chế sản xuất bằng các nguyên liệu trong nước.
3/ Đây là một phát minh sáng chế trong lĩnh vực vật liệu mới. Nếu phụ gia TS được các cơ quan
chuyên ngành, các địa phương, các chủ đầu tư sử dụng đúng mức trong các công trình nền móng
đường giao thông, nền móng kho, bãi cảng chắc chăn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao trong việc
đầu tư và cũng mang lại nhiều lợi ích cho môi trường sinh thái của xã hội.
Đây là một loại vật liệu mới của thế kỷ 21 .
Viện Khoa Học và Công Nghệ Hàng Không
TS . Nguyễn Văn Lý

2
PHẦN 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ VIỆC TẠO THÀNH BÊ TÔNG GEO
POLYMER TỪ CHẤT KHÁNG TRƯƠNG NỞ TS.

Trên thế giới công nghệ làm nền móng đường giao thông được nhiều nước tiên tiến áp
dụng hiện nay là sử dụng vật liệu tại chỗ để làm thành phần cấp phối tạo ra bê tông
Geopolymer làm nền móng đường. Cách làm này nhằm thay thế một phần các loại cấp phối
đá được sử dụng làm nền móng đường của công nghệ làm đường truyền thống.
Việc tận dụng đất đá tại chỗ làm vật liệu cấp phối cho bê tông Geopolymer được thực
hiện theo cách cơ bản như sau: Dùng một chất phụ gia đưa vào đất làm mất đi tính trương nở
của thành phần sét trong đất. Đồng thời chất phụ gia cũng làm cho tính chất cơ lý của đất thay
đổi, khi đó đất trở nên những hạt rắn có độ cứng cao hơn bình thường và có khả năng liên kết
chặt với các loại chất kết dinh vơ cơ như vôi, xi măng để tạo nên một kết cấu khối hoàn toàn
cứng chắc và ổn định trong nước đó chính là bê tông Polymer vô cơ ( tên khoa học :
Geopolymer ).
Từ sau năm 2000 một số doanh nghiệp đã nắm bắt được công nghệ làm đường bằng
đất gia cố hóa cứng với phụ gia ở một số nước tiên tiến đang áp dụng nên đã đưa vào Việt
Nam một số loại phụ gia như SA44/LS40 (Hoa Kỳ), RRP (Đức), Consolid ( Thụy Sỹ), DB
500 ( Hoa Kỳ)… Và đã được ứng dụng thử nghiệm ở một số nơi như: Tây Ninh, Đồng Tháp,
Hưng Yên, Bắc Giang, Đường tuần tra biên giới ( BQP), Đăk Lăk… Các công trình trên đều
đạt tiêu chuẩn thiết kế nền đường sử dụng, đến nay một số công trình đã được nâng cấp làm
thêm lớp mặt bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng chỉ với độ dày lớp mặt từ 4-6cm.
Tuy nhiên, các loại phụ gia nhập khẩu từ các nước tiên tiến với giá thành quá cao làm
đơn giá vật liệu bê tông Geopolymer cao, do đó chưa có hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng
làm nền đường giao thông so với công nghệ truyền thống .
Mặt khác việc tạo ra bê tông Geopolymer muốn đạt được tiêu chuẩn kỹ thuật cao đòi
hỏi phải có phương tiện chuyên dung đó là máy phay nghiền đất và trộn phụ gia đều với đất.
Loại thiết bị này ở Việt Nam còn rất ít. Đồng thời khi thi công phải tuân thủ chặt chẽ quy
trình thi công gia cố đất với chất kết dinh vô cơ (Vôi hoặc xi măng), điều này đòi hỏi phải có
đội ngũ kỹ thuật hiểu biết chuyên môn và có kinh nghiệm hướng dẫn thực hiện. Đội ngũ kỹ
thuật này hiện nay còn đang rất thiếu do chưa có trong đào tạo chính quy của các trường Đại
học chuyên nghiệp nên công nghệ này chưa phổ biến mạnh.
Từ năm 2014 công tác gia cố đất làm đường giao thông đã được quy định trong Tiêu
chuẩn Việt Nam, đây cũng là cơ sở giúp cho việc đưa công tác gia cố đất vào thi công xây
dụng nền móng các công trình đường giao thông được ứng dụng rộng rãi … ( Tiêu chuẩn
quốc gia TCVN 10379:2014. Gia cố đất bằng chất kết dính vô cơ, hóa chất hoặc gia cố tổng
hợp, sử dụng trong xây dụng đường bộ - Thi công và nghiệm thu ).

3
PHẦN 3: CHẤT PHỤ GIA TS VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BÊ
TÔNG GEOPOLYMER LÀM ĐƯỜNG GIAO THÔNG, SÂN KHO BÃI Ở VIỆT NAM.

- Để phát triển được công nghệ bê tông Geopolymer làm đường giao thông ở Việt Nam
trong những năm qua một số Nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu điều chế sản xuất các
loại phụ gia sử dụng cho thành phần bê tông Geopolymer.
- Hiện nay chất phụ gia TS được sản xuất theo công thức của ông Nguyễn Đăng Hùng,
chuyên gia cao cấp thuộc Viện Khoa học và Công Nghệ Hàng Không là một chất được nhiều
nơi đưa vào sử dụng kết hợp với xi măng Pooclan để tạo thành loại bê tông Geopolymer làm
lớp nền móng của đường giao thông thay thế các lớp cấp phối đá theo công nghệ truyền thống
Những tiêu chuẩn đạt được của nền đường gia cố bằng phụ gia TS kết hợp với xi
măng:
1. Sử dụng được hoàn toàn các vật liệu tại chỗ ( Đất đồi, đất pha đá, đất Á cát,
Base…) để làm nền móng đường Beton Geopolymer.
- Đối với những tuyến đường giao thông nông thôn, giao thông miền núi, giao
thông liên xã, huyện…nay cần được nâng cấp làm thành những đường mới có
tải trọng cao hơn, nếu sử dụng công nghệ này có thể tận dụng hoàn toàn các
lớp cấp phối vật liệu hiện hữu để gia cố hóa cứng mà không cần phải đào bỏ đi
thay các cấp phối vật liệu mới chở từ mỏ về như công nghệ thông thường.
- Đối với những tuyến đường mới sẽ cho phép sử dụng ngay lớp đất đá xô bồ tại
chỗ để làm vật liệu nền đường, có thể bổ sung trộn lẫn them một lượng vật liệu
Base cho đủ cao độ thiết kế để tạo thành nền đường Beton Geopolymer.
2. Nền đường gia cố TS kết hợp với xi măng đạt được tiêu chuẩn ổn định trong
nước cao.
- Đây là tiêu chuẩn đánh giá chat lượng của nền đường được gia cố hóa cứng bởi
TS và xi măng. Toàn bộ lớp nền gia cố sẽ là một lớp beeton Geopolymer có kết
cấu khối đồng nhất chịu tải cao và ổn định trong nước. tiêu chuẩn này tạo nên
sự khác biệt với kết cấu của nền đường truyền thống là các lớp cấp phối đất đá
kết cấu rời sẽ bị phá hủy dần trong môi trường nước.
- Do vậy, độ bền và tính ổn định của nền đường gia cố hóa cứng bằng TS kết
hợp với xi măng cao hơn nền đường được làm theo công nghệ truyền thống.
3. Khi nền đường đã ổn định sẽ đạt được tiêu chuẩn không bị lún, rạn nứt, gãy
bề mặt đường trong quá trình sử dụng.
4. Không thay đổi cao độ hiện hữu của tuyến đường làm ảnh hưởng tới các công
trình khác hai bên đường.
5. Thi công không gây ô nhiễm, cản trở giao thông và sinh hoạt của dân cư địa
phương.
6. Tốc độ thi công nhanh ( 1 ngày hoàn chỉnh 200m - 300m đường khổ rộng 4m ).
- Việc thi công theo công nghệ Hóa cứng Vật liệu tại chỗ bằng phụ gia TS kết
hợp với xi măng để làm nền đường Beton Geopolymer phải được thực hiện
bằng máy phay nghiền vật liệu ( Hoặc máy gia cố tái sinh nguội ) của Nhật
hoặc của Đức, Mỹ những loại máy này có công suất lớn và vận hành tự động
hệ thống cung cấp phụ gia, chiều dày gia cố, tốc độ vận hành…
- Ngoài ra cần các thiết bị thông thường trong làm đường như: xe lu chân cừu, lu
bánh sắt, lu bánh lốp, xe ban…
4
7. Giá thành rẻ hơn công nghệ truyền thống.
- Giá cả và hiệu quả kinh tế của việc thi công đường giao thông theo công nghệ
bê tông Geopolymer làm nền đường được tính cho từng công trình cụ thể dựa
trên các yếu tố chính cơ cấu nên giá thành đó là nguồn vật liệu tại chỗ và được
so sánh với 1 giải pháp công nghệ làm đường giao thông truyền thống thực tế
đều cho thấy giá thành thấp hơn từ 20-30%.
8. Chất lượng nền đường gia cố hoá cứng tương đối đồng nhất ( Về cường độ
chịu nén và modyn đàn hồi ) và ổn định ( Độ ngấm nước thấp ), độ bền của nền
đường cao ( Hàng chục năm ) do vậy ít phải duy tu bảo dưỡng trong quá trình
sử dụng.

PHẦN 4: ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA PHỤ GIA TS VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG

4.1. Mô tả sản phẩm:


- Phụ gia TS là một chất lỏng, nhớt, có mầu nâu cánh dán và trong suốt.
- Ở trạng thái đậm đặc TS có tỷ trọng 1,35.
- Bao bì đóng gói : TS được chứa đựng trong những thùng nhựa PVC có dung tích
1000 lít.
Không độc hại trong môi trường và cho người sử dụng:
- Phụ gia TS khi sử dụng được pha loãng theo tỷ lệ 1/20 sẽ vô hại cho mỗi trường
cũng như cho những người trực tiếp, tiếp xúc và sử dụng những sản phẩm được làm
ra theo công nghệ này.
Không có nguy cơ cháy nổ.
Bảo quản và hạn sử dụng:
- Bảo quản trong kho có mái che, nhiệt độ phòng từ 5°C đến 40°C.
- Thời hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày điều chế.
Lưu ý khi sử dụng:
- Khi pha dung dịch TS phải đổ TS đậm đặc vào nước .
- Tránh để TS tiếp xúc với da tay chân, mắt miệng. Trường hợp bị dinh TS cần rửa
ngay bằng nước thông thường.
4.2. Định mức sử dụng phụ gia TS:
1/ Định mức sử dụng phụ gia TS và các phụ gia khác trong công tác hoá cứng đất sẽ
do các nhà cung cấp phụ gia TS hoặc các chuyên gia công nghệ hướng dẫn sử dụng trên cơ sở
kết quả thí nghiệm về loại đất dung gia cố hóa cứng.
2/ Việc thí nghiệm các chỉ tiêu cơ sở lý hóa của đất gia cố phải được thực hiện bởi các
phòng thí nghiệm chuyên ngành có kinh nghiệm về loại đất xây dựng, hoặc phải được đánh
giá về chủng loại đất, chất lượng đất của các chuyên gia công nghệ hóa cứng đất.
Định mức sử dụng phụ gia TS được xác định theo tỷ lệ thành phần đất và các hạt bụi có trong
nền đường cần gia cố.

5
Bảng tính phụ gia TS như sau:

Tỷ lệ đất chiếm Định mức TS Ghi chú

(%) ( Lít / m3 ) ( Loại vật liệu xô bồ tại nền


đường hiện hữu )

≥ 20 2 Loại nền cấp phối đá dăm lẫn


Base A

20 ÷ 40 3 Loại nền có cấp phối Base B

40 ÷ 70 4 Loại nền có cấp phối Base B

70 ÷ 100 5 Loại nền có cấp đất đồi lẫn


Base B

Ghi chú
- Đối với các nền đường cũ trước đây làm bằng cấp phối đá dăm, nay gia cố tái chế lại
nên sử dụng phụ gia xi măng kết hợp với phụ gia TS theo định mức tối thiểu là 2
lít/m3.
- Đối với các nền đường cũ trước đây làm bằng cấp phối đất đồi, nay gia cố tái chế lại
bằng xi măng và phụ gia TS, cần sử dụng định mức TS tối thiểu là 5 lít/m3 .
- Việc đánh giá xác định thành phần vật liệu trong cấp phối nền đường cần gia cố tái
chế đòi hỏi phải chính xác để đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng phụ gia TS.
Do vậy trước khi triển khai thi công phải tiến hành khảo sát cụ thể nền đường cần gia cố.
4.3. Phạm vi ứng dụng của phụ gia TS:
4.3-1/ Phụ gia TS kháng trương nở sét và các hạt bụi ≤ 0,08 dùng để gia cố các loại đất được
sử dụng làm lớp móng dưới mặt đường cấp cao A1 và A2 móng trên mặt đường cấp cao A2
hoặc lớp mặt đường cấp thấp B1, B2 theo quy định tại tiêu chuẩn 22TCN211-2006
4.3-2/ Phụ gia TS kết hợp với xi măng được sử dụng thay thế cho nhũ tương để gia cố tái chế
vật liệu tại chỗ đối với những tuyến đường cũ hư hỏng cần nâng cấp, việc gia cố tái chế này
được vận dụng theo quyết định số: TCVN 10379:2014.
4.3-3/ Phụ gia TS kết hợp với xi măng hoặc vôi bột ( vôi củ nghiền ) được sử dụng để gia cố
nền đất yếu, Gia cố những túi bùn tại chỗ theo quy trình công nghệ gia cố toàn khối ở độ sâu
trong nền đất yếu từ 2 mét đến 3 mét. Việc gia cố toàn khối này được thực hiện bởi 1 phương
tiện chuyên dùng có khả năng bơm được xi măng ( hoặc vôi bột ) kết hợp với 1 lượng phụ gia
TS ( theo định mức do nhà cung cấp khảo sát và quy định ) và khuấy trộn đều trong lòng đất
cần gia cố. Những công trình cần gia cố toàn khối như trên không phải là phổ biến, mang tính
chất đặc thù nhưng về bản chất cũng là sử dụng phụ gia để gia cố cho các nền đất yếu.
4.3-4/ Phụ gia TS được sử dụng cho các công trình thuỷ lợi: Gia cố chống thấm cho hệ thống,
đê điều, gia cố chống sạt lở các mái đê, gia cố lớp mặt đê làm đường giao thông …
Phụ gia TS có thể dùng gia cố chống thấm cho các thành, đáy hồ, thuỷ lợi kênh mương thuỷ
lợi để giảm thất thoát nước vào nền đất tự nhiên. Giải pháp sử dụng phụ gia TS kết hợp với xi
măng để gia cố tại chỗ các công trình thuỷ lợi có cốt nền vật liệu là đất, sẽ thay thế một phần
việc sử dụng vật liệu beton xi măng hoặc kè lát đá hộc .
4.3-5/ Phụ gia TS được sử dụng để gia cố nền móng của các bãi cảng container, gia cố nền
sân kho bãi trong các khu công nghiệp, các nhà máy, công xưởng .
6
Việc gia cố nền móng các công trình trên sẽ giúp cho các chủ đầu tư giảm được 20% đến 30%
chi phí cho các hạng mục hạ tầng cơ sở và hoàn toàn yên tâm về chất lượng công trình trong
quá trình sử dụng.

PHẦN 5: QUY TRÌNH THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG NỀN KHO BÃI ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ GIA CỐ VẬT LIỆU TẠI CHỖ BẰNG XI MĂNG KẾT HỢP VỚI PHỤ GIA TS.

5.1 / Quy trình kỹ thuật thí nghiệm thiết kế, thi công và nghiệm thu được thực hiện theo sự
hướng dẫn tại các văn bản sau:
1 - Tiêu chuẩn Quốc Gia TCVN 10379 : 2014 ( Gia cố đất bằng chất kết dính vô cơ, hoá chất
hoặc gia cố tổng hợp, sử dụng trong xây dựng đường bộ - Thi công và nghiệm thu ).
2 - Quyết định số 1588/QĐ-BGTVT ngày 23/5/2016 ( Quy định kỹ thuật về thiết kế, thi công
và nghiệm thu lớp cào bóc tái sinh nguội tại chỗ bằng xi măng hoặc xi măng và nhũ tương
nhựa đường trong kết cấu áo đường ô tô ).
5.2 / Việc gia cố tái chế vật liệu tại chỗ bằng xi măng kết hợp với phụ gia TS nhất thiết phải
được thực hiện bằng phương tiện chuyên dùng ( Máy phay nghiền vật liệu ) Như máy gia cố
tái chế vật liệu của hãng Sakai Nhật Bản hoặc máy Wirtgen CHLB Đức.
Ngoài ra còn phải có đủ các thiết bị thi công đồng bộ khác như : Máy lu chân cừu, máy lu
rung bánh sắt, máy lu bánh lốp, máy ban gạt, máy rải đá, máy tưới nhũ tương, máy bơm
nước..
( Xem trong Quy trình hướng dẫn thi công tại quyết định 1588/QĐ-BGTVT 23/5/2016 )
5.3 / Việc gia cố vật liệu tại chỗ bằng xi măng kết hợp phụ gia TS, không chỉ ứng dụng để làm
nền đường giao thông mà còn để làm các nền sân kho bến bãi.
Quy trình thi công nền kho bãi được thực hiện tương tự như Quy trình thi công nền đường
giao thông.
5.4 / Định mức dự toán xây dựng với các công trình gia cố vật liệu đất đá tại chỗ.
Việc xây dựng dự toán căn cứ vào các đơn giá định mức đã được ban hành tại các văn bản
sau:
- Quy trình sử dụng đất gia cố chất kết dính vô cơ trong xây dựng đường 22TCN 81-84.
- Quy trình thi công và nghiệm thu lớp cát gia cố xi măng trong kết cấu áo đường ôtô
22TCN 246-98.
- Tiêu chuẩn thí nghiệm đất xây dựng : TCVN 4198, TCVN 4197, TCVN 4196.
- Chỉ dẫn kỹ thuật về thết kế, thi công, nghiệm thu, mức cơ giới hoá chung trong ngành
xây dựng; Trang thiết bị kỹ thuật, biện pháp thi công và những tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong xây dựng ( Các vật liệu mới, thiết bị và công nghệ thi công tiên tiến vv..)
- Định múc dự toán xây dựng công trình, văn bản số 1776/2005/BXD-VP ngày
16/8/2007.
- Tham khảo định mức AD 12200 lám lớp móng cát gia cố xi măng
- Tham khảo định mức AB 41000 Vận chuyển đất bằng ôtô tự đổ
- Tham khảo định mức AD 12300 phay trộn hỗn hợp bằng máy phay đất nông nghiệp
và nhân công.
- AD 123-11: Dùng cho đất cấp phối sỏi đồi, sỏi ong, đất đá cấp 4 phong hoá.
- AD 123-12: Dùng cho đất Á cát, Á sét.
- AD 123-13 Dùng cho đất Á sét nặng, đất sét.
- Kiểm định chất lượng của các tuyến đường trên đều đạt kết quả cao so với tiêu
chuẩn quy định. Modyn đàn hồi nền đường đạt bình quân 150 Mpa ( đối với các tuyến
7
có chiều dày lớp gia cố là 18 cm đến 20 cm ) và modyn đàn hồi đạt 180 Mpa ( đối với
các tuyến có chiều dày lớp gia cố là 22 cm ).
( Tham khảo các bản kiểm định chất lượng của các tuyến đường trong phần phụ
lục kèm theo ).

8
PHỤ LỤC : MỘT SỐ HÌNH ẢNH THI CÔNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG BẰNG PHỤ
GIA TS KẾT HỢP VỚI XI MĂNG.

Phụ gia được chở tới hiện trường cấp cho xe bồn.

Cấp phụ gia TS trực tiếp vào két chứa phụ gia của máy phay nghiền vật liệu.

9
Hệ thống máy gia cố tái chế vật liệu tại chỗ bao gồm:
- 01 xe bồn 5-10m3 chứa dung dịch TS.
- Máy phay nghiền vật liệu công suất 500 mã lực.

Máy phay nghiền đầm nén vật liệu gia cố.


Trải xi măng theo tỉ lệ qui định.

10
Trải xi măng theo tỉ lệ qui định.

Lô phay của máy phay nghiền đất trộn đều TS + xi măng + Đất đá xô bồ.

11
Tuyến đường Sen Hồ - Vân Trung, huyện Việt Yên khi đang thi công.
Tháng 10/2016

Tuyến đường Sen Hồ - Vân Trung, huyện Việt Yên sau khi thi công xong.
Tháng 10/2016

12
Từ trái sang phải:
- Ông Đào Minh, Tổng Giám Đốc Vietraco.
- Ông Bích, Chủ tịch Huyện Việt Yên.
- Ông Nguyễn Đăng Hùng, Tác giả phát minh chất TS.
- Ông Tình, TP Kinh tế và Hạ Tầng Huyện Việt Yên.
- Ông Giao, CV Phòng Kinh tế và Hạ Tầng Huyện Việt Yên – PT Dự án.
Tại hiện trường tuyến đường Làng Tư, Dương Huy.
Ngày 30/08/2016.

Đại biểu các Sở GT Vận tải phía Bắc tới nghiên cứu tìm hiểu
công nghệ và phụ gia TS tại hiện trường.

13
Các lãnh đạo và chuyên gia ngành GTVT nghiên cứu công nghệ gia cố vật liệu tại chỗ bằng
phụ gia TS kết hợp xi măng tại hiện trường tuyến đường Tỉnh lộ 242 Huyện Hữu Lũng, tỉnh
Lạng Sơn.

Công tác thi công lớp mặt bằng nhũ tương sau khi đã gia cố xong lớp nền đường.

14
Bồn phản ứng điều chế phụ gia TS theo công nghệ
của Ông Nguyễn Đăng Hùng

15

You might also like