You are on page 1of 11

Ông tổ công nghệ đất hóa đá

Cập nhật vào : 04:01 2016


 GS.TS TRẦN KIM THẠCH 
Tiến sĩ Đại Học Reading (Vương quốc Anh) năm 1964.
Được công nhận chức danh Giáo sư ngành Địa chất học năm 1980.
Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học New York (Hoa Kỳ) năm 1993. 
GIỚI THIỆU: CÔNG NGHỆ ĐẤT HÓA CHẤT
Nhờ có khoa học nano, tức là của vật liệu cực mịn đo bằng đơn vị nanomet (nm)
bằng một phần tỉ của mét, người ta mới khám phá ra rằng vật liệu chia ra làm hai
giới âm và dương. Các vật kiệu âm là các hidroxit phi kim, cực mịn, như đất xét, đất
điatomit, đất silic hóa nhũ; các vật liệu dương là các oxit hay hiđroxit kim loại, như
oxit Fe, oxit Mg, oxit Al, oxit Na…
Chúng hít lẫn nhau theo từ lực, tức là lực nam châm của quả đất. Sức liên kết là
khổng lồ: càng mịn chừng nào chúng càng tạo từ lực mạnh chừng nấy, đa số độ mịn
dưới 100 nanomet.
Nhờ có sự khám phá ra từ lực ảnh hưởng vào các vật liệu nên gần 30 năm qua,
khoa học đã hình thành nhiều loại xi măng kiểu đó. Người ta gọi chúng là xi măng
polymer, vì chúng hóa cứng vật liệu nhờ cấu tạo ra các chuỗi từ, mang tên là cao
phân tử hay pôlymer, dài bằng 10.000 lần một phân tử xi măng Portland. Pha xi
măng polymer với vật liệu trơ thô hơn như cát, bụi, đá, nó tạo ra bê
tông polymer cứng hơn cả bê tông Portland pha với cát.
Cuối thế kỷ 20, người ta phát hiện nơi nó nhiều tính năng ưu việt, nên cả thế giới đổ
xô vào chế biến bê tông polymer và các dòng sản phẩm của nó, dùng độc lập hay
dùng chung với bê tông Porland. Các điểm vượt trội giúp nó được sử dụng rộng
khắp trên thế giới trong đầu thế kỷ 21 là:
     - Kinh tế: giá đầu tư và giá thành rẻ, nhà máy không đòi hỏi tài chính lớn, vì
không phải xây lò nung; vật liệu hóa cứng không cần nung;
     - Chất lượng cao: bê tông polymer có mác 400-500; nếu thêm phụ gia, như
tro bay, hay đất điatômit, còn có thể nâng mác lên nữa, bê
tông polymer còn chịu được nước mặn, mà bê tông Portland không làm
được;
     - Tiện dụng: bê tông polymer dùng nơi nào cũng được, có rất nhiều dòng sản
phẩm cho vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí, vật liệu làm đường bộ, vật liệu chắn
sóng tại các bờ biển.
     - Môi trường: dùng đất hóa chất, không dùng củi lửa, xây trong nước mặn, là
chất liệu thân thiện với môi trường, bảo vệ môi trường.
     - Với các ưu điểm như thế, xi măng polymer dần dần thay thế từng phần hoặc
toàn phần bê tông Porland vốn khó làm, sợ nước mặn và đắt tiền hơn. Nhất là dùng
nó cho công trình đe bao ngăn sóng biển trong khắp nơi có hiện tượng mực biển
dâng ở nước ta.
Đây là loại xi măng cho thể kỷ 21 này vậy.
                                                                                                GS.TS. TRẦN KIM
THẠCH
                                                                VS Viện Hàn Lâm Khoa Học NewYork
(Nguồn tài liệu: nhantai.thv.vn)
 
 CƠ CHẾ CỦA SỰ HÓA ĐÁ NHÂN TẠO
1. XI MĂNG VÀ BÊ TÔNG PORTLAND
Vào đầu những năm 50 của thế kỷ 17 vừa qua người Anh đã phát minh ra một chất
kết dúng vô cơ là xi măng Portland bằng cách nung 10% đất sét với 90% đá vôi
CaCO3 để tạo ra một chất Chinker ở 1450 0C với công thức CaSiO3. Chinker đem
nghiền mịn, cộng với cát sạch xây dựng, hóa cững để tạo ra bê tông Portland là một
đá cát dùng cho xây dựng cho tới ngày hôm nay.
Xi măng Portland hóa cứng trong môi trường bão hòa nước, cứng dưới nước, nên
cần nước để kết tinh. Ta gọi đó là sự kết tinh trong môi trường ướt. Khi nó đang
cứng trong 1 ngày, ta bão dưỡng nó bằng cách tưới thêm nước cho đủ 28 ngày mới
đạt 100% sự kết tinh.
2. XI MĂNG VÀ BÊ TÔNG POLYMER
Vào cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20 vừa qua, một phát minh làm chấn động giới khoa
học của vật liệu mới. GS Plattfort của Đại học Bluxelles của Bỉ đã tạo ra một xi măng
vô cơ, như xi măng Portland, bằng đất sét với sét, một chất kết dính Na2SiO3, mà
không cần nung đến 14500C: chỉ trộn nguội hai thứ vật liệu với nhau trong thời gian
qui ước là 28 ngày như xi măng Portland.
Một điều lạ là xi măng polymer này tạo ra các phân tử, gọi là polymer, trong môi
trường khô (độ ẩm = 0%). Càng khô bao nhiều càng cứng bấy nhiêu, không rả
trong nước nữa.
Vì công thức của nó không chứa vôi Ca nên một đặc điếm đáng ghi nhớ là nó chấp
nhận nước mặn và làm với vật liệu mặn (cát cồn gió bờ biển, cát giống, cát cửa
sông, có lượng rất lớn ở nước ta), gọi là bến Aulfat, mà xi măng Portland không tạo
được.
Plattfort gọi đó là MIP (mineral polymer) vì thời đó chưa có khái niệm “khoa học
nano” để giải thích như ngày nay, mặc dù ông dùng vật liệu nano như đất sét và các
dung dịch hóa chất như xút NaOH để lấy ra các ion Na, bê tông polymer là tương
đương với Composite, một chất keo dính hữu cơ, rút từ chất cặn của dầu khí mà loài
người phát minh từ năm 1920 của thế kỷ trước và xây dựng ngành chất dẻo vĩ đại.
Cũng như bê tông polymer, compositeddi từ cái cực nhỏ đến việc tạo sản phẩm cực
lớn, trái với một dòng chế tạo khoa học khác, đi từ cái cực lớn đến cái cực nhỏ(từ
transister đến con chip).
3. NGUYÊN LÝ CỦA XI MĂNG POLYMER
Với nước lã chiếm đến 70% xi măng khô ta trộn xút NaOH (một ví dụ) với đất sét
mịn. Dùng máy trộn giống như với xi măng Portland là đủ. Đất sét ở đây là sét cao
lanh (sét 2 lá) và phải dè dặt có sét bentônit (sét 3 lá) lẫn vào.
Sét cao lanh được thử như sau: lấy một muỗng sét mịn đổ vào một ly nước mưa hay
nước tinh khiết rồi lắc mạnh. Mười phút sau nước sẽ có một trong 2 dạng; nước sẽ
trong, sét sẽ lắng xuống đáy ly, cho thấy sét là loại cao lanh; hoặc nước sẽ đục như
sữa, cho thấy sét là loại bentônit, phải xử lý. Việc xử lý này sẽ được trình bày trong
một báo cáo sau.
Sau khi quậy xút và đất cao lanh ta có một xi măng polymer, sẵn sàng pha với cát
hay một vật thô nào khác, như bụi đá, sỏi (đường kính dưới 20mm) để làm ra bê
tông.
Công thức làm xi măng polymer được tóm tắt như sau:
            X = M + m
Trong đó X là xi măng polymer M là xút (phần dương) và m là đất xét (phần âm). M
kết với m là tự lực (lực nam châm) của 2 thứ.
4. NGUYÊN LÝ CỦA BÊ TÔNG VỚI POLYMER
Xi măng polymer, trộn nguội với những vật liệu vô cơ trơ (vì mất từ tính của vật liệu
nano) như cát, sạn, đá dặm bụi, thì sẽ tạo ra bê tông polymer, như xi măng portland
pha cát sạch tạo ra bê tông Portland. Công thức của nó còn đòi hỏi thêm 3 tính vật
liệu khác là trộn, nén và phơi.
B = (X + Q) tnp              (2)
Trong đó B là bê tông polymer, X là xi măng polymer, Q là vật liệu trơ, t là trộn đều,
n là nén và p là phơi nắng. Bê tông portland cũng đòi hỏi một qui trình như vậy.
Trộn: Làm cho hóa chất và sét (hoặc tương đương) nằm cạnh bên nhau và hít lẫn
nhau khi hít lẫn nhau, các vật liệu có từ tính âm dương sẽ kết các vật liệu vô cơ trơ
vào nhau, hóa ra một bê tông khi môi trường trở nên khô ráo.
 Nén: làm cho nước tẩm xuất đi, kể cả nước bao vật liệu, dầy 0,2 micromet, mà vật
liệu ướt thường có, tạo môi trường khô để hóa cứng. Sức nén đi từ nhỏ nhất, bằng
2 đầu ngón tay bóp lại, đến cả ngàn kilogam/cm 2. Tại sao phải có lực nén nhỏ như
vậy? Là vì trộn x nén x phơi là cấp số nhân với nhau, nếu một cái triệt tiêu thì sẽ làm
2 cái khác cũng triệt tiêu luôn.
Phơi: Bàn nước tẩm mau xuất đi, tạo điều kiện cứng nhanh. Nhiệt độ tối ưu là giữa
420C và 600C, không hơn không kém, đủ cho nước tẩm bốc hơi mà không gây cong
vênh, nứt nẻ. Thời gian phơi là 28 ngày, nhưng dùng gấp chỉ là 7 ngày. Trong sản
xuất có khuynh hướng dùng sản phẩm 7 ngày; trong thực tế, sản phẩm chỉ bán sau
28 ngày vì không bán nhanh do nhu cầu thấp.
5. NGUYÊN LÝ CỦA SẢN PHẨM:
Bê tông polymer là một cái phôi. Nó cần đưa vào một cái khuôn khi phôi còn ướt,
mềm, tức là chưa thành đá.
Khuôn tạo hình có 2 loại. Loại khuôn bằng gỗ hay nhựa dẻo dùng cho cách tạo hình
là máy rung nhẹ, gọi là bàn rung. Đó là một cái bàn 1x2m bề mặt, rung một lần 10
hay 20 cái khuôn nhựa có chứa đầy phôi bê tông polymer chỉ cần rung 10 phút
(rung là nén nhẹ) là đủ. Sau đó đưa khuôn nhựa đi phơi 7 ngày là giải phóng khuôn.
Có nhiều thỉa thuật mau cứng trong 1 hay 2 ngày, gọi là hybride (tổng hợp) sẽ bàn
sau.
Với khuôn giải phóng nhanh, nhà sản xuất sẽ có nhiều lợi thế tài chánh, vì ít hao
khuôn.
Loại tạo hình thứ hai là máy nén nhỏ hay lớn, máy nén nhỏ dùng con đội xe tải, loại
3-5 tấn, tạo hình sản phẩm từ 10cm bề cạnh trở lại. Máy nén lớn dùng con đội là
cầu thủy lực, thường thấy nơi xe ben. Phải có thợ chuyên ráp các máy nén thủy
lực này để tạo các viên gạch ngói có đường cạnh dài đến 30 x 30 x 3cm. Khi sản
xuất, sẽ bàn về các loại máy nén nhỏ và lớn này.
Có rất nhiều dòng sẩn phẩm được sản xuất từ các thiết bị nêu trên với bê tông
polymer, từ vật liệu xây dựng (gạch ngói), đến lòng đường (bê tông nhựa) đến đê
chắn sóng bờ biển. Sẽ bàn về từng loại sản phẩm đó. Chúng đều có giá bán cạnh
tranh cao, so với bê tông portland.
                                                                                                            GS.TS.
TRẦN KIM THẠCH
                                                                VS Viện Hàn Lâm Khoa Học NewYork
(Nguồn tài liệu: nhantai.thv.vn)
 

MỘT VÀI CÔNG NGHỆ VỀ XI MĂNG POLYMER


1. CÔNG NGHỆ PLATTFORT: SÔĐA VÀ ĐẤT SÉT
Xi măng gồm có soda ash (gọi là soda hay xút) do Plattfort đề nghị vào đầu thập
niên 1990 với đất cao lanh trắng (sét 2 lá ròng) là lần đầu tiên công
nghệ polymer vô cơ có một qui trình khả thi tạo ra bê tông polymer với các chất độn
trơ như cát, đá dăm hay đất tạp, công nghệ không được phổ biến ra xã hội.
Bê tông polymer này làm một phôi giống như bê tông Portland, tạo ra ít nữa là 4
dòng sản phẩm như: a. Vật liệu xây dựng, b. vật liệu trải lòng đường, c. Kè và kênh
mương nội đồng và d. Vật liệu trang trí và mỹ nghệ. Cái gì bê tông Portland làm
được, bê tông polymer của Plattfort đều làm được. Vì dụ bê tông polymer của
Plattfort bền sulfat mà bê tông Portland thì không. Đó là một ưu điểm kinh tế rất
lớn. Xi măng polymer của Plattfort không cần đất sét và chất độn tro có độ như
nước trời mưa, mà dùng đất sứt và chất độn trơ là cát cồn biển, cửa sông, bãi thủy
triều, giồng. Vật liệu này rất dồi dào và rẻ tiền, mà làm bên bê tông rất bền chịu các
loại vật liệu của nước lạt. Giá bán của chúng lại rẻ hơn trong thị trường.
2. CÔNG NGHỆ PLATTFORT: XÚT VÀ ĐẤT SÉT.
Xi măng làm bằng hóa chất xút NaOH trộn với đất sét cao lanh, trắng hay màu rồi
pha với đất trơ là cát (mặn hay lạt tùy thích và tùy giá mua). Bê tông tạo một phôi
tốt, dùng khuôn đúc hay xe lu làm được 4 dòng sản phẩm như: a. vật liệu xây dựng,
b. Lòng đường nông thôn hay đô thị; c. Đê chắn sóng và các loại kè, d. Các vật liệu
trang trí và mỹ nghệ.
Muốn đạt độ cứng tốt, nên trộn thêm 3 lần nước thủy tinh Na2SiO3 và sấy khô ở
600C Mác sẽ vượt hơn 300.
Đây là phương cách làm phôi rẻ nhất. Tuy nhiên, dùng xút và nước thủy tinh có độ
nhớt tay, rất khó chịu, cần phơi lâu hơn.
Đây là phương cách làm lòng đường các cấp tốt nhất và có giá cạnh tranh nhất. Bê
tông nhựa cho đồ thị có sức bền vượt bậc.
3. CÔNG NGHỆ RANGAN, THAY ĐẤT SÉT BẰNG TRO BAY.
Trong các nước công nghiệp phát triển, ở Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Úc, đất cao
lanh khó tìm và đắt, người phu quay ra dùng tro bay để thay thế. Tro bay là bụi
than đốt trong lò cao, trong lò luyện thép, trong lò phát điện. Nó là chất phế thải.
GS Rangan của Uc đã đề nghị thay thế đất cao lanh bằng tro bay.
Xút NaOH được trộn với nước thủy tinh rồi quậy tro bay vào. Xi măng polymer trở
nên một dung dich có màu đen kịt. Dùng cát (mặn hay lạt) trộn vào xi măng, tạo ra
một xi măng polymer có mác 400-450, ngày càng bền chắc từ 28 đến 300 ngày.
Cả 4 dòng sản phẩm: a. Vật liệu xây dựng; b. Lòng đường nông thôn lẫn đô thị; c.
đê chắn sóng và các loại kè; d. Vật liệu trang trí và mỹ nghệ đều thực hiện được.
Giá thành rất rẻ, nhất là ở các nước công nghiệp khá đắt đỏ và giới hạn ở nước ta.
Ở đây, có thể dùng tro trấu trắng của thóc: cứ 1000 kg thóc thì sản xuất được
100kg tro trắng. Tro trắng có giá cao hơn tro đen, nhưng thấp hơn tro bay ở thị
trường Việt Nam.
Bê tông polymer kiểu này là một geopolymer của Davidovitj.
4. CÔNG NGHỆ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
Ông bà ta có một bê tông polymer bằng vôi, đất cao lanh và nước ót. Trộn với cát
(mặn hay lạt) nó tạo ra một thứ đá cứng dùng cho nông thôn (vật liệu xây dựng,
đường bộ, đề nhỏ) rất ích lợi cho người dân.
Vôi là vôi tôi, ở dạng bột ướt làm bằng nung đá vôi thành vôi nung sôi đem tôi với
nước (coi chừng nhiệt độ lên đến 300 0C, làm sôi nước). Đất cao lanh mặn hay lạt có
mặt tại nông thôn. Nếu gặp đất bentonit, cần có một xử lý khác sẽ bàn sau.
Nước ót là một tập hợp gồm: MgCl 2, KOH, So4Ca và các loại còn sót lại của nước
biển. Nó được bán ở thị trường như một dung dịch có 30% chất khô và 70% nước
lã. Ở tại ruộng muối, nước ót có thể khai thác khi muối mặn đã trầm tủa xong rồi,
còn lại nước ót phải đổ ra biển trở lại.
Khi trộn xi măng polymer với cát biển, cát cồn hay cát giống, ta có một bê
tông polymer nông thôn giá rẻ cho bà con miệt biển. Nếu khác tay, bê tông sẽ có
mác 50-100.
Một qui trình có số liệu đong đo, đóng đếm chi tiết có thể đạt được cho mỗi loại
công trình. Bà con không có được qui trình đó mà chỉ áng chừng vật liệu mà thôi.
Qui trình đúng sẽ cho hiệu quả kinh tế cao.
5. CÔNG NGHỆ ĐÁ ONG NHÂN TẠO.
Bã bauxit ở Tây nguyên là vật liệu đã được lấy đi nhôm ở dạng Al203 (tuiức alumin).
Còn lại là 30% hyđroxid sắt và 20% gồm có đất sét và sulic cực mịn, silic nằm ở thể
nano nên có cơ hội làm một đá ong (latorite) nhana tạo, làm sản phẩm xây dựng và
giao thông nông thôn. Đặc biệt là mày đỏ tự nhiên của bã làm gạch ngói rất đẹp.
Xi măng polymer dùng xút NaOH tăng cường bằng nước thủy tinh Na2SiO3 đưa và
trộn với 10 lần đất bã bauxit pha với nước, thật đều, trong 1 giờ tạo ra xi
măng polymer.
Xi măng đó được trộn 20 hay 40 lần với bã bauxite ấy bay với cát thô để làm nên
một phôi, gọi là bê tông polymer có màu đỏ, dùng cho vật liệu xây dựng (gạch ngói
không nung màu đỏ)hoặc làm lòng đường giao thông (đường đất đỏ) đây là sản
phẩm rẻ nhất vì bã bauxite được biếu không, vì là chất phế phải của công nghiệp
huyện nhôm, có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường và không khí (có nhiều chất sắt
quá gây độc hại cho thảm thực vật, và có màu đỏ ô nhiễm cảnh quang.
6. CÔNG NGHỆ ĐẤT SỨ KHÔNG NUNG
Sành sứ là đất sét nung trên 1400 0C trong lò rắn chắc, rất tốn kém. Giờ đây tạo một
sành sứ không nung (không dùng lò, đúc nguội) với đất sét pha hóa chất (có giá
thành thấp hơn) quả rất có giá cạnh tranh.
Xi măng polymer gồm có MgO và Cl2Mg pha với nước lã và trộn với đất cao lanh mịn
và trắng. Quậy đều trong 30 phút. Đó là một xi măng có màu trắng như sữa bột.
Muốn làm bê tông pha thêm từ 7 đến 10 lần cát vào, cát cùng có màu trắng của cồn
biển như ở Bà Rịa, Phan Thiết, Cam Ranh, Quảng Nam v.v…cát có màu sẽ phá hư
màu trắng sữa của phôi.
Đưa phôi vào đúc khuôn sẽ làm nên sản phẩm có màu trắng như sứ, với độ chịu tải
tương đương với sứ nung.
Muốn có màu sữa cứng, nên thêm cát, nhất là cát mịn. Những dòng sản phẩm đa
dạng sẽ xuất hiện với các thợi lành nghề.
Nếu có máy nghiên sét và cát cực mịn, sản phẩm sẽ dùng làm men nguội, phủ lên
xương men bằng bê tông polymer xấu. Sau khi phủ men nguội lên bê
tông polymer có dạng như sư polymer. Có khả năng trộn men với mày và phủ lên
xương men thô, để tạo sản phẩm bắt mắt, giá thành rất cạnh tranh về chất lượng
lẫn về màu sắc.
Đây là sản phẩm không kén giá.
                                                                                                GS.TS. TRẦN KIM
THẠCH
                                                                VS Viện Hàn Lâm Khoa Học NewYork
(Nguồn tài liệu: nhantai.thv.vn)
GEOPOLYMER LÀ GÌ VÀ ỨNG DỤNG
Vừa qua, vào tháng 3/2008 GS Davidoviz cho xuất bản quyển “Geppolymer, Hóa học
và ứng dụng” dày 586 trang tóm thu hết khái niệm về polymer, trong đó có phần
của plattfort, và tìm cách ứng dụng khái niệm này. Theo ông, một số lớn vật liệu
thiên nhiên và nhân tạo đều có cơ chế hóa cứng kiểu polymer, dưới điều kiện trộn
lẫn, nén và nung trong môi trường địa lý (hiện tại) và môi trường địa chất (trên cả
vài trăm năm hay hơn), tạo ra vô số khoáng vật và đá. Từ “geo” cho thấy vấn đề
thời gian không đặt nặng ở đây. Môi trường cũng không nói rõ khô hay ướt.
Davidoviz là viện trưởng Viện Geppolymer của Pháp, một giáo sư đã có nửa thế kỷ
để nghiên cứu polymer địa chất, nên quyển sách toát ra hiểu biết hàn lâm vô cùng
thuyết phục, nhất là đã đi sâu vào hóa học của các vật liệu như:
Đặc biệt có các loại tương đương của Gropolymer nằm trong đá thiên nhiên như đá
trầm tích, đá  macma, đá biến chất. Trong các tương đương nhân tạo, ta thấy nói
đến loạt gốm sứ nung và không nung, thủy tinh các loại (vô định hình), vữa cao cấp.
Với chiều dầy 4/5 quyển sách, phần hàn lâm làm cho người nắm cơ bản vừa bối rối,
vừa hài lòng. Tác giả nói đến công nghệ của người Ai Cập khi xây Kim Tự Tháp,
công nghệ của người Trung Hoa khi xây Vạn Lý Tường Thành, công nghệ của người
La Mã khi xây đế quốc của họ. Còn lại 1/5 quyển sách trình bày một ít ứng dụng, từ
cách làm phôi đến làm sản phẩm.
Tác giả không hề đá động đến giá thành sản phẩm, giá thành vật liệu polymer. Tuy
có so sánh độ cứng với xi măng Portland, mà cơ cấu là tinh thể kết tinh không
phải polymer; tác giả cũng không nói rõ là polymer có nhiều cái bền sulfat hơn xi
măng Portland, là một ưu việt hơn xi măng Portland, nhờ đó mà có các loại xi
măng polymer tốt và rẻ tiền. (Tác giả giải thích sự hóa cứng bằng hóa trị của vật
liệu bỏ rời, khác với Plattfort bằng từ lực).
Trong lúc Plattfort cổ xúy cho việc dùng xút (hay tương đương) với cao lanh trắng
hay màu tự nhiên thì Davidovitz cổ xúy cho việc dùng xút (hay tương đương) với các
tro silica có độ mịn từ 0,05 đến 0,1 micromet, tức 50 đến 100 nanomet (thuộc về
khoa học nano) khiến cho sự ứng dụng bị gò bó trong công  nghiệp nung đốt than
đá và than trấu, lẩn quẩn trong các quốc gia đã phát triển, hơn là các quốc gia đang
phát triển. Điều đó nói lên tại sao công nghệ polymer phát triển chậm lại một cách
đáng tiếc. Xi măng Portland được dùng khắp các quốc gia, không hề phân biệt đang
hay đã phát triển.
Từ thế kỷ 17 đến nay, xi măng Portland được nghiên cứu chuyên sâu, hơn 300 năm.
Bao nhiêu sửa sai, bổ sung đã kéo dài dường ấy thời gian. Xi măng polymer, và
geopolymer mới có 30 năm kinh nghiệm, nên quyển sách gợi ý cho biết bao nhiêu
vấn đề phải nghiên cứu thêm nữa. Cho nên tương lai còn nhiều hứa hẹn. Nhưng chỉ
cần tư duy gọn, nhẹ, thiết thực với đời sống, có nền kinh tế  nghèo nông nghiệp của
Plattfort, là đã cho ra một công nghệ bổ ích cho một quốc gia mà người mua sản
phẩm vẫn chú tâm vào TỐT, ĐẸP, BỀN, RẺ.
Cũng như trong báo cáo của Plattfort, không có nói đến qui trình nào khả thi, chỉ nói
đến cảnh phối hợp của hóa chất đất sét và vật liệu trơ để làm nên bê tông. Quyển
sách của Davidovitz cũng thế: không có một qui trình nào thực tế cả đế chế các loại
geopolymer lý thuyết.
Năm 1990, Plattfort đã trình bày sản phẩm của mình trước hội nghị khoa học ở
TP.HCM và Long Xuyên, nhưng giữ kín qui trình. Tôi đã mầy mò cái qui trình đó và
lập nên cơ bản làm bê tông polymer kiểu Plattfort, gần 10 năm ròng  rã mới nắm
được qui trình cụ thể. Plattfort cho biết ông đã mầy mò 29 năm trong một nhà cất
xe (garage) cạnh phòng khách của nhà ông dùng làm phòng thí nghiệm.
Tìm kiếm qui trình thực tế là một tốn kém của khoa học, mà nếu không có các mạnh
thường quân vui long giúp đỡ, thì khó vượt qua được các trở ngại dẫy đầy trên con
đường nghiên cứu.
                                                                                                GS.TS. TRẦN KIM
THẠCH
                                                                VS Viện Hàn Lâm Khoa Học NewYork
(Nguồn tài liệu: nhantai.thv.vn)
 
 
DÒNG SẢN PHẨM VẬT LIỆU XÂY DỰNG CỦA BÊ TÔNG POLYMER
1. CÁI LỢI CỦA BÊ TÔNG POLYMER TRONG VLXD:
Khi đưa bê tông polymer (B.P) ta được mấy điều lợi sau đây:
            a. Cũng như bê tông Porland (B P d) ta chế biến sản phẩm không cần nung
chỉ cần trộn, nén và phơi là đủ, nén tùy mức độ ta muón sản phẩm gì, có độ cứng
(mac) bao nhiêu.
            b. Hơn cả BPd, BP không cần chế chinker ở nhiệt độ 1450 0C và Nghiền mịn
chinker ấy ra thật mịn: chỉ cần trộn hóa chất với đất sét và quậy mịn là đủ;
            c. Hơn cả BPd, BP bền sulfat, có nghĩa là chế biến bằng nước mặn, dùng vật
liệu mặn là chất hoạt hóa (như đất sét) hay chất độn trơ (cát, sạn) ;
            d. Và hơn cả BPd, BP có giá thành thấp nếu đồng chất lượng;
            e. Ngoài ra nó còn có màu thiên nhiên của đất mà BPd không có được.
2. VLXD CÓ MÁC THẤP
Với vật liệu có mác từ 30 đến 100, BP được thực hiện với tỉ lệ chất độn trơ cao, và
có lực nén thấp như bàn rung hay con đội ô tô. Phôi đưa vào khuôn nhựa và rung từ
10 đến 15 phút. Đầu tư rất thấp cho dây chuyền công nghệ, nhất là làm những thủ
thuật để giải phóng khuuon trong vòng 12 hay 24 giờ .
Mặt khác phôi được làm bằng xi măng polymer pha với 4 lần, 5 lần vật liệu độn trơ
như cát, bụi đá hay tương đương tăng hoặc giả tỉ trọng của phôi. Khi vật liệu trơ
tăng thì mác (kg/cm2) sẽ giảm theo yêu cầu của người tiêu dùng, giá thành sản
phẩm cũng sẽ giả.
Sản phẩm sản xuất ở điều kiện này gồm có gạch ngói xây tường hoặc xây nóc là vật
liệu chấp nhận độ chịu tải thấp mà giá thành lại rẻ Gạch ngói tunnel có mác 50-70 là
yêu cầu tối đa của thị trường. Vậy không nung tạo được chất lượng như vậy là đạt
rồi.
Các tương đuơng về mác như vậy cũng chấp nhận được ví dụ gạch trang trí nội
ngoại thất.
3. VLXD CÓ MÁC VỪA VÀ CAO.
Có 2 cách tạo VLXD có mác vừa và cao. Thứ nhất là bớt tỉ lệ chất độn trơ như cát và
bụi đá. Cát có thể dùng xi măng polymer không có vôi Ca, đặc biệt là dùng xi măng
có Na, Mg. Hai là nén thủy lực với độ nén ở 100-150kg/cm 2 trên sản phẩm. Hai cách
đều có khuynh hướng nâng giá thành lên.
Gạch lát sân nhà, lát sân, lát vỉa hè đều có mác từ 150 đến 250, có chiều dầy từ 3-
4cm trở lên. Nếu gạch có mác cao hơn thế thì chiều dầy đó từ 5 đến 10 cm. Lát
gạch mỏng hay dầy tùy theo yêu cầu của người tiêu dùng và tùy loại công trình đã
đặt ra. Ví dụ gạch tàu lát sân chỉ có bề dầy 1,5cm, nhưng đòi hỏi nén
150-200kg/cm2.
Còn gạch lát nền nhà đòi hỏi một sức nén 250-300 kg/cm 2 đối với sản phẩm.
Có nhiều loại màu giúp cho nâng cao sản phẩm, cũng có loại màu hạ mac của sản
phẩm. Nên cẩn thận dùng màu, mặc dù chúng đều là vô cơ cả.
Thiết bị cho mác vừa và cao dùng pittông thủy lực, có bán sẵn. Giá vào khoản 50
triệu đồng trở lên là dùng được, trong khi áy nén con đội có giá đến 10 triệu đồng là
cùng. Máy nén nào cũng có khuôn đi cùng là khuôn thép. Còn máy rung chỉ đòi hỏi
khuôn nhựa rẻ hơn.

4. CÁC CÔNG NGHỆ DÙNG CHO VLXD


                 4.1  Công nghệ soda - đất sét, xi măng polymer dùng soda Na2CO3 và
đất sét cao lanh (hay đất bentômit đã xử lý) và nuớc quậy đều. Sau đó làm BP với
cát mặn (hoặc tương đương). Với tỉ lệ là 4-9 lần tùy theo mác muốn có. Nén nhẹ
hay nén mạnh tùy mác muốn đạt của sản phẩm và cũng tùy thiết bị. Đẻ phơi nắng
từ 7 ngày đến 11 ngày rồi sử dụng.
            4.2 Công nghệ xút – đất sét: Xi măng polymer dùng xút nước/loại pha sẵn
có 70% nước lã và hơi lâu (30 – 60 phát). Dung dịch xút trở thành một chất keo
sềnh sệch: đó là xi măng polymer.
            Thêm cát mặn hay tương đương nó sẽ thành một bê tông polymer BP rất
dễ dùng. Tuy nhiên công nghệ này gây ra sự nhớt tay nên công nhân cần dùng bao
tay cao su (loại mỏng) khi tiếp xúc với xút NaOH.
            4.3 Công nghệ Vôi – đất sét. Bã vôi tôi được quậy đều trong nước lã tạo ra
một loại sửa trắn (OH)2 Ca. Đưa đất sét cao lanh vào và quậy mạnh thêm 30 phút
nữa, khiến cho xi măng là một chất keo đục nhờn. Sau đó đưa cát lạt vào trộn thành
BP không bền sulfat. Đó là vật liệu rẻ tiền để làm gạch ngói. Nếu có máy rung, hay
nén nhẹ (con đội) thì vật liệu sẽ sắc nét và đẹp hơn.
            Cũng có thể dùng máy đùn và cắt nếu lắp đặt loại máy nén xay vòng của
than tổ ong.
            Đây là công nghệ có giá thành sản phẩm thấp nhất. Sức bền chắc của vật
liệu, theo thời gian càng cao.
            4.4 Công nghệ Manhê – Đất sét. Công nghệ này có giá thành rất cao, cao
hơn cả xi măng Portland nên phải chọn sản phẩm có đầu ra chắc chắn, không kén
giá bán, ví dụ như gạch ngói đắt tiền, gạch trang trí, chai lọ bằng sành sứ không
nung.
            Ưu điểm của polymer này là cứng nhanh (12giờ) không nén, không nung.
Máy rung là quá đủ.
                                                                                                GS.TS. TRẦN KIM
THẠCH
                                                                VS Viện Hàn Lâm Khoa Học NewYork
(Nguồn tài liệu: nhantai.thv.vn)

BÊ TÔNG POLYMER TỈ TRỌNG THẤP


Xi măng có khả năng tạo các phôi có tỉ trọng thấp, nếu cho ra các sản phẩm nhẹ. Xi
măng Portland vốn có tỉ trọng cao, gắn với 3, nên phải có những thủ thuật rườm rà,
đắt tiền mới tạo ra phôi nhẹ, khiến cho phải đầu tư cao.
            Bê tông nhẹ polymer được chế biến bằng nguyên lý mà Alttfort đã đưa ra là
trộn phôi polymer với vật liệu nhẹ có được trong thiên nhiên hay trong công nghiệp
(phế phẩm từ các dây chuyền) và đưa vào khuôn tạo mẫu.
1. CÁC NGUYÊN VẬT LIỆU
            1.1 Nguyễn vật liệu tự nhiên. Ở nước ta, dùng nguyên vật liệu tự nhiên sẽ
không bị vướng mắc vì nhập khẩu dây chuyền công nghiệp. Vật liệu có tỉ trọng thấp
được biết đến ở dạng bở rời, mịn gồm có:
            - Đất điatomit
            - Xơ dừa băm nhỏ
            - Mạc cửa
            - Bụi cây tre
            - Vỏ hạt cứng đã lấy ruột v.v…
            Và còn nhiều thứ khác sẽ tìm ra.
            Chúng được xem như vật liệu trơ, nên có kích thước đến 10mm đường kính,
nên dễ đi chung với polymer như một chất kết dính (xi măng polymer nguội rất
tiện).
            1.2 Nguyên vật liệu công nghiệp: Chúng được dây chuyền tạo ra và thành
chất phế thải sau khi đã được dùng được. Từ vật liệu rất nhẹ đến vật liệu nặng hơn
đã được dùng như chất độ trơ, gồm có:
            - Xốp trắng xay mịn
            - Chất dẻo cứng (không phải là composite)
            - Xỉ hang lỗ..
Và còn nhiều chất nữa.
Loại vật liệu này làm chất độn trơ với bê tông polymer, nên có thể đạt kích thước
10mm khi xay mịn, một điều không khó thi hành. Nếu xay mịn quá, tỉ trọng của vật
liệu sẽ tăng cao, bất lợi cho việc chế biến.
2. CHẤT LƯỢNG
Với cách pha trộn xi măng polymer với vật liệu thiên nhiên và nhân tạo như nói trên,
chất lượng có giảm so với bê tông polymer với cát và bụi đá. Mac của sản phẩm chỉ
đi từ 30 đến 100. không thể mong ước cao hơn nữa. Đây là loại mac phù hợp với
gạch ngói của vật liệu xây dựng. Không thể làm gạch lát sàn, lát nền nhà hay lát
nền đường đều được.
Tuy nhiên nhờ tỉ trọng thấp (gạch pha móp xốp nổi trên nước), sức nặng của công
trình giảm đáng kể là nền móng. Đó là một mục đích kinh tế, do kỷ thuật đem đến.
Nhiều sản phẩm như trần nhà, vách ngăn, mặt bàn đều có thể dùng gạch nhẹ thay
gỗ hay các vật liệu nặng khác.
                                                                                                GS.TS. TRẦN KIM
THẠCH
                                                                VS Viện Hàn Lâm Khoa Học NewYork
(Nguồn tài liệu: nhantai.thv.vn)
    
CÔNG NGHỆ POLYMER LÀM ĐƯỜNG BỘ
1. KHẢ NĂNG LÀM ĐƯỜNG BỘ:
Công nghệ polymer làm đường bộ nông thôn và đô thị làm đường bộ nông thôn chỉ
làm nền hạ để trần, miễn sao mùa mưa không lầy lội, mùa nắng không có bụi hơn
hẳn đường cấp phối. Tải trọng của đường bộ là thấp, dùng cho người đi bộ, cho xe
gắn máy (và xe đạp) và cho máy cày nhỏ. Đường có bề ngang từ 3 mét trở lại , cá
biệt có thể là 4 mét. Chiều dày đạt dưới 5cm. Chịu được nước mặn và nước lộ và
làm bằng vật liệu nước mặn.
Đường bộ đô thị có 2 lớp. Một lớp ở dưới là nền hạ. Tùy yêu cầu về xe tải mà có
chiều dầy 10cm, 20cm, 30cm v.v…Một lớp bên trên trán nhũ tương tạo dáng đẹp và
chắc chắn cho con đường. Chiều dầy của lớp đó gia  giảm tùy tải trọng của con
đường đối với loại xe cho phép. Tối thiểu là 3 cm nhủ tương ngào với đá mi. Tối đa
5cm nhũ tương ngào với đá dăm.
Cả hai loại đều khả thi: Thay bê tông Portland bằng bê tông polymer với sự chắc
chắn bảo đảm và với giá thành thấp hơn.
Công nghệ geopolymer của Davidovitz quảng cáo trên mạng về độ mau khô:” 1
ngày cho người đi bộ; 3 ngày cho xe tải; 7 ngày cho máy bay”
2. CÔNG NGHỆ VÔI ĐẤT SÉT:
          2.1 Công nghệ nông thôn. Với yêu cầu đơn giản nông thôn, công
nghệ này có thể thực hiện bằng thủ công.
Trước hết dùng hóa chất là vôi tôi pha nước và quậy mạnh đất sét vào đó để làm
thành một gel đục để làm xi măng polymer. Sau đó thêm cát nước lạt vào, hay đất
tạp tại chỗ, tạo ra bê tông polymer.
Muốn cho bê tông kết dính, ta có thể tạo môtk sức nén nhẹ bằng cách đầm, bằng
đầm sắt hay đầm gỗ, hay lăng ống cống nặng lên mặt đường, theo chiều rộng 3,
hay 4m rồi phơi nắng 1-2 ngày và đừng đi bộ hay đi xe máy. Nên làm vào mùa
nắng, công nhân đỡ vất vả hơn. Sau 3 ngày phơi nắng công trình sẽ hoàn tất cho sử
dụng.
Một cách làm đường nông thôn là lát gạch có kích cỡ 40x40x4cm, bằng vôi-đất sét
nén nhẹ hay rung, đợi 2-3 ngày tháo khuôn và đưa đi phơi nắng 28 ngày rồi hãy
đưa ra sử dụng. Làm gạch mùa mưa, chất trong kho có mái che 10 ngày rồi đưa ra
phơi nắng phơi mưa trong 20 ngày là đạt yêu cầu đưa ra lát đường. Không cần nén
hay lu gì cả.
            Nền hạ thành này có giá thành hạ. Dùng lâu nó trở nên chắc chắn như xi
măng Portland.
            2.2 Công nghệ đô thi. Đây là công nghệ dùng cho ôtô con, có bề rộng giữa
2 lề là từ 4 đến 8 mét. Đường có 2 lớp.
            Lớp đáy dầy 10cm, là nền hạ, làm bằng phôi bê tông vôi-đất sét trộn cát
hay bụi đá. Nó được làm bằng 2 lượt, mỗi lượt dầy 5cm. Người ta trộn phôi và rãi
dầy 5cm, có độ ẩm 8% rồi cho xe lu nặng 2-4 tấn lu qua lu lại 10 lần. Có thể dùng
xe lu 4 tấn dùng bánh thép lu trước, rồi sau dùng xe lu 2 tấn có bánh cao su để làm
láng hai lần lu cộng chung là 10 lần (5+5 lần)
Lu xong phơi dưới trời nắng 3 ngày và đưa ra sử dụng. Càng để polymer lâu, càng
tăng độ chịu tải lên.
Không dùng công nghệ này cho xe tải có độ nén trên 3 tấn trở lên.
Muốn cho con đường chắc chắn hơn, nên trả một lớp nhũ tương lên. Nhũ tương là
một keo hữu cơ màu đen, một polymer của cặn dầu khí. Một mặt đừong 3cm chiều
dầy sẽ tạo cho con đường phẩm chất của một bê tông nguội bằng xi măng portland.
Đó là lớp mặt công nghiệp của đường bộ nhỏ, đường hẻm ở đô thị, rất bắt mắt và
vệ sinh, với một lớp nhủ tương đắp lên, con đường có thể dùng cho xe tải 5 tấn.
3. CÔNG NGHỆ XÚT – ĐẤT SÉT
Công nghệ này tuy có giá thành thấp hơn bê tông Protland mà cũng dùng một loại
thiết bị như bê tông Portland, nhưng không thể dùng cho nông thôn, mà chỉ dùng
cho đô thị với 2 lớp. Còn để lót đường nông thôn, nên dùng công nghệ này lót
đường cho người đi bộ hay đi xe máy. Gạch lát đường đi có kích thước 40x40x2-
4vm: làm vào mùa mưa và lót vào mùa nắng. Lót xong là đi ngay.
Đối với đô thị, bê tông polymer sẽ làm nền hạ của con đường, dầy 10cm, hay 20cm,
30cm tùy theo dùng cho xe con, xe tải nhẹ và xe tải nặng, xe con đòi hỏi 10cm, và
xe tải nhẹ cùng xe tải nặng đòi hỏi 20cm, và 30cm.
Sau nền hạ đã lu xong, trải lên nó 3-5cm nhũ tương, ngào bụi đá hay đá mi có
10mm đường kính.
Như đã nói, công nghệ này dùng tro bay thay thế cho đất sét, nhờ tro bay cho nền
đường, ăn màu với nhũ tương, là cho con đường có mày mạnh, mặc dù nóng chảy
dưới ánh sáng mặt trời.
4. CÔNG NGHỆ XÚT – BÃ BAUXIT
Bã bauxit rất quí để làm VLXD và vật liệu đường giao thông nông thôn (1 lớp đỏ) và
ven đô của thị xã (2 lớp, gồm 1 lớp đỏ và 1lớp đen).
Lớp đỏ làm nền hạ. Bê tông polymer làm với xút, bã bauxit và cát. Thiết bị có thể
làm thủ công (nông thôn) hay công nghiệp (ven đô) giống như của bê tông
Portland.
Khi lu xong mặt bằng của lớp nền hạ, trải lên một lớp nhũ tương dầy 3cm ngào với
đá mi 10mm đường kính hay bụi đá mịn hơn.
Độ ẩm của đất làm đường là 8%, không phải làm nước tươm ta dưới xe lu.
5. CÔNG NGHỆ KHÁC:
Các công nghệ khác đều dùng được, với chất lượng nêu trên đây. Nhưng giá thành
của nó đắt hơn bê tông Portland, chỉ dùng ở những công trình đặc biệt, như đường
băng cho sân bay, kè cho bên cảng. Sẽ được bàn đến sau.
                                                                                                GS.TS. TRẦN KIM
THẠCH
                                                                VS Viện Hàn Lâm Khoa Học NewYork
 (Nguồn tài liệu: nhantai.thv.vn)

You might also like