You are on page 1of 5

Mở đầu

Ngày nay, chất kết dính kết dính geopolymer với những ưu điểm vượt trội hơn về công
nghệ sản xuất, về môi trường sinh thái và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên ngày
càng phát triển và đang có khuynh hướng dần thay thế các chất kết dính thông thường (xi
măng porland) đặc biệt tại các nước phát triển như Pháp, Mỹ, Úc. Ở Việt Nam, vấn đề nghiên
cứu và ứng dụng chất kết dính geopolymer nói riêng và geopolymer trong thực tiễn nói chung
hầu như chưa được quan tâm đúng mức.

Trong sản xuất vật liệu xây dựng không nung trước hết người ta phải sử dụng đến các chất kết
dính để gắn kết các cốt liệu khác, tạo nên độ bền vững cơ học và hóa học cho các sản phẩm. Hiện tại các
chất kết dính đang được sử dụng trên phạm vi toàn cầu chủ yếu là: vôi sẽ tạo kết dính dạng hydro -
sillicat-canxinCaO.SiO .xH O(CSH), hydro-aluminat-canxinCaO.Al O .xH O(CAH) hoặc hydro-aluminat-silicat-
2 2 2 3 2
canxi nCaO.Al O .SiO .xH O .
2 3 2 2

Kết dính “vôi+ puzơlan” được người Hy Lạp cổ đại sử dụng từ những năm 700 - 600 TCN. Kỹ thuật này
sau đó đã được chuyển cho những người La Mã khoảng 150 trước Công nguyên. Ngày nay nhiều
công trình cổ đại được xây dựng bằng kết dính vôi+puzơlan vẫn còn bảo tồn như đấu trường La Mã,
Pantheon, các Bath Caracalla ở Italia, công trình Surkhi ở Ấn Độ và Horma ở Ai Cập. Trong năm 1750,
John Smeaton người Anh sử dụng puzơlan kết hợp với vôi trong xây dựng ngọn hải đăng
Eddystone ngoài khơi bờ biển Devon, Anh [40]…. Kết dính vôi+puzơlan được sử dụng trong các công

trình xây dựng ở nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau và sử dụng phổ biến nhất vào thời kỳ Madiaval
(64%), trong thời kỳ Roman khoảng 49%, Byzantine (35%), Ottoman (24%), Hy Lạp cổ đại (8%)và thời
hiện đại (37%).

Ở Việt Nam loại hình kết dính này cũng đã được các tác giả Bùi Văn Chén và Đào Tiến Đạt đề cập đến
từ năm 1985[4], phải đến những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX cho tới nay loại hình kết
dính này thực sự được nhiều tác giả [13-16, 24-35]quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện hơn về
nguồn nguyên liệu (puzơlan ) cũng như quy trình công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng bằng kết dính
“vôi+puzơlan”

(https://www.researchgate.net/publication/
343650327_CHAT_KET_DINH_GEOPOLYMER_TRONG_SAN_XUAT_VAT_LIEU_XAY_DUNG_KHONG_NUNG)

Định nghĩa geopolymer

Geopolyme là chất vô cơ, cấu tạo từ alumino-silicat tạo thành mạng lưới liên kết cộng hóa trị dài, không
kết tinh (vô định hình). Các mảnh Obsidian (thủy tinh núi lửa) là thành phần của một số hỗn hợp
geopolymer.

Geopolyme được sản xuất thương mại có thể được sử dụng cho lớp phủ và chất kết dính chịu lửa và
chịu nhiệt, ứng dụng y học, gốm sứ nhiệt độ cao, chất kết dính mới cho vật liệu tổng hợp sợi chống cháy,
bao gói chất thải độc hại và phóng xạ và đặc biệt là làm xi măng mới cho bê tông Geopolymer.

Các đặc tính và cách sử dụng của geopolyme đang được khám phá trong nhiều ngành khoa học và công
nghiệp: hóa học vô cơ hiện đại, hóa lý, chất keo hóa học, khoáng vật học, địa chất và trong các loại công
nghệ quy trình kỹ thuật khác. Lĩnh vực geopolyme là một phần của khoa học polymer và cũng là một
trong những lĩnh vực chính của khoa học vật liệu.

Polyme là vật liệu hữu cơ, tức là gốc cacbon, hoặc polyme vô cơ, ví dụ gốc silicon. Polyme hữu cơ bao
gồm các lớp polyme tự nhiên (cao su, xenlulo), polyme hữu cơ tổng hợp (sợi dệt, chất dẻo, màng, chất
đàn hồi, v.v.) và polyme sinh học tự nhiên (sinh học, y học, dược phẩm). Nguyên liệu được sử dụng
trong quá trình tổng hợp polyme gốc silic chủ yếu là các khoáng chất tạo đá có nguồn gốc địa chất nên
có tên gọi: geopolymer.

Joseph Davidovits đặt ra thuật ngữ này vào năm 1978 và thành lập tổ chức khoa học phi lợi nhuận của
Pháp (Association Loi 1901) Institut Géopolymère (Geopolymer Institute).

Theo TF Yen geopolyme có thể được phân thành hai nhóm chính: geopolyme vô cơ tinh khiết và
geopolyme có chứa hữu cơ, các chất tương tự tổng hợp của các đại phân tử tự nhiên. Trong phần trình
bày sau đây, geopolymer về cơ bản là một hợp chất hóa học khoáng hoặc hỗn hợp các hợp chất bao
gồm các đơn vị lặp lại, ví dụ silico-oxit (-Si-O-Si-O-), silico-aluminat (-Si-O-Al-O-), ferro-silico-aluminat (-
Fe-O-Si-O-Al-O-) hoặc alumino-phosphate (-Al-OPO-), được tạo ra thông qua quá trình tạo gen. Sự tổng
hợp khoáng chất này (tổng hợp địa chất) lần đầu tiên được trình bày tại một hội nghị chuyên đề của
IUPAC vào năm 1976.

Cấu trúc vi mô của geopolyme về cơ bản phụ thuộc vào nhiệt độ: nó là tia X vô định hình ở nhiệt độ
phòng, nhưng phát triển thành ma trận tinh thể ở nhiệt độ trên 500°C.

Người ta có thể phân biệt giữa hai con đường tổng hợp: trong môi trường kiềm (Na+, K+, Li+, Ca2+, Cs+
và tương tự); hoặc trong môi trường axit với axit photphoric, axit cacboxylic hữu cơ từ chiết xuất thực
vật (axit axetic, xitric, oxalic và humic).

Tổng quan về geopolymer

Geopolymer là một công nghệ mới, được nghiên cứu với mục tiêutạo ra quá trình sản xuất thân thiện
với môi trường, giảm phát thải CO2, tận dụng các chất thải công nghiệp như tro xỉ, bùn đỏ… thành các
sản phẩm có tính năng sử dụng cao. Trên thế giới, các ứng dụng của vật liệu Geopolymer đã được sử
dụng trong sảnxuất xi măng đặc biệt như xi măng đóng rắn nhanh, xi măng bền axit, sản xuất gạchvà
gốm không nung, ứng dụng trong vật liệu công nghệ cao như vật liệu compositechống cháy, xử lý phế
thải độc hại và chất thải phóng xạ, ứng dụng trong vật liệu composite chịu nhiệt, ứng dụng trong khảo cổ
học và mỹ thuật. Gepolymer là sản phẩm của quá trình phản ứng giữa vật liệu có nguồn gốc silic
và nhôm với dung dịchkiềm. Vật liệu này có thể thay thế xi măng trong bê tông. Hiện nay Geopolymer đã
vàđang được nghiên cứu rộng rãi và cho thấy khả năng thay thế bê tông xi măng trongmột số ứng dụng
do bê tông Geopolymer vừa có các tính chất kỹ thuật tốt, đồng thờigiảm khả năng gây hiệu ứng nhà kính
khi thay thế xi măng pooclăng.

Ngành Công nghệ vật liệu Geopolymer ra đời từ những năm 1960, nhưng đượcquan tâm và nghiên cứu
nhiều hơn từ những năm 1972 đến nay. Hiện tại, đã có rấtnhiều bằng sáng chế, nghiên cứu và ứng dụng
Geopolymer vào các ngành công nghệvật liệu hiện đại (vật liệu cách nhiệt, vật liệu chống cháy, chất kết
dính vô cơ, côngnghệ xử lý chất thải…) được giới thiệu và ứng dụng trên toàn thế giới.

Khởi đầu bằng việc Viện Geopolymer được thành lập tại Pháp năm 1972. Xuất phát từ ý tưởng phải
tìm ra vật liệu vô cơ có khả năng chống cháy và chịu được nhiệtđộ cao, Joseph Davidovits [14] đã phát
hiện ra hệ nguyên liệu bao gồm đất sét, caolanh có thể tương tác với dung dịch kiềm NaOH ở 100 150oC
để tạo ra hợp chất mới là Hydrosodialte.

Si2O5. Al2(OH)4+ NaOH=> Na(-Si-O-Al-O)n

Kaolinite Hydrosodalite

Hình 2.1 Tinh thể geopolymer

Điều này là tiền đề cho việc nghiên cứu và phát triển của công nghệ vật liệu tổng hợp Geopolymer đến
sau này.

Công nghệ Geopolymer được quan tâm nghiên cứu rất nhiều tại Pháp, với ứngdụng lần đầu tiên vào
năm 1973 -1976 để chế tạo các tấm panel gỗ cách nhiệt bằngcách phủ hai bề mặt của tấm panel gỗ bằng
hợp chất silic-aluminosiliate sau khi xử lýqua quá trình gia nhiệt (Công ty A.G.S và Saint-Gobain, Pháp).
Năm 1977 - 1978, công nghệ Geopolymer tiếp tục được ứng dụng vào ngành công nghiệp sản xuất gốm
sứ khi công ty A.G.S tiếp tục nghiên cứu và tìm ra hợp chất nano composite mới (cấu trúc phân tử-(Na-
PS)-(SiO2)n-(Na-PS)-(SiO2)n-, tại điểm nhiệt độ 1460OC, tạothành hợp chất gốm có khả năng bền nhiệt
và hệ số giãn nỡ nhiết rất thấp). Những năm sau đó, Công nghệ Geopolymer được ứng dụng và chế tạo
thành cônggạch nung ở nhiệt độ thấp, còn gọi là gạch L.T.G.S (Low Temperature GeopolymericSetting).
Gạch này được thực hiện bằng cách trộn phối liệu đất sét cao lanh trongdung dịch kiềm có độ hoạt tính
cao, hỗn hợp tương tác và hình thành chuỗi M-Polysiliate (M là kim loại kiềm có hoạt tính cao, thường là
Na hoặc K). Gạch L.T.G.Scó khả năng chịu được nhiệt độ tối đa là 1000OC, có khả năng bền 14 hóa học
và độhút nước thấp. Sản phẩm này đã được công nhận và cấp bằng sáng chế ở nhiều nước Châu Âu.

Trên cơ sở lý thuyết Geopolymer của Joseph Davidovits, Lone Star (một cty sảnxuất xi măng hàng đầu
của Mỹ) đã nghiên cứu và chế tạo thành công một loại ximăng mới, bằng cách kết hợp nguyên liệu sét và
dung dịch kiềm hoạt tính cao, tạothành chất kết dính vô cơ mới có khả năng đóng rắn nhanh và cho
cường độ ban đầu rất tốt với tên gọi là xi măng polymer. Công nghệ này nhanh chóng được phát triển
rộng rãi trên toàn thế giới, và đang dần dần có ưu thế hơn xi măng portland do có ưu điểm về nguyên
liệu sản xuất và phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường.

Một nghiên cứu khác về xi măng Geopolymer (High – Akali – Poly) đã cho thấyứng dựng trong nhiều
ngành kỹ thuật như hàng không, xây dựng, công nghiệp chấtdẻo, kim loại…Kết quả nghiên cứu cho thấy
xi măng mới này đóng rắn nhanh vớinhiệt độ phòng, cường độ chịu nén có thể đạt tới 20 MPa sau 4 giờ
ở nhiệt độ 2000C và có thể đạt từ 70 – 100 MPa sau khi bảo dưỡng 28
ngày. Những nghiên cứu về Geopolymer xuất hiện riêng rẽ ở từng quốc gia và tài liệu

khoa học thì rất ít. Cho đến những năm 1990, các tài liệu nghiên cứu khoa học vềGeopolymer bắt đầu
xuất hiện nhiều hơn, các nghiên cứu về ảnh hưởng của từng loạivật liệu trong Geopolymer bắt đầu được
nghiên cứu sâu hơn. Mối quan tâm đầu tiênvề Geopolymer những năm này là ứng dụng vào công nghệ
đóng gói chất thải rắn,giúp tận dụng được nguồn chất thải độc hại thành những vật liệu có ích, giúp bảo
vệmôi trường tốt hơn.

Kể từ những năm 2000, nghiên cứu về tính hoạt hóa kiềm đã tăng lên đáng kể trênkhắp thế giới, với
hơn 100 trung tâm nghiên cứu được thành lập. Ở Châu Á, côngnghệ Geopolymer đất sét được ứng dụng
nhiều vào ngành công nghiệp vận tải, trongviệc chế tạo nhựa nền đường mới. Công ty Zeobond Pty Ltd
có trụ sở ở Melbourne(Úc) đã phát triển nhà máy sản xuất thử nghiệm riêng của mình trong năm 2007
vàhiện đang cung cấp sản phẩm bê tông E-Crete (TM), cho các dự án hạ tầng cơ sở dândụng lớn bao
gồm dự án mở rộng đường cao tốc và xây dựng, sửa 15 chữa cầu khi được cấp phép. E-Crete sử dụng
hỗn hợp tro bay và xỉ lò cao như là một vật liệu kết dính kết hợp các thành phần hoạt hóa kiềm có đăng
ký độc quyền sở hữu.

Những năm sau đó, có nhiều thay đổi được áp dụng trong nghiên cứu công nghệGeopolymer. Nhiều
phương pháp phân tích hiện đại được áp dụng để làm sáng tỏ cáctác động của các thành phần khác
nhau trong vật liệu Geopolymer. Nhiều nguyên vậtliệu mới được quan tâm nghiên cứu như bột silicat
nhôm tổng hợp, khoáng albite, sợi bazan, kiềm fenspat, xỉ than… Vật liệu Geopolymer trở nên
phong phú và đa dạng vềnguồn nguyên liệu tạo thành, tuy nhiên việc lựa chọn nguyên liệu chủ yếu vẫn
dựavào sự tác động đến môi trường khi tạo thành vật liệu mới, công nghệ Geopolymer ưutiên nghiên
cứu để giảm thiểu các chất thải công nghiệp và giúp môi trường ngày càng bền vững

Thành phần và công thức hóa học

Quá trình hình thành cấu trúc phân tử Geopolymer về căn bản là các phản ứng củacác khoáng Nhôm và
Silic trong điều kiện dung dịch kiềm cùng với dung dịch thủytinh lỏng, kết quả là phản ứng tạo ra cấu
trúc không gian 3 chiều chứa các nguyên tử Si-O-Al-O, có thể viết lại công thức hóa học của phân tử
Geopolymer như sau:

Mn(-(SiO2) z-AlO2)n. wH2O

Trong đó:

-M : là các ion dương kiềm như Ka, Na

-n : là mức độ trùng ngưng của phản ứng

-z : có giá trị 1,2,3

Các quá trình phản ứng tạo ra chất kết dính Geopolymer diễn ra khá phức tạp, có rất nhiều quá trình
phản ứng sảy ra đồng thời mà rất khó xó thể nhận biết được, theo một số nghiên cưu trước thì quá trình tổng hợp
Geopolymer có thể được mô tả bằng những phương trình phản ứng sau:
Từ 2 phương trình phản ứng tổng hợp chất kết dính Geopolymer được trình bài bên trên, có thể thấy
rằng ở phương trình thứ nhất có thể tạm gọi là quá trình tan rã các nguyên tố Si và Al vào trong dung
dịch kiềm, từ đó sản phẩm tạo ra sẽ tiếp tục tác dụng với dung dịch kiềm ở phương trình thứ hai để tạo
ra cấu trúc xương sống của phân tử Geopolymer. Các phân tử riêng lẽ là cấu trúc xương sống chất kết
dính Geopolymer này sẽ tiếp tục thực hiện quá trình đa trùng ngưng tạo thành chuỗi vô hạn liên kết với
nhau tạo ra chất kết dính Geopolymer hay là polymer. Quan sát dưới kính hiên vi điện tử đã nhận biết
rằng cấu trúc của tinh thể Geopolymer là cấu trúc vô định hình, không có hướng xác định và có tính kết
dính vật liệu khác.

You might also like