You are on page 1of 17

1.

Giới thiệu chung

1.1.Mở đầu

Việt Nam là một quốc gia ven biển, nằm trên bờ tây của biển đông. Hiện nay,
theo thống kê Việt Nam có chiều dài đường bờ biển là 3260 km và trên 3000 quần đảo
lớn nhỏ, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Qua đó, có thể thấy vùng ven
biển là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc
phòng Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là những vùng thường phải hứng chịu các tác
động bất lợi như: sóng, gió, nước dâng, bão, lũ, ... gây ra hiện tượng xói lở bờ, bồi tụ...
đây thực sự là những lực cản không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế xâ hội của khu
vực.. Cụ thể theo thống kêtrong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình tại Việt Nam đã tăng
0,7 độ C, mực nước biển dâng 20 cm. Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu (BĐKH). Thiên tai, bão lụt, hạn hán đã diễn ra khốc liệt hơn trước. Việt
Nam được cho là một trong năm nước chịu tác động nhất của BĐKH; trong đó có
nhiều vùng ven biển sẽ bị ngập. Biến đổi khí hậu gây ra thiên tai thường xuyên hơn,
những cơn bão có cường độ mạnh sẽ càng trở nên phổ biến và gia tăng sức tàn phá.
Bão mạnh thường kèm theo nước dâng theo bão. Nước dâng khi có bão cộng với triều
cường tạo ra những đợt sóng đánh trực tiếp vào đê biển, tràn qua đê gây xói lở và vỡ
đê, gây ngập lụt trên diện rộng cho vùng ven biển và ảnh hưởng nhiều đến hệ thống hạ
tầng cơ sở cũng như đời sống người dân ven biển . Mặc khác, theo thống kê của trung
tâm khí tượng thủy văn, năm 2012 Việt Nam có 10 cơn bão, năm 2017 có 16 cơn bão,
năm 2018 có 13 cơn bão, năm 2019 có 10 cơn bão, theo dự đoán số cơn bão từ cuối
năm 2019 sẽ ít hơn từ 3-5 cơn, ước tính Việt Nam có thể thiệt hại 141,2 nghìn tỷ đồng
trong 50 năm tới do thiên tại. Chính vì vậy nghiên cứu động lực học dòng chảy và
công trình nghiên cứu, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ nhằm
ổn định đường bờ phục vụ khai thác phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững đã
được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm.

Trong lĩnh vực nghiên cứu các giải pháp công nghệ bảo vệ bờ biển cũng đã được
nhiều nước trên thế giới thực hiện liên tục trong hàng thập kỷ qua.Cùng với trình độ
khoa học và điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các giải pháp công nghệ
chống xói lở bờ được đề xuất không ngừng được cải tiến. Từ những giải pháp công
trình ở mức độ kết cấu đơn giản, bị động, thích ứng với tự nhiên lên đến dạng giải
pháp chủ động, cải tạo tự nhiên bằng những quy mô công trình lớn, kết cấu phức tạp.
Các loại vật liệu được sử dụng phát triển từ đơn giản như bó cây, đá tự nhiên, đến bê
tông và các vật liệu mới khác như : thảm mềm bằng sợi tổng hợp, cừ nhựa PVC, … .
Kết cấu công trình phát triển từ dạng tơi, rời lên đến dạng liên kết khối, liên kết mảng.
Các giải pháp công nghệ bảo vệ bờ mang tính bị động, bằng cách gia cố, bao bọc bờ
sông, bờ biển bằng các loại vật liệu có khả năng chịu được các tác động của sóng, gió ,
dòng chảy có thể kể đến như: đá đổ tự nhiên hoặc xếp ken xít hoặc chít mạch, thảm đá,
tấm bê tông đổ tại chỗ, thảm bê tông thi công trong nước, bê tông nhựa đường, các
dạng cấu.

Các giải pháp công nghệ bảo vệ bờ mang tính bị động, bằng cách gia cố, bao bọc
bờ sông, bờ biển bằng các loại vật liệu có khả năng chịu được các tác động của sóng,
gió , dòng chảy có thể kể đến như: đá đổ tự nhiên hoặc xếp ken xít hoặc chít mạch,
thảm đá, tấm bê tông đổ tại chỗ, thảm bê tông thi công trong nước, bê tông nhựa
đường, các dạng cấu kiện rời tự điều chỉnh, cấu kiên bê tông liên kết mảng...

Xu thế chung hiện nay dạng kết cấu bảo vệ mái kè được ứng dụng phổ biến là
các dạng cấu kiện khối phủ liên kết độc lập dạng cột (column), điển hình như cấu kiện
Basalton và Hydroblock của Hà Lan. Ưu điểm nổi bật của dạng cấu kiện này so với
các dạng kết cấu truyền thống khác như liên kết mảng hoặc tấm mỏng thể hiện qua các
mặt như mức độ ổn định cao, tính năng bảo vệ linh động với biến dạng nền, dễ thi
công và bảo dưỡng, và khả năng thân thiện tốt với môi trường.

Bên cạnh các giải pháp mang tính bị động là các giải pháp chủ động tác dụng
trực tiếp vào dòng chảy nhằm giảm thiểu các tác động hoặc cải thiện điều kiện tương
tác của sóng, dòng chảy như sử dụng các dạng công trình kè mỏ hàn hướng dòng hoặc
đê ngầm xa bờ.

Hệ thống đê phá sóng xa bờ: Hệ thống đê phá sóng thường bao gồm nhiều đoạn
đê rời nhau, có tuyến song song với bờ; có tác dụng giảm sóng ở vùng khuất, làm giảm
tốc độ dòng chảy dọc bờ, gia tăng quá trình bồi tụ, tạo ra vùng bờ lồi dạng “salient”
hoặc “tombolo”.

Các dạng kết cấu vật liệu thường được sử dụng cho các loại công trình này là: đá
hộc, khối Haro, Tetrapod, hay các hàng cọc gỗ, cọc bê tông rồi liên kết lại với nhau ....
Hiện nay, xu thế sử dụng dạng cấu kiện tetrapod được ứng dụng phổ biến, như ở
Nhật Bản tìm đến Tetrapods để chiến đấu với các yếu tố thiên nhiên . Nhật Bản là một
quốc gia ứng dụng dụng nhiều với tetrapod vào các công trình biển, ngoài ra còn một
số nước khác như Hồng Kông, Nam phi, Ma Cao,…. Ưu điểm của tetrapod là tận dụng
được vật liệu có sẵn, khả năng ổn định tổng thể vững chắc, thích hợp với hầu hết các
loại đất nền, Tiêu hao năng lượng sóng tốt, sóng phản xạ ít, Công nghệ thi công đơn
giản, có thể kết hợp hiện đại và thủ công. Tuy nhiên nó cũng có một số nhược điểm
như : Khối lượng vật liệu dùng để đắp đê là rất lớn. Trong điều kiện cột nước sâu thì
phương án này không phù hợp, tốc độ thi công chậm hơn so với các phương án tường
đứng ở cùng độ sâu, trong quá trình thi công phải tính toán đến vấn đề lún và cố kết
theo thời gian, giá thành công trình

Hình 1: Tấm kè đê biển

Hình 2: Hệ thống đê phá sóng bằng cục phá sóng tetrapod


Mặc khác, đối với cát sông, Theo số liệu khảo sát, tổng trữ lượng cát tự nhiên của
nước ta hiện nay khoảng 2 tỷ m3, song chủ yếu là cát dùng cho vữa xây trát và san lấp.
Cát tự nhiên dùng cho bê tông không nhiều, chỉ chiếm khoảng 30% (600 triệu m3), tập
trung chủ yếu ở một số địa phương như Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thanh
Hoá, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận, Đồng Nai, An Giang và Đồng Tháp. Cát tự
nhiên dùng cho bê tông ở nước ta phân bố chủ yếu ở các sông như sông Lô (Phú Thọ,
Tuyên Quang, Vĩnh Phúc), sông Lèn (Thanh Hoá), sông Thạch Hãn (Quảng Trị), sông
Hương, sông Bồ (Thừa Thiên – Huế), sông Đà Rằng (Phú Yên), sông Đồng Nai (Đồng
Nai) và sông Hậu (Đồng Tháp và An Giang). Cát mỏ có phân bố ở một số tỉnh nhưng
trữ lượng không đáng kể và chất lượng không tốt như cát sông, suối. Chính vì vậy,
việc khai thác cát tự nhiên dùng cho bê tông ở Việt Nam hiện nay và trong thời gian
tới cần phải được hạn chế vì việc khai thác cát lòng sông quá mức cho phép sẽ gây nên
những tác hại về sạt lở bờ sông và môi trường sinh thái, đặc biệt là việc khai thác cát ở
các sông Lô, sông Hồng, sông Đồng Nai, sông Hậu, …việc tìm kiếm các vật liệu thay
thế cho cát tự nhiên dùng trong xây dựng là vấn đề rất cấp bách hiện nay ở nước ta,
cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền địa phương, các nhà
nghiên cứu và các doanh nghiệp.

Xuất phát từ những nội dung trên, đề tài đã thực hiện chuyên đề “Nghiên cứu chế
tạo cấu kiện bê tôngsử dụng tro bay kết hợp với cát nghiền/cát biển cho công trình
biển (tấm kè đê biển, cục phá sóng)”

1.2. Mục tiêu của đề tài

Với những lợi ích đã đề cập ở trên, việc sử dụng cát nhân tạo, cát biển thay thế
cát sông và tro bay thay thế xi măng là hết sức cần thiết. Đề tài này có mục tiêu chính
là “Nghiên cứu chế tạo bê tông sử dụng tro bay, cát nghiền/cát biển cho công trình dân
dụng”. Trong đó các mục tiêu cụ thể đặt ra là :

- Nghiên cứu, đánh giá các tính chất của cát nhân tạo, cát biển và tro bay từ các
nguồn cung cấp khác nhau

- Thử nghiệm quy trình sản xuất cấu kiện bê tông cho công trình biển (tấm kè đê
biển, cục phá sóng) sử dụng tro bay và vật liệu tại chỗ cát nghiền/cát biển trên
dây chuyền công nghiệp và tạo ra sản phẩm cấu kiện bê tông ở tỷ lệ 1:1 nhằm
đánh giá tính năng và theo dõi độ bền lâu.
- Đánh giá về tình hình đầu tư và hiệu quả kinh tế về việc sử dụng cát nhân tạo,
cát biển và tro bay trên thế giới và khả năng áp dụng tại Việt Nam.

1.3. Phạm vi của đề tài

Phạm vi nghiên cứu của Đề tài được đặt ra là:

- Nghiên cứu, đánh giá các tính chất của cát nhân tạo, cát biển và tro bay từ các
nguồn cung cấp khác nhau tại Quảng Ninh

- Sử dụng các vật liệu có sẵn thiết kế các cục chắn sóng tetrapod sử dụng cho bờ
biển tại Vân Đồn- Quảng Ninh

2. Chế tạo thực nghiệm cấu kiện bê tôngsử dụng tro bay kết hợp với cát
nghiền/cát biển cho công trình biển (tấm kè đê biển, cục phá sóng)

2.1. Địa điểm thí nghiệm

Qúa trình sản xuất thử nghiệm được thực hiện tại Công trường xây dựng Công ty
Quan Minh tại đảo Đầu Trâu, Vân Đồn. Hỗn hợp bê tông được trộn bằng máy có công
suất 250L, sau đó được những người công nhân chế tạo.

2.2. Vật liệu chế tạo

 Cát tự nhiên : Cát tự nhiên được sử dụng cho nghiên cứu này được lấy từ Vân
đồn, có modun khoảng 2.5
 Cát nhân tạo : Cát nhân tạo được sử dụng cho nghiên cứu này được lấy từ
Công ty Thiên Nam- Mông Dương, có modun khoảng 2.5
 Cát biển : Cát biển được sử dụng cho nghiên cứu này được lấy từ công ty
Quang Minh, loại thô, có modun khoảng 2.5
Bảng 1: Tính chất cơ lý của loại cát

Kết quả
ST Phương
Tên chỉ tiêu Đơn vị Cát
T Cát biển Cát sông pháp thử
nghiền

TCVN
1 Khối lượng riêng g/cm3 2,70 2,62 2,67
7572:2006
Khối lượng thể TCVN
2 kg/m3 1440 1482 1450
tích xốp 7572:2006

TCVN
3 Độ hổng % 46,70 43,43 45,69
7572:2006

TCVN
4 Độ hút nước % 1,30 1,5 0,80
7572:2006

Hàm lượng bụi, TCVN


5 % 1,00 0,63 1,00
bùn, sét 7572:2006

Không sẫm Không sẫm Không sẫm


Hàm lượng tạp TCVN
6 So màu hơn màu hơn màu hơn màu
chất hữu cơ 7572:2006
chuẩn chuẩn chuẩn

TCVN
7 Mô đun độ lớn 3,06 2,28 2,51
7572:2006

Bảng 2: Thành phần hạt cát chế tạo bê tông

KT lỗ sàng Lượng sót tích luỹ (%) Thành phần hạt TCVN
(mm) Cát nghiền Cát biển Cát sông 7570:2006 (%)

2,5 24,2 3,4 8,3 0-20

1,25 41,5 9,6 21,9 15-45

0,63 60,4 48,2 42,9 35-70

0,315 89,1 73,9 81,9 65-90

0,14 91,3 93,0 96,4 90-100

Lượng lọt sàng


8,7 7,0 3,6 ≤10
0,14mm

 Đá dăm : Đá dăm tự nhiên được sử dụng cho nghiên cứu này được mua từ Vân
Đồn, có nguồn gốc từ đá vôi sau đó được nghiền về kích thước từ 5-20 cm. Đá
có tính chất cơ lý như bảng dưới đây:
 Xi măng: Với mục đích sử dụng cho bê tông mác 40, do vậy Đề tài đã chọn loại
xi măng PCB40 phổ biến trên thị trường để sử dụng cho thí nghiệm này. Xi
măng PCB40 Cẩm phả được chọn để sử dụng. Các chỉ tiêu cơ lý của xi măng
phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của TCVN 6260-2009 của xi măng dùng cho bê
tông.
 Phụ gia khoáng: Phụ gia khoáng được sử dụng cho nghiên cứu này là tro bay
được lấy từ nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh (hoặc một nhà máy đốt than
phun), MKN <12%. Kết quả phân tích thành phần hóa của các loại tro bay
Quảng Ninh được nêu trong Bảng . Các tính chất của tro bay được thí nghiệm
để phân loại và đánh giá khả năng sử dụng làm phụ gia cho bê tông, xi măng
theo tiêu chuẩn TCVN 10302:2014 thể hiện trong Bảng 4.

Bảng 3: Kết quả phân tích thành phần hóa của tro bay Quảng Ninh theo công
nghệ PCC tại Việt Nam

Loại tro
MKN SiO2 Fe2O3 Al2O3 CaO MgO SO3 K2O Na2O NaO2qđ TiO2
bay

Quảng
6,65 57,68 4,97 22,58 1,48 0,72 0,29 3,54 0,12 2,45 0,2
Ninh

Bảng 4: Các tính chất của tro bay Phả Lại

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

1 Tổng hàm lượng các ôxit (SiO2, Al2O3, Fe2O3) % 85,23

2 Hàm lượng SO3 % 0,29

3 Hàm lượng Cao tự do % <0,008

4 Hàm lượng kiềm NaO2tđ % 2,45

5 Độ ẩm % -

6 Hàm lượng MKN % 6,65

7 Khối lượng riêng g/cm3 2,28

8 Độ mịn trên sàng 45m % 23,20

9 Tỷ diện Blaine cm2/g -


STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

10 Chỉ số hoạt tính cường độ %


- Ở tuổi 7 ngày 79,2
- Ở tuổi 28 ngày 85,4

11 Lượng nước yêu cầu % 95

12 Độ nở Autoclave % -

13 Hàm lượng khoáng:

- Quarzt: SiO2 Có ~7

- Mulite: Al6Si2O13 Có ~1,6

- Hemalite: Fe2O3 Có -

- Pha vô định hình Có ~91

Đánh giá hình dạng kích thước của tro bay PCC được thực hiện thông qua hình
ảnh chụp SEM và phân tích độ mịn, khối lượng riêng của tro bay.Từ hình ảnh chụp
SEM cho thấy các hạt tro bay PCC chủ yếu là hình cầu.Các hạt có hình dạng không
xác định là các hạt than chưa cháy trong tro bay.

Thành phần khoáng của tro bay PCC được xác định thông qua nhiễu xạ Rơn
ghen (XRD). Khoáng trong tro bay PCC chủ yếu là: Quarzt (SiO2), Mulite (Al6Si2O13),
Hemalite (Fe2O3). Khoáng vô định hình: chiếm hàm lượng lớn 70% đến 90%. Pha vô
định hình trong tro bay PCC được cho là bao gồm chủ yếu pha thủy tinh.Với hàm
lượng pha vô định hình lớn nên loại tro bay này có hoạt tính cao trong môi trường
kiềm

.
Hình 3: Hình ảnh chụp SEM các hạt tro bay NMNĐ Quảng Ninh

Nhận xét: Tro bay Quảng Ninh phù hợp với tro bay loại F theo TCVN
10302:2014

 Phụ gia học học được sử dụng cho nghiên cứu này là phụ gia siêu dẻo thế hệ
2.5 (giảm nước 15-20%) có tên là MG 8735 của BAFS. Phụ gia có các tính chất
thõa mãn theo TCVN 8826-2011.

Bảng 5: Tính chất của phụ gia hóa học cho bê tông sử dụng trong nghiên cứu

Phương pháp thí


STT Chỉ tiêu thí nghiệm Đơn vị Kết quả
nghiệm

1 Tỷ trọng g/cm3 1,20 TCVN 8826:2011

2 Hàm lượng chất khô % 36,49 TCVN 8826:2011

3 Hàm lượng ion clorua % - TCVN 8826:2011

Tăng độ sụt TCVN 8826:2011

4 Mẫu đối chứng cm 9,0

Mẫu có phụ gia cm -

Khả năng giảm nước sovới mẫu


5 % 17,9 TCVN 8826:2011
đối chứng

Tăng cường độ so với mẫu đối


% TCVN 8826:2011
chứng
6
3 ngày (days) 141

7 ngày (days) 146


Phương pháp thí
STT Chỉ tiêu thí nghiệm Đơn vị Kết quả
nghiệm

28 ngày (days) 144

7 Thời gian đông kết TCVN 9338:2012


Giờ-
Bắt đầu 07:50
phút
Kết thúc 10:15

2.3 Hình vẽ thiết kế

Hình vẽ sử dụng cho cấu kiện tetrapod khoảng 3,2 tấn (1,6 m3), hình vẽ như sau
B

A E
a

I J

Hình 4: Mặt đứng khối tetrapod Hình 5: Mặt cắt A - A

Hình 6: Phối cảnh cục chắn sóng tetrapod


Hình 7: Mặt dáy cục chắn song tetrapod

2.4. Cấp phối phối bê tông

Có tổng cộng 6 cấp phối được thành ba nhóm:

 Nhóm 1: Bao gồm 2 cấp phối sử dụng cát sông với tỷ lệ tro bay là 0% và 40%
 Nhóm 2: Bao gồm 2 cấp phối sử dụng cát nghiền với tỷ lệ tro bay 0% và 40%
 Nhóm 3: Bao gồm 3 cấp phối sử dụng cát biển với tỷ lệ tro bay là 0% và 40%.
Bảng 6: Các cấp phối bê tông sử dụng cho tetrapod

Cấp phối bê tông cho một m3 bê tông


Hàn
lượng Tro Cát Cát Cát Đá
Nhóm TB PC40 bay sông nghiền biển dăm PGHH Nước Độ sụt
STT mẫu Mã hóa CP (%) (kg) (kg) (kg) (kg) (kg) (kg) (lít) (lít) (cm)
1 Cát 40RSFA0 0 410 0 765 1057 2.46 182 10-12
sông
2 (RS) 40RSFA40 40 246 164 750 1050 2.46 167 10-12

3 Cát 40LS0FA0 0 410 0 762 1057 2.46 202 10-12


nghiền
4 40LSFA40 40 246 164 746 1050 2.46 182 10-12
Cát biển 10-12
5 40SS2.5FA0 0 410 0 765 1057 2.46 182
(SS)
6 Mn~2.5 40SS2.5FA40 40 246 164 750 1050 2.46 167 10-12

2.5.Chế tạo cấu kiện tetrapod

Quy trình chế tạo thực nghiệm cục chắn sóng tetrapod tại Công trường xây dựng
Công ty Quan Minh tại đảo Đầu Trâu, Vân Đồn được thực hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: sơ đồ công nghệ sản xuất cấu kiện tetrapod

Cốt liệu lớn Cốt liệu nhỏ Xi măng Tro bay Phụ gia HH Nư

Định lượng Định lượng Định lượng Định lượng Định lượng Định

Máy trộn

Xúc lật

Lắp ghép theo bve

Tấm khuôn Khuôn

Tháo khuôn Bảo dưỡng sản phẩm

a.Lắp đặt khuôn

Khuôn chế tạo được làm bằng sắt, gồm 4 tấm sau khi được làm sạch, bôi dầu sẽ
được ghép lại với nhau như bản vẽ thiết kế và được cố định bằng các ốc vít.
Hình 8: Làm vệ sinh khuôn Hình 9: Bôi dầu khuôn

Hình 10 : Lắp đặt khuôn Hình 11 : Lắp đặt khuôn

b. Cách thức trộn hỗn hợp bê tông

Thiết bị trộn:

- Máy trộn bê tông công suất 300 L. Do vậy để đảm bảo hiệu quả trong việc trộn
mỗi lần chỉ trộn 70L

- Định lượng vật liệu: tro bay, nước cân thủ công (cân đồng hồ &gt; 100 kg); cát,
đá, đong thể tích.

Phương pháp trộn:


- Định lượng đá, cát, xi măng, tro bay đổ vào máy: trộn khô 1-2 phút

- Đong nước theo cấp phối, đổ 50% nước trộn đều 1-2 phút, hòa phụ gia hóa học
vào 30% nước trộn đều trong 1-2 phút, để lại 20% nước để điều chỉnh độ sụt hỗn hợp
bê tông để đạt độ sụt 10-12 cm. Tổng thời gian trộn 5-7 phút.

Phương pháp đầm:

- Bê tông sau trộn xả ra tấm nền không thấm nước, sau đó xúc vào xô để đổ vào
khuôn;

- Đầm chặt bê tông bằng đầm rùi.

d.Đúc cấu kiện tetrapod

Hỗn hợp bê tông sau khi đạt độ sụt 10-12cm được đổ vào khuôn đã được lắp đặt
sãn bằng xe xúc lật, quá trình đổ hỗn hợp bê tông vào hỗn hợp bê tông được chia làm 6
lớp, mỗi lớp gồm 3 mẻ trộn, mỗi lớp được đầm chặt khoảng 1 phút và dùng búa đập
bên thành khuôn để hỗn hợp bê tông xuống đều hơn.Cứ như thế đến khi lấp đầy khuôn
và. tiến hành làm phẳng bề mặt hỗn hợp và che đậy để tránh bay hơi nước. Lưu ý do
về cấu tạo khuôn, nước lớp trước sẽ nổi lên ảnh hưởng lên lớp sau, nên càng lên lớp
trên cùng sẽ phải khô hơn,để tránh tách nước và ảnh hưởng đến chất lượng bê tông lớp
trên.
Hình 12 : Trộn bê tông Hình 13 : Đổ hỗn hợp bê tông vào khuôn

Hình 14 : Một số hình ảnh cục tetrapod Hình 15 : Một số hình ảnh cục tetrapod

Một số hiện tượng xảy ra sau quá trình trộn hỗn hợp bê tông

+ Cấp phối 40RSFA40 tách nước nhiều nên các cấp phối có tro bay sau phải điều
chỉnh lại lượng nước, thì không xảy ra hiện tượng tách nước nữa.

+ Hiện tượng co ngót diễn ra trên bề mặt mẫu khá rõ ràng, đường kính trên mặt
mẫu nhỏ hơn khuôn khoảng 2 cm

e. Tính chất của hỗn hợp

Kết quả hỗn hợp bê tông sau khi tiến hành chế tạo cấu kiện tetrapod

Bảng 7 : Tính chất của hỗn hợp bê tông

Mã cấp phối Nước Độ sụt Thơi gian


TT(lit/m3) (cm) kết thúc
đông kết
(giờ)

40RSFA0 175 11.5 12h

40RSFA40 155 11 15h30


40LS0FA0 190 12 11h30

40LS0FA40 155 10.5 14h

40SS2.5FA0 165 10.5 12h

40SS2.5FA40 145 10.5 15h

Nhận xét về tính chất của hỗn hợp:

+ Về cơ bản tính linh động, độ đồng nhất và tính tách nước của các loại hỗn hợp
bê tông dùng để làm cột chắn sóng tương tự như các loại hỗn hợp bê tông dùng để
đúc dầm. Tuy nhiên do về đặc điểm thi công, nên hỗn hợp bê tông dùng cột chắn sóng
phải được trộn theo phương pháp lớp trên khô hơn lớp dưới do lớp lớp nước của các
lớp dưới sẽ nổi lên bề mặt sẽ ảnh hưởng đến hỗn hợp bê tông lớp đổ sau, vì vậy để
tránh thừa hoặc tách nước, lớp sau phải đổ khô hơn lớp trước một lượng nước hợp lý.
Do vậy lượng nước và độ sụt trung bình của hỗn hợp bê tông cũng thấp hơn so với hỗn
hợp bê tông dùng để đúc dầm.

+ Về thời gian đông kết, do khuôn kín, khả năng thoát nước kém ( chỉ có 1 đầu
hở ), nên hỗn hợp bê tông chậm đông kết hơn so với hỗn hợp bê tông dùng để đúc dầm
một thời gian tương đối, song về bản chất vẫn không thay đổi ( thời gian đông kết thay
đổi do lượng dùng tro bay thay thế xi măng chứ không ảnh hưởng nhiều bởi lượng cát
khác nhau).

Một số lưu ý khi sản xuất cục chắn sóng tetrapod tại
chỗ.
 Do bản thân cát biển có hàm lượng ion clo cao nên cần rất chú các biển pháp
làm sạch cát biển tránh hiện tượng ăn mòn bê tông và bê tông cốt thép.
 Do cát nghiền có bề mặt góc cạnh, sần sùi, dẫn đến tính công tác kém, nên khi
tạo hình phải để ý đến phương pháp tạo hình cho hợp ý, tránh làm xuất hiện
các hiện tượng khuyết tật trên bề mặt cấu kiện.
 Do thi công tại hiện trường nên công tác định lương không được chính xác
như phòng thí nghiệm, nhưng phải hạn chế sai số ở mức cho phép, đặc biệt là
chất kết dính và phụ gia hóa học.
 Trong quá trình chế tạo, chú ý các mẻ càng về sau cùng lượng ít cần sử dụng
phải ít hơn, để đảm bảo hỗn hợp bê tông ở trong khuôn không bị tách nước
quá nhiều.
 Phải đảm bảo khuôn thật kín, tránh hiện tượng hỗn hợp bê tông chảy qua khe
hở giwuax các tấm ghép.

You might also like