You are on page 1of 20

Chuyên đề 3.

1 Nghiên cứu sử dụng tro bay cho chế tạo chất kết
dính sử dụng cho bê tông trong môi trường biển

i
MỤC LỤC

Trang

Mở đầu 1

1. Nội dung nghiên cứu của đề tài 1

2. Phương pháp nghiên cứu 1

3. Vật liệu sử dụng trong nghiên cứu 1

4. Các kết quả nghiên cứu 6

5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

i
Mở đầu

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu chế tạo cấu kiện bê
tông sử dụng tro xỉ nhiệt điện và vật liệu tại chỗ (cát biển, cát nhân tạo", vấn
đề nghiên cứu chế tạo và đánh giá các tính chất của chất kết dính đi từ tro bay
là rất cần thiết. Chuyên đề này trình bày các kết quả nghiên cứu sử dụng tro
bay cho chế tạo chất kết dính sử dụng cho bê tông trong môi trường biển.

1. Nội dung nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu chế tạo các cấp phối chất kết dính sử dụng tro bay nhiệt điện

- Đánh giá các tính chất của chất kết dính từ tro bay nhiệt điện

2. Phương pháp nghiên cứu

- Xác định thành phần hóa xi măng theo TCVN 141:2008;


- Xác định độ mịn xi măng theo TCVN 4030:2003;
- Xác định nước tiêu chuẩn, thời gian đông kết, ổn định thể tích theo
TCVN 6017:2015;
- Xác định cường độ nén vữa xi măng theo TCVN 6016:2011;
- Xác định độ co khô vữa theo TCVN 8824:2011;
- Xác định độ nở Autoclave theo TCVN 8877:2011;
- Xác định độ nở thanh vữa trong dung dịch sun phát theo TCVN
7713:2007;
- Xác định nhiệt thủy hóa theo TCVN 6070:2005.

3. Vật liệu sử dụng trong nghiên cứu

3.1. Xi măng
Xi măng sử dụng trong nghiên cứu là xi măng PC50 Nghi Sơn., các
chỉ tiêu hóa lý của xi măng PC50 Nghi Sơn sử dụng trong nghiên cứu được
trình bày trong Bảng 2.1.

1
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu hóa và cơ lý của
măng Nghi Sơn sử dụng trong nghiên cứu
TT Các chỉ tiêu kỹ thuật Đơn vị Xi măng Nghi
tính Sơn
Thành phần hóa học
1 MKN % 1,23
2 SiO2 % 19,40
3 Fe2O3 % 3,40
4 Al2O3 % 5,22
5 CaO % 63,50
6 MgO % 1,61
7 SO3 % 2,25
8 K2O % 0,91
9 Na2O % 0,00
10 Na2Oqđ % 0,59
11 TiO2 % 0,45
12 CKT % 0,04
13 CaOtd % 0,2
Chỉ tiêu cơ lý
Độ mịn, theo phương pháp
1 cm2/g 3.700
Blaine,
2 Lượng nước tiêu chuẩn, % 26,4
Thời gian đông kết
3 - Bắt đầu Phút 130
- Kết thúc Phút 180
Hoạt tính cường độ
4 MPa
- 3 ngày 30,8

2
TT Các chỉ tiêu kỹ thuật Đơn vị Xi măng Nghi
tính Sơn
- 28 ngày 50,3
Độ ổn định thể tích, phương
5 mm 0,0
pháp Le Chaterlier

3.2. Tro bay nhiệt điện


Tro bay sử dụng trong nghiên cứu là tro bay loại F, phù hợp với yêu
cầu tro bay làm phụ gia xi măng trong tiêu chuẩn TCVN 10302:2014. Cụ thể
tro bay sử dụng trong nghiên cứu là tro tuyển nhiệt điện Quảng Ninh, tro bay
có thành phần hóa như trong Bảng 2.2, các tính chất vật lý của tro bay như
Bảng 2.3 dưới đây.
Bảng 2.2. Thành phần hóa tro bay sử dụng trong nghiên cứu
Thành phần hóa, % khối lượng
MKN SiO2 Fe2O3 Al2O3 CaO MgO SO3 K2O Na2O TiO2 CKT CaOtd
6,65 57,68 4,97 22,58 1,48 0,72 0,29 3,54 0,12 0,24 - <0,008

Bảng 3.3. Các tính chất vật lý của tro bay Quảng Ninh
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Tro bay NĐ Phả Lại
tuyển
1 Khối lượng riêng g/cm3 2,22
2 Độ mịn trên sàng 45m % 23,3
3 Tỷ diện Blaine cm2/g 2400
Chỉ số hoạt tính cường độ
%
4 - Ở tuổi 7 ngày 80,1
%
- Ở tuổi 28 ngày 85,3

3
Hình 3.2. Ảnh SEM các hạt tro bay sử dụng trong nghiên cứu
với các độ phóng đại khác nhau
3.3. Xỉ hạt lò cao
Xỉ hạt lò cao sử dụng trong nghiên cứu phù hợp với TCVN 4315:2007.
Cụ thể xỉ hạt lò cao sử dụng trong nghiên cứu là xỉ hạt lò cao Hòa Phát, xỉ hạt
lò cao được nghiền mịn bằng máy nghiền bi, có thành phần hóa trong Bảng
3.4 và các tính chất cơ lý trong Bảng 3.5 dưới đây.
Bảng 3.4. Thành phần hóa xỉ lò cao Hòa Phát sử dụng trong nghiên cứu
Thành phần hóa, % khối lượng
MKN SiO2 Fe2O3 Al2O3 CaO MgO SO3 K2O Na2O TiO2 CKT Cl-
<
0,30 -
0,99 36,12 2,36 12,74 37,65 8,19 0,26 0,91 0.30 0,001

Bảng 3.5. Các chỉ tiêu cơ lý xỉ lò cao Hòa Phát


TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Xỉ hạt lò cao Theo TCVN
Hòa Phát 4315:2007
1 Khối lượng riêng g/cm3 2,90 -
2 Độ mịn:
- Sót sàng 45m % 9,0 -
- Blaine cm2/g 4.200 -

4
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Xỉ hạt lò cao Theo TCVN
Hòa Phát 4315:2007
3 Hệ số kiềm (K) 1,62 > 1,6
4 Chỉ số hoạt tính cường %
độ
- 7 ngày 89,4 > 55
- 28 ngày 96,5 > 75
- 90 ngày 100,4 -
5 Hàm lượng MgO % 8,19 < 10
6 Tạp chất Không có Không được có

Nhận xét: Xỉ hạt lò cao Hòa Phát thỏa mãn các yêu cầu trong tiêu chuẩn
TCVN 4315:2007 Xỉ hạt lò cao dùng để sản xuất xi măng.

3.4. Cát cho thí nghiệm vữa

- Cát ISO phù hợp tiêu chuẩn TCVN 6227:1996;

- Cát Mỹ phù hợp tiêu chuẩn ASTM C778.

5
4. Các kết quả nghiên cứu

4.1 Các cấp phối chế tạo xi măng sử dụng tro bay trong nghiên cứu

Các cấp phối thí nghiệm chế tạo chất kết dính sử dụng tro bay gồm 2 nha=óm
và được thiết kế theo nguyên tắc sau:

- Nhóm xi măng PCB30 và PCB40 theo TCVN 6260:2009 thành phần gồm
có Xi măng PC50 + Tro bay

- Nhóm cấp phối chế tạo xi măng đa cấu tử theo TCVN 9501:2013, thành
phần gồm có: Xi măng PC50 + Tro bay + Xỉ lò cao nghiền mịn

Các cấp phối chế tạo chất kết dính được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 4.1. Cấp phối chế tạo xi măng trong nghiên cứu
TT KHM Xi măng Phụ gia khoáng, (%)
PC50, (%) Tro bay Xỉ lò cao
1 M0 100 0 0
Nhóm Xi măng + Tro bay
2 X10 90 10 0
3 X20 80 20 0
4 X30 70 30 0
5 X35 65 35 0
Nhóm Xi măng + Tro bay + Xỉ lò
cao
6 C.55.01 55 10 31
7 C.45.01 45 10 41
8 C.35.01 35 10 51
9 C.25.01 25 10 61
10 C.55.02 55 20 21
11 C.45.02 45 20 31
12 C.35.02 35 20 41

6
TT KHM Xi măng Phụ gia khoáng, (%)
PC50, (%) Tro bay Xỉ lò cao
13 C.25.02 25 20 51
14 C.55.03 55 30 11
15 C.45.03 45 30 21
16 C.35.03 35 30 31
17 C.25.03 25 30 41

4.2. Các kết quả thí nghiệm

4.2.1. Kết quả thí nghiệm về nước tiêu chuẩn và thời gian đông kết

Các kết quả thí nghiệm nước tiêu chuẩn và thời gian đông kết của các mẫu xi
măng nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.1 dưới đây.

Bảng 4.1. Kết qủa thí nghiệm cơ lý của các mẫu xi măng trong nghiên cứu

TT KHM Tỷ Nước Thời gian Cường độ nén,


diện, tiêu đông kết, (MPa)
blaine chuẩn, (phút)
(cm2/g) (%) Bắt Kết 3 28 90
đầu thúc ngày ngày ngày
1 X0 3300 27.3 116 166 31,9 52,3 53,2
2 X10 3615 27.5 122 172 29,9 48,2 51,6
3 X20 3685 27.8 125 175 27,6 46,1 49,0
4 X30 3755 27.5 107 162 21,1 43,8 46,5
5 X35 3790 28.0 175 225 19,3 41,2 44,4
6 C.55.01 3455 27,0 145 170 21,1 48,7 50,1
7 C.45.01 3525 26,8 145 175 18,5 47,3 49,0
8 C.35.01 3595 26,5 150 170 16,2 41,6 43,2
9 C.25.01 3665 26,3 155 175 15,7 37,3 39,7
10 C.55.02 3295 27,6 150 180 20,2 47,2 48,7

7
TT KHM Tỷ Nước Thời gian Cường độ nén,
diện, tiêu đông kết, (MPa)
blaine chuẩn, (phút)
(cm2/g) (%) Bắt Kết 3 28 90
đầu thúc ngày ngày ngày
11 C.45.02 3365 27,5 150 185 15,8 46,2 47,8
12 C.35.02 3435 27,3 155 185 15,2 38,7 42,2
13 C.25.02 3505 27,2 160 190 14,7 34,8 36,4
14 C.55.03 3135 28,1 155 190 18,8 34,4 36,3
15 C.45.03 3205 27,9 155 190 13,8 30,3 33,7
16 C.35.03 3275 27,7 160 195 12,2 27,6 32,9
17 C.25.03 3345 27,4 165 200 10,6 24,8 28,8

Nhận xét:

Từ các kết quả thí nghiệm cho thấy rằng:

+ Đối với các cấp phối chất kết dính từ Xi măng + Tro bay:

Khi hàm lượng tro bay trong hỗn hợp xi măng-tro bay tăng thì lượng
nước tiêu chuẩn tăng. Kết quả này có thể là do việc chiếm nước của các hạt
tro bay siêu mịn với cấu trúc xốp làm giảm lượng nước tự do trong hệ dẫn đến
làm tăng lượng nước trộn để hỗn hợp hồ xi măng đạt độ dẻo tiêu chuẩn.

+ Các cấp phối Xi măng đa cấu tử (Xi măng + Tro bay + Xỉ lò cao):

Các mẫu xi măng đa cấu tử, hầu hết có lượng nước tiêu chuẩn cao hơn
so với xi măng poóc lăng đối chứng, trừ hai mẫu có hàm lượng xi măng 25,
35% và hàm lượng tro bay 10%. Các mẫu xi măng đa cấu tử có tỷ lệ tro bay
20 và 30% có lượng nước tiêu chuẩn đều cao hơn so với mẫu xi măng poóc
lăng đối chứng. Có thể giải thích điều này như sau: Do trong thành phần xi
măng đa cấu tử có chứa 2 loại phụ gia tro bay và xỉ lò cao. Theo giải thích
như trên, tác dụng của xỉ lò cao làm giảm nước tiêu chuẩn xi măng, trong khi
do tro bay có khối lượng riêng thấp hơn nhiều so với xi măng, vì vậy trên một

8
đơn vị khối lượng, thể tích tro bay lớn hơn nhiều thể tích xi măng poóc lăng,
vì vậy mà khi xi măng đa cấu tử tăng hàm lượng tro bay sẽ làm nước tiêu
chuẩn tăng.

Đối với các mẫu xi măng đa cấu tử có cùng tỷ lệ tro bay đóng vai trò
phụ gia khoáng, khi hàm lượng xi măng giảm kết quả thí nghiệm cho thấy
lượng nước tiêu chuẩn giảm do tăng hàm lượng phụ gia xỉ lò cao như giải
thích phần trên.

Hình 4.1. Biểu đồ ảnh hưởng của hàm lượng xi măng


đến nước tiêu chuẩn của XM

Hình 4.2. Biểu đồ so sánh nước tiêu chuẩn mẫu


XM tro bay với mẫu xi măng PC
- Thời gian đông kết xi măng tro bay :
Từ các kết quả thí nghiệm trong Bảng 4.4 và biểu đồ trong hình 4.3 và
4.4 ta thấy rằng: tất cả các mẫu XM TB đều có có thời gian bắt đầu đông kết
lớn hơn so với mẫu xi măng PC50 đối chứng. Tuy nhiên thời gian kết thúc

9
đông kết của các mẫu xi măng tro bay lại thấp hơn một chút so với mẫu xi
măng đối chứng. Trong khi, thời gian kết thúc đông kết của các mẫu xi măng
đa cấu tử thì cao hơn so với mẫu xi măng poóc lăng (PC50) đối chứng. Chi
tiết ảnh hưởng của hàm lượng xi măng đến thời gian đông kết của các mẫu
XM TB như sau:
+ Thời gian bắt đầu đông kết tăng khi giảm hàm lượng xi măng với tất
cả các mẫu xi măng.
+ Thời gian kết thúc đông kết: thời gian kết thúc đông kết của các mẫu
xi măng xỉ không thấy ảnh hưởng rõ nét khi giảm hàm lượng xi măng, tuy
nhiên tất cả các mẫu xi măng xỉ có thời gian kết thúc đông kết thấp hơn so với
mẫu xi măng poóc lăng đối chứng (PC), với các mẫu xi măng đa cấu tử thời
gian kết thúc đông kết có xu hướng tăng khi giảm hàm lượng xi măng và tăng
hàm lượng tro bay trong xi măng.

Hình 4.3. Biểu đồ so sánh thời gian bắt đầu đông kết của các mẫu XM TB

10
Hình 4.4. Biểu đồ so sánh thời gian kết thúc đông kết các mẫu XM TB

Hình 4.5. Biểu đồ ảnh hưởng hàm lượng xi măng


đến thời gian bắt đầu ĐK của XM TB

Hình 4.6. Biểu đồ ảnh hưởng hàm lượng xi măng thấp


đến thời gian kết thúc ĐK của XM TB

11
- Cường độ nén của xi măng tro bay:
+ Các mẫu xi măng tro bay: Các mẫu xi măng tro bay đều có cường độ nén
tuổi 3 ngày thấp hơn so với mẫu đối chứng M0 và ta thấy quy luật cường độ
tuổi 3 ngày giảm khi giảm hàm lượng xi măng.
+ Các mẫu xi măng đa cấu tử: Cũng tương tự xu hướng cường độ của xi măng
xỉ, cường độ nén tuổi 3 ngày và 28 ngày các mẫu xi măng đa cấu tử giảm khi
giảm hàm lượng xi măng, tăng hàm lượng phụ gia khoáng và xu hướng giảm
cường độ nén tuổi 3 ngày cao hơn so với tuổi 28 ngày. Cường độ nén các mẫu
xi măng có cùng hàm lượng xi măng, khi hàm lượng tro bay trong phụ gia
khoáng lớn hơn (hàm lượng xỉ lò cao thấp hơn), có cường độ nén cả tuổi 3 và
28 ngày thấp hơn.
+ Tốc độ phát triển cường độ: Tốc độ phát triển cường độ sớm của xi măng có
phụ gia khoáng lớn, chậm hơn so với xi măng chứa ít phụ gia khoáng, tuy
nhiên cường độ tuổi dài ngày lại cho thấy sự phát triển cường độ nhanh để cải
thiện cường độ đáng kể. Vì phụ gia khoáng xỉ lò cao nghiền mịn có chứa các
khoáng có thể thủy hóa cho cường độ như trong clanhke xi măng poóc lăng,
tuy nhiên tốc độ thủy hóa và phát triển cường độ chậm hơn, ngoài ra các phụ
gia khoáng có khả năng tác dụng với sản phẩm của quá trình thủy hóa tạo
khoáng mới có độ đặc chắc cao hơn làm tăng cường độ ở tuổi muộn.

Hình 4.8. Cường độ nén các mẫu xi măng đa cấu tử và xi măng PC

12
Hình 4.9. Biểu đồ tốc độ phát triển cường độ của mẫu XM TB

4.1.3.2. Độ ổn định thể tích


Các kết quả thí nghiệm về độ ổn định thể tích của các mẫu xi măng
trong nghiên cứu được trình bày trong Bảng 4.5 dưới đây, gồm có: Độ nở
thanh vữa trong dung dịch sun phát, độ nở Autoclave, độ nở Le Chatelier và
độ co khô của thanh vữa.

Bảng 4.5. Kết quả thí nghiệm độ ổn định thể tích


của các mẫu xi măng trong nghiên cứu
TT KHM Các chỉ tiêu về ổn định thể tích của các mẫu xi măng
Độ nở sun phát, Độ nở Độ ổn Độ co khô thanh vữa,
% Autoclave, định %
6 12 % V, 1 tuần 1 6
tháng tháng mm tháng tháng
1 M0 0,090 0,211 0,035 0 0,036 0,074 0,134
2 X10 0,045 0,067 0,018 0 0,039 0,085 0,146
3 X20 0,042 0,063 0,011 0 0,041 0,089 0,150
4 X30 0,035 0,046 0,008 0 0,044 0,091 0,141

13
TT KHM Các chỉ tiêu về ổn định thể tích của các mẫu xi măng
Độ nở sun phát, Độ nở Độ ổn Độ co khô thanh vữa,
% Autoclave, định %
6 12 % V, 1 tuần 1 6
tháng tháng mm tháng tháng
5 X35 0,027 0,040 0,019 0 0,052 0,093 0,153
6 C.55.01 0,046 0,069 0,014 0 0,037 0,086 0,135
7 C.45.01 0,041 0,058 0,009 0 0,039 0,088 0,143
8 C.35.01 0,035 0,050 0,005 0 0,043 0,092 0,146
9 C.25.01 0,032 0,046 0,003 0 0,047 0,090 0,150
10 C.55.02 0,043 0,062 0.012 0 0,037 0,087 0,142
11 C.45.02 0,035 0,058 0,006 0 0,038 0,089 0,145
12 C.35.02 0,033 0,047 0,006 0 0,042 0,093 0,148
13 C.25.02 0,023 0,045 0,009 0 0,048 0,096 0,153
14 C.55.03 0,041 0,062 0,012 0 0,039 0,089 0,137
15 C.45.03 0,039 0,057 0,008 0 0,037 0,091 0,141
16 C.35.03 0,028 0,043 0,005 0 0,043 0,096 0,143
17 C.25.03 0,021 0,038 0,009 0 0,046 0,110 0,156

a). Độ nở thanh vữa trong môi trường sun phát


Từ các kết quả thí nghiệm độ nở sun phát của các mẫu xi măng tro
bay được trình bày trong Bảng 4.5 bên trên và biểu đồ Hình 3.10 cho thấy:
Các mẫu vữa xi măng CKT có độ nở sun phát tuổi 6 tháng và 12 tháng đáp
ứng yêu cầu về độ nở sun phát trong tiêu chuẩn TCVN 7711.
Về ảnh hưởng của hàm lượng xi măng tới độ nở sun phát: Các kết
quả thí nghiệm cho thấy độ nở của thanh vữa trong môi trường sun phát
giảm khi giảm hàm lượng xi măng trong XM TB. Điều này được lý giải do
khi hàm lương clanhke trong xi măng giảm (hàm lượng phụ gia khoáng
tăng), nhờ tác dụng của phản ứng puzolan của phụ gia khoáng xỉ lò cao, tro
bay làm giảm Ca(OH) 2 trong sản phẩm thủy hóa xi măng. Do đó làm giảm

14
sự tấn công của ion sun phát (SO 42-), làm độ nở thanh vữa trong dung dịch
sun phát giảm khi giảm hàm lượng xi măng trong xi măng.

Hình 4.10. Biểu đồ so sánh độ nở sun phát của các mẫu xi măng tro bay và xi
măng PC

Hình 4.11. Biểu đồ ảnh của hàm lượng xi Hình 4.12. Biểu đồ ảnh của hàm lượng xi
măng đến độ nở sun phát mẫu vữa XM đa măng đến độ nở sun phát mẫu vữa XM
cấu tử tro bay
b). Độ co khô vữa
Các kết quả thí nghiệm độ co khô của thanh vữa được trình bày trong
Bảng 4.5 bên trên, biểu đồ mô tả độ co khô của vữa theo thời gian được cho
thấy trong hình 4.14 dưới đây.

15
Hình 4.13. Thí nghiệm độ co khô vữa

Hình 4.14. Biểu đồ độ co khô của các mẫu vữa theo thời gian
Nhận xét:
- Độ co khô của các mẫu vữa sử dụng XM TB đều cao hơn độ co khô của
mẫu xi măng PC đối chứng;
- Độ co khô của các mẫu XM TB tăng dần khi giảm hàm lượng xi măng trong xi
măng;
- Các kết quả độ co khô vữa tương đồng với kết quả đo lượng nước tiêu chuẩn
của xi măng của chúng. Như vậy, lượng nước tiêu chuẩn, hay nói cách khác
lượng dùng nước tăng làm tăng độ co khô của thanh vữa.
c). Độ ổn định thể tích theo phương pháp Le Chatelier
Từ các kết quả thí nghiệm được trình bày trong Bảng 3.4 trên cho thấy độ ổn
định thể tích theo phương pháp Le Chatelier của các mẫu xi măng đáp ứng
các yêu cầu trong tiêu chuẩn hiện hành.
d). Độ nở Autoclave

16
Từ các kết quả thí nghiệm trình bày trong Bảng 3.4 ở trên cho thấy, độ
nở Autoclave của các mẫu xi măng tro bay trong nghiên cứu đều thấp hơn so
với mẫu xi măng PC đối chứng và đều đáp ứng về độ nở Autoclave của xi
măng hàm lượng xi măng thấp quy định trong tiêu chuẩn hiện hành. Độ nở
Autoclave thấp có thể được giải thích là do trong các mẫu chứa ít hoặc không
chứa MgO dạng periclase.

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Osbaeck, B., 'Influence of residual carbon in fly ash when assessing the
water requirement and pozzolanic activity of fly ash in mortar tests',
Proceedings 2nd International Conference, 'Fly Ash, Silica Fume, Slag and
Natural Pozzolans in Concrete', Madrid, April 1986, Supplementary
Papers No. 26, 10 pp.

2. Minnick, L.J., Webster, W.C. and Purdy, E.J., 'Predictions of the effect of
fly ash in Portland cement mortar and concrete',d, of Materials, ASTM6
(1) (1971) 163-187.

3. Dhir, R.K., Hubbard, F.H., Mundy, G.L. and Jones, M.R., 'Characteristics
of low-lime fly ashes significant to their use in concrete', Proceedings 2nd
International Conference, 'Fly Ash, Silica Fmne, Slag and Natural
Pozzolans in Concrete', Madrid, April 1986, 693-721.

4. Dan Ravina, Properties of fresh concrete incorporating a high volume of


fly ash as partial fine sand replacement, Materials and
Structures/Mat6riaux et Constructions, Vol. 30, October 1997, pp 473-479

5. Roy, D.M., Luke, K. and Diamond, S., 'Characterization of fly ash and its
reactions in concrete', Symposium on 'Fly Ash and Coal Conversion By-
Products: Characterization Utilization and Disposal', Proceeding 43,
Boston (1984) 3-20.

6. Dhir, R.K., Hubbard, F.H., Mundy, G.L. and Jones, M.R.,'Characteristics


of low-lime fly ashes significant to their use in concrete', Proceedings 2nd
International Conference, 'Fly Ash, Silica Fmne, Slag and Natural
Pozzolans in Concrete', Madrid, April 1986, 693-721.

18

You might also like