You are on page 1of 20

Mục lục

1. Mở đầu............................................................................................................... 2
2. Mục tiêu............................................................................................................. 3
3. Nguyên vật liệu sử dụng.................................................................................... 3
3.1 Xi măng ................................................................................................... 3
3.2 Tro bay nhà máy nhiệt điện..................................................................... 4
3.3 Cốt liệu nhỏ ............................................................................................. 6
3.4 Cốt liệu lớn cho bê tông: đá dăm ............................................................ 7
3.5 Phụ gia hóa học ....................................................................................... 8
4. Chế tạo cấp phối bê tông ................................................................................... 9
4.1 Cấp phối bê tông ..................................................................................... 9
4.2 Tính chất của các cấp phối bê tông ....................................................... 12
5. Chế tạo cấu kiện dầm BTCT ........................................................................... 14
5.1 Thiết kế cấu kiện dầm BTCT ................................................................ 14
5.2 Chế tạo cấu kiện .................................................................................... 16
5.2.1 Công tác chuẩn bị....................................................................... 16
5.2.2 Quy trình trộn và đổ bê tông ...................................................... 17
6. Đánh giá một số tính chất của cấu kiện dầm BTCT ....................................... 18
1. Mở đầu

Trong các công trình xây dựng dân dụng hiện nay, việc sử dụng bê tông cốt
thép (BTCT) rất phổ biến và đóng vai trò quan trọng, hầu hết đóng vai trò chịu
lực chính cho cả công trình. Bê tông là vật liệu có khả năng chịu nén khá nhưng
khả năng chịu kéo lại rất kém. Còn thép là vật liệu chịu nén hoặc chịu kéo đều
tốt. Thép và bê tông có hệ số giãn nở nhiệt gần giống nhau, do đó tránh được sự
ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường. Bê tông bảo vệ cốt thép khỏi sự xâm thực
của môi trường, thép định vị bê tông nhằm tránh nứt vỡ. Bê tông có đặc tính
chịu kéo và uốn kém, khi có cốt thép nhược điểm này sẽ được khắc phục do thép
là vật liệu chịu kéo khá tốt. Chính vì vậy kết hợp hai loại vật liệu này lại sẽ tăng
khả năng chịu lực cho kết cấu, đó chính là bê tông cốt thép. Sự kết hợp này đem
lại nhiều ưu điểm nổi bật cho bê tông cốt thép. Về cơ bản trong cấu kiện bê tông
cốt thép thì cốt thép sẽ chịu ứng suất kéo còn bê tông chịu ứng suất nén, vì cốt
thép chịu nén và kéo đều tốt, còn nhược điểm của bê tông là chỉ chịu nén tốt,
còn chịu kéo thì kém. Trong dầm bê tông cốt thép, thép dọc được đặt vào vùng
kéo do uốn, thép xiên ở vùng chịu ứng suất kéo chính. Ngoài ra, thép dọc cũng
được đặt vào vùng nén để giảm kích thước tiết diện.

Đối với các kết cấu bê tông cốt thép ở nước ta hiện nay vẫn chủ yêu sử
dụng cát sông, một số công trình đã bắt đầu sử dụng cát nghiền để thay thế cát
sông nhưng còn hạn chế. Trong khi đó, nguồn cát sông đang ngày càng khan
hiếm và cạn kiệt. Do đó, việc nghiên cứu và sử dụng cát nghiền cũng như các
loại cát khác thay thế cát sông trong các công trình dân dụng đang rất được quan
tâm. Cát nghiền là loại cát được nghiền từ đá có kích thước tương đương với cát
tự nhiên, vật liệu chủ yếu để chế tạo cát nghiền là các loại đá như: đá Granit,
đávôi, đá bazan, cuội, sỏi… Ngoài việc có kích thước hạt và các tính chất tương
đồng với cát sông thì cát nghiền cũng có những đặc điểm khác biệt, có thể ảnh
hưởng đến tính chất của bê tông cũng như bê tông cốt thép.
Ngoài sử dụng cát nhân tạo thay thế cát tự nhiên, còn phương án hiệu quả
nữa đó là sử dụng cát biển. Việt nam có đường bờ biển dài khoảng 3260 km và
hơn 400 quần đảo lớn nhỏ với diện tích biển đông khoảng 3.477.000 km2 điều
đó thể hiện trữ lượng cát biển rất lớn (hiện nay chưa có thống kê cụ thể về trữ
lượng) hứa hẹn sẽ là nguồn nguyên liệu thay thế cát sông lâu dài. Cát biển sau
khi được khai thác được tiến hành rửa sạch, sàng phân loại thành phần hạt và
khử gần như hoàn toàn ion clo và sau đó được sử dụng như cát xây dựng.

2. Mục tiêu

- Sử dụng vật liệu tại chỗ tro bay, cát nghiền/cát biển để chế tạo bê tông với
các cấp cường độ nén 30 Mpa, 40 Mpa và 50 Mpa.

- Chế tạo cấu kiện dầm bê tông cốt thép với kích thước 3200×300×220 mm
và đánh giá một số tính chất làm việc của dầm khi sử dụng vật liệu tại chỗ
cát nghiền/ cát biển so với cát sông.

3. Nguyên vật liệu sử dụng

3.1 Xi măng

Đề tài sử dụng xi măng PC50 Nghi Sơn. Các chỉ tiêu cơ lý của xi măng
PC50 Nghi Sơn sử dụng trong nghiên cứu được trình bày trong Bảng 1. Bảng 2
trình bày thành phần hóa học của xi măng.

Bảng 1: Các chỉ tiêu cơ lý của xi măng PC50 Nghi Sơn

STT Chỉ tiêu kỹ thuật Đơn vị Kết quả

1 Độ mịn, theo phương pháp Blaine cm2/g 3.700

2 Lượng nước tiêu chuẩn % 26,4

Thời gian đông kết

3 - Bắt đầu phút 130

- Kết thúc phút 180


Cường độ nén

4 - 3 ngày Mpa 30,8

- 28 ngày Mpa 50,3

5 Độ ổn định thể tích, phương pháp Le Chaterllier mm 0,0

Bảng 2: Thành phần hóa học của xi măng PC50 Nghi Sơn

STT Chỉ tiêu kỹ thuật Đơn vị Kết quả

1 MKN % 1,23

2 SiO2 % 19,40

3 Fe2O3 % 3.40

4 Al2O3 % 5,22

5 CaO % 63,50

6 MgO % 1,61

7 SO3 % 2,25

8 K2O % 0,91

9 Na2O % 0,00

10 Na2Oqđ % 0,59

11 TiO2 % 0,45

12 CKT % 0,04

13 CaOtd % 0,20

3.2 Tro bay nhà máy nhiệt điện

Tro bay sử dụng cho nghiên cứu là tro bay của nhà máy nhiệt điện Quảng
Ninh. Kết quả phân tích thành phần hóa của các loại tro bay Quảng Ninh được
nêu trong Bảng 3. Các tính chất của tro bay được thí nghiệm để phân loại và
đánh giá khả năng sử dụng làm phụ gia cho bê tông, xi măng theo tiêu chuẩn
TCVN 10302:2014 thể hiện trong Bảng 4.
Bảng 3: Kết quả phân tích thành phần hóa của tro bay Quảng Ninh theo
công nghệ PCC tại Việt Nam

Loại tro bay MKN SiO2 Fe2O3 Al2O3 CaO MgO SO3 K2O Na2O NaO2qđ TiO2

Quảng Ninh 6,65 57,68 4,97 22,58 1,48 0,72 0,29 3,54 0,12 2,45 0,2

Bảng 4: Các tính chất của tro bay Quảng Ninh

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

1 Tổng hàm lượng các ôxit (SiO2, Al2O3, Fe2O3) % 85,23

2 Hàm lượng SO3 % 0,29

3 Hàm lượng Cao tự do % <0,008

4 Hàm lượng kiềm NaO2tđ % 2,45

5 Độ ẩm % -

6 Hàm lượng MKN % 6,65

7 Khối lượng riêng g/cm3 2,28

8 Độ mịn trên sàng 45m % 23,20

9 Tỷ diện Blaine cm2/g -

10 Chỉ số hoạt tính cường độ %


- Ở tuổi 7 ngày 79,2
- Ở tuổi 28 ngày 85,4

11 Lượng nước yêu cầu % 95

12 Độ nở Autoclave % -

13 Hàm lượng khoáng:

- Quarzt: SiO2 Có ~7

- Mulite: Al6Si2O13 Có ~1,6

- Hemalite: Fe2O3 Có -

- Pha vô định hình Có ~91

Đánh giá hình dạng kích thước của tro bay PCC được thực hiện thông qua
hình ảnh chụp SEM và phân tích độ mịn, khối lượng riêng của tro bay. Từ hình
ảnh chụp SEM cho thấy các hạt tro bay PCC chủ yếu là hình cầu. Các hạt có
hình dạng không xác định là các hạt than chưa cháy trong tro bay.

Thành phần khoáng của tro bay PCC được xác định thông qua nhiễu xạ
Rơn ghen (XRD). Khoáng trong tro bay PCC chủ yếu là: Quarzt (SiO2), Mulite
(Al6Si2O13), Hemalite (Fe2O3). Khoáng vô định hình: chiếm hàm lượng lớn 70%
đến 90%. Pha vô định hình trong tro bay PCC được cho là bao gồm chủ yếu pha
thủy tinh.Với hàm lượng pha vô định hình lớn nên loại tro bay này có hoạt tính
cao trong môi trường kiềm.

Hình 1: Hình ảnh chụp SEM các hạt tro bay NMNĐ Quảng Ninh

3.3 Cốt liệu nhỏ

Cốt liệu nhỏ sử dụng cho nghiên cứu bao gồm cát vàng, cát biển Quan Lạn,
Vân Đồn, Quảng Ninh và cát nghiền Phủ Lý, Hà Nam. Các tính chất cơ lý và
thành phần hạt của các loại cát được trình bày trong Bảng 5 và Bảng 6 dưới đây.
Bảng 5: Tính chất cơ lý của các loại cát

Kết quả
Phương
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị
pháp thử
Cát nghiền Cát biển Cát sông

Khối lượng TCVN


1 g/cm3 2,70 2,62 2,67
riêng 7572:2006

Khối lượng thể TCVN


2 kg/m3 1440 1482 1450
tích xốp 7572:2006

TCVN
3 Độ hổng % 46,70 43,43 45,69
7572:2006

TCVN
4 Độ hút nước % 1,30 1,5 0,80
7572:2006

Hàm lượng TCVN


5 % 1,00 0,63 1,00
bụi, bùn, sét 7572:2006

Không sẫm Không sẫm Không sẫm


Hàm lượng tạp TCVN
6 So màu hơn màu hơn màu hơn màu
chất hữu cơ 7572:2006
chuẩn chuẩn chuẩn

TCVN
7 Mô đun độ lớn 3,06 2,28 2,51
7572:2006

Hình 2: Cát biển Quảng Ninh để chế tạo bê tông

3.4 Cốt liệu lớn cho bê tông: đá dăm

Đá dăm sử dụng là đá vôi Phủ Lý, Hà Nam. Tính chất cơ lý của đá thể hiện
trong Bảng , thành phần hạt thể hiện trong Bảng 6.
Bảng 6: Tính chất cơ lý của đá dăm

Kết quả
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị
Loại (5-10) mm Loại (10-20) mm

1 Khối lượng riêng g/cm3 2,69 2,69

2 Khối lượng thể tích xốp kg/m3 1436 1411

3 Độ rỗng % 46,6 47,5

4 Hàm lượng thoi dẹt % 13,32 17,6

5 Hàm lượng bùn, bụi, sét % 0,78 0,62

Bảng 7: Thành phần hạt của đá dăm hạt nhỏ

Kích thước sàng, mm Lượng sót tích lũy, % Yêu cầu kỹ thuật, %

20 0 -

Dmax =10 9,8 0-10

Dmin =5 91,1 90-100

<5 100 -

Bảng 8: Thành phần hạt của đá dăm hạt trung

Kích thước sàng, mm Lượng sót tích lũy, % Yêu cầu kỹ thuật, %

40 0 -

Dmax =20 9,6 0-10

15 - -

Dmin =10 96,4 90-100

5 98,5 -

3.5 Phụ gia hóa học

Bảng 9: Tính chất của phụ gia hóa học

Phương pháp thí


STT Chỉ tiêu thí nghiệm Đơn vị Kết quả
nghiệm

1 Tỷ trọng g/cm3 1,20 TCVN 8826:2011


Phương pháp thí
STT Chỉ tiêu thí nghiệm Đơn vị Kết quả
nghiệm

2 Hàm lượng chất khô % 36,49 TCVN 8826:2011

3 Hàm lượng ion clorua % - TCVN 8826:2011

Tăng độ sụt

4 - Mẫu đối chứng cm 9,0 TCVN 8826:2011

- Mẫu có phụ gia cm -

Khả năng giảm nước so với mẫu


5 % 17,9 TCVN 8826:2011
đối chứng

Tăng cường độ so với mẫu đối


% TCVN 8826:2011
chứng

- 3 ngày (days) 141


6
- 7 ngày (days) 146

- 28 ngày (days) 144

7 Thời gian đông kết TCVN 9338:2012


Giờ -
- Bắt đầu 07:50
phút
- Kết thúc 10:15

4. Chế tạo cấp phối bê tông

4.1 Cấp phối bê tông

Đề tài đã thực hiện chế tạo các cấp phối bê tông sử dụng tro bay với các
hàm lượng 0%, 20% và 40% kết hợp với cát nghiền/cát biển với các mác bê tông
30 Mpa, 40 Mpa và 50 Mpa. Thành phần cấp phối bê tông được thể hiện chi tiết
trong Bảng 10.
Bảng 10: Cấp phối sử dụng vật liệu cho một m3 bê tông

Cấp phối vật liệu cho một m3 bê tông

STT Nhóm mẫu Mã hóa CP Hàn Cát Cát Cát Đá


PC50 FA PGHH
Ký hiệu lượng sông nghiền biển dăm Nước Độ sụt
(kg) (kg) (lít)
TB (%) (kg) (kg) (kg) (kg) (cm)

1 30RSFA0 RS01 0 350,0 0 787 1079 2,45 185 15±1

2 30RSFA20 RS02 20 280,0 70 779 1079 2,45 180 15±1

3 30RSFA40 RS03 40 210,0 140 772 1079 2,45 175 15±1

4 40RSFA0 RS04 0 410,0 0 772 1057 4,10 178 15±1

5 Cát sông 40RSFA20 RS05 20 328,0 82 768 1050 4,10 173 15±1

6 40RSFA40 RS06 40 246,0 164 757 1050 4,10 168 15±1

7 50RS0FA RS07 0 450,0 0 763 1050 5,40 170 15±1

8 50RS20FA RS08 20 360,0 90 756 1042 5,40 165 15±1

9 50RS40FA RS09 40 270,0 180 750 1036 5,40 160 15±1

10 30LS0FA0 LS01 0 350,0 0 784 1079 2,45 195 15±1

11 30LSFA20 LS02 20 280,0 70 776 1079 2,45 190 15±1


Cát nghiền từ
đá vôi LS
12 30LSFA40 LS03 40 210,0 140 768 1079 2,45 185 15±1

13 40LS0FA0 LS04 0 410,0 0 769 1057 4,10 188 15±1


14 40LSFA20 LS05 20 328,0 82 764 1050 4,10 183 15±1

15 40LSFA40 LS06 40 246,0 164 753 1050 4,10 178 15±1

16 30SSFA0 OSS01 0 350,0 0 787 1079 2,45 185 15±1

17 30SSFA20 OSS02 20 280,0 70 779 1079 2,45 180 15±1

18 Cát biển 30SSFA40 OSS03 40 210,0 140 772 1079 2,45 175 15±1
nguyên khai
19 (Cl- : 0,06%) 40SSFA0 OSS04 0 410,0 0 772 1057 4,10 178 15±1

20 40SSFA20 OSS05 20 328,0 82 764 1053 4,10 173 15±1

21 40SSFA40 OSS06 40 246,0 164 757 1050 4,10 168 15±1

22 30SS2.5FA0 WSS01 0 350,0 0 787 1079 2,45 185 15±1

23 30SS2.5FA20 WSS02 20 280,0 70 779 1079 2,45 180 15±1

24 Cát biển qua 30SS2.5FA40 WSS03 40 210,0 140 772 1079 2,45 175 15±1
rửa (cl-:
25 <0,024%) 40SS2.5FA0 WSS04 0 410,0 0 772 1057 4,10 178 15±1

26 40SS2.5FA20 WSS05 20 328,0 82 764 1053 4,10 173 15±1

27 40SS2.5FA40 WSS06 40 246,0 164 757 1050 4,10 168 15±1


4.2 Tính chất của các cấp phối bê tông

Các cấp phối bê tông sau khi đúc mẫu xong được bảo dưỡng trong phòng
dưỡng hộ ở nhiệt độ 27±2℃ và độ ẩm 95÷100% và xác định cường độ nén ở các
tuổi 7, 28 và 91 ngày. Kết quả cường độ nén bê tông được thể hiện trong Bảng
11.

Bảng 11: Kết quả cường độ nén bê tông

Cường độ nén
STT Nhóm mẫu Mã hóa CP Tuổi 7 Tuổi 28 Tuổi 91
ngày, Mpa ngày, Mpa ngày, Mpa
1 30RSFA0 30,4 39,0 44,0
2 30RSFA20 27,2 36,2 38,9
3 30RSFA40 24,5 34,9 35,1
4 40RSFA0 38,2 48,1 52,7
5 Cát sông 40RSFA20 34,7 45,7 51,3
6 40RSFA40 30,6 41,0 46,9
7 50RS0FA 34,0 42,0 45,1
8 50RS20FA 50,6 56,9 58,7
9 50RS40FA 43,8 49,0 53,1
10 30LS0FA0 31,0 43,8 48,6
11 30LSFA20 29,1 42,7 46,9
12 30LSFA40 27,8 39,2 42,8
Cát nghiền từ đá vôi LS
13 40LS0FA0 40,0 51,1 54,2
14 40LSFA20 36,4 48,9 52,2
15 40LSFA40 35,3 47,0 50,1
16 30SSFA0 32,5 38,9 42,9
17 30SSFA20 29,2 36,7 40,7
18 Cát biển nguyên khai 30SSFA40 26,1 32,9 38,0
19 (Cl- : 0,06%) 40SSFA0 40,7 48,4 51,1
20 40SSFA20 35,8 45,9 49,4
21 40SSFA40 33,2 42,7 47,0
22 30SS2.5FA0 31,7 41,1 44,2
23 30SS2.5FA20 28,0 39,1 43,1
24 Cát biển qua rửa (cl-: 30SS2.5FA40 26,2 35,8 39,1
25 <0,024%) 40SS2.5FA0 39,1 48,9 51,8
26 40SS2.5FA20 35,8 46,7 49,6
27 40SS2.5FA40 33,2 43,8 47,3

60,0

50,0
Cường độ nén, Mpa

40,0

30,0 0%FA
20%FA
20,0
40%FA

10,0

0,0
30RS 40RS 50RS 30LS 40LS 30OSS 40OSS 30WSS 40WSS
Loại bê tông

Hình 3: Cường độ nén tuổi 7 ngày của bê tông


60,0

50,0
Cường độ nén, Mpa

40,0

30,0 0%FA
20%FA
20,0
40%FA

10,0

0,0
30RS 40RS 50RS 30LS 40LS 30OSS 40OSS 30WSS 40WSS
Loại bê tông

Hình 4: Cường độ nén tuổi 28 ngày của bê tông


70,0

60,0

Cường độ nén, Mpa


50,0

40,0
0%FA
30,0
20%FA
20,0 40%FA

10,0

0,0
30RS 40RS 50RS 30LS 40LS 30OSS 40OSS 30WSS 40WSS
Loại bê tông

Hình 5: Cường độ nén tuổi 91 ngày của bê tông


Kết quả thí nghiệm cho thấy với cùng một mác bê tông, cường độ nén của
bê tông sử dụng cát nghiền là cao nhất, bê tông sử dụng cát biển qua rửa cao hơn
cát sông và cát biển nguyên khai một chút. Trong khi đó, cường độ nén của bê
tông cát biển nguyên khai tương đương cát sông. Sử dụng tro bay làm giảm
cường độ nén của bê tông. Hàm lượng tro bay càng lớn thì độ giảm cường độ
càng cao.

5. Chế tạo cấu kiện dầm BTCT

5.1 Thiết kế cấu kiện dầm BTCT

Đề tài lựa chọn thiết kế dầm đơn giản có kích thước chiều dài L = 3200
mm, kích thước tiết diện b × h = 220 mm × 300 mm. Mỗi dầm có cốt thép dọc
gồm 4 thanh thép ∅16 với cấp độ bền CB400-V. Thép đai ∅10 với cấp độ bền
CB240-T được bố trí như trong Hình 6. Thống kê cốt thép cho một cấu kiện
dầm BTCT được trình bày trong Bảng 12.
Hình 6: Cấu tạo cốt thép mẫu dầm
Bảng 12: Thống kê cốt thép cho một cấu kiện

Số
Chiều lượng Tổng Tổng Tổng
Tổng KL
∅ dài 1 chiều KL KL
STT Hình dáng – kích thước 10<D≤18,
mm thanh, dài, D≤10, D>18,
mm
1 C. T. m
kg
kg
kg
kiện bộ

1 16 3650 4 4 14.60 23.04

2 6 960 24 24 23.04 5.11

MC 10 1140 2 2 2.28 1.41

Khối lượng 6.52 23.04 0

Tổng 29.56
5.2 Chế tạo cấu kiện

5.2.1 Công tác chuẩn bị

- Nguyên vật liệu: chuẩn bị nguyên vật liệu theo yêu cầu đã được kiểm tra
ở mục 3
- Mặt bằng thi công: Yêu cầu nền phải phẳng nhẵn không trơn trượt, và
đủ rộng để thi công.
- Chuẩn bị ván khuôn: ván khuôn bằng gỗ với kích thước 3200×300×200
mm, đảm bảo độ chắc chắn, không bị cong vênh và độ kín khít để không
bị mất nước trong quá trình đổ bê tông.

Hình 7: Lắp dựng ván khuôn dầm


- Chuẩn bị cốt thép: Cốt thép được cắt theo đúng kích thước và buộc
thành lồng thép như mô tả trong Hình 6. Sau đó, lắp lồng thép vào ván
khuôn như Hình 7. Dùng con kê để kê cốt thép sao cho lớp bê tông bảo
vệ cốt thép đảm bảo 30 mm.
5.2.2 Quy trình trộn và đổ bê tông

- Quy trình trộn bê tông: Định lượng đá, cát, xi măng, tro bay đổ vào
máy: trộn khô 1-2 phút. Đong nước theo cấp phối, đổ 50% nước trộn
đều 1-2 phút, hòa phụ gia hóa học vào 30% nước trộn đều trong 1-2
phút, để lại 20% nước để điều chỉnh độ sụt hỗn hợp bê tông để đạt độ
sụt 12-14 cm. Tổng thời gian trộn 5-7 phút.
- Lấy mẫu và kiểm tra tính chất: Bê tông sau khi trộn được kiểm tra tính
tính công tác (độ sụt) và đúc mẫu lập phương 150×150×150 mm để
kiểm tra cường độ nén ở tuổi 7, 28 và 91 ngày.

Hình 8: Kiểm tra độ sụt của bê tông


- Quy trình đổ và đầm chặt bê tông: Hỗn hợp bê tông sau khi trộn được
vận chuyển vào khuôn dầm đã được lắp đặt theo thiết kế, quá trình đổ
hỗn hợp bê tông vào khuôn dầm được chia đều làm 2 lớp, mỗi lớp được
đầm chặt bằng máy đầm dùi khoảng 10 giây. Trong quá trình đổ và đầm
phải lưu ý không được làm di chuyển khung thép, dẫn đến sai bản vẽ
thiết kế. Sau đó tiến hành làm phẳng bề mặt hỗn hợp và che đậy để
tránh bay hơi nước.
- Quá trình tháo khuôn và bảo dưỡng: Sau khi tạo hình xong, chờ cho
bê tông đạt cường độ nhất định rồi mới tháo khuôn. Trong vòng 7 ngày
đầu tiên, thường xuyên tưới nước để đảm bảo sự thủy hóa của xi măng.

Hình 9: Dầm BTCT sau khi hoàn thiện


6. Đánh giá một số tính chất của cấu kiện dầm BTCT

Đề tài đã thực hiện chế tạo 5 mẫu dầm để đánh giá tính chất và khả năng
làm việc của BTCT. Thành phần cấp phối và nguyên liệu sử dụng của từng dầm
được cho trong Bảng 13. Cát biển sử dụng cát có mô đun 2,5.

Bảng 13: Cấp phối bê tông sử dụng để chế tạo mẫu dầm

Cường dộ nén
Kí Cấp phối bê tông cho một m3 bê tông
MPa
hiệ Độ
T Nhóm
Mã hóa CP u sụt
T mẫu PC5 FA Cát Đá PGH
dầ Nướ (cm) 28 91
0 (kg (kg dăm H
m c ngày ngày
(kg) ) ) (kg) (lít)

Cát
1 40RSFA0 D1 410 0 765 1057 2.46 182 10-12 48,1 52,7
sông

Cát
2 40LSFA0 D2 410 0 762 1057 2.46 192 10-12 51,1 54,2
nghiền

3 40SS2.5FA0 D3 410 0 765 1057 2.46 182 10-12 48,9 51,8


Cát
4 40SS2.5FA20 D4 328 82 767 1057 2.46 172 10-12 46,7 49,6
biển
5 40SS2.5FA40 D5 246 164 763 1050 2.46 167 10-12 43,8 47,3
Hình 10: Thí nghiệm khả năng chịu uốn của dầm BTCT

Hình 11: Sơ đồ thí nghiệm dầm BTCT


Các mẫu dầm được uốn và đánh giá một số tính chất liên quan đến khả
năng làm việc chịu uốn của cấu kiện. Kết quả thí nghiệm các mẫu dầm được thể
hiện trong Bảng 14
Bảng 14: Kết quả thí nghiệm cấu kiện dầm bê tông cốt thép

Tại thời điểm vết Tải trọng ứng với


Tại thời điểm phá Tải trọng ứng với
nứt đầu tiên xuất độ võng cho phép
hủy bề rộng vết nứt cho phép
hiện L/150
Cấu
Tải Độ Tải Tải Bề rộng vết Tải
kiện Độ võng Độ võng
trọng võng trọng trọng nứt trọng

Pcrc f max [f]


f [mm] Pph [kN] Ptư [kN] acrc [mm] Ptư [kN]
[kN] [mm] [mm]

D1 29,89 1,08 65,68 50 20 58,58 0,3 55

D2 32,99 0,87 66,98 61,69 20 56,68 0,3 54

D3 32,79 0,79 65,68 66,81 20 56,78 0,3 52,5

D4 30,89 0,84 61,18 58,99 20 53,58 0,3 49

D5 35,89 0,89 58,18 52,69 20 53,28 0,3 44

Từ kết quả thí nghiệm có thể thấy tải trọng ứng với độ võng cho phép và tải
trọng ứng với bề rộng vết nứt cho phép của bê tông sử dụng cát sông lớn hơn cát
nghiền và cát biển. Tuy nhiên, tải trọng tại thời điểm xuất hiện vết nứt đầu tiên
và tải trọng tại thời điểm phá hủy của dầm BTCT sử dụng cát nghiền và cát biển
lại cao hơn dầm BTCT sử dụng cát sông. Sử dụng tro bay làm giảm trọng tương
ứng với độ võng cho phép, tải trọng tương ứng với bề rộng vết nứt cho phép
cũng như tải trọng phá hủy của dầm BTCT. Tải trọng tại thời điểm phá hủy thể
hiện khả năng làm việc của bê tông vùng chịu nén. Điều này cho thấy kết quả thí
nghiệm dầm BTCT đúc thực nghiệm hoàn toàn phù hợp với kết quả thí nghiệm
cường độ nén của bê tông ở tuổi 91 ngày (Bảng 11) của mẫu bê tông trong
phòng thí nghiệm.

You might also like