You are on page 1of 29

Chuyên đề 2.

2 Khảo sát, lấy mẫu và đánh giá chất lượng


một số nguồn cát nghiền tại Việt nam
Mở đầu
Thông thường ở các nước công nghiệp phát triển, cát nhân tạo
được sản xuất ở những vùng thiếu hoặc không có cát tự nhiên và ở hầu
hết các cơ sở sản xuất đá xây dựng như một công đoạn cuối cùng để tận
dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trong thời gian qua việc khai
thác cát sỏi lòng sông đã gây bức xúc trong dự luận (khai thác cát xây
dựng trái phép, tăng cường công tác quản lý khai thác cát sỏi lòng sông
đang gây ra tình trạng xói lở bờ sông ảnh hưởng lớn tới đời sống và sản
xuật cho nhân dân), thì Chính phủ và các Bộ, ngành đã triển khai đồng
bộ các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý cát sỏi xây dựng. Số
liệu thống kê từ các tỉnh, thành phố nhu cầu sử dụng cát xây dựng
khoảng 130 triệu m3/năm, nhu cầu cát san lấp giai đoạn 2016-2020 là
2,1-2,3 triệu m3, trong khi đó trữ lượng cát xây dựng và cát san lấp được
dự báo khoảng 2,1 triệu m3. Dự báo nguồn cung cát tự nhiên tại các khu
vực khai thác hợp pháp chỉ đáp ứng được khoảng 40- 50% nhu cầu. Việc
khai thác cát quá nhiều đã gây sạt lở nghiêm trọng nhiều đoạn sông trên
cả nước, do cát không kịp tái tạo. Hơn nữa, nhiều con sông đầu nguồn đã
có các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi hiện hữu, chắn phần lớn cát vàng từ
đầu nguồn. Như vậy, theo số liệu cân đối đến năm 2020, Nước ta không
đủ nguôn cung cát xây tự nhiên phục vụ nhu cầu của các địa phương,
trong đó một số tỉnh đã xảy ra tình trạng khan hiếm cát tự nhiên và phải
chịu tác động và ảnh hưởng.
Báo cáo chuyên đề này, đưa ra kết quả khảo sát và đánh giá chất
lượng một số nguồn cát nghiền tại Việt Nam hiện nay.

1. Tổng quan về cát nghiền


Cát nhân tạo là loại cát được nghiền nhỏ từ đá tự nhiên được
coi là nguồn nguyên liệu thông dụng trong xây dựng hiện nay.
Trước đây tại các mỏ đá khi gia công đá gốc thành cốt liệu lớn
thường thu được một lượng lớn đá mạt. Loại đá mạt này được xem
là phế thải của quá trình sản xuất đá dǎm dùng trong xây dựng.
Tuy nhiên chúng có thể sử dụng như là một dạng cát nhân tạo.
Thành phần hạt của đá mạt thường dao động trong giới hạn được
nêu trong bảng 1.1.

Bảng 1.1. Thành phần hạt thông dụng của đá mạt

Khoảng kích thước Thành phần hạt, %


hạt, mm
Khoảng Trung Theo GOST
thay đổi bình 26633-91

3,0-5,0 10-54 15 0-20

1,2-3 12-26 22 5-25

0,6—1,2 10-42 26 15-25

0-0,15 4-17 11 0-10

Cát nhân tạo thường được sản xuất từ đá gốc đã loại bỏ phần đá
mạt, nên các yêu cầu kỳ thuật đối với chúng thường cao hơn. Tiêu
chuẩn kỹ thuật của các nước về cát nhân tạo cũng có nhiều điểm
khác biệt, nhưng chủ yếu về chỉ tiêu hàm lượng các hạt dưới 0,15
mm (150 µm). Thí dụ: trong tiêu chuẩn Anh BS 882 cho phép hàm
lượng hạt <0,15 mm đến 20%; trong đó yêu cầu về hàm lượng hạt
rửa trôi: cát đập từ đá dǎm – không lớn hơn 3%, cát đập từ đá gốc –
không lớn hơn 15%. Nhật theo tiêu chuẩn JIS A 50040-80 cho
phép sử dụng cát có hàm lượng hạt <0,15 mm đến 15%, trong đó
yêu cầu về dao động mođun độ lớn ± 0,15mm, hàm lượng hạt rửa
trôi đến 7%. Tại Ba Lan theo tiêu chuan PN- B-06712-79 trong hỗn
hợp cát nghiền kích thước hạt từ 0-2 mm cho phép hàm lượng hạt
dưới 0,125 mm đến 16%. Tiêu chuẩn Úc A77 hạn chế hàm lượng
hạt bụi (hạt kích thước dưới 0,75 mm) trong cát nghiền từ 4-10%,
tiêu chuẩn Izran ISI hạn chế hàm lượng hạt bụi đến 10%, hàm
lượng hạt <0,15 mm đến 25%. Theo tiêu chuẩn My ASTM C33-
80 và tiêu chuẩn Pháp NPF 18-301-60 xác định hàm lượng hạt rửa
trôi không lớn hơn 3-5%. Các loại cát nghiền từ đá dǎm cần được
sử dụng phối hợp với cát tự nhiên. Trên thế giới, cát nhân tạo đang
được dùng phổ biến, không những để thay thế cát tự nhiên đang
ngày càng cạn kiệt do tru lượng dồi dào hơn, dễ sản xuất hơn mà
còn do tính chất đặc biệt của nó: Hạt cát đồg đều hơn, có th điều
chỉnh modul và tỷ lệ thành phần hạt theo từng yêu cầu cấp phối
cho các loại bê tông khác nhau (như bê tông asphalt, bê tông
macrosll, bê tông xi mǎng, bê tông đầm lǎn, bê tông mác cao đặc
biệt...).

Ở các nước phát triển như Anh, Pháp, Đức, My, Trung Quốc…
thì hầu như ở tất cả các dây chuyền sản xuất đá xây dựng đều sản
xuất được cát nghiền. Các nước thiếu cát tự nhiên phải sử dụng
đến cát nghiền: Bồ Đào Nha, Pháp, Anh, Italia, Vnzula… và cát
nghiền đã là nguồn cốt liệu sử dụng chính cho bê tông ở các vùng
thiếu cát tự nhiên. Ở Trung Quốc, cát nhân tạo đã chiếm 70%
lượng cát sử dụng trong xây dựng. Còn tại Nhật Bản, từ nǎm 1990,
quốc gia này đã ban hành lệnh hạn chế khai thác cát tự nhiên, thay
vào đó là dùng cát nhân tạo. Tại Hoa Kỳ theo số liệu thống kê của
nǎm 2014, đã sản xuất được khoảng 1,26 ty tấn cát nghiền phục vụ
cho xây dựng và xuất khẩu. Tính bình quân khoảng 20 kg cát
nghiền/người/ngày. Ở Bồ Đào Nha hiện có 75 cơ sở sản xuất với
tổng công suất khoảng 800.000 tấn/nǎm. Ở Anh sản xuất khoảng
700.000 tấn/nǎm, riêng ở Bắc đảo Ailn là 450.000 tấn/nǎm…
Cát nghiền thường được sản xuất và sử dụng cho xây dựng các
đập nước lớn như đập Sagulinh ở Indonsia từ đá andsit, đập
Chonarit trên sông Lakhdar đông Manaksh từ đá vôi, đập Jbha ở
Nigiria từ đá granit, đập Grand Maison của Pháp từ đá gnisquazt,
đập Vultosa của Vnzula. Đăc biệt Trung Quốc là quốc gia ứng dụng
công nghệ này thành công nhất tại ở đập Tam Hiệp, với lượng cát
nghiền sử dụng cho đập bê tông đầm lǎn lớn nhất thế giới.
Trung Quốc đã có rất nhiều các nghiên cứu liên quan đến việc sử
dụng cát nhân tạo làm cốt liệu trong bê tông. Vào nǎm 2016 và
2017, tác giả Shn cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu chế tạo bê
tông cường độ siêu cao sử dụng cát nhân tạo, các kết quả nghiên cứu
cho thấy với việc sử dụng cát nhân tạo làm cốt liệu cho bê tông, các
hỗn hợp bê tông (HHBT) đạt cường độ nén từ 114 đến 122 MPa ở
tuổi 7 ngày và từ 138 đến 150 MPa ở tuổi 28 ngày. Cũng qua nghiên
cứu này, việc sử dụng các loại phụ gia khoáng khác nhau như
Silicafum, tro bay, xỉ lò cao kết hợp với điều chỉnh hàm lượng hợp
lý (khoảng 35% th tích HHBT), đã hạn chế được sự ảnh hưởng của
tính chất bề mặt hạt và hình dạng hạt của cát nhân tạo đến tính công
tác của HHBT, HHBT vẫn đạt độ sụt cao trong khoảng từ 18.5 đến
22 cm. Cùng với việc nâng cao cường độ nén của bê tông, cát nhân
tạo còn có tác dụng nâng cao cường độ kéo cũng như độ bền lâu, độ
bền chống mài mòn v.v. của bê tông, điều này đã được kiểm chứng
qua nhiều nghiên cứu.


Hình 1.1. Cát nghiền sử dụng thay thế cát tự nhiên
Cát nghiền ở Việt Nam hứa hẹn trữ lượng thay thế dồi dào cho cát
tự nhiên. Tuy cát nghiền chưa trở thành loại vật liệu thông dụng và
được sử dụng đại trà, phần lớn do tâm lý, thói quen người sử dụng,
măc dù cát nghiền đang là hướng thay thế cho cát tự nhiên hiệu
quả nhất hiện nay. Điển hình đã có một số dây chuyền công nghệ
đầu tư sản xuất cát nhân tạo từ đá và phụ phẩm khai thác than,
trong đó tiêu biểu như Công ty Sư Tử Biển (Thành phố Hồ Chí
Minh), Công ty Thiên Nam (Quảng Ninh), Công ty Sơn Thủy (Hà
Nam), ....

2. Kết quả khảo sát một số nguồn cát nghiền Việt Nam
2.1 Nguồn cát nghiền khu vực miền Bắc
2.1.1. Cơ sở sản xuất cát nghiền tại tỉnh Hòa Bình
- Tại cơ sở sản xuất cát nghiền của Công ty Ngọc Thảo và Công ty
TNHH Hưng Long: Cát nghiền được chế tạo từ nguồn đá vôi.
- Công ty Ngọc Thảo một dây chuyền sản xuất cát nghiền với hai máy
tạo cát, công suất 90 tấn/h
- Công ty Hưng Long có một dây chuyền sản xuất cát nghiền với 2 máy
tạo cát, công suất mỗi máy tạo cát 120 tấn/h.

Hình 2.1. Toàn cảnh dây chuyền sản xuất cát nghiền và
đá xây dựng tại Công ty TNHH Ngọc Thảo

Hình 2.2. Toàn cảnh dây chuyền sản xuất cát nghiền và
đá xây dựng tại Công ty TNHH Hưng Long

2.1.2. Nguồn cát nghiền tại Quảng Ninh


- Công ty cát nghiền Thiên Nam:
Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam, trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 6 bãi thải lớn, mỗi nǎm, ngành này
cũng bóc xúc, đổ thải 250 - 300 triệu m3 đất đá tại các mỏ lộ thiên
và gần 1,3 triệu m3 xít thải của các nhà máy tuyển than. Lượng đất
đá, chất thải ngày càng tǎng do các mỏ lộ thiên ngày một khai thác
xuống sâu trong khi nhiều bãi thải đã đạt và vượt ngưỡng cho
phép. Với trữ lượng vô cùng dồi dào từ nguồn đá thải khai thác
than tại Quảng Ninh như vậy, sẽ là nguồn thay thế cát tự nhiên lâu
dài cho xây dựng ở Việt Nam.
Với trữ lượng lớn phụ phẩm công nghiệp khai thác than dồi
dào từ bãi thải Đông Cao Sơn, công ty Cổ phan Thiên Nam đã đầu
tư gần 300 tỷ đồng, dự án sản xuất cát nghiền và vật liệu xây dựng
sử dụng nguồn vật liệu từ đá, sỏi với công suất 1.100 tấn/giờ. Dù
mới đi vào hoạt động chính thức từ tháng 2-2017, song sản phẩm
cát nhân tạo và đá cấp phối của doanh nghiệp này đã cung cấp cho
nhiều dự án trọng điểm của tỉnh như: cảng Hàng không Quảng
Ninh; dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, cầu Cẩm Y và dự
án cải tạo, nâng cấp QL18 Hạ Long - Mông Dương, bê tông, vữa,
vật liệu đắp cung cấp cho dự án đường cao tốc Cam Hải - Vân
Đồn, dự án đường cao tốc Cam Hải- Vân Đồn. Đây đều là những
dự án đòi hoi yêu cầu cao về nguyên vật liệu thi công.

Hình 2.3. Dây chuyền sản xuất cát nghiền Thiên Nam
Hình 2.4 Nguyên liệu sản xuất cát nghiền CT Thiên Nam

Hình 2.5. Sản phẩm cát nghiền Thiên Nam

2.2 Nguồn cát nghiền khu vực miền Nam


2.2.1 Khu vực thành phố Hồ Chí Minh:
- Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh không quy hoạch mỏ cát, đá xây
dựng. Một số đơn vị nhập cát từ các tỉnh lân cận về để gia công
(sàng, rửa) rồi bán lại cho người sử dụng.
- Do không quy hoạch các mỏ đá xây dựng nên cũng chưa có doanh
nghiệp nào sản xuất cát nghiền. Nguồn cát nghiền được sử dụng
chủ yếu nhập từ các tỉnh khác như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng
Tàu...
- Việc đưa cát nghiền vào sử dụng vẫn còn gặp nhiều khó khăn
2.2.2 Khu vực tỉnh Đồng Nai:
- Tình hình sử dụng khai thác cát tại địa phương: Theo số liệu của
phòng Kinh tế và Vật liệu xây dựng tỉnh Đồng Nai, toàn tỉnh tự
cung cấp khoảng 30% lượng cát tự nhiên cho hoạt động xây dựng,
còn khoảng 70% nhập từ các tỉnh miền Tây Nam bộ để phối trộn
với cát vàng tại địa phương.
- Hiện vẫn còn tình trạng khai thác cát lậu.
- Giá cát tự nhiên giao động từ 400 ngàn đến 500 ngàn/1 m3.
- Cát nghiền tại tỉnh chủ yếu cung cấp cho các trạm trộn bê tông và
nhà máy sản xuất gạch không nung.
- Đá mi và đá dăm dùng cho san lấp, sản xuất gạch không nung và
làm đường giao thông.
- Các đơn vị sản xuất đá không đầu tư cát nghiền mà do các đơn vị
sản xuất bê tông tự đầu tư tại mỏ đá để sản xuất cát nghiền phục
vụ cho đơn vị của mình.
 Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 610 – Cinco 6
- Dây chuyền nghiền cát, đá
+ Công suất nghiền đá: 1 triệu m3/năm
+ Công suất chế tạo cát nghiền: 60000 tấn/năm
- Đối tượng sử dụng cát nghiền
+ Các trạm trộn bê tông thương phẩm
+ Tỷ lệ sử dụng cát nghiền: từy theo từng trạm bê tông có thể từ
50% đến 100% cát nghiền.
- Chất lượng cát nghiền
+ Theo TCVN 9205 : 2012
+ Đã hợp quy theo QCVN 16:2017/BXD.
- Công nghệ sản xuất
+ Sử dụng máy nghiền ly tâm của Trung Quốc công suất 90 tấn/h.
+ Dùng đá 1x2 nghiền thành đá 5÷20 và cát nghiền 0÷5 với tỷ lệ
là 50:50.
+ Sử dụng máy nghiền ly tâm công suất 250 tấn/h để chế tạo đá
5÷10, đá 10÷20 và cát nghiền 0÷5 tỷ lệ cát nghiền chiếm 25%, đá
10÷20 chiếm 40%, đá 5÷10 chiếm 10% và đá 0÷40 chiếm 25%
dùng làm lớp nền cho đường giao thông.
- Đá đầu vào có Dmax 600 mm vào kẹp hàm sơ cấp đến sàng 1
(0÷40 mm) rồi sàng 36 mm, kẹp hàm thứ cấp, đến máy nghiền côn
thường, máy nghiền côn ly tâm, sàng 2 rồi ra đá 5÷10, 10÷20, 0÷5
(cát nghiền).
- Không có hệ thống rửa cát.
- Nguồn gốc đá: đá bazan.
- Ý kiến của doanh nghiệp:
+ Chất lượng cát nghiền phù hợp với TCVN 9205:2012.
+ Ý kiến của trạm trộn bê tông: chất lượng cát nghiền tốt, nếu rửa
được thì tốt hơn nâng cao chất lượng bê tông, nếu không rửa, hàm
lượng bụi cao sẽ ảnh hưởng đến cường độ bê tông.
+ Đề xuất của doanh nghiệp: có cơ chế, chính sách để sử dụng cát
nghiền nhiều hơn.
- Giá bán cát nghiền tại mỏ: 200.000 đồng/1 m3.
- Giá cát tự nhiên là 400.000 đến 500.000 đồng/1 m3.
Hình 2.6. Dây chuyền sản xuất đá và cát nghiền

Hình 2.7. Đá và cát nghiền thành phẩm

2.2.3 Khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu


- Cát tự nhiên:
Đáp ứng được 30% nhu cầu của tỉnh, 70% còn lại được nhập từ
các tỉnh miền Tây Nam bộ phối trộn với cát tự nhiên trong tỉnh.
Có 4 đơn vị được cấp phép
- Cát nghiền:
Có 5÷6 dây chuyền cát nghiền đều đã được chứng nhận hợp quy
đáp ứng nhu cầu sử dụng cát nghiền của tỉnh và cung cấp cho
thành phố Hồ Chí Minh.
- Vẫn còn tình trạng khai thác cát lậu, cát lòng sông.
- Giá cát tự nhiên: từ 350.000 đến 400.000 đồng/1 m3 .
Giá cát nghiền: 300.000 đồng/1 m3.
- Nguyên liệu từ đá bazan và đá granit.
 Công ty cổ phần Thành Chí
- Công suất thiết kế của dây chuyền sản xuất đá là 1 triệu m3/năm.
- Gồm 2 dây chuyền với công suất 250 tấn/h.
- Công nghệ sản xuất: Thiết bị của Liên bang Nga.
Đá lần lượt qua kẹp hàm sơ cấp, kẹp hàm thứ cấp, sàng 40 mm để
loại bỏ đất và hạt có kích thước trên 40 mm. Hạt có kích thước ≤
40mm tạo ra đá dăm 0÷40 dùng để làm đường giao thông. Hạt có
kích thước >40 đưa vào nghiền côn. Sau đó đưa vào nghiền côn
phá, côn tinh đến côn ly tâm. Sau khi nghiền côn ly tâm tạo ra đá
10÷20 và đá 20÷40 chiếm khoảng 30%, Cát nghiền gồm có 2 loại:
loại 0÷5 chiếm 40÷45%, loại 0÷2.5 chiến 20%. Thành phần trên
sàng 2.5 dùng để làm gạch cốt liệu.
- Chất lượng cát nghiền:
+ Cát 0÷2.5 dùng để xây rất tốt, không có hiện tượng nứt nẻ, thỏa
mãn TCVN 9502:2012.
+ Cát 0÷5 dùng làm bê tông gồm có 2 loại:
Loại không rửa: dùng cho bê tông mác từ 200÷300.
Loại rửa: dùng cho bê tông mác > 300.
- Cát nghiền của công ty được cấp cho các dự án cầu và cho các nhà
máy sản xuất bê tông dự ứng lực ( có phối trộn với cát tự nhiên).
- Giá cát tự nhiên: 350.000÷400.000 đồng/1 m3.
Giá cát nghiền: 220.000÷280.000 đồng/1 m3 đã có VAT tùy thuộc
vào loại cát.
- Đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp:
+ Hiện nay cát nghiền chưa có định mức cụ thể nên khó đưa vào
trong các công trình lớn.
+ Cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất cát
nghiền.
+ Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn còn thiếu cát tự nhiên nên không
cho xuất sang các tỉnh khác.
+ Cát nghiền chủ yếu cung cấp cho thành phố Hồ Chí Minh.
Một số hình ảnh:

Hình 2.8. Dây chuyền sản xuất đá tại công ty Thành Chí
2.2.4. Khu vực tỉnh Bình Dương
- Hiện nay trên địa bàn tỉnh cát tự nhiên cung cấp cho sản xuất bê
tông thương phẩm, không bán sang các tỉnh khác.
- Có 1 đơn vị được cấp phép khai thác cát tự nhiên.
- Cát tự nhiên được nhập về từ tỉnh Tây Ninh.
- Giá cát tự nhiên: 380.000÷400.000 đồng/1 m3 cát thô dùng để đổ
bê tông nhập từ huyện Dầu Tiếng (Tây Ninh), cát xây, tô có giá
300.000÷400.00 đồng/1 m3.
- Một số đơn vị được cấp phép khai thác đá tại: Mỏ đá xây dựng
Núi Nhỏ, Phước Vĩnh, Tam Lập, Thường Tân, Tân Mỹ...
- Có 2 công ty chuyên sản xuất cát nghiền bán ra thị trường: công ty
Lê Phan và công ty Sư Tử Biển.
 Công ty Sư Tử Biển
- Gồm có 2 dây chuyền nghiền ly tâm.
- Sử dụng công nghệ hút tách khô bụi thay thế công nghệ rửa, tỷ lệ
thu hồi cát nghiền được nhiều hơn.
- Công suất nghiền cát: 50÷60 tấn/h.
- Nguồn gốc đá granit lấy từ mỏ đá Tân Đông Hiệp.
- 3 loại sản phẩm chính: đá 10÷20 chiếm 60%, cát nghiền 30%, còn
lại là khoảng 10% bụi.
- Chất lượng cát nghiền: đã được hợp quy, thỏa mãn TCVN, hình
dạng cát tròn.
- Giá cát nghiền: 230.000 đồng/tấn.
- Bụi đá được dùng để làm gạch giả cổ, gạch xi măng.
- Cát nghiền được cung cấp chủ yếu cho nhà máy bê tông Phan Vũ.
- Khó khăn khi sử dụng:
+ Thị trường tiêu thụ cát nghiền còn khan hiếm.
+ Do thói qun sử dụng cát tự nhiên của người dân và nhà thầu.
+ Cần có công tác tuyên truyền, truyền thông từ Trung ương đến
địa phương rộng rãi.
+ Phải có chế tài để hạn chế sử dụng cát tự nhiên.
Hình 2.9. Dây chuyền sản xuất cát nghiền tại công ty Sư Tử Biển
2.2.5. Khu vực tỉnh Bình Phước
- Hiện nay toàn tỉnh có 3 mỏ cát tự nhiên.
- Công ty khai thác đá nằm gần mỏ đá trong khu công nghiệp.
- Giá cát: Cát tự nhiên thô dùng cho bê tông: 400.000÷450.000
đồng/1 m3.
Cát tự nhiên mịn dùng cho xây trát: 300.000÷330.000 đồng/1
m3.
- Cát tự nhiên được khai thác chủ yếu từ sông Đồng Nai, chuyển từ
huyện Bình Đăng và từ tỉnh Tây Ninh.
- Giá đá xây dựng: đá 10÷20 khoảng 300.000 đồng/1 m3.
Đá mi: 250.000 đồng/1 m3.
- Các dây chuyền khai thác đá chủ yếu còn nhỏ, sản phẩm còn lại
làm đá mi bụi, ít đầu tư thêm dây chuyền để nghiền thành cát.
 Công ty Hùng Vương
- Dây chuyền công nghệ nghiền côn Đài Loan.
- Sản phẩm cát nghiền chủ yếu cung cấp cho nhà máy bê tông đúc
sẵn công suất khoảng 30.000 m3 bê tông.
- Chất lượng cát nghiền: đã làm hợp quy và thỏa mãn TCVN
9205:2012.
- Cát nghiền phối tỷ lệ với cát tự nhiên 30÷70%.
- Lấy đá có cấp hạt 10÷20, 5÷10 để nghiền thành cát.
- Giá đá 10÷20 tại mỏ 180.000 đồng/1 m3.
- Khó khăn:
+ Cần có cơ chế chính sách khuyến khích người dân và doanh
nghiệp sử dụng cát nghiền nhiều hơn.
+ Mặc dù làm công tác giới thiệu sản phẩm, nghiên cứu nâng cao
chất lượng sản phẩm vẫn chưa xuất được cát nghiền ra thị trường
bên ngoài.
Một số hình ảnh Dây chuyền sản xuất cát tại công ty Hùng Vương:

Hình 2.10. Dây chuyền sản xuất và bãi cát nghiền CT Hùng Vương
Hình 2.11. Khảo sản và lấy mẫu cát nghiền tại Công ty Hùng Vương

Hình 2.12. Dây chuyền rửa cát nghiền bằng gầu rửa

3. Đánh giá chất lượng các nguồn cát nghiền Việt Nam
3.1 Tiêu chuẩn cát nghiền trong bê tông và vữa
Yêu cầu kỹ thuật cho cát nghiền được quy định trong TCVN 9205:2012.
3.1.1 Mô dun độ lớn
Theo giá trị mô đun độ lớn, cát nghiền được phân ra hai nhóm
chính:

- Cát thô khi mô đun độ lớn trong khoảng từ lớn hơn 2,0 đến 3,3;
- Cát mịn khi mô đun độ lớn trong khoảng từ 0,7 đến 2,0.

Cát thô được sử dụng chế tạo bê tông và vữa. Cát mịn chỉ được sử
dụng chế tạo vữa.
3.1.2. Thành phần hạt

Thành phan hạt của cát nghiền, biu thị qua lượng sót tích lũy
trên sàng, nằm trong phạm vi quy định trong Bảng 3.1.

Bãng 3.1. Thành phần hạt của cát nghiền

Lượng sót tích luỹ trên sàng, % theo


Kích thước lo khối lượng
sàng
Cát thô Cát mịn
2.5 mm Từ 0 đến 0
25

1,25 mm Từ 15 đến Từ 0 đến


50 15

630 µm Từ 35 đến Từ 5 đến


70 35
315 µm Từ 65 đến Từ 10 đến
90 65
140 µm Từ 80 đến Từ 65 đến
95 85

Chú thích: - Lượng sót riêng trên mỗi sàng không được lớn hơn 45
%.
- Đối với các kết cấu bê tông chịu mài mòn và chịu và đập, hàm
lượng hạt lọt qua sàng có kích thước lo sàng 140 mm không được
lớn hơn 15 %.
Hàm lượng hạt trên sàng có kích thước lo sàng 5 mm đối với cát
nghiền dùng chế tạo vữa, phan trǎm theo khối lượng, không lớn hơn
5 %.
Hàm lượng hạt lọt qua sàng có kích thước lo sàng 75 µm, phan trǎm
theo khối lượng, không lớn hơn:
- Đối với cát thô: 16 %;

- Đối với cát mịn: 25 %.

Chú thích: Đối với các kết cấu bê tông chịu mài mòn và chịu và
đập, hàm lượng hạt qua sàng có kích thước lo sàng 75 µm không
được lớn hơn 9 %.
Tùy thuộc vào yêu cầu cụ th, có th sử dụng cát nghiền có hàm lượng
hạt lọt qua sàng có kích thước lo sàng 140 µm và 75 µm khác với
các quy định trên nếu kết quả thí nghiệm cho thấy không ảnh hưởng
đến chất lượng bê tông và vữa.
3.1.3. Các yêu cầu khác

- Hàm lượng hạt sét trong cát nghiền quy định không lớn hơn 2 %;

- Hàm lượng clorua trong cát nghiền, tính theo ion Cl- tan trong
axit, quy định trong Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Hàm lượng ion Cl- trong cát nghiền

Loại bê tông và vữa Hàm lượng ion Cl- tan


trong axit, % theo khối
lượng, không lớn hơn

Bê tông dùng trong các kết cấu bê 0,01


tông cốt thép ứng lực trước
Bê tông dùng trong các kết cấu bê
tông, bê tông cốt thép và vữa thông 0.05
thường

Chú thích: Cát nghiền có hàm lượng ion Cl lớn hơn giá trị quy
định ở Bảng 2 có thể được sử dụng nếu tổng hàm lượng ion Cl
trong 1 m3 bê tông từ tất cả các nguồn vật liệu chế tạo không vượt
quá 0,6 kg.

- Cát nghiền được sử dụng khi khả nǎng phản ứng kiềm - silic của
cát kiểm tra theo phương pháp hóa (TCVN 7572-14:2006) nằm
trong vùng cốt liệu vô hại. Khi kết quả kiểm tra khả nǎng phản ứng
kiềm - silic của cát nghiền nằm trong vùng có khả nǎng gây hại thì
phải thí nghiệm kiểm tra bổ sung theo phương pháp thanh vữa
(TCVN 7572- 14:2006) đảm bảo chắc chắn vô hại. Cát nghiền được
coi là không có khả nǎng xảy ra phản ứng kiềm - silic nếu biến dạng
(€) ở tuổi 6 tháng xác định theo phương pháp thanh vữa nhỏ hơn 0,1
%.

3.2 Đánh giá chất lượng các nguồn cát nghiền Việt Nam
3.2.1 Cát nghiền Công ty Ngọc Thảo

Thành phần hạt và các tính chất của cát nghiền Ngọc Thảo được đưa ra
trong bảng 3.3 và bảng 3.4 dưới đây.

Bảng 3.3. Thành phần hạt của cát nghiền Ngọc Thảo

Sót sàng Tỷ lệ % sót sàng Tỷ lệ % sót sàng tích


luỹ
2,5 mm 26,6 26,6
1,25 mm 9,4 36,0

630 m 20,3 56,3


315 m 32,4 88,6
140 m 1,8 90,5

Qua sàng 140


9,5
m
- Các chỉ tiêu cơ lý khác:

Bảng 3.4. Các chỉ tiêu cơ lý của cát nghiền Ngọc Thảo
STT Chỉ tiêu kiểm tra Đơn vị Kết quả Phương pháp thử
1 Khối lượng riêng g/cm3 2,58 TCNV 7572-4:2006
2 Khối lượng thể tích g/cm3 1,49 TCNV 7572-4:2006
xốp
3 Mô đun độ lớn 3,0 TCNV 7572-2:2006
4 Lượng hạt <0,14 mm % 9,5 TCNV 7572-3:2006
5 Lượng hạt > 5mm % 5,0 TCNV 7572-3:2006
6 Hàm lượng bùn sét % 0,16 TCNV 7572-8:2006
7 Hàm lượng clorua hoà
tan trong axit % 0,03 TCNV 7572-
15:2006
8 Phản ứng kiềm - silic vùng vô hại TCNV 7572-
14:2006

3.2.2. Cát nghiền Công ty Thiên Nam


Thành phần hạt và các tính chất của cát nghiền Thiên Nam được đưa ra
trong bảng 3.5 và bảng 3.6 dưới đây.

Bảng 3.5. Thành phần hạt của cát nghiền Thiên Nam

Sàng Tỷ lệ % sót sàng Tỷ lệ % sót sàng tích


luỹ
2,5 mm 25,9 25,9
1,25 mm 16,7 42,6
630 m 28,9 71,5
315 m 17,7 89,1
140 m 2,2 91,3

Qua sàng 140 m 8,7


- Các chỉ tiêu cơ lý khác:

Bảng 3.6. Các chỉ tiêu cơ lý của cát nghiền Thiên Nam
STT Chỉ tiêu kiểm tra Đơn vị Kết quả Phương pháp thử
1 Khối lượng riêng g/cm3 2,59 TCNV 7572-4:2006
2 Khối lượng thể tích g/cm3 1,48 TCNV 7572-4:2006
xốp
3 Mô đun độ lớn 3,2 TCNV 7572-2:2006
4 Lượng hạt <0,14 mm % 8,7 TCNV 7572-3:2006
5 Lượng hạt > 5mm % 6,0 TCNV 7572-3:2006
6 Hàm lượng bùn sét % 0,26 TCNV 7572-8:2006
7 Hàm lượng clorua hoà
tan trong axit % 0,07 TCNV 7572-
15:2006
8 Phản ứng kiềm - silic vùng vô hại TCNV 7572-
14:2006

3.2.3 Cát nghiền Công ty Hưng Long

Thành phần hạt và các tính chất của cát nghiền Hưng Long được đưa ra
trong bảng 3.7 và bảng 3.8 dưới đây.

Bảng 3.7. Thành phần hạt của cát nghiền Hưng Long

Sàng Tỷ lệ % sót sàng Tỷ lệ % sót sàng tích


luỹ
2,5 mm 24,9 24,9
1,25 mm 16,7 41,6

630 m 27,9 69,5


315 m 18,7 88,1
140 m 2,5 90,6

Qua sàng 140


8,8
m
- Các chỉ tiêu cơ lý khác:

Bảng 3.8. Các chỉ tiêu cơ lý của cát nghiền Hưng Long
STT Chỉ tiêu kiểm tra Đơn vị Kết quả Phương pháp thử
1 Khối lượng riêng g/cm3 2,57 TCNV 7572-4:2006
2 Khối lượng thể tích g/cm3 1,46 TCNV 7572-4:2006
xốp
3 Mô đun độ lớn 3,1 TCNV 7572-2:2006
4 Lượng hạt <0,14 mm % 8,8 TCNV 7572-3:2006
5 Lượng hạt > 5mm % 6,0 TCNV 7572-3:2006
6 Hàm lượng bùn sét % 0,26 TCNV 7572-8:2006
7 Hàm lượng clorua hoà
tan trong axit % 0,04 TCNV 7572-
15:2006
8 Phản ứng kiềm - silic vùng vô hại TCNV 7572-
14:2006

3.2.4. Cát nghiền công ty Hùng Vương

Thành phần hạt và các tính chất của cát nghiền Hùng Vương được đưa ra
trong bảng 3.9 và bảng 3.10 dưới đây.

Bảng 3.9. Thành phần hạt của cát nghiền Hùng Vương

Sàng Tỷ lệ % sót sàng Tỷ lệ % sót sàng tích


luỹ
2,5 mm 24,4 24,4
1,25 mm 16,6 41,0

630 m 27,9 68,9


315 m 18,8 87,7
140 m 2,8 90,5

Qua sàng 140


8,9
m
- Các chỉ tiêu cơ lý khác:

Bảng 3.10. Các chỉ tiêu cơ lý của cát nghiền Hùng Vương
STT Chỉ tiêu kiểm tra Đơn vị Kết quả Phương pháp thử
1 Khối lượng riêng g/cm3 2,54 TCNV 7572-4:2006
2 Khối lượng thể tích g/cm3 1,48 TCNV 7572-4:2006
xốp
3 Mô đun độ lớn 3,1 TCNV 7572-2:2006
4 Lượng hạt <0,14 mm % 8,9 TCNV 7572-3:2006
5 Lượng hạt > 5mm % 5,0 TCNV 7572-3:2006
6 Hàm lượng bùn sét % 0,21 TCNV 7572-8:2006
7 Hàm lượng clorua hoà
tan trong axit % 0,07 TCNV 7572-
15:2006
8 Phản ứng kiềm - silic vùng vô hại TCNV 7572-
14:2006

3.2.5. Cát nghiền Công ty Thành Chí

Thành phần hạt và các tính chất của cát nghiền Thành Chí được đưa ra
trong bảng 3.11 và bảng 3.12 dưới đây.

Bảng 3.11. Thành phần hạt của cát nghiền Thành Chí

Sàng Tỷ lệ % sót sàng Tỷ lệ % sót sàng tích luỹ

2,5 mm 23,4 23,4


1,25 mm 16,8 40,2

630 m 26,9 67,1


315 m 19,3 86,4
140 m 3,1 89,5
Qua sàng 140 m 9,9

- Các chỉ tiêu cơ lý khác:

Bảng 3.12. Các chỉ tiêu cơ lý của cát nghiền Thành Chí
STT Chỉ tiêu kiểm tra Đơn Kết quả Phương pháp thử
vị
1 Khối lượng riêng g/cm3 2,54 TCNV 7572-4:2006
2 Khối lượng thể tích g/cm3 1,51 TCNV 7572-4:2006
xốp
3 Mô đun độ lớn 3,1 TCNV 7572-2:2006
4 Lượng hạt <0,14 mm % 9,9 TCNV 7572-3:2006
5 Lượng hạt > 5mm % 6,0 TCNV 7572-3:2006
6 Hàm lượng bùn sét % 0,22 TCNV 7572-8:2006
7 Hàm lượng clorua hoà TCNV 7572-
tan trong axit % 0,06 15:2006
8 Phản ứng kiềm - silic vùng vô hại TCNV 7572-
14:2006

4. Kết luận
Nguồn vật liệu có thể thay thế cát tự nhiên ở nước ta rất lớn, bao
gồm: đá mạt, phế thải xây dựng và vật liệu thu hồi thải từ ngành công
nghiệp khai thác mo; tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện. Trong đó, cát
nghiền thay thế cát tự nhiên đã được sử dụng từ lâu tại công trình thuy
điện Sơn La. Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất cát nghiền thay thế cát
tự nhiên chưa được nhiu, mới có khoảng hơn chục cơ sở sản xuất cát
nghiền tập trung tại Sơn La, Lai Châu, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái
Nguyên, Hà Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai với
tổng công suất đạt khoảng 3,0 triệu m3/nǎm. Riêng tỉnh Hà Nam hiện
có 03 doanh nghiệp đã đầu tư và hoàn thành đi vào sản xuất với tổng
cộng suất 750.000 m3/nǎm. Sản phẩm cát sản xuất ra đã đạt tiêu
chuẩn chất lượng theo quy định, nhưng chưa được thị trường ưa
dùng. Một số nguyên nhân chưa khuyến khích các doanh nghiệp đầu
tư sản xuất cát nhân tạo để đáp ứng nhu cầu thay thế cát tự nhiên là:
Tiêu thụ cát nghiền tại một số cơ sở còn khó khǎn do thói qun sử
dụng, công tác tuyên truyền phổ biến tại địa phương chưa được thực
hiện tốt. Các công trình xây dựng hiện nay vẫn tập trung sử dụng cát
tự nhiên dẫn đến khi nguồn cung thiếu đẩy giá cát xây dựng tǎng;
trong khi đó các khâu tư vấn thiết kế, phê duyệt dự án vẫn chưa chú
trọng phương án sử dụng vật liệu cát nghiền thay thế cát tự nhiên. Cơ
quan quản lý nhà nước can tiếp tục hoàn thiện sớm định mức kinh tế
kỹ thuật liên quan đến vật liệu thay thế cát tự nhiên và tiêu chuẩn để
khuyến khích các tổ chức, địa phương đẩy mạnh áp dụng vật liệu
thay thế.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 nǎm 2017, Chính
phủ đã giao Bộ Xây dựng có giải pháp sản xuất vật liệu thay thế cát
tự nhiên để hạn chế tình trạng khai thác cát lòng sông. Nước ta có
nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào (đá vôi và nguồn cát kết) có
chất lượng tốt và trữ lượng lớn có điều kiện đảm bảo phát triển sản
xuất cát nhân tạo đáp ứng nhu cầu thị trường.
Trên cơ sở định hướng lại các cơ sở khai thác chế biến đá, cát
xây dựng, tạo ra cơ chế khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp phát
triển đau tư cát nhân tạo sẽ góp phan cung cấp nguồn cung cát nhân
tạo thay thế cát tự nhiên tại các địa phương, nơi thiếu cát xây dựng.
Với nhu cầu thị trường sử dụng cát nhân tạo lớn, đây là cơ hội tốt cho
các doanh nghiệp đau tư sản xuất cát nhân tạo cần tiếp tục tạo điều
kiện bằng các chính sách cụ thể để khuyến khích các doanh nghiệp
đầu tư quy mô sản xuất công nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm,
hạ giá thành sản phẩm, tǎng cường công tác tuyên truyền để phấn đấu
sớm có các địa phương đầu tiên đẩy mạnh việc sản xuất và sử dụng sử
dụng hoàn toàn cát nhân tạo. Bản thân các doanh nghiệp can tiếp tục
tiếp cận những công nghệ hiện đại, nâng cao nǎng lực sản xuất kinh
doanh, nắm vững nhu cầu thị trường, nắm bắt kịp xu thế phát triển,
kết hợp với các nhà khoa học từng bước đổi mới công nghệ sản xuất
để sản phẩm cát nhân tạo có vị trí vững trên thị trường.
Việc sử dụng được nguồn cát nhân tạo và vật liệu thay thế cát
tự nhiên sẽ mang lại nhiều lợi ích như: tiết kiệm tài nguyên khoáng
sản, hạn chế tình trạng khai thác cát sỏi trái phép, đảm bảo nguồn
cung cấp nguồn cát xây dựng tại chỗ để xây dựng các công trình,
nâng cao chất lượng sản phẩm; tiết kiệm kiệm chi phí, hiệu quả kinh
tế xã hội…

You might also like