You are on page 1of 42

BỘ XÂY DỰNG

VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG


Địa chỉ: 235 Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Tel : 04. 38581111 Fax : 04. 38581112
Email : vienvlxd@vibm.vn Website : www.vibm.vn

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ


NỘI DUNG 3: KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, LẤY MẪU XỈ TẠI MỘT SỐ
CƠ SỞ SẢN XUẤT GANG, THÉP Ở VIỆT NAM

NHIỆM VỤ
“Nghiên cứu sử dụng xỉ luyện gang và xỉ luyện thép
làm cốt liệu cho bê tông xi măng”

Mã số: RD 78-18

Hà Nội – 12/2018

0
BỘ XÂY DỰNG
VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG
************

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ


NỘI DUNG 3: KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, LẤY MẪU XỈ TẠI MỘT SỐ
CƠ SỞ SẢN XUẤT GANG, THÉP Ở VIỆT NAM

NHIỆM VỤ
“Nghiên cứu sử dụng xỉ luyện gang và xỉ luyện thép
làm cốt liệu cho bê tông xi măng”

Mã số: RD 78-18

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Văn Đoàn


Trung tâm XM&BT: ThS. Lê Việt Hùng
Phòng KHKT: ThS. Nguyễn Minh Quỳnh

Người thực hiện Chữ ký

ThS. Nguyễn Văn Đoàn

ThS. Nguyễn Văn Hoan

ThS. Nguyễn Đức Thành

ThS. Vũ Hải Quang

KS. Hà Như Thành

1
KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, LẤY MẪU XỈ
TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ SẢN XUẤT GANG, THÉP Ở VIỆT NAM

Ngành công nghiệp luyện kim của nước ta ngày càng phát triển phục vụ
nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước.
Theo số liệu của Hiệp hội xỉ thép Việt Nam, đến năm 2018, nước ta có
tổng cộng 27 nhà máy sản xuất gang thép, trong đó có 7 nhà máy sản xuất cả
gang và thép, 20 nhà máy chỉ sản xuất thép. Khu vực Miền Bắc có 12 nhà máy,
khu cực Miền Trung có 4 nhà máy, khu vực Miền Nam có 11 nhà máy.
Tổng hợp danh sách các nhà máy sản xuất gang thép và quy mô công suất
được trình bày trong bảng 1.

Bảng 1. Danh sách các nhà máy gang, thép tại Việt Nam

Loại Công suất (nghìn tấn/năm)


STT Tên nhà máy Vị trí công
nghệ Gang Thép

I Khu vực Miền Bắc        


1 Thép Hoà Phát Hải Dương Hai Duong MBF 2.000 2.000
2 Thép Hoà Phát Hưng Yên Hung Yen IF   350
3 Thép Việt - Ý Hai Phong EAF   400
4 Thép Shengli Hai Phong IF   500
5 Thép Nam Thuận Hai Phong IF   300
6 Thép Việt - Nhật (VIJA) Hai Phong IF   500
7 Thép Formosa Ha Tinh BF 7.000 7.500
8 Thép Cao Bằng Cao Bang MBF 220 220
9 Thép Tuyên Quang Tuyen Quang MBF 150 150
10 Thép Nghi Sơn Nghi Son IF   720
11 Thép Việt Trung Lao Cai MBF 500 500
12 Thép Thái Nguyên (TISCO) Thai Nguyen MBF 300 300
II Khu vực Miền Trung        
1 Thép Hòa Phát Dung Quất Quang Ngai BF 3.730 3.730
2 Thép Đà Nẵng Da Nang EAF   140
3 Thép Dana - Ý Da Nang IF   400

2
Loại Công suất (nghìn tấn/năm)
STT Tên nhà máy Vị trí công
nghệ Gang Thép

4 Thép Dana - Úc Da Nang IF   300


III Khu vực Miền Nam        
1 Thép Thủ Đức (VIKIMCO) HCMC EAF   200
2 Thép Biên Hòa (VICASA) Bien Hoa EAF   150
3 Thép An Hưng Tường (VAS) Binh Duong IF   450
4 Thép Tuệ Minh Binh Duong IF   500
5 Thép Miền Nam Ba Ria EAF   500
6 Thép Pomina 2 Ba Ria EAF   350
7 Thép Pomina 3 Ba Ria EAF   1.000
8 Thép Tung Ho Ba Ria EAF   1.000
9 Thép Posco Ba Ria EAF   1.200
10 Thép Vina Kyoei Ba Ria EAF   500
11 Thép Asean DakLak IF   388
Tổng cộng 13.900 24.248

Trên cơ sở các nhà máy tại các nhà máy nêu trên, đề tài đã tiến hành khảo
sát thực tế tại một số nhà máy tại 3 khu vực trong cả nước.

3
I. KHẢO SÁT CÁC NHÀ MÁY GANG, THÉP KHU VỰC MIỀN NAM
Khu vực Miền Nam hiện nay có 11 nhà máy sản xuất thép, đề tài đã tiến
hành khảo sát thực tế tại 04 nhà máy sản xuất thép và 02 cơ sở xử lý xỉ thép, cụ
thế như sau:
1. Công ty cổ phần thép Thủ Đức
Địa chỉ: Km 9 Xa lộ Hà Nội, Phường Phước Long A, Quận Thủ Đức,
Thành phố Hồ Chí Minh.
a) Công suất sản xuất:
- Phôi thép: 200.000 T/Năm
- Cán thép: 200.000 T/Năm
b) Nguyên liệu sản xuất:
Nguyên liệu sản xuất tại nhà máy gồm nguyên liệu chính là gang và thép
phế liệu (khoảng 98 – 99 %), trong đó gang chiếm khoảng 5%, còn lại là thép
phế liệu. Ngoài ra còn dùng một số phụ gia bổ sung thành phần kim loại trong
thép như vôi, đô lô mít, than đá, silic, magiê ( chiếm khoảng 1 – 2%).
Thép phế liệu thu gom tại khu vực Miền Nam nhưng chủ yếu là thép phế
liệu nhập khẩu.
c) Công nghệ sản xuất:
Dây chuyền sản xuất tại công ty như sau: Gang, thép phế liệu, phụ gia ->
Lò nấu chảy EAF (hồ quang điện) -> Lò tinh luyện LF -> Đúc phôi -> Lò nung (
nhiệt độ 1100oC) -> Cán thép.
d) Lượng xỉ phát thải, xử lý và sử dụng:
- Lượng xỉ thép phát thải hàng năm:
+ Xỉ nấu chảy phôi: 25.000 T/Năm
+ Xỉ cán thép: 2.000 T/Năm
- Tình hình xử lý, sử dụng xỉ thép:
+ Xỉ thép sau khi ra khỏi lò được phun nước làm nguội, sau đó được xử lý
bằng cách nghiền nhỏ, tách sắt lẫn trong xỉ. Xỉ sau khi xử lý được vận chuyển ra
bãi chứa.
+ Xỉ thép tại công ty hiện được sử dụng chủ yếu làm vật liệu san lấp, sản
xuất gạch không nung.
Sau khi khảo sát, đề tài đã tiến hành lấy mẫu xỉ thép tại bãi chứa của nhà
máy để đánh giá chất lượng.

4
Một số hình ảnh khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần thép Thủ Đức được
trình bày trong hình 1:

Công ty cổ phần thép Thủ Thép phế liệu thép dùng cho sản xuất thép
Đức,TP.HCM

Phôi thép Phế liệu nóng chảy

Dây chuyền tái chế xỉ thép Phế thải xỉ thép

Hình 1. Một số hình ảnh tại Công ty cổ phần thép Thủ Đức

5
2. Công ty cổ phần thép VICASA
Địa chỉ: Đường số 9, An Bình, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
a) Công suất sản xuất:
Phôi và cán :150.000 T/Năm.
b) Nguyên liệu sản xuất:
Nguyên liệu sản xuất tại nhà máy gồm nguyên liệu chính là gang và thép
phế liệu ( khoảng 98 - 99 %), trong đó gang chiếm khoảng 5%, còn lại là thép
phế liệu. Ngoài ra còn dùng một số phụ gia bổ sung thành phần kim loại trong
thép như vôi, đô lô mít, than đá, silic, magiê ( chiếm khoảng 1 – 2%).
Thép phế liệu thu gom chủ yếu trong nước và một lượng ít nhập khẩu từ
nước ngoài.
c) Công nghệ sản xuất:
Dây chuyền như sau: Phối liệu -> Lò nấu chảy EAF (hồ quang điện) -> Lò
tinh luyện LF -> Đúc phôi -> Lò nung ( nhiệt độ 1100oC) -> Cán thép.
d) Lượng xỉ phát thải, xử lý và sử dụng:
- Lượng xỉ thép phát thải hàng năm:
+ Xỉ nấu chảy phôi: 18.000 T/Năm
+ Xỉ cán thép: 2.000 T/Năm
- Tình hình xử lý, sử dụng xỉ thép:
+ Xỉ thép sau khi ra khỏi lò được phun nước làm nguội, sau đó được xử lý
bằng cách nghiền nhỏ, tách sắt lẫn trong xỉ. Xỉ sau khi xử lý được vận chuyển ra
bãi chứa.
+ Xỉ thép tại công ty hiện được sử dụng chủ yếu làm vật liệu san lấp, sản
xuất gạch không nung.
Sau khi khảo sát, đề tài đã tiến hành lấy mẫu xỉ thép tại bãi chứa của nhà
máy để đánh giá chất lượng.
Một số hình ảnh khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần thép VICASA được
trình bày trong hình 2:

6
Công ty cổ thép thép Vicasa Thép phế liệu thép dùng cho sản xuất
thép

Phôi thép Cán thép

Dây chuyền tái chế Phế thải xỉ

Hình 2. Một số hình ảnh tại Công ty cổ phần thép VICASA

7
3. Công ty cổ phần MTV Thép Miền Nam - VNSteel
Địa chỉ: Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, Phường Phú Mỹ, Thị Xã Phú Mỹ,
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam.
a) Công suất sản xuất:
- Phôi Thép: 500.000 T/Năm.
- Cán thép : 400.000 T/Năm.
b) Nguyên liệu sản xuất:
Nguyên liệu sản xuất tại nhà máy gồm nguyên liệu chính là gang và thép
phế liệu ( khoảng 98 - 99 %), trong đó gang chiếm khoảng 3-4%, còn lại là thép
phế liệu. Ngoài ra còn dùng một số phụ gia bổ sung thành phần kim loại trong
thép như vôi, đô lô mít, than đá, silic, magiê ( chiếm khoảng 1 – 2%).
Thép phế liệu thu gom chủ yếu trong nước ở các khu vực miền nam và
miền trung và một lượng ít nhập khẩu từ nước ngoài.
c) Công nghệ sản xuất:
Công nghệ sản xuất: sử dụng dây chuyền công nghệ Italia. Dây chuyền
như sau: Phối liệu -> Lò nấu chảy EAF (hồ quang điện) -> Lò tinh luyện LF ->
Đúc phôi -> Lò nung ( nhiệt độ 1100oC) -> Cán thép.
d) Lượng xỉ phát thải, xử lý và sử dụng:
- Lượng xỉ thép phát thải hàng năm:
+ Xỉ nấu chảy phôi: 70.000 T/Năm
+ Xỉ cán thép: 5.000 T/Năm
- Tình hình xử lý, sử dụng xỉ thép:
+ Xỉ thép sau khi ra khỏi lò được phun nước làm nguội, sau đó được xử lý
bằng cách nghiền nhỏ, tách sắt lẫn trong xỉ. Xỉ sau khi xử lý được vận chuyển ra
bãi chứa.
+ Xỉ thép tại công ty hiện được sử dụng chủ yếu làm vật liệu san lấp, cốt
liệu bê tông.
Sau khi khảo sát, đề tài đã tiến hành lấy mẫu xỉ thép tại bãi chứa của nhà
máy để đánh giá chất lượng.
Một số hình ảnh khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần MTV Thép Miền
Nam - Vnsteel được trình bày trong hình 3:

8
Công ty cổ phần thép Miền Nam Thép phế liệu thép dùng cho sản xuất thép

Phôi thép Kho chứa sản phẩm

Dây chuyền tái chế xỉ phế thải Xỉ phế thải tái chế

Hình 3. Một số hình ảnh tại Công ty cổ phần MTV Thép Miền Nam

9
4. Công ty cổ phần thép Vina Kyoei
Địa chỉ: KCN Phú Mỹ I, Phường Phú Mỹ, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.
a) Công suất sản xuất:
- Phôi Thép : 500.000 T/Năm.
- Cán Thép : 800.000 T/Năm.
b) Nguyên liệu sản xuất:
Nguyên liệu sản xuất tại nhà máy gồm nguyên liệu chính là gang và thép
phế liệu, trong đó gang chiếm khoảng 5%, còn lại là thép phế liệu. Ngoài ra còn
dùng một số phụ gia bổ sung thành phần kim loại trong thép như vôi, đô lô mít,
than đá, silic, magiê ( chiếm khoảng 1 – 2%).
Thép phế liệu thu gom chủ yếu trong nước ở các khu vực miền nam và
miền trung và một lượng ít nhập khẩu từ nước ngoài.
c) Công nghệ sản xuất:
Công nghệ sản xuất: sử dụng dây chuyền công nghệ Italia. Dây chuyền
như sau: Phối liệu -> Lò nấu chảy EAF (hồ quang điện) -> Lò tinh luyện LF ->
Đúc phôi -> Lò nung ( nhiệt độ 1100oC) -> Cán thép.
d) Lượng xỉ phát thải, xử lý và sử dụng:
- Lượng xỉ thép phát thải hàng năm:
+ Xỉ nấu chảy phôi: 85.000 T/Năm
+ Xỉ cán thép: 5.000 T/Năm
- Tình hình xử lý, sử dụng xỉ thép:
+ Xỉ thép sau khi ra khỏi lò được phun nước làm nguội, sau đó được xử lý
bằng cách nghiền nhỏ, tách sắt lẫn trong xỉ. Xỉ sau khi xử lý được vận chuyển ra
bãi chứa.
+ Xỉ thép tại công ty hiện được sử dụng chủ yếu làm vật liệu san lấp, sản
xuất gạch không nung.
Sau khi khảo sát, đề tài đã tiến hành lấy mẫu xỉ thép tại bãi chứa của nhà
máy để đánh giá chất lượng.
Một số hình ảnh khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần thép Vina Kyoei
được trình bày trong hình 5:

10
Công ty thép Vina Kyoei Phế thải từ quá trình sản xuất

Công đoạn tạo phôi thép Dây chuyền sản xuất của nhà máy

Dây chuyền tái chế phế thải Xỉ tái chế

Hình 5. Một số hình ảnh tại Công ty cổ phần thép Vina Kyoei

11
II. KHẢO SÁT CÁC NHÀ MÁY GANG, THÉP KHU VỰC MIỀN TRUNG
Khu vực Miền Trung hiện nay có 4 nhà máy sản xuất thép, đề tài đã tiến
hành khảo sát thực tế tại 03 nhà máy sản xuất thép, cụ thể như sau:
1. Công ty cổ phần thép Đà Nẵng
Địa chỉ: Số 6, Hoà Hiệp Bắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng
a) Công suất sản xuất:
- Công suất dây chuyền : 180.000T/Năm
- Công suất thực tế : 140.000T/Năm
b) Nguyên liệu sản xuất:
Nguyên liệu sản xuất tại nhà máy gồm nguyên liệu chính là gang và thép
phế liệu, trong đó gang chiếm khoảng (2-3)%, còn lại là thép phế liệu. Ngoài ra
còn dùng một số phụ gia bổ sung thành phần kim loại trong thép như vôi, đô lô
mít, than đá, silic, magiê ( chiếm khoảng 1 – 2%).
Thép phế liệu thu gom chủ yếu trong nước ở các khu vực miền trung và
một lượng ít nhập khẩu từ nước ngoài.
c) Công nghệ sản xuất:
Dây chuyền như sau: Phối liệu -> Lò nấu chảy EAF (hồ quang điện) -> Lò
tinh luyện LF -> Đúc phôi -> Lò nung ( nhiệt độ 1100oC) -> Cán thép.
d) Lượng xỉ phát thải, xử lý và sử dụng:
- Lượng xỉ thép phát thải hàng năm:
+ Xỉ nấu chảy phôi: 15.000 T/Năm
+ Xỉ cán thép: 5.000 T/Năm
- Tình hình xử lý, sử dụng xỉ thép:
+ Xỉ thép sau khi ra khỏi lò được phun nước làm nguội, sau đó được xử lý
bằng cách nghiền nhỏ, tách sắt lẫn trong xỉ. Xỉ sau khi xử lý được vận chuyển ra
bãi chứa.
+ Xỉ thép tại công ty hiện được sử dụng chủ yếu làm vật liệu san lấp.
Sau khi khảo sát, đề tài đã tiến hành lấy mẫu xỉ thép tại bãi chứa của nhà
máy để đánh giá chất lượng.
Một số hình ảnh khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần thép Đà Nẵng được
trình bày trong hình 6:

12
Công ty thép Đà Nẵng Công đoạn thép ra lò

Kho chứa sản phẩm Phế liệu nóng chảy

Dây chuyền tái chế Xỉ thép sau khi tái chế

Hình 6. Một số hình ảnh tại Công ty cổ phần thép Đà Nẵng

13
2. Công ty cổ phần thép Dana - Ý
Địa chỉ: Đường 11B KCN Thanh Vinh, Liên Chiểu, Đà Nẵng
a) Công suất sản xuất:
- Công suất dây chuyền : 400.000T/Năm
- Công suất thực tế : 250.000T/Năm
b) Nguyên liệu sản xuất:
Nguyên liệu sản xuất tại nhà máy gồm nguyên liệu chính là gang và thép
phế liệu, trong đó gang chiếm khoảng 5 %, còn lại là thép phế liệu. Ngoài ra còn
dùng một số phụ gia bổ sung thành phần kim loại trong thép như vôi, đô lô mít,
than đá, silic, magiê ( chiếm khoảng 1 – 2%).
Thép phế liệu thu gom chủ yếu bằng nhập khẩu thép phế liệu nước ngoài
và một ít ở trong nước.
c) Công nghệ sản xuất:
Dây chuyền như sau: Phối liệu -> Lò nấu chảy EAF (hồ quang điện) -> Lò
tinh luyện LF -> Đúc phôi -> Lò nung ( nhiệt độ 1100oC) -> Cán thép.
d) Lượng xỉ phát thải, xử lý và sử dụng:
- Lượng xỉ thép phát thải hàng năm:
+ Xỉ nấu chảy phôi: 25.000 T/Năm
+ Xỉ cán thép: 5.000 T/Năm
- Tình hình xử lý, sử dụng xỉ thép:
+ Xỉ thép sau khi ra khỏi lò được phun nước làm nguội, sau đó được xử lý
bằng cách nghiền nhỏ, tách sắt lẫn trong xỉ. Xỉ sau khi xử lý được vận chuyển ra
bãi chứa.
+ Xỉ thép tại công ty hiện được sử dụng chủ yếu làm vật liệu san lấp.
Sau khi khảo sát, đề tài đã tiến hành lấy mẫu xỉ thép tại bãi chứa của nhà
máy để đánh giá chất lượng.
Một số hình ảnh khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần thép Dana - Ý được
trình bày trong hình 7:

14
Công ty thép Dana Ý Bãi chứa thép phế liệu

Phôi thép Thép ra lò

Phế thải từ quá trình sản xuất Xỉ sau khi tái chế

Hình 7. Một số hình ảnh tại Công ty cổ phần thép Dana - Ý

15
3. Công ty cổ phần thép Dana - Úc
Địa chỉ: Đường số 11B, Hoà Liên, Hòa Vang, Đà Nẵng
a) Công suất sản xuất:
- Công suất dây chuyền : 300.000T/Năm
b) Nguyên liệu sản xuất:
Nguyên liệu sản xuất tại nhà máy gồm nguyên liệu chính là gang và thép
phế liệu, trong đó gang chiếm khoảng 5 %, còn lại là thép phế liệu. Ngoài ra còn
dùng một số phụ gia bổ sung thành phần kim loại trong thép như vôi, đô lô mít,
than đá, silic, magiê ( chiếm khoảng 1 – 2%).
Thép phế liệu thu gom ở trong nước khoảng 20% và được nhập khẩu từ
nước ngoài khoảng 80%.
c) Công nghệ sản xuất:
Dây chuyền như sau: Phối liệu -> Lò nấu chảy EAF (hồ quang điện) -> Lò
tinh luyện LF -> Đúc phôi -> Lò nung ( nhiệt độ 1100oC) -> Cán thép.
d) Lượng xỉ phát thải, xử lý và sử dụng:
- Lượng xỉ thép phát thải hàng năm:
+ Xỉ nấu chảy phôi: 20.000 T/Năm
+ Xỉ cán thép: 5.000 T/Năm
- Tình hình xử lý, sử dụng xỉ thép:
+ Xỉ thép sau khi ra khỏi lò được phun nước làm nguội, sau đó được xử lý
bằng cách nghiền nhỏ, tách sắt lẫn trong xỉ. Xỉ sau khi xử lý được vận chuyển ra
bãi chứa.
+ Xỉ thép tại công ty hiện được sử dụng chủ yếu làm vật liệu san lấp, sản
xuất gạch không nung và cốt liệu cho bê tông.
Sau khi khảo sát, đề tài đã tiến hành lấy mẫu xỉ thép tại bãi chứa của nhà
máy để đánh giá chất lượng.
Một số hình ảnh khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần thép Dana - Úc được
trình bày trong hình 8:

16
Công ty thép Dana Úc Phế liệu sản xuất

Dây chuyền sản xuất thép Kho chứa sản phẩm thép

Phế liệu nóng chảy Phế thải xỉ

Hình 8. Một số hình ảnh tại Công ty cổ phần thép Dana - Úc

17
III. KHẢO SÁT CÁC NHÀ MÁY GANG, THÉP KHU VỰC MIỀN BẮC
Khu vực Miền Bắc hiện nay có 12 nhà máy sản xuất gang và thép, đề tài
đã tiến hành khảo sát thực tế tại 04 nhà máy sản xuất gang, thép và 01 nhà máy
tái chế phát thải xỉ thép, cụ thể như sau:
1. Công ty cổ phần gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh
Địa chỉ: KCN Vũng Áng, Phường Kỳ Long, Thị xã, Kỳ Anh, Hà Tĩnh
a) Công suất sản xuất:
Sản xuất gang: 7.000.000 Tấn/Năm
Sản xuất thép: 7.500.000 Tấn/Năm
b) Nguyên liệu sản xuất:
- Sản xuất gang:
Nguyên liệu sản xuất gang chủ yếu là quặng sắt nhập khẩu từ nước ngoài.
- Sản xuất thép:
Nguyên liệu sản xuất thép tại nhà máy gồm nguyên liệu chính là gang và
thép phế liệu, trong đó gang chiếm khoảng 90 - 95%, còn lại 5 – 10% là thép
phế liệu. Ngoài ra còn dùng một số phụ gia bổ sung thành phần kim loại trong
thép như vôi, đô lô mít, than đá, silic, magiê ( chiếm khoảng 1 – 2%).
Thép phế liệu được nhập khẩu từ nước ngoài khoảng 75%.
c) Công nghệ sản xuất thép:
Dây chuyền như sau: Phối liệu -> Lò chuyển -> Đúc phôi -> Cán thép.
d) Lượng xỉ phát thải, xử lý và sử dụng:
- Lượng xỉ phát thải hàng năm:
+ Xỉ lò cao (xỉ gang): 2.000.000 T/Năm
+ Xỉ cán thép: 900.000 T/Năm
- Tình hình xử lý, sử dụng xỉ lò cao:
+ Xỉ lò cao nóng chảy sau khi ra khỏi lò được đưa vào thiết bị làm lạnh
bằng nước áp lực cao, xỉ lò cao thu hồi ở dạng hạt có hoạt tính thuỷ lực cao, là
phụ gia khoáng rất tốt cho xi măng và bê tông.
+ Xỉ gang (xỉ lò cao hạt hoá) được sử dụng hết làm phụ gia khoáng
nghiền mịn cho sản xuất xi măng và bê tông.
- Tình hình xử lý, sử dụng xỉ thép:

18
+ Xỉ thép nóng chảy sau khi ra khỏi lò được đưa vào hầm kín xử lý ủ ẩm
bằng nước, xỉ được đổ thành từng lớp, mỗi lớp được tưới nước và đánh tơi, sau
khi đầy đóng nắp hầm lại và tiếp tục phun nước thêm khoảng 12 – 14 ngày sau
đó được vận chuyển ra khu vực xử lý. Khu vực xử lý gồm dây chuyền gồm các
máy kẹp hàm, máy hút sắt từ tính và hệ thống sàng phân loại cỡ hạt. Xỉ sau khi
xử lý được vận chuyển ra bãi chứa sản phẩm.
+ Xỉ thép tại công ty hiện được sử dụng chủ yếu làm vật liệu san lấp và
vật liệu cho đường giao thông.
Sau khi khảo sát, đề tài đã tiến hành lấy mẫu xỉ thép tại bãi chứa của nhà
máy để đánh giá chất lượng.
Một số hình ảnh khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần thép Hưng Nghiệp
được trình bày trong hình 9:

19
Công ty gang thép Hưng Nghiệp Lò chuyển

Dây chuyền sản xuất nhà máy Phôi thép

Dây chuyền tái chế Xỉ thép

Hình 9. Một số hình ảnh tại Công ty cổ phần gang thép Formosa

20
2. Công ty cổ phần gang thép Hoà Phát
Địa chỉ: Xã Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
a) Công suất sản xuất:
Sản xuất gang : 2.000.000 Tấn/ Năm
Sản xuất thép : 2.200.000 Tấn/ Năm
b) Nguyên liệu sản xuất:
- Sản xuất gang:
Nguyên liệu sản xuất gang chủ yếu là quặng sắt trong nước và nhập khẩu
từ nước ngoài.
- Sản xuất thép:
Nguyên liệu sản xuất thép tại nhà máy gồm nguyên liệu chính là gang và
thép phế liệu, trong đó gang chiếm khoảng 90 - 95%, còn lại 5 – 10% là thép
phế liệu. Ngoài ra còn dùng một số phụ gia bổ sung thành phần kim loại trong
thép như vôi, đô lô mít, than đá, silic, magiê ( chiếm khoảng 1 – 2%).
Thép phế liệu được thu gom trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài.
c) Công nghệ sản xuất thép:
Dây chuyền như sau: Phối liệu -> Lò chuyển -> Đúc phôi -> Cán thép.
d) Lượng xỉ phát thải, xử lý và sử dụng:
- Lượng xỉ phát thải hàng năm:
+ Xỉ lò cao (xỉ gang): 700.000 T/Năm
+ Xỉ cán thép: 300.000 T/Năm
- Tình hình xử lý, sử dụng xỉ lò cao:
+ Xỉ lò cao nóng chảy sau khi ra khỏi lò được đưa vào thiết bị làm lạnh
bằng nước áp lực cao, xỉ lò cao thu hồi ở dạng hạt có hoạt tính thuỷ lực cao, là
phụ gia khoáng rất tốt cho xi măng và bê tông.
+ Xỉ gang (xỉ lò cao hạt hoá) được sử dụng hết làm phụ gia khoáng
nghiền mịn cho sản xuất xi măng và bê tông.
- Tình hình xử lý, sử dụng xỉ thép:
+ Xỉ thép nóng chảy sau khi ra khỏi lò được làm nguội bằng nước, không
có công đoạn xử lý bằng hầm ủ ẩm, sau đó được đập nhỏ và vận chuyển ra khu
vực xử lý. Khu vực xử lý gồm dây chuyền gồm các máy kẹp hàm, máy hút sắt từ
tính và hệ thống sàng phân loại cỡ hạt. Xỉ sau khi xử lý được vận chuyển ra bãi
chứa sản phẩm.
21
+ Xỉ thép tại công ty hiện được sử dụng chủ yếu làm vật liệu san lấp.
Sau khi khảo sát, đề tài đã tiến hành lấy mẫu xỉ thép tại bãi chứa của nhà
máy để đánh giá chất lượng.
Một số hình ảnh khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần thép Hòa Phát được
trình bày trong hình 10:

Công ty gang thép Hòa phát Bên ngoài khu sản xuất thép

Dây chuyền sản xuất Thép sau khi cán

22
Dây chuyền xử lý phế thải Phế thải xỉ

Hình 10. Một số hình ảnh tại Công ty cổ phần thép Hòa Phát

3. Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên


Địa chỉ: Tổ 21, phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên, Cam Giá,
Thành phố Thái Nguyên, Thái Nguyên.
a) Công suất sản xuất:
Sản xuất gang : 500.000 Tấn/ Năm
Sản xuất thép : 1.000.000 Tấn/ Năm
b) Nguyên liệu sản xuất:
- Sản xuất gang:
Nguyên liệu sản xuất gang chủ yếu là quặng sắt trong nước.
- Sản xuất thép:
Nguyên liệu sản xuất thép tại nhà máy gồm nguyên liệu chính là gang và
thép phế liệu, trong đó gang chiếm khoảng 90 - 95%, còn lại 5 – 10% là thép
phế liệu. Ngoài ra còn dùng một số phụ gia bổ sung thành phần kim loại trong
thép như vôi, đô lô mít, than đá, silic, magiê ( chiếm khoảng 1 – 2%).
Thép phế liệu được thu gom trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài.
c) Công nghệ sản xuất thép:
Dây chuyền như sau: Phối liệu -> Lò chuyển -> Đúc phôi -> Cán thép.
d) Lượng xỉ phát thải, xử lý và sử dụng:
- Lượng xỉ phát thải hàng năm:

23
+ Xỉ lò cao (xỉ gang): 150.000 T/Năm
+ Xỉ cán thép: 130.000 T/Năm
- Tình hình xử lý, sử dụng xỉ lò cao:
+ Xỉ lò cao nóng chảy sau khi ra khỏi lò được đưa vào thiết bị làm lạnh
bằng nước áp lực cao, xỉ lò cao thu hồi ở dạng hạt có hoạt tính thuỷ lực cao, là
phụ gia khoáng rất tốt cho xi măng và bê tông.
+ Xỉ gang (xỉ lò cao hạt hoá) được sử dụng hết làm phụ gia khoáng
nghiền mịn cho sản xuất xi măng và bê tông.
- Tình hình xử lý, sử dụng xỉ thép:
+ Xỉ thép nóng chảy sau khi ra khỏi lò được làm nguội bằng nước, không
có công đoạn xử lý bằng hầm ủ ẩm, sau đó được đập nhỏ và vận chuyển ra khu
vực xử lý. Khu vực xử lý gồm dây chuyền gồm các máy kẹp hàm, máy hút sắt từ
tính và hệ thống sàng phân loại cỡ hạt. Xỉ sau khi xử lý được vận chuyển ra bãi
chứa sản phẩm.
+ Xỉ thép tại công ty hiện được sử dụng chủ yếu làm vật liệu san lấp.
Sau khi khảo sát, đề tài đã tiến hành lấy mẫu xỉ thép tại bãi chứa của nhà
máy để đánh giá chất lượng.
Một số hình ảnh khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần gang thép Thái
Nguyên được trình bày trong hình 11:

24
Công ty gang thép Thái Nguyên Phôi thép

Bên ngoài dây chuyền sản xuất Bên trong dây chuyền sản xuất nhà máy

Phế liệu nóng chảy Phế thải xỉ

Hình 11. Một số hình ảnh tại Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên

25
4. Công ty cổ phần gang thép Tuyên Quang
Địa chỉ: KCN Long Bình An – xã Đội Cấn – Tp Tuyên Quang
a) Công suất sản xuất:
Sản xuất gang : 700.000 Tấn/ Năm
Sản xuất thép : 700.000 Tấn/ Năm
b) Nguyên liệu sản xuất:
- Sản xuất gang:
Nguyên liệu sản xuất gang chủ yếu là quặng sắt trong nước.
- Sản xuất thép:
Nguyên liệu sản xuất thép tại nhà máy gồm nguyên liệu chính là gang và
thép phế liệu, trong đó gang chiếm khoảng 90 - 95%, còn lại 5 – 10% là thép
phế liệu. Ngoài ra còn dùng một số phụ gia bổ sung thành phần kim loại trong
thép như vôi, đô lô mít, than đá, silic, magiê ( chiếm khoảng 1 – 2%).
Thép phế liệu được thu gom trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài.
c) Công nghệ sản xuất thép:
Dây chuyền như sau: Phối liệu -> Lò chuyển -> Đúc phôi -> Cán thép.
d) Lượng xỉ phát thải, xử lý và sử dụng:
- Lượng xỉ phát thải hàng năm:
+ Xỉ lò cao (xỉ gang): 100.000 T/Năm
+ Xỉ cán thép: 170.000 T/Năm
- Tình hình xử lý, sử dụng xỉ lò cao:
+ Xỉ lò cao nóng chảy sau khi ra khỏi lò được đưa vào thiết bị làm lạnh
bằng nước áp lực cao, xỉ lò cao thu hồi ở dạng hạt có hoạt tính thuỷ lực cao, là
phụ gia khoáng rất tốt cho xi măng và bê tông.
+ Xỉ gang (xỉ lò cao hạt hoá) được sử dụng hết làm phụ gia khoáng
nghiền mịn cho sản xuất xi măng và bê tông.
- Tình hình xử lý, sử dụng xỉ thép:
+ Xỉ thép nóng chảy sau khi ra khỏi lò được làm nguội bằng nước, không
có công đoạn xử lý bằng hầm ủ ẩm, sau đó được đập nhỏ và vận chuyển ra khu
vực xử lý. Khu vực xử lý gồm dây chuyền gồm các máy kẹp hàm, máy hút sắt từ
tính và hệ thống sàng phân loại cỡ hạt. Xỉ sau khi xử lý được vận chuyển ra bãi
chứa sản phẩm.

26
+ Xỉ thép tại công ty hiện được sử dụng chủ yếu làm vật liệu san lấp.
Sau khi khảo sát, đề tài đã tiến hành lấy mẫu xỉ thép tại bãi chứa của nhà
máy để đánh giá chất lượng.
Một số hình ảnh khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần gang thép Hằng
Nguyên được trình bày trong hình 12:

Bên ngoài dây chuyền sản xuất nhà máy Kho chứa sản phẩm

Phôi thép Sản phẩm thép

27
Phế liệu nóng chảy Xỉ thép từ quá trình sản xuất

Hình 12. Một số hình ảnh tại Công ty cổ phần thép Tuyên Quang

5. Công ty cổ phần Thành Đại Phú Mỹ Hải Phòng


Địa chỉ: Lô CN02, Khu Công Nghiệp Nam Cầu Kiền, Huyện Thủy
Nguyên, Thành Phố Hải Phòng.
a) Công suất xử lý:
Công suất dây chuyền xử lý: 2.000 tấn/ngày, tương đương khoảng
600.000 tấn xỉ thép/năm.
b) Nguyên liệu xử lý:
Nguyên liệu xử lý của nhà máy là xỉ thép của các nhàn máy thép Hoà Phát
Hải Dương, các nhà máy thép Việt – Ý, thép Việt – Nhật, thép Nam Thuận, thép
Shengly Thái Bình tại khu vực thành phố Hải Phòng.
c) Công nghệ sản xuất:
Dây chuyền xử lý như sau: phế thải xỉ -> máy kẹp hàm -> máy tách sắt ->
máy nghiền côn -> sàng phân loại sản phẩm xỉ thép -> bãi chứa sản phẩm.
d) Ứng dụng:
+ Xỉ thép sau khi được tái chế được công ty sử dụng chủ yếu làm phụ gia
khoáng cho xi măng và nguyên liệu thay quặng sắt cho sản xuất clanhke xi
măng.
+ Hiện nay công ty đang bắt đầu gia công xử lý sản xuất xỉ thép làm cốt
liệu cho bô tông, vật liệu san lấp và đường giao thông.
Một số hình ảnh khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần Thành Đại Phú Mỹ
được trình bày trong hình 13:

28
Bãi tập kết phế liệu xỉ Dây chuyền sản xuất

Công đoạn nghiền Công đoạn lọc từ

Công đoạn tạo ra sản phẩm Cốt liệu xỉ

Hình 13. Một số hình ảnh tại Công ty cổ phần Thành Đại Phú Mỹ HP

29
IV. ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ LƯỢNG PHÁT THẢI XỈ
CỦA CÁC NHÀ MÁY GANG, THÉP TẠI VIỆT NAM
1. Công nghệ sản xuất gang, thép
1.1. Công nghệ sản xuất gang
Hiện nay trên thế giới, gang, thép được sản xuất bằng các công nghệ
chính như sau:
- Sản xuất gang: Theo công nghệ lò cao
- Sản xuất thép:
+ Công nghệ lò thổi ô xy BOF chiếm khoảng 71,2 %
+ Công nghệ lò điện hồ quang EAF chiếm khoảng 28,2 %
Tại Việt Nam công nghệ sản xuất gang chủ yếu là công nghệ lò cao. Lò
cao là một thiết bị luyện kim lớn, từ nguyên liệu đưa vào lò biến thành gang
lỏng, xỉ lỏng chảy ra với thời gian khoảng một ca. Trong thời gian này trong lò
xảy ra nhiều quá trình phức tạp của vật chất như biến đổi pha, phản ứng hóa học
ở nhiệt độ cao.
Sơ đồ 1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất gang bằng lò cao

30
Để thu được gang từ quặng, phải sử dụng chất hoàn nguyên sắt, đồng thời
phải cung cấp nhiệt lượng để tạo điều kiện nhiệt độ cho phản ứng hoàn nguyên,
biến các nguyên liệu trong lò thành dạng lỏng, trong quá trình này xỉ gang được
tách ra. Trong quặng, ngoài khoáng vật có ích Fe 2O3; Fe3O4 ra còn có đá vôi
chứa CaO; MgO; ngoài ra còn có Al2O3 và SiO2 không thể hoàn nguyên,một
lượng ít MgO có thể hoàn nguyên trong điều kiện lò cao, để làm cho các đá vỉa
đó nóng chảy thành xỉ lò có điều kiện lưu động tự do, từ đó có thể tách khỏi
gang, còn phải cho thêm một lượng chất trợ dung nhất định. Do phần lớn đá vỉa
có tính a xít vì vậy phần lớn chất trợ dung phải là đá vôi và đô lô mít có tính
kiềm. Chất trợ dung có thể cho vào trong quặng thiêu kết, cũng có thể trực tiếp
cho vào lò cao. Ngoài ra để giảm tỷ lệ cốc có thể phun một số nhiên liệu vào mắt
gió như dầu nặng, khí than hoặc khí thiên nhiên. Như thế nguyên liệu dùng cho
sản xuất lò cao chủ yếu có: Quặng sắt (quặng giàu tự nhiên hoặc quặng giàu
nhân tạo), than cốc, chất trợ dung. Các nguyên liệu đó đều theo một tỷ lệ nhất
định từ đỉnh lò nạp vào trong lò.

Hình 14: Mô hình lò cao và lò cao luyện gang CT gang thép Thái Nguyên

Công nghệ sản xuất gang ở nước ta hiện tại còn lạc hậu, các lò có công
suất rất thấp so với các lò cao luyện gang của các nước trên thế giới (có dung
tích lên tới 5000 m3). Có 11 lò cao dung tích trên 100 m 3, 7 lò cao dung tích

31
dưới 100 m3. Bảng 2 dưới đây liệt kê dung tích các lò cao luyện gang tại Việt
Nam.

Bảng 2: Dung tích các lò cao luyện gang hiện tại của Việt Nam
Dung tích lò
TT Tên doanh nghiệp cao luyện
Địa điểm
gang, m3
I. Các lò cao đang hoạt động
1 Công ty CP gang thép Thái Nguyên Thái Nguyên 100 và 120
2 Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương 350 và 450
3 Công ty gang thép Lào Cai (Việt Lào Cai 550
Trung)
4 Công ty liên doanh khoáng sản Hằng Thuyên 159
Nguyên (Tuyên Quang) Quang
5 Công ty CP gang thép Thanh Hóa Thanh Hóa 100
6 Nhà máy luyện phôi thép Quảng Quảng Ninh 60
Ninh- CT CP TĐ Đông Á
II. Các lò cao đã xây dựng không hoạt động
1 Công ty CP Gang thép Vạn Lợi Hải Phòng 2 x 220
2 Công ty CP gang thép Hà Tĩnh Hà Tĩnh 2 x 220
3 Công ty CP thép Đình Vũ Hải Phòng 220
4 Công ty CP KS Cao Sơn Hà Cao Bằng 50
5 Công ty gang Cẩm Giàng Bắc Kạn 25
6 Công ty CP gang thép Gia Sàng Thái Nguyên 22
7 Công ty khoáng sản 30/4 Cao Bằng 50
8 Công ty CP gang thép Cao Bằng Cao Bằng 2 x 22
Nguồn: - Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép giai
đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2025.

- Các số liệu điều tra tại các nhà máy thép năm 2014 – 2015.
1.2. Công nghệ sản xuất thép
Ở nước ta, công nghệ luyện thép theo 2 công nghệ chính, đó là luyện thép
bằng công nghệ lò điện hồ quang EAF và luyện thép bằng công nghệ lò thổi ô
32
xy BOF. Phần lớn thép được sản xuất bằng công nghệ lò điện hồ quang, ngành
thép của Việt Nam bắt đầu bằng 2 lò mactanh 50 tấn/mẻ tại Công ty gang thép
Thái Nguyên và 2 lò BOF 5 tấn/mẻ tại nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng. Sau
một số năm vận hành, Công ty đã chuyển sang lò điện hồ quang. Hiện tại, ngành
thép Việt nam vẫn sử dụng chủ yếu công nghệ lò điện hồ quang EAF. Hiện nay
chỉ có hai nhà máy sử dụng công nghệ lò thổi ô xy BOF tại Công ty thép Hòa
Phát và Công ty gang thép Lào Cai. Dưới đây là mô hình lò điện hồ quang (hình
1.3) và lò thổi ô xy BOF (hình 1.4)

Hình 15: Mô hình lò điện luyện thép EAF

Hình 16: Mô hình lò thổi ô xy BOF luyện thép và lò luyện thép của CT thép Hòa Phát
Các nhà máy sản xuất thép của nước ta hiện nay tập trung chủ yếu ở Miền
Bắc và Miền Nam. Ở Miền Bắc tại các tỉnh Thái Nguyên, Hải Dương, Hải
Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh. Ở Miền Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng
Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong tương lai, một số nhà máy luyện kim liên hợp
đang được xây dựng ở Miền Trung như nhà máy luyện kim liên hợp 7,5 triệu
33
tấn/năm của Formosa ở Hà Tĩnh, ... Bảng 3 liệt kê danh sách các lò luyện thép
tại Việt Nam.

Bảng 3: Danh mục các lò luyện thép tại Việt Nam


Năm Công suất
Địa Công
TT Tên doanh nghiệp hoạt thiết kế,
điểm nghệ lò
động tấn/năm
A. Các nhà máy đang hoạt động 7.580.000
I. Vùng trung du miền núi phía Bắc 760.000
Công ty CP gang thép Thái
1 1963 Lò điện 260.000
Thái Nguyên Nguyên
Công ty gang thép Lào Cai Lò thổi ô
2 Lào Cai 2014 500.000
(Việt Trung) xy BOF
II. Vùng đồng bằng sông Hồng 1.900.000
Nhà máy thép Hòa Phát - Hải Lò thổi ô
3 2007 850.000
Hải Dương Dương xy BOF
Nhà máy thép Hòa Phát - Hưng
4 2007 Lò điện 250.000
Hưng Yên Yên
Hải
5 Công ty CP thép Sông Đà 2007 Lò điện 400.000
Phòng
Hải
6 Nhà máy Thép Việt Ý 2002 Lò điện 400.000
Phòng
III. Vùng duyên hải miền Trung 500.000
7 Công ty CP Thép Đà Nẵng Đà Nẵng   Lò điện 100.000
Công ty Cp Thép Thái
8 Đà Nẵng 2009 Lò điện 300.000
Bình Dương - Đà Nẵng
Công ty TNHH Thép Việt Quảng
9 2009 Lò điện 100.000
Pháp Nam
IV. Tây Nguyên 0
V. Đông Nam Bộ 4.420.000
Công ty CP Thép Biên
10 Biên Hòa 1967 Lò điện 60.000
Hòa
11 Công ty CP Thép Thủ Đức HCM 1978 Lò điện 100.000
12 Công ty CP Thép Nhà Bè HCM 1976 Lò điện 60.000
13 Công ty thép Miền Nam HCM 2002 Lò điện 500.000
Nhà máy luyện phôi thép -
Vũng
14 Công Ty CP Thép Pomina 2007 Lò điện 500.000
Tàu
2

34
Năm Công suất
Địa Công
TT Tên doanh nghiệp hoạt thiết kế,
điểm nghệ lò
động tấn/năm
Nhà máy luyện phôi thép - Vũng
15 2008 Lò điện 1.000.000
Thép Pomina 3 Tàu
Vũng
16 Nhà máy thép Đồng Tiến 2009 Lò điện 200.000
Tàu
Nhà máy thép Phú Mỹ - Vũng
17 2002 Lò điện 500.000
CTy Thép miền Nam Tàu
Nhà máy luyện phôi thép
Vũng
18 − Công Ty CP Luyện Cán 2008 Lò điện 500.000
Tàu
Thép Phú Thọ
Nhà máy sản xuất phôi
Vũng
19 thép − Công Ty TNHH 2007 Lò điện 1.000.000
Tàu
Thép Fuco
VI. Đồng bằng Sông Cửu Long 0
B. Các nhà máy đã xây dựng không hoạt động 1.455.000
Công ty CP Gang thép Hải
1 2008 Lò điện 300.000
Vạn Lợi Phòng
Công ty cổ phần BCH -
Hải
2 Nhà máy sản xuất phôi   Lò điện 300.000
Dương
thép Thái Hưng
Công ty Cổ phần Thép Hải
3   Lò điện 550.000
Cửu Long -Vinashin Phòng
Hải
4 Công ty CP thép Đình Vũ 2008 Lò điện 200.000
Phòng
Công ty CP KS Cao Sơn Cao
5   Lò điện  
Hà Bằng
6 Công ty gang Cẩm Giàng Bắc Kạn   Lò điện 25.000
Thái
7 Công ty Kim khí Gia Sàng   Lò điện 20.000
Nguyên
Cao
8 Công ty khoáng sản 30/4   Lò điện 60.000
Bằng
Tổng năng lực     9.035.000
Nguồn: - Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép giai
đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2025.
- Các số liệu điều tra tại các nhà máy thép năm 2014 – 2015.

Các lò điện sản xuất thép của Việt nam hiện rất nhỏ, trừ nhà máy thép Phú
Mỹ được trang bị lò điện hồ quang kiểu DANARC 70 tấn/mẻ mới được đưa vào
35
vận hành. Các lò điện này đã áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật như phun ô xy và
than vào tạo xỉ bọt, dùng biến thế siêu cao công suất, sử dụng các loại vật liệu
chịu lửa siêu bền, ra thép đáy lệch tâm,…
Công nghệ sản xuất của ngành thép nước ta chia làm 3 nhóm. Trong đó
nhóm doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu chiếm khoảng 30%, công nghệ ở
mức trung bình chiếm 40%, còn lại là nhóm sử dụng những công nghệ hiện đại
trên thế giới.
- Nhóm lạc hậu: Là các nhà máy cán có quy mô nhỏ, sử dụng thiết bị tự
chế tạo trong nước. Công nghệ lạc hậu, quy mô nhỏ khiến chất lượng sản phẩm
thấp, tiêu hao vật tư và năng lượng cao, ảnh hưởng môi trường lớn và giá thành
sản phẩm không có sức cạnh tranh trên thị trường.
- Nhóm trung bình: Là các nhà máy cũ của Công ty gang thép Thái
Nguyên, Công ty Thép Miền Nam, Công ty Thép Đà Nẵng,thép liên doanh Việt
– Úc Vinausteel, liên doanh thép NatsteelVina, thép Tây Đô và các công ty thép
Hải Phòng, Thái Nguyên, Nam Đô.
- Nhóm các nhà máy hiện đại: Là các nhà máy liên doanh như Posco,
Vinakyoei, Thép Việt-Hàn VSP, các nhà máy mới xây dựng như Hòa Phát, Việt-
Ý, Pomina, Thép Phú Mỹ, ...
2. Lượng xỉ gang, thép phát thải tại Việt Nam
Phế thải nói chung và phế thải công nghiệp nói riêng rất đa dạng và nằm
rải rác khắp nơi, mỗi ngành công nghiệp có một số loại phế thải nhất định và có
tính chất đặc thù khác nhau, như công nghiệp luyện kim phát sinh phế thải xỉ
gang, xỉ thép; công nghiệp nhiệt điện phát sinh phế thải tro xỉ nhiệt điện, bã thải
thạch cao; công nghiệp than phát sinh đá xít,… Trong những năm gần đây, ở
nước ta, một lượng đáng kể phế thải công nghiệp đã được đưa vào sản xuất
VLXD, tuy nhiên lượng phế thải công nghiệp được sử dụng vẫn còn rất hạn chế
so với lượng phế thải phát sinh.
Các nguồn phế thải công nghiệp ở nước ta ngày càng tăng về khối lượng
do sự phát triển của các ngành công nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói
chung. Với các nhà máy sản xuất gang thép đang hoạt động, nếu tính 100% công
36
suất thiết kế, lượng xỉ lò cao năm 2014 là 564.000 tấn, xỉ thép 950.100 tấn, tuy
nhiên thực tế các nhà máy vận hành với công suất thấp nên lượng xỉ lò cao phát
sinh năm 2014 là 384.600 tấn, xỉ thép phát sinh 663.960 tấn. Bảng 1tổng hợp
lượng xỉ gang thép năm 2014 phát sinh của các nhà máy gang thép ở nước ta.
Bảng 4: Lượng xỉ gang thép tại Việt Nam năm 2014
TT Xỉ gang thép Lượng xỉ phát sinh, Lượng xỉ phát sinh
(Tấn) (theo tính toán năm 2014 (Tấn)
khi các NM vận hành
100% CS)
1 Xỉ lò cao 564.000 384.600
luyện gang
2 Xỉ thép 950.100 663.960
Tổng 1.514.100 1.048.560

Nhờ gần nguồn nguyên liệu quặng sắt, các nhà máy gang chủ yếu được
đặt tại khu vực miền Bắc, vì vậy mà nguồn xỉ lò cao chủ yếu tập trung ở miền
Bắc của nước ta. Còn với các nhà máy thép ở nước ta, nguồn nguyên liệu là
gang lỏng hoặc sắt thép phế liệu, vì vậy mà các nhà máy thép được đặt chủ yếu
ở các khu kinh tế miền Bắc và miền Đông Nam Bộ tập trung ở khu công nghiệp
Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Cụ thể phân bố nguồn xỉ lò cao và xỉ thép được trình bày chi tiết trong
bảng 5 dưới đây:

Bảng 5: Phân bố nguồn xỉ gang theo 6 vùng lãnh thổ

Lượng xỉ lò cao Lượng xỉ thép


TT Vùng lãnh thổ
năm 2014 (tấn) năm 2014 (tấn)
1 Trung du miền núi phía Bắc 132.600 35.580
2 Đồng bằng sông Hồng 243.000 215.100
3 Duyên hải miền Trung 9.000 42.000
4 Tây Nguyên 0 0
5 Đông Nam Bộ 0 371.280
6 Đồng bằng Sông Cửu Long 0 0
Tổng 384.600 663.960

37
Theo số liệu điều tra khảo sát và số liệu báo cáo của Hiệp hội thép Việt
Nam, tổng lượng xỉ gang, xỉ thép phát thải năm 2019 khoảng 7 triệu tấn/năm,
trong đó xỉ gang là 3,9 triệu tấn/năm, xỉ thép là 3,1 triệu tấn/năm. Tổng hợp
lượng xỉ gang, xỉ thép của các nhà máy sản xuất gang thép phát thải trong năm
2019 được trình bày trong bảng 6.
Bảng 6. Lượng xỉ gang, xỉ thép phát thải năm 2019
Công suất Xỉ phát thải
STT Tên nhà máy (nghìn tấn/năm) (nghìn tấn/năm)
Gang Thép Xỉ gang Xỉ thép
I Khu vực Miền Bắc
1 Thép Hoà Phát Hải Dương 2.000 2.000 570 240
2 Thép Hoà Phát Hưng Yên   350 49
3 Thép Việt - Ý   400 56
4 Thép Shengli   500 70
5 Thép Nam Thuận   300 42
6 Thép Việt - Nhật (VIJA)   500 70
7 Thép Formosa 7.000 7.500 1.995 900
8 Thép Cao Bằng 220 220 63 26
9 Thép Tuyên Quang 150 150 43 18
10 Thép Nghi Sơn   720 101

11 Thép Việt Trung 500 500 60


143
12 Thép Thái Nguyên (TISCO) 300 300 86 36
II Khu vực Miền Trung      
1 Thép Hòa Phát Dung Quất 3.730 3.730 1.063 448
2 Thép Đà Nẵng   140 20
3 Thép Dana - Ý   400 56
4 Thép Dana - Úc   300 42
III Khu vực Miền Nam      
1 Thép Thủ Đức (VIKIMCO)   200 28

38
Công suất Xỉ phát thải
STT Tên nhà máy (nghìn tấn/năm) (nghìn tấn/năm)
Gang Thép Xỉ gang Xỉ thép
2 Thép Biên Hòa (VICASA)   150 21
3 Thép An Hưng Tường (VAS)   450 63
4 Thép Tuệ Minh   500 70
5 Thép Miền Nam   500 70
6 Thép Pomina 2   350 49
7 Thép Pomina 3   1.000 140
8 Thép Tung Ho   1.000 140
9 Thép Posco   1.200 168
10 Thép Vina Kyoei   500 70
11 Thép Asean   388 54
Tổng cộng 13.900 24.248 3.962 3.107

Theo quy hoạch của ngành thép đã được phê duyệt (Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ số 145/2007/QĐ-TTg ngày 4 tháng 9 năm 2007) thì sản phẩm
gang: năm 2020 đạt 8 - 9 triệu tấn gang; năm 2025 đạt 10 - 12 triệu tấn gang và
sản phẩm hoàn nguyên; sản phẩm thép năm 2020 đạt 9 - 11 triệu tấn và năm
2025 đạt 12 - 15 triệu tấn phôi thép, khi đó lượng phế thải xỉ phát sinh vào năm
2020 khoảng 5 – 6 triệu tấn. Theo quy hoạch của ngành điện (Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ số 1208/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2011) thì đến năm
2020 tổng công suất các nhà máy nhiệt điện ở nước ta khoảng 36.000 MW, tiêu
thụ khoảng 67 triệu tấn than, khi đó ước tính lượng tro xỉ của các nhà máy nhiệt
điện ở Việt Nam thải ra sẽ đạt khoảng trên 20 triệu tấn, 4 – 5 triệu tấn thạch cao
nhân tạo/năm.
Kèm theo đó, sự phát triển của các ngành công nghiệp khác như: công
nghiệp giấy, công nghiệp hóa chất, khai thác than,..., lượng phế thải cũng không
ngừng tăng. Việc xử lý các phế thải công nghiệp là vấn đề cần thiết và cấp bách
hiện nay để tránh gây ô nhiễm môi trường. Nhất là đối với các nguồn phế thải
công nghiệp có thể tái sử dụng làm vật liệu xây dựng, đòi hỏi cần phải được đầu

39
tư nghiên cứu và tăng cường sử dụng chúng vào sản xuất vật liệu xây dựng như
trong: xi măng, bê tông, vật liệu không nung,…
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt (Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ số 1496/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2014) đưa ra quan điểm phát
triển vật liệu xây dựng hướng tới phát triển ổn định, bền vững trên cơ sở sử dụng
tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường.
Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 567/QĐ–TTg ngày 28/4/2010,
đưa ra mục tiêu: Hàng năm sử dụng khoảng 15 đến 20 triệu tấn phế thải công
nghiệp (tro xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao…) để sản xuất vật liệu xây không nung, tiết
kiệm được khoảng 1.000 ha đất nông nghiệp và hàng trăm ha diện tích đất chứa
phế thải.
Trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1696/QĐ-TTg ngày 23
tháng 9 năm 2014 đã đưa ra một số giải pháp thực hiện xử lý tro, xỉ, thạch cao
của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất phân bón để làm nguyên liệu sản
xuất vật liệu xây dựng.
Để thực hiện các nội dung trên, cần phải cung cấp thông tin cập nhật cho
các cơ quan quản lý Nhà nước, các công ty tư vấn, các chủ đầu tư, các doanh
nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng biết được thực trạng các nguồn phế thải công
nghiệp có thể làm vật liệu xây dựng, để từ đó đưa ra các giải pháp sử dụng các
nguồn phế thải công nghiệp nói trên vào làm vật liệu xây dựng.

40
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Điều tra, khảo sát đánh giá và đề xuất giải pháp sử dụng triệt để nguồn tro xỉ
nhiệt điện trong sản xuất vật liệu xây dựng.
[2] Điều tra, định hướng sử dụng phế thải công nghiệp vào lĩnh vực sản xuất vật
liệu xây dựng, Viện Vật liệu xây dựng, 2001.
[3] Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, Hà
Nội 2014.
[4] Quyết định số 1696/QĐ-TTg, ngày 23/9/2014 về một số giải pháp thực hiện
xử lý tro, xỉ, thạch cao của nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất phân bón để
làm nguyên liệu sản xuất VLXD.
[5] Quyết định 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển VLXD Việt Nam đến 2020, định hướng đến năm 2030.
[6] Nghị đinh số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015, về quản lý chất thải và phế
liệu.
[7] Quyết định 2149/2009/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý
tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
[8] Quyết định 2149/2009/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý
tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050
[9] Amounts of Blast Furnace Slag Produced and Used in FY 2013, nguồn Hiệp
hội xỉ Nippon Nhật Bản.

41

You might also like