You are on page 1of 37

CHƯƠNG 4

TINH LUYỆN ĐIỆN XỈ


(Electroslag Refinement)

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


Nội dung

4.1 Mở đầu
4.2 Xỉ trong tinh luyện điện xỉ
4.3 Các quá trình hoá lý khi tinh luyện điện xỉ
4.4 Một số vấn đề về công nghệ
4.5 Những phát triển mới trong tinh luyện điện xỉ

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


4.1 Mở đầu
4.1.1 Từ hàn điện xỉ đến tinh luyện điện
• Quá trình điện xỉ đượcxỉbiết đến từ thập niên
1930, nhưng chỉ từ thập niên 1970 mới được sử
dụng phổ biến để sản xuất thỏi đúc
• Phương pháp luyện kim điện xỉ được hình thành
trên cơ sở của nguyên lý hàn điện xỉ (hình 4.1)
• Trong quá trình hàn điện xỉ, dòng điện từ điện
cực qua xỉ đến kim loại làm cho xỉ được nung
nóng và tích một nhiệt lượng, đủ để nung và làm
chảy điện cực. Kim loại từ điện cực đi qua xỉ và
tích tụ thành vũng kim loại 5 và vũng này sẽ
đông đặc tạo thành mối hàn liên kết chặt chẽ với
mép cần hàn
TS. NGUYỄN NGỌC HÀ
Hình 4.1: nguyên lý hàn điện xỉ

1- Chi tiết cần hàn


2- Khuôn có nước
làm nguội
3- Nồi lò xỉ
4- Điện cực hàn
5- Kim loại lỏng
6- Mối hàn đã kết tinh

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


4.1.1 Từ hàn điện xỉ đến tinh luyện điện
xỉ
• Từ hàn điện xỉ ứng dụng qua tinh luyện điện xỉ,
người ta thấy rằng có thể dùng các điện cực lớn
với hình dáng khác nhau vì điện xỉ có thể xảy ra
với mật độ dòng rất bé (4 – 6 A/mm2, thậm chí
có thể nhỏ đến 1 A/mm2)
• Quá trình điện xỉ tốt nhất khi dùng dòng điện
xoay chiều với 1 hoặc 3 điện cực (hình 4.2)
• Hiện nay, tinh luyện điện xỉ đang được sử dụng
rất rộng rãi vì đây là một phương pháp tinh luyện
có hiệu quả để sản xuất thép và hợp kim có chất
lượng cao
TS. NGUYỄN NGỌC HÀ
Hình 4.2: sơ đồ quá trình tinh luyện điện xỉ
a) điện xỉ 1 pha; b) điện xỉ 3 pha trong 1 bình kết tinh;
c) điện xỉ 3 pha trong 3 bình kết tinh

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


4.1.2 Đặc điểm

• Thiết bị tương đối đơn giản, kết cấu gọn nhẹ


• Độ tin cậy trong sản xuất cao
• Quá trình điện xỉ xảy ra với mật độ dòng nhỏ
• Kim loại được tinh luyện rất sạch về tạp chất,
khí, tạp phi kim
• Thỏi đúc có bề mặt tốt, độ sít chặt cao, cấu trúc
đồng nhất
• Có thể tinh luyện được thỏi đúc có kích thước
rất lớn (hình 4.3)
• Năng suất cao
TS. NGUYỄN NGỌC HÀ
Hình 4.3: thỏi hợp kim rất to vừa được lấy ra khỏi
bình kết tinh

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


4.1.3 Phạm vi sử dụng
• Đây là một trong những phương pháp luyện kim
đặc biệt được sử dụng rộng rãi nhất
• Sản xuất thép ổ bi có yêu cầu cao về chất lượng
• Sản xuất ống thép hợp kim cao sử dụng trong kỹ
thuật năng lượng hạt nhân
• Sản xuất thép kết cấu chất lượng cao dùng trong
kỹ thuật hàng không
• Sản xuất thép, hợp kim trong công nghệ khai
khoáng
• Sản xuất thép để chế tạo đĩa, cánh quạt, các chi
tiết trong động cơ tuốc bin
• Tinh luyện đồng, titan, hợp kim trên cơ sở titan

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


4.2 Nguyên lý
• Trong tinh luyện điện xỉ, kim loại cần tinh luyện
được đúc thành điện cực
• Khi có nguồn nhiệt qua xỉ lỏng có điện trở lớn,
năng lượng điện sẽ biến thành nhiệt năng
• Nguồn nhiệt của quá trình sẽ nung nóng xỉ trong
bình chứa, làm chảy điện cực tạo thành các giọt
kim loại lỏng
• Khi qua lớp xỉ, các giọt kim loại sẽ được tinh
luyện và sẽ tích tụ, đông đặc dưới đáy bình tạo
thành thỏi đúc
• Quá trình nấu chảy, tinh luyện và kết tinh của
kim loại lỏng xảy ra trong thùng chứa có nước
làm nguội, gọi là bình kết tinh

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


Hình 4.4: thiết bị điện xỉ
a)thiết bị; b)sơ đồ quá trình
1-điện cực; 2-xỉ lỏng; 3-dòng đối lưu; 4-các giọt kim loại lỏng; 5-kim loại
lỏng; 6-lớp vỏ xỉ; 7-thỏi đúc; 8-thành bình kết tinh được làm nguội bằng
nước; 9-nước làm nguội; 10-đĩa di động; 11-đáy bình được làm nguội
bằng nước

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


4.2 Nguyên lý
• Hình 4.4 trình bày thiết bị và sơ đồ nguyên lý tinh
luyện điện xỉ
• Trong tinh luyện điện xỉ, thường dùng 1 (hình 4.5,
4.6) hoặc 3 điện cực chung cho một bình kết tinh
(hình 4.7), hoặc 3 điện cực riêng cho 3 bình kết
tinh. Cũng có thể sử dụng hơn 3 điện cực cho 1
bình kết tinh (hình 4.8)
• Khi có dòng điện đi qua, xỉ được nung nóng lên v à
phát ra nhiệt lượng theo công thức:
Q= RI2t = UIt (4.1)
U - điện thế bình xỉ; I - cường độ dòng điện

R - điện trở của xỉ


TS. NGUYỄN NGỌC HÀ
Hình 4.5: sơ đồ
thiết bị điện xỉ
có 1 cực và 1
bình kết tinh

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


Hình 4.6: thiết bị
tinh luyện điện xỉ
có 1 cực
và một bình kết
tinh

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


Hình 4.7: thiết bị
điện xỉ với 3 điện
cực cho 1 bình kết
tinh

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


Hình 4.8: thiết bị điện xỉ với 4 điện cực cho 1
bình kết tinh

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


4.3 XỈ TRONG ĐIỆN XỈ
4.3.1 Yêu cầu đối với xỉ
• Xỉ trong tinh luyện điện xỉ có tác dụng:
- Tinh luyện kim loại khỏi tạp phi kim, khí, tạp chất
- Là “lá chắn” bảo vệ kim loại khỏi tác động của
khí quyển trên mặt thoáng của xỉ, làm cho bề
mặt thỏi sạch, loại trừ khuyết tật của thỏi đúc
- Là ‘điện trở” cấp nhiệt cho hệ thống tinh luyện
điện xỉ
• Lượng xỉ trong bình kết tinh thường có khối
lượng khoảng 6 – 8% khối lượng thỏi tinh luyện.

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


4.2.1 Yêu cầu đối với xỉ

• Các yêu cầu đối với xỉ:


1. Phải có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ
nóng chảy của kim loại cần tinh luyện
2. Sức căng bề mặt giữa kim loại lỏng và xỉ lỏng
phải đủ lớn để các giọt kim loại dễ tách khỏi xỉ;
trong khi sức căng bề mặt giữa tạp phi kim và
xỉ phải đủ bé để tạp phi kim dễ hấp phụ vào xỉ
3. Điện trở của xỉ phải đủ thấp để tránh phát hồ
quang

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


4.2.1 Yêu cầu đối với xỉ
4. Xỉ phải có khả năng hoà tan cao các tạp chất
5. Độ sệt của xỉ phải thích hợp ở nhiệt độ tinh
luyện và không thay đổi nhiều theo nhiệt độ
6. Xỉ phải có độ baz thích hợp cho mục đích tinh
luyện
7. Xỉ phải có thành phần đồng nhất theo chiều
cao và tiết diện bình kết tinh trong quá trình
tinh luyện. Muốn vậy, xỉ phải không chứa các
ôxit dễ chảy như FeO, MnO

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


4.2.2 Xỉ trong tinh luyện điện xỉ
• Thành phần xỉ ảnh hưởng mạnh đến nhiệt độ
của xỉ và kim loại lỏng, đến độ sệt và sức căng
pha giữa xỉ với kim loại và tạp phi kim
• Thành phần của xỉ trong tinh luyện điện xỉ có thể
thay đổi trong một khoảng rộng. Thành phần cơ
bản thường được sử dụng là Al2O3, CaF2, CaO
• Bảng 4.1 trình bày một số xỉ thường sử dụng
trong tinh luyện điện xỉ
• Bảng 4.2 trình bày tính chất và công dụng của
chúng

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


Bảng 4.1
Thành phần một số xỉ trong điện xỉ
Loại xỉ Thành phần, %
CaF2 Al2O3 CaO TiO2 MgO BaO ZrO2 NaF
ANF1P 95 5

ANF5 80 20

ANF6 70 30

ANF7 80 20

ANF8 60 20 20

ANF9 80 20

ANF19 80 20

ANF20 80 20

ANF21 50 25 25

ANF29 55 45

ANF291 18 40 25

ANF292 60 35

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


Bảng 4.2
Tính chất và công dụng một số loại xỉ

Loại xỉ Nđộ nóng Công dụng


chảy, oC
ANF1P 1300-1320 Thép và hợp kim chứa Al, Ti, B
ANF5 1160-1180 Hợp kim đồng
ANF6 1320-1340 Thép và hợp kim không chứa Ti, B và khử S
ANF7 1200-1220 Thép và hợp kim không chứa Ti, B, Al và khử S

ANF8 1200-1220 Thép và hợp kim không chứa Ti, B và khử S


ANF9 1240-1260 Thép và hợp kim không chứa Ti, B và khử S
ANF19 1340-1360 Thép và hợp kim không chứa Ti, B, Al và khử S

ANF20 Khử P cho thép


ANF21 1220-1240 Thép và hợp kim chứa Al, Ti
ANF29 Thép và hợp kim chứa Ti, B

ANF291 Thép và hợp kim không chứa Ti, B, năng suất cao

ANF292 1450 Thép và hợp kim không chứa Ti, B, khử S, năng suất cao

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


4.2.3 Các tính chất của xỉ
Độ sệt
• Độ sệt của xỉ lỏng phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt
độ và thành phần của xí
• Khi tăng nhiệt độ, độ sệt η xỉ giảm theo mối
quan hệ:
η = a / bT (4.2)
trong đó:
a, b - hệ số, được xác định bằng thực nghiệm
T - nhiệt độ
• Khi chiều cao cột xỉ lớn, độ sệt xỉ nhỏ và ít thay
đổi theo nhiệt độ và ngược lại

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


4.2.3 Các tính chất của xỉ
• Xỉ trong điện xỉ thường chứa các cấu tử: CaO,
Al2O3, CaF2 và đối với một số hệ xỉ, có thể có
TiO2, MgO, BaO
• Độ sệt của các hệ xỉ 3 hoặc nhiều cấu tử nêu
trên ở có thể tham khảo ở các giản đồ độ sệt
tương ứng
• Đối với hệ xỉ nhiều cấu tử, cũng có thể xác định
gần đúng theo biểu thức sau:
η = Σ Ni.ηI (4.3)
trong đó:
Ni - phần mol của cấu tử i trong xỉ
ηi - độ sệt của cấu tử i
TS. NGUYỄN NGỌC HÀ
4.2.3 Các tính chất của xỉ
Độ dẫn điện
• Phương trình Frenkel biểu thị mối quan hệ giữa
độ dẫn điện và nhiệt độ của xỉ:
γ = A.e-E/RT (4.4)
trong đó:
A - hằng số, phụ thuộc vào loại xỉ, được xác
định bằng thực nghiệm
E – năng lượng hoạt hoá của sự dịch chuyển
các ion
R - hằng số khí lý tưởng

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


4.2.3 Các tính chất của xỉ

• Độ dẫn điện của xỉ có liên hệ chặt chẽ với độ sệt


của nó theo mối quan hệ:
γn. η = const (4.5)
Với n = Eη / Eγ , trong đó:
Eη- năng lượng hoạt hoá của độ sệt
Eγ - năng lượng hoạt hoá của độ dẫn điện
Do n>1 nên khi độ sệt càng cao thì độ dẫn
điện càng thấp.

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


4.3 Các quá trình hoá lý khi tinh
luyện điện xỉ
4.3.1 Các quá trình ôxy hoá
• Ôxy đi vào xỉ từ các nguồn:
- Do khí quyển bên trên bình điện xỉ chứa ôxy nên sẽ tạo
điều kiện để ôxy hoá bề mặt điện cực và bề mặt xỉ
- Do bản thân vật liệu tạo xỉ có các hợp chất chứa ôxy

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


4.3.1 Các quá trình ôxy hoá
Cơ chế ôxy hoá xỉ và dịch chuyển ôxy vào
kim loại
1. Theo thuyết ion, ôxy sẽ hấp phụ trên bề mặt xỉ:
{O} = 2 Ohp (4.6)
2. Ôxy hoá nguyên tử ôxy và ôxy hoá các cation
trong xỉ:
Ohp + 2(Fe2+) + 3(O2-) = 2(FeO2-) (4.7)
Ohp + 2(Mn2+) + 3(O2-) = 2(MnO2-) (4.8)
Ohp + 2(Ti2+) + 3(O2-) = 2(TiO2-) (4.9)

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


4.3.1 Các quá trình ôxy hoá
3. Các anion vừa hình thành sẽ khuếch tán qua xỉ
đến biên giới pha xỉ-kim loại
4. Hoàn nguyên các ion kim loại hoá trị 3 thành
hoá trị 2:
2(FeO2-) + [Fe] = 3(Fe2+) + 4(O2-) (4.10)
2(MnO2-) + [Fe] = 3(Mn2+) + (Fe2+) + 4(O2-) (4.11)
2(TiO2-) + [Fe] = 3(Ti2+) + (Fe2+) + 4(O2-) (4.12)
5. Các anion Fe2+ và cation O2- trao đổi điện tích và
chuyển vào kim loại:
(Fe2+) + (O2-) = [Fe] + [O] (4.13)

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


4.3.1 Các quá trình ôxy hoá

Cơ chế hấp phụ ôxy từ khí


1. Hơi nước hoà tan trong xỉ theo phản ứng:
{H2O} + (O2-) = 2(OH-) (4.14)
2. Trên biên giới pha xỉ - kim loại sẽ xảy ra các
phản ứng:
2(OH-) + [Fe] = (Fe2+) + (O2-) + 2[H] (4.15)
2(Fe2+) + 2(O2-) = 2[Fe] + 2[O] (4.16)
2(OH-) + 2(Fe2+) = [Fe] + 2[O] + 2[H] (4.17)
• Độ baz của xỉ càng cao thì các phản ứng trên
xảy ra càng mạnh.

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


4.3.1 Các quá trình ôxy hoá
Ghi chú:
• Xỉ dùng nhiều lần sẽ tăng độ ôxy hoá ⇒ tăng
hàm lượng ôxy trong kim loại và tăng sự cháy
hao của các nguyên tố hợp kim
• Muốn bảo vệ các nguyên tố hợp kim trong kim
loại cần tinh luyện thì xỉ phải chứa các ôxit có độ
bền nhiệt động học lớn hơn so với các ôxit của
các nguyên tố hợp kim
• Các cấu tử của xỉ cũng không được tạo thành
các hợp chất hoá học phức với ôxit của những
nguyên tố hợp kim này

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


4.3.2 Khử phôtpho

Để khử phôtpho trong thép tốt, xỉ phải đáp


ứng các điều kiện cơ bản sau:
• Xỉ phải có khả năng ôxy hoá cao
• Có độ baz cao để kết hợp với P2O5 thành phức
chất bền
• Có nhiệt độ đủ thấp để tránh hoàn nguyên P từ
xỉ vào lại kim loại lỏng
Vì vậy, khử phôtpho không phải là ưu thế
của điện xỉ.

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


4.3.3 Khử lưu huỳnh

• Để khử S trong thép tốt, xỉ và kim loại phải đáp


ứng các điều kiện cơ bản sau:
- Xỉ phải có độ baz đủ cao
- Nhiệt độ của xỉ phải đủ cao
- Bề mặt và thời gian tiếp xúc giữa xỉ và kim loại
phải cao để tạo điều kiện cho lưu huỳnh dịch
chuyển từ kim loại vào xỉ
- Hàm lượng ôxy trong kim loại phải thấp
- Hàm lượng (FeO) và (SiO2) trong xỉ phải thấp
Như vậy, Khử S là sở trường của điện xỉ

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


4.3.3 Khử lưu huỳnh
• Sau khi tinh luyện điện xỉ bằng xỉ florua, hàm
lượng lưu huỳnh trong xỉ không những không
tăng mà còn giảm rõ rệt nếu như quá trình được
thực hiện trong khí quyển chứa ôxy
• Có thể giải thích hiện tượng này như sau: trong
quá trình tinh luyện điện xỉ, tồn tại 2 phản ứng:
1) [S] + (O2-) = (S2-) + [O] (4.18)
2) (S2-) + 1,5{O2} = {SO2} + (O2-) (4.19)
Phản ứng tổng có dạng:
[S] + 1,5{O2} = {SO2} + [O] (4.20)

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


4.3.3 Khử lưu huỳnh
• Hàm lượng lưu huỳnh trong kim loại cân bằng
với khí quyển theo phản ứng (4.20):
[S]cb = ([O]fO/KfS)(pS02/p021,5) (4.21)
• Như vậy, hàm lượng lưu huỳnh cân bằng trong
kim loại phụ thuộc vào:
- Mức độ khử ôxy của kim loại
Tải bản FULL (file ppt 68 trang): bit.ly/3tJRNmP
- Thành phần pha khí Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net

• Khi ngăn chận không khí thâm nhập vào xỉ bằng


cách thổi khí argon vào bình kết tinh, sẽ kiềm
hãm quá trình khử lưu huỳnh và làm tích tụ lưu
huỳnh trong xỉ.

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


4.3.4 Khử khí
Khử nitơ
• Hành vi của nitơ khi tinh luyện điện xỉ phụ thuộc
vào nhiều yếu tố: hàm lượng ban đầu của nitơ
trong kim loại, dạng tồn tại của nitơ, thành phần
xỉ, chế độ tinh luyện …
• Thành phần của xỉ ảnh hưởng đến hành vi của
nitơ khi tinh luyện điện xỉ. Xỉ phải không chứa
ôxit sắt và phải có khả năng hoà tan nitơ cao
• Khi tinh luyện thép bằng các hệ xỉ Al2O3 – CaO,
CaF2 – Al2O3, các ion CN- có thể được tạo thành
trong xỉ và chúng có thể chuyển nitơ từ pha khí
Tải bản FULL (file ppt 68 trang): bit.ly/3tJRNmP
vào kim loại Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ


4.3.4 Khử khí

• Đưa SiO2 vào xỉ sẽ làm giảm độ hoà tan của nitơ


trong xỉ và cải thiện khả năng khử nitơ khỏi kim
loại
• Chế độ tinh luyện có ảnh hưởng phức tạp đến
hành vi của nitơ. Việc tăng vận tốc dài của quá
trình nấu chảy thỏi v0 sẽ làm xấu đi mức độ tinh
luyện kim loại khỏi nitơ
• Mức độ khử nitơ khoảng 15 – 30% (thấp hơn so
với phương pháp hồ quang chân không)
3879021

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ

You might also like