You are on page 1of 17

ÁP ĐIỆN VÀ

SẮT ĐIỆN

GVHD : PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Oanh


Sinh viên thực hiện :
Đoàn Minh Hoàng - 20196098
Phạm Phương Uyên - 20196266
Lê Thanh Tùng - 20196261
ÁP ĐIỆN
1.Khái niệm
Áp điện là một tính chất khác thường của một vài vật liệu gốm: Khi lực ngoài
tác dụng vào một mẫu chất thì sự phân cực sinh ra và một điện trường được
thiết lập trong mẫu . Khi thay đổi lực ngoài ( kéo chuyển sang nén) thì chiều của
điện trường cũng thay đổi theo .
 

Năm 1880, PierreCurie và JacqueCurie đã chứng


minh các tinh thể tourmaline, thạch anh , topaz ,
đường mía và muối Rochelle ( Natri Kali Tatrat
Tetrahydrat ) biểu hiện áp điện nhất bằng thiết bị
riêng.
2. Đặc trưng của tinh thể có tính áp điện
Chỉ một số tinh thể mới có thể thể hiện tính áp điện vì hiện tượng yêu cầu một 
cấu trúc tinh thể đặc biệt — không có tâm đối xứng.
Ví dụ : Ô tinh thể hình lục giác
Khi chưa tác dụng lực, tâm khối lượng của các điện tích âm trùng với tâm khối lượng
của các điện tích dương, 2 tâm này ở O. Khi ô đơn vị bị nén theo trục y điện tích
dương tại A và điện tích âm tại B dịch chuyển vào trong lần lượt là A’ và B’. Do đó,hai
tâm khối lượng dịch chuyển và có sự phân cực P. Lực nén tạo ra phân cực P trong ô
đơn vị, trường hợp này P cùng hướng với lực ép, hướng y. Khi ô đơn vị bị nén theo
trục x ,không có sự dịch chuyển của các tâm khối lượng theo hướng x. Lực nén làm
cho các nguyên tử A và B bị dịch chuyển ra ngoài A” và B” và làm dịch chuyển tâm
điện tích dương và âm đi xa nhau theo trục y.
2. Đặc trưng của tinh thể có tính áp điện
Các vật liệu áp điện : Bari titanat, bari và chì zêiconat (PbZrO3), amoniđi
hydrophotphat(NH4H2PO4) và thạch anh. Tính chất này là đặc trưng của các loại
vật liệu có cấu trúc tinh thể phức tạp với đối xứng thấp

Tính chất áp điện của BaTiO3 dưới nhiệt độ Curie


3. Hiệu ứng áp điện thuận và nghịch
Hiệu ứng áp điện thuận :
Lực ép theo một hướng có thể làm phát sinh sự phân cực cảm ứng theo các
hướng tinh thể khác. Giả sử Tj là lực ép cơ học tác dụng theo một số hướng j và Pi
là phân cực cảm ứng theo một số hướng i; có quan hệ tuyến tính với nhau.
Pi = dij Tj 

Hiệu ứng áp điện nghịch :


Là biến đổi hình dạng tinh thể khi có một điện trường Ei áp vào (biến dạng
Sj theo j và khi điện trường ngoài Ei theo i)
Sj = dij Ei 
4.Ứng dụng
Bộ chuyển đổi hiệu ứng áp điện (piezoelectric transducers) được sử dụng rộng rãi để
tạo ra sóng siêu âm trong chất rắn và cũng để phát hiện các sóng cơ

Các tinh thể áp điện là các bộ chuyển đổi điện-cơ


vì chúng chuyển đổi tín hiệu điện, điện trường,
thành tín hiệu cơ học,biến dạng và ngược lại.
Chúng được sử dụng trong nhiều ứng dụng kỹ
thuật liên quan đến chuyển đổi cơ-điện, như
trong đầu dò siêu âm, micro, gia tốc kế,v.v
SẮT
ĐIỆN
1.Khái niệm và lịch sử hình thành
Sắt điện (tiếng Anh: Ferroelectricity) là hiện tượng xảy ra ở
một số chất điện môi có độ phân cực điện tự phát ngay cả
không có điện trường ngoài, và do đó trở nên hưởng ứng
mạnh dưới tác dụng của điện trường ngoài.

Tính sắt điện lại được phát hiện khá muộn trong lịch sử
vào năm 1920 ở muối Rochelle bởi Valasek

Từ sắt  được sử dụng do sự tương ứng tính chất này mặc


dù trong hầu hết các vật liệu sắt điện không hề có chứa sắt
2.Tính chất và một vài đặc trưng của vật
liệu sắt điện
2.1. Độ phân cực tự phát
Trong các vật liệu sắt điện, có tồn tại mômen lưỡng cực điện của các nguyên tử,
và độ phân cực được xác định là mật độ của mômen lưỡng cực điện trong một đơn
vị thể tích :
 

Mômen lưỡng cực điện trong chất sắt điện có độ lớn cao, đồng thời có tương tác
với nhau nên tạo ra sự khác biệt so với các chất điện khác:
Độ phân cực tồn tại ngay cả khi không có điện trường ngoài, nhưng trên toàn vật,
mômen lưỡng cực điện tổng cộng bị trung bình hóa bằng 0 do sự định hướng hỗn
loạn của các các độ phân cực ở các hướng khác nhau;
Ở 0 độ tuyệt đối, các mômen lưỡng cực điện song song với nhau, tạo nên độ phân
cực tự phát,
Độ phân cực của chất sắt điện không thay đổi một cách tuyến tính dưới điện
trường ngoài, mà biến đổi theo một hàm phức tạp.
2.Tính chất và một vài đặc trưng của
vật liệu sắt điện
2.2. Đường trễ sắt điện
Khi đặt vào điện trường ngoài, chất sắt điện sẽ hưởng ứng khác với các chất khác
do sự tồn tại của độ phân cực tự phát. Sự hưởng ứng này tạo ra đường trễ sắt điện,
có thể được mô tả như sau:
Độ phân cực tăng theo giá trị của điện trường ngoài theo một hàm phi tuyến tính,
phụ thuộc vào điện trường ngoài, hằng số điện môi:

với là hằng số điện môi của chân không và của vật liệu

Từ giá trị bão hòa, nếu đổi chiều điện trường theo chiều ngược, đường cong D(E) sẽ
không đi theo đường cũ, mà quay bị trễ đi, và khi giá trị E = 0, còn tồn tại giá trị độ
phân cực gọi là độ phân cực dư. Độ phân cực chỉ bị triệt tiêu khi đặt vào một điện
trường ngược gọi là trường kháng điện. Khi điện trường theo chiều ngược đủ lớn, lại
có sự bão hòa theo chiều ngược, và nếu quay ngược điện trường sẽ có đường trễ
tương tự, tạo nên một đường cong kín có diện tích, gọi là chu trình điện trễ (hay
đường trễ sắt điện).
2.Tính chất và một vài đặc trưng của vật liệu
sắt điện
2.2. Đường trễ sắt điện
Từ giá trị bão hòa, nếu đổi chiều điện trường theo chiều ngược,
đường cong D(E) sẽ không đi theo đường cũ, mà quay bị trễ đi, và khi
giá trị E = 0, còn tồn tại giá trị độ phân cực gọi là độ phân cực dư. Độ
phân cực chỉ bị triệt tiêu khi đặt vào một điện trường ngược gọi là
trường kháng điện. Khi điện trường theo chiều ngược đủ lớn, lại có sự
bão hòa theo chiều ngược, và nếu quay ngược điện trường sẽ có
đường trễ tương tự, tạo nên một đường cong kín có diện tích, gọi là chu
trình điện trễ (hay đường trễ sắt điện).

Đường cong từ trễ của vật liệu sắt điện


2.Tính chất và một vài đặc trưng của vật
liệu sắt điện

2.3. Nhiệt độ Curie

Là một đặc trưng quan trọng của chất sắt điện. Tính chất sắt điện chỉ có thể
xảy ra ở dưới nhiệt độ này, khi đó năng lượng định hướng các mômen
lưỡng cực thắng thế so với năng lượng nhiệt (định hướng hỗn loạn).

Ở trên nhiệt độ Curie, sự định hướng bị phá hủy bởi năng lượng nhiệt và
chất sẽ trở thành một chất thuận điện, tức là hưởng ứng thuận theo điện
trường ngoài, nhưng tuyến tính và yếu hơn nhiều so với chất sắt điện.
3.Phân loại và ví dụ
3.1. Phân loại
Phần lớn các vật liệu sắt điện là các vật liệu gốm, mà điển hình là các
nhóm:
- Perovskite: Là các vật liệu gốm dựa trên cấu trúc perovskite (BaTiO3),
một vật liệu sắt điện điển hình mang cấu trúc này là Pb(Zr xTi1-x)O3 được gọi
là PZT.
- Nhóm hợp chất K xWO3 (Tungsten Bronze type Compounds) với K là một
kim loại hóa trị 2.
- Nhóm hợp chất gốm có cấu trúc lớp nền Bismuth (Bismuth Oxide Layer
Structured Ferroelectrics) là nhóm vật liệu gốm có chứa cấu trúc thành các
lớp của (Bi2O2)2+.
- Nhóm hợp chất Lithium Niobate và Tantalate (LiNbO 3, LiTaO3)
- Các hợp chất hữu cơ...
3.Phân loại và ví dụ
3.2, Ví dụ
Trên khoảng 130 ° C, cấu trúc tinh thể của BaTiO3 có một ô đơn vị
khối : không có sự phân cực thực và P=0

Dưới 130 ° C, cấu trúc của bari titanat là tứ giác : trong đó nguyên tử Ti4 +
không nằm ở tâm khối của các điện tích âm. Do đó, tinh thể bị phân cực bởi
sự phân tách các tâm khối của các điện tích âm và dương

Như vậy trong trường hợp này là 130 ° C, được gọi là


nhiệt độ Curie
Dưới nhiệt độ Curie, toàn bộ tinh thể trở nên phân cực
một cách tự nhiên
4.Ứng dụng
Ứng dụng phổ biến nhất của các chất sắt điện là làm phần tử cách
điện trong các tụ điện, hay các bộ nhớ sắt điện, các ống dẫn sóng, các
phần tử áp điện... Gần đây, hướng nghiên cứu đang phát triển mạnh với
nền tảng là các chất sắt điện là phát triển các vật liệu multiferroics tức là
có nhiều tính chất sắt trong cùng một vật liệu có khả năng đem lại nhiều
ứng dụng to lớn
CẢM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC
BẠN ĐÃ LẮNG NGHE

You might also like