You are on page 1of 9

Câu 1: So sánh quá trình hình thành và đặc điểm của liên kết ion và liên kết cộng

hóa trị. Trình bày hiện tượng vật lý khi đặt phân tử có liên kết cộng hóa trị dưới tác
động của điện trường.

BÀI 2: VẬT LIỆU DẪN ĐIỆN

-Khái niệm vật liệu dẫn điện:


-Vật liệu dẫn điện (VLDĐ) là vật chất mà ở trạng thái bình thường có các điện tích tự
do.
- Theo trạng thái vật lý, VLDĐ có thể là thể rắn, thể lỏng và trong một số điều kiện
nhất định còn có thể là chất khí.
+ VLDĐ thể rắn: kim loại, hợp kim và một số biến thể của Các bon (than kỹ thuật
điện)
+ VLDĐ thể lỏng: các dung dịch điện phân và Hg (nhiệt độ phòng), kim loại nóng
chảy
(nhiệt độ cao)
+ VLDĐ thể khí: nếu điện trường vượt quá một giá trị nào đó làm xuất hiện các hiện
tượng ion do va đập và ion hóa quang thì chất khí có thể trở thành dẫn điện (plasma)

-Phân loại:

VL có tính dẫn điện tử (Vật dẫn KL):


- Là vật chất mà sự hoạt động của các điện tích không làm biến đổi các thực thể đã
làm
nên VL đó.
- Đó là các KL ở trạng thái rắn hay lỏng, là HK, hay không phải KL như C.
VL có tính dẫn ion (Vật dẫn điện phân):
- Là vật chất mà dòng điện đi qua sẽ tạo nên sự biến đổi hoá học.
- Đó là các dung dịch axit, kiềm, muối.
-TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI VÀ HỢP KIM
-Tính chất vật lý:
* Vẻ sáng của KL:
Theo vẻ sáng của KL có thể chia thành KL đen và KL màu.
+ KL đen gồm các HK của sắt là: gang và thép.
+ KL màu là tất cả các KL và HK còn lại.
Tuy nhiên KL lại có độ phản chiếu ánh sáng mặt ngoài của nó, mỗi KL lại phản chiếu
một màu sắc riêng mà ta quen gọi là màu của KL
VD: Đồng có màu đỏ nhạt, chì có màu xám, thiếc có màu trắng bạc…sắt có màu trắng
sáng, hợp kim sắt có màu nâu, vàng, xanh tím, đỏ đồng…

* Tính nóng chảy: KL có tính chảy loãng khi bị nung nóng và đông đặc lại khi làm
nguội.
* Tính dẫn nhiệt: Là t/c truyền nhiệt của KL khi bị nung nóng hay làm lạnh
* Tính giãn nở nhiệt: Khi bị đốt nóng thì KL giãn nở ra, khi bị làm lạnh thì nó co lại.
* Tính nhiễm từ: Mọi chất khi đặt trong từ trường đều bị từ hóa, nhưng chỉ có một số
chất bị từ hoá mạnh như: sắt, côban, Những chất từ hoá mạnh được ứd làm mạch từ
trong máy điện (MĐ)

Tính chất hoá học: Là khả năng của KL và HK chống lại các tác dụng hoá học của
môi trường có hoạt tính khác nhau. Biểu thị ở hai dạng chủ yếu:
* Tính chống ăn mòn: Là khả năng chống ăn mòn của hơi nước hay ôxi ở nhiệt độ
thường hay nhiệt độ cao.
* Tính chịu axit: Là khả năng chống ăn mòn của axit.
Tính chất cơ học:Còn gọi là cơ tính, là khả năng chống lại các tác dụng của lực bên
ngoài lên KL: Độ bền, độ cứng, độ va đập

Các hư hỏng thường gặp:

• Tính dẫn điện của chúng giảm đi đáng kể sau thời gian làm việc lâu dài.
• Hay bị gãy hoặc bị biến dạng do chịu tác dụng của lực cơ khí, lực điện
động và nhiệt độ cao gây ra.
• Bị ăn mòn hóa học do tác dụng của môi trường hoặc của các dung môi.

Cách chọn vật liệu dẫn điện:


• Độ dẫn điện phải tốt
• Có sức bền cơ khí, đảm bảo được điều kiện ổn định động và ổn định nhiệt
• Có khả năng kết hợp được với các kim loại khác thành hợp kim
• Phải đảm bảo được tính chất lý học như: tính nóng chảy, tính dẫn nhiệt, tính
dãn nở nhiệt
• Đảm bảo được tính chất hóa học: tính chống ăn mòn do tác dụng của môi
trường và các dung môi gây ra.
Hiệu điện thế tiếp xúc dẫn điện và ngẫu nhiệt điện

BÀI 5: TIẾP GIÁP P-N VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐIỐT

BÀI 6: CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TRANSISTOR LƯỠNG


CỰC

Sự khác nhau giữa Transistor NPN và PNP:

Transistor NPN:
- Đặt một điện áp dương đối giữa B và E nó sẽ đẩy các điện tử trong cực B (vùng p).
Vì nó mỏng và pha tạp nhẹ, các điện tử kết hợp với lỗ trống dẫn đến sự xâm nhập vào
vùng nghèo khiến các điện tử chảy từ C sang E
- Transistor NPN bật bằng cách đặt điện áp dương ở cực B, tắt bằng cách đặt điện áp
thấp 0V ở cực B
- Thời gian phục hồi nhanh (do phần lớn các hạt mang điện tích là electron nên chúng
có tốc độ nhanh) dẫn đến thời gian chuyển mạch BẬT/TẮT rất nhỏ. Tốc độ chuyển
mạch cao

Transistor PNP:
- Đặt một điện áp âm vào B so với E sẽ đẩy các lỗ trống vào B. Vì cực B có các điện
tử là hạt tải điện đa số, các lỗ trống sẽ kết hợp với các điện tử và khiến chúng xâm
nhập vào vùng nghèo. Do đó dòng điện từ E chạy về C. Dòng điện này là sự hiện diện
của phần lớn lỗ trống mang điện tích.
- Transistor PNP bật bằng cách đặt điện áp âm vào cực B, tắt khi đặt điện áp dương.
- Thời gian phục hồi tương đối lâu (do phần lớn các hạt mang điện tích là lỗ trống),
tốc độ chuyển mạch thấp

Nguyên lý hđ:

Thông số kĩ thuật cần lưu ý của transistor

Ứng dụng của transistor


• Công tắc
• Khuếch đại: Transistor được dùng trong các mạch khuếch đại một chiều (DC),
khuếch đại tín hiệu (AC), mạch khuếch đại vi sai, các mạch khuếch đại đặc biệt,
mạch ổn áp…

• Khuếch đại điện áp xoay chiều


Tín hiệu sử dụng trong mạch là tín hiệu xoay chiều
• Khuếch đại công suất

Ứng dụng trong khuếch đại công suất cho hệ thống âm thanh, hệ thống điều
khiển.
Mạch này thường làm việc với hiệu điện thế cao và dòng lớn.
• Khuếch đại chuyển mạch
Ứng dụng trong điều khiển rơ le chuyển mạch. Thậm chí bản thân các BJT
cũng là một chuyển mạch.
• Ứng dụng để điều khiển động cơ
Xét một ứng dụng thực tế là chiếc xe dò đường . 2 động cơ của nó được một
mạch 2 transistor điều khiển.

BÀI 6: ĐƯỜNG CONG TỪ HÓA CỦA CÁC LOẠI VẬT LIỆU TỪ

Đường cong từ hóa (hay đầy đủ là đường cong từ hóa ban đầu) là đồ thị mô tả quá
trình từ hóa vật từ từ trạng thái ban đầu chưa nhiễm từ (trạng thái khử từ), mà thể hiện
trên đồ thị là sự thay đổi của tính chất từ (thông qua giá trị của từ độ, cảm ứng từ...)
theo giá trị của từ trường ngoài

Chu trình từ trễ

BÀI 7: CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TRANSISTO HIỆU ỨNG
TRƯỜNG

Khái niệm và phân loại:

FET ( Field Effect Transistor) -Transistor hiệu ứng trường – Transistor trường.
• Thông thường lớp cách điện được dùng là lớp oxit nên còn gọi là metal - oxide -
semiconductor transistor (viết tắt là MOSFET).
• Trong loại transistor trường có cực cửa cách điện được chia làm 2 loại là MOSFET
kênh sẵn (DE-MOSFET) và MOSFET kênh cảm ứng (E-MOSFET).
• Mỗi loại FET lại được phân chia thành loại kênh N và loại kênh P.

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA FET SO VỚI BJT:

Ưu điểm:
- Dòng điện qua transistor chỉ do một loại hạt dẫn đa số tạo nên. Do vậy FET là
loại cấu kiện đơn cực (unipolar device).
- FET có trở kháng vào rất cao.
- Tiếng ồn trong FET ít hơn nhiều so với transistor lưỡng cực.
- Nó không bù điện áp tại dòng ID = 0 và do đó nó là cái ngắt điện tốt.
- Có độ ổn định về nhiệt cao.
- Tần số làm việc cao.
• Nhược điểm: Nhược điểm chính của FET là hệ số khuếch đại thấp hơn
nhiều so với transistor lưỡng cực.

GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA FET SO VỚI BJT:


Giống nhau:
- Sử dụng làm bộ khuếch đại.
- Làm thiết bị đóng ngắt bán dẫn.
- Thích ứng với những mạch trở kháng.
• Một số sự khác nhau:
- BJT phân cực bằng dòng, còn FET phân cực bằng điện áp.
- BJT có hệ số khuếch đại cao, FET có trở kháng vào lớn.
- FET ít nhạy cảm với nhiệt độ, nên thường được sử dụng trong các IC tích hợp.
- Trạng thái ngắt của FET tốt hơn so với BJT

Cấu tạo:

Có 2 loại JFET : kênh n và kênh P.


- JFET kênh n thường thông dụng hơn.
- JFET có 3 cực: cực Nguồn S (source); cực Cửa G (gate); cực Máng D (drain).
- Cực D và cực S được kết nối vào kênh n.
- Cực G được kết nối vào vật liệu bán dẫn p

Nguyên lý hoạt động:

JFET hoạt động giống như hoạt động của một khóa nước.
- Nguồn áp lực nước-tích lũy các hạt e- ở điện cực âm của nguồn điện áp cung cấp từ
D và S.
- Ống nước ra - thiếu các e- hay lỗ trống tại cực dương của nguồn điện áp cung cấp
từ D và S.
- Điều khiển lượng đóng mở nước-điện áp tại G điều khiển độ rộng của kênh n, kiểm
soát dòng chảy e- trong kênh n từ S tới D

Transistor trường loại cực cửa cách ly (mosfet)

BÀI 9: ĐƯỜNG CONG TỪ HÓA VÀ CÁC LOẠI VẬT LIỆU TỪ PHỔ BIẾN

Vật liệu từ mềm:


Vật liệu từ mềm, hay vật liệu sắt từ mềm là vật liệu sắt từ, "mềm" về phương diện từ
hóa và khử từ, có nghĩa là dễ từ hóa và dễ khử từ.
a, Tính chất:
- Độ từ thẩm lớn.
- Từ trường khử từ nhỏ
- Tổn hao từ trễ nhỏ (Đường cong từ trễ hẹp)

b, Ứng dụng:
- Vật liệu từ mềm được dùng làm mạch từ
của các thiết bị và dụng cụ điện
có từ trường không đổi hoặc biến đổi

c, Các loại vật liệu từ mềm:

Vật liệu từ cứng


Vật liệu từ cứng là vật liệu sắt từ, khó khử từ và khó từ hóa.
a, Tính chất:
- Từ trường khử từ và từ dư lớn, lực kháng từ cao
- Tổn hao từ trễ lớn (Đường cong từ trễ rộng)

b, Ứng dụng:
- Dùng làm nam châm vĩnh cửu
- Sử dụng làm vật liệu ghi từ trong các
ổ đĩa cứng, các băng từ.

c, Các loại vật liệu từ cứng phổ biến


Vật liệu sắt từ cứng có thể chia thành vật liệu kim loại, phi kim loại và điện môi từ.
✓Vật liệu từ kim loại có thể là kim loại đơn chất (sắt, cobalt, niken) và hợp kim từ
của một
số kim loại.
✓Vật liệu phi kim loại thường là ferrite, thành phần gồm hỗn hợp bột của các oxit sắt
và các
kim loại khác.
✓Điện môi từ là vật liệu tổ hợp, gồm 60 – 80% vật liệu từ dạng bột và 40 – 20% điện
môi.

BÀI 10: VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN: KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ CÁC ĐẠI
LƯỢNG ĐẶC TRƯNG

Khái niệm:
- VLCĐ là vật chất mà ở trạng thái bình thường không có hoặc có rất ít các điện tích
tự do.
- VLCĐ còn gọi là điện môi. Ở điều kiện bình thường (U , T cho phép) điện môi là vật
liệu không dẫn điện,  = 0 hoặc rất nhỏ.
- Các vật liệu này được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và trong đời sống, nhằm
mục đích ngăn chặn sự tiếp xúc của dòng điện với người hoặc với các dòng điện khác.
- Vì VLCĐ không phép dòng điện đi qua là do sự liên kết các nguyên tử trong chất
cách điện rất mạnh và bão hòa. Do đó, các electron không có khả năng di chuyển từ
nguyên tử này sang nguyên tử khác trong chất đó
Tính chất chung của VLCĐ
Tính chất vật lý:
a, Tính hút ẩm của VLCĐ
• Điện môi đều có tính hút ẩm (hút hơi nước từ môi trưường)và thấm ẩm (cho hơi
nước đi qua )
• Nước (hơi ẩm) là loại điện môi (ĐM) cực tính mạnh, hằng số điện môi tương đối
ε=80÷81; độ điện dẫn γ=10-5÷10-6 (1/cm) nên một khi ĐM bị ẩm thì phẩm chất
cách
điện bị giảm sút trầm trọng.

✓Độ ẩm của không khí


- Độ ẩm tuyệt đối: là khối lượng hơi nước trong 1 đơn vị thể tích không khí (g/m3)
- Độ ẩm tương đối, φ%
✓Độ ẩm của vật liệu Ψ: là lượng hơi nước trong một đơn vị trọng lượng của vật liệu

✓Tính thấm ẩm: là khả năng cho hơi ẩm xuyên thấu qua vật liệu cách điện. Khi vật
liệu bị thấm ẩm thì tính năng cách điện của nó giảm.

Nếu vật liệu không thấm nước sẽ hấp thụ trên bề mặt một lượng nước hoặc hơi nước.
Tính hút ẩm của VL phụ thuộc vào: kết cấu và loại VL; nhiệt độ, áp suất, độ ẩm...của
môi trường làm việc.

Để hạn chế nguy hại do hơi ẩm đối với VLCĐ cần dử dụng các biện pháp sau:
- Sấy khô và sấy trong môi trường chân không.
- Tẩm các loại vật liệu xốp bằng sơn cách điện.
- Quét lên bề mặt các vật liệu rắn lớp sơn phủ.
- Tăng bề mặt điện môi.
- Làm vệ sinh bề mặt để khử bụi bẩn.

b, Tính chịu nhiệt


Là khả năng của VLCĐ không bị hư hỏng dưới tác động của nhiệt độ cao và sự
thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Mỗi loại VL chỉ chịu một nhiệt độ nhất định (độ bền nhiệt)
Độ bền nhiệt được xác định theo nhiệt độ mà làm thay đổi tính năng của vật liệu
cách điện:
- VLCĐ vô cơ: là nhiệt độ mà bắt đầu có sự biến đổi phẩm chất cách điện như
tg, điện trở cách điện
- VLCĐ hữu cơ: là nhiệt độ gây nên các biến dạng cơ học, dẫn đến sự suy giảm
các phẩm chất cách điện của nó.

Tính chất cơ học của vật liệu cách điện


Khác với KL là loại VL có độ bền kéo, nén và uốn hầu như gần bằng nhau trong khi
ĐM các tham số trên chênh lệch nhau khá xa.
Ví dụ ở thuỷ tinh thì n=20.000 kg/cm2 trong khi k =500 kg/cm2. Vì vậy Thủy tinh
thường được dùng làm cách điện đỡ.
Lưu ý: khi chọn gắn các VLCĐ với nhau cần chọn vật liệu có hệ số giãn nở nhiệt gần
nhau.

Tính chất hóa học của vật liệu cách điện


Nhiệt độ tăng sẽ dẫn đến tốc độ của các phản ứng hóa học xảy ra trong VLCĐ tăng.
Vì vậy, sự giảm sút phẩm chất cách điện của vật liệu gia tăng rất mạnh khi nhiệt độ
tăng quá mức cho phép.
• Yêu cầu về tính chất hóa học với điện môi :
Bền vững về mặt hoá học.
Chịu đựng được các khâu gia công theo phưương pháp hoá học

Phân loại VLCĐ:

-Theo trạng thái vật lý:

-Theo thành phần hóa học:

BÀI 11: PHÂN CỰC ĐIỆN MÔI VÀ DÒNG ĐIỆN RÒ

Khái niệm về phân tử phân cực và phân tử không phân cực

- Phân tử không phân cực là loại phân tử có phân bố các e đối xứng xung quanh hạt
nhân, tức là tâm điện tích dương trùng tâm điện tích âm, phân tử không phải là lưỡng
cực điện có mômen điện của nó bằng không.

- Phân tử phân cực là loại phân tử có phân bố các e không đối xứng xung quanh hạt
nhân, tức là tâm điện tích dương không trùng tâm điện tích âm, phân tử là lưỡng cực
điện có mômen điện của nó khác không

Các trường hợp PCĐM :


✓ ĐM cấu tạo bởi phân tử phân cực
- Khi chưa đặt ĐM trong điện trường ngoài, tổng mômen điện của lưỡng cực bằng 0.
- Khi đặt ĐM trong điện trường ngoài, tổng mômen điện của lưỡng cực khác 0.
✓ ĐM cấu tạo bởi phân tử không phân cực
- Khi chưa đặt ĐM trong điện trường ngoài, phân tử ĐM chưa phải là một lưỡng cực.
- Khi đặt ĐM trong điện trường ngoài, các phân tử trong khối ĐM trở thành các
lưỡng cực điện.
✓ ĐM dạng tinh thể
- ĐM tinh thể ion có mạng tinh thể ion lập phương.

Dòng điện điện dẫn (Dòng điện rò)

Các dạng phân cực chính của điện môi

BÀI 12: TỔN HAO, PHÓNG ĐIỆN VÀ ĐÁNH THỦNG ĐIỆN MÔI

Các nguyên nhân gây ra tổn hao điện môi :

✓ THĐM do phân cực : các chất có cấu tạo lưỡng cực và cấu tạo ion. Gây ra do các
chuyển động nhiệt của các ion hay các phân tử lưỡng cực và tăng theo tần số điện áp
✓THĐM do dòng điện rò : gây ra do dòng chuyển động của các điện tử tự do
✓THĐM do ion hóa : thường xảy trong chất khí
Phân biệt hiện tượng phóng điện bề mặt với đánh thủng:

Đánh thủng điện môi : điện môi không chịu được điện áp, điện tử chạy từ cực này
sang cực kia xuyên qua tấm cách điện
Phóng điện bề mặt : chỉ xảy ra với chất rắn, là tia lửa điện bò trên mặt điện môi hay
cao hơn là hồ quang điện phóng trên bề mặt điện môi.

BÀI 15: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐO KIỂM VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN

Phân loại:

a.Kiểm nghiệm trong quá trình chế tạo

b. Kiểm nghiệm sau quá trình chế tạo

c. Kiểm nghiệm trong quá trình vận hành

Thử cách điện không phá hủy

You might also like