You are on page 1of 16

Ô n Thi

I) Đọc tiêu chuẩn thiết kế:

1. Điện trở (R) :

+ Điện trở: là một linh kiện điện tử có công dụng dễ hiểu nhất là để giảm dòng điện
chạy trong mạch (hạn chế cường độ dòng điện).
+ Đơn vị: Ω (Ohm)
+ Định luật Ôm:

+ Công suất tiêu thụ của điện trở:


P = I × V (W)
P = I 2 × R (W)
P = V 2 / R (W)
+ Điện trở song song:

+ Điện trở nối tiếp:

R=R1+R2+R3+…

+ Các trị số của điện trở có trong thực tế:


1, 1.2, 1.5, 1.8, 2.2, 2.4, 2.7, 3.3, 3.9, 4.7, 5.1, 5.6, 6.8, 8.2.
+ Đọc điện trở:
Đọc từ trái sang phải như sau:
Chữ số, Chữ số, Số nhân = Màu, Màu x 10 màu trong
Ohm’s (Ω)

2. Cuộn cảm (L):

+ Cuộn cảm: là một linh kiện điện tử thụ động dùng để chứa từ trường và là thiết bị
điện được cấu tạo bởi một cuộn dây dẫn quấn thành nhiều vòng.

+ Đơn vị: H (Henry)

+ Cấu tạo: bao gồm một số vòng dây quấn lại thành nhiều vòng.
+ Ứng dụng:
-Là vật dụng dùng để dẫn dòng điện một chiều.
-Ghép nối hay ghép song song với tụ để tạo thành mạch cộng hưởng.
-Trong mạch điện, cuộn cảm có tác dụng chặn dòng điện cao tần.

+ Phân loại: Dựa vào cấu tạo và phạm vi ứng dụng mà người ta phân chia cuộn cảm
thành những loại chính sau: cuộn cảm âm tần, cuộn cảm trung tần và cuộn cảm cao
tần.

3. Tụ điện (C):

+ Tụ điện: Tụ điện là một loại linh kiện điện tử thụ động tạo bởi hai bề mặt
dẫn điện được ngăn cách bởi điện môi.

+ Đơn vị: F (Fara)

+ Cấu tạo: Cấu tạo của tụ điện gồm ít nhất hai dây dẫn điện thường ở dạng tấm kim
loại. Hai bề mặt này được đặt song song với nhau và được ngăn cách bởi một lớp
điện môi.

+ Ứng dụng:
-Khả năng lưu trữ năng lượng điện.
-Cho phép điện áp xoay chiều đi qua.
-Ngăn điện áp 1 chiều cho phép điện áp xoay chiều lưu thông giúp truyền tí hiệu giữa
các tầng khuyếch đại có chênh lệch điện thế.
-Lọc điện áp xoay chiều thành điện áp 1 chiều bằng phẳng bằng cách loại bỏ pha âm.

+ Phân loại:
o Tụ hóa
o Tụ giấy tụ mica
o Tụ gốm
o Tụ xoay
o Tụ Lithium ion
II) Điốt (D):

+ Diode: Diode là một linh kiện


điện tử bán dẫn được chế tạo
bởi hợp chất giữa Silic,
Photpho và Bori. 3 nguyên tố này được pha tạp với nhau tạo ra hai lớp bán dẫn loại P và
loại N được tiếp xúc với nhau. Một cực của diode đấu với lớp P được gọi là Anot, cực còn
lại đấu với lớp N được gọi là Katot.
+ Nguyên tắc hoạt động: Diode chỉ cho phép dòng điện đi từ cực Anot sang cực Katot mà
không cho phép dòng điện đi theo chiều ngược lại. Có thể coi diode là một van điện một
chiều, trong nhiều mạch điện chúng ta chỉ muốn dòng điện đi theo một chiều cố định thì cần
dùng diode để làm nhiệm vụ này.
+ Các thông số quan trọng khi sử dụng diode
- Dòng điện định mức đi qua diode: Đây là thông số cần quan tâm đầu tiên trước khi chúng ta
sử dụng diode trong mạch điện. Mỗi một diode chỉ cho phép một dòng điện tối đa nào đó đi
qua. Dòng điện định mức này còn được gọi là IF. Nếu mắc diode trong mạch điện có dòng
điện lớn hơn IF của nó thì diode sẽ chết. Ví dụ diode chỉnh lưu 1n4007 có IF =1A. Xem
bảng ở dưới .
- Điện áp ngược chịu đựng: Khi phân cực ngược, diode sẽ không cho dòng điện đi qua
nhưng đồng nghĩa nó phải chịu một điện áp ngược dồn vào giữa hai đầu Katot và Anot. Giả
sử bạn có một nguồn điện một chiều có giá trị điện áp khoảng 60V. Bạn chỉ cần cho một
diode 1n4001 đấu Anot với (-) nguồn và đấu Katot với (+) nguồn thì diode này sẽ bị phá hủy
ngay mặc dù nó không dẫn điện vì phân cực ngược nhưng điện áp ngược chịu đựng của nó
chỉ là 50V (xem ở bảng dưới). Điện áp ngược chịu đựng của mỗi diode được ghi trong
datasheet và ký hiệu là VRRM
-Tần số đáp ứng của diode: Mỗi một diode chỉ hoạt động ở một tần số tín hiệu cho phép. Nếu
một diode chỉ chịu được ở tần số thấp mà mắc vào mạch điện cao tần thì diode sẽ hỏng.
+ Công dụng:
- Dùng để chỉnh lưu dòng điện.
- Dùng để giảm áp.
- Dùng để bảo vệ chống cắm nhầm cực.
- Mạch ghim áp phân cực cho transistor hoạt động.

+ Phân loại:
- Diode chỉnh lưu thường
- Diode Zener
- Diode tín hiệu
- Diode Schottky
- Diode quang (Photodiode)
- Diode LED (điốt phát sáng)
- Diode Laser

1. Diode chỉnh lưu

+ Diode chỉnh lưu: Thường hoạt động ở dải tần thấp, chịu được dòng điện lớn và có áp
ngược chịu đựng dưới 1000V. Những diode này chủ yếu để dùng chỉnh lưu dòng điện xoay
chiều sang một chiều.
+ Hoạt động của diode chỉnh lưu: Các chất bán dẫn loại n và p được kết hợp với nhau
tạo nên một lớp tiếp giáp, gọi là lớp tiếp giáp PN. Lớp tiếp giáp này có hai đầu là điện cực, cụ
thể là cực dương và cực âm nên nó được gọi là "DIODE".
+ Phân cực thuận cho diode:
- Khi cấp điện áp mà cực dương của nguồn nối với lớp P (anode) và cực âm với lớp N
(Cathode) khi đó điện áp bắt đầu phân cực.
- Các electron và cực âm của nguồn đẩy lẫn nhau làm cho các electron trôi về phía cực
dương, tương tự các lỗ trống cũng bị đẩy về phía cực âm. Tạo nên dòng electron
chạy trong diode.
+ Phân cực nghịch cho diode:
- Nếu cực dương của nguồn nối với Cathode của diode (vùng bán dẫn N) và cực âm kết
nối với Anode (vùng bán dẫn P) thì không có dòng điện nào chạy trong diode trừ dòng
ngược bão hòa (hay dòng rò).
- Nguyên nhân là do chúng ta nối ngược với điều kiện, làm cho vùng nghèo trở nên nhiều
hơn, điều này sẽ cản trở dòng điện chạy qua.
- Nếu tăng điện áp ngược lên một giá trị nhất định sẽ tạo ra một dòng ngược đủ lớn để đi
qua diode. Nếu dòng ngược này không bị giới hạn từ bên ngoài và vượt qua giá trị cho
phép của diode thì diode sẽ bị hỏng. Bởi vì khi tăng điện áp các nguyên tử electron sẽ
chuyển động nhanh và va chạm với các nguyên tử khác trong diode, bản thân các
electron phải giải phóng ra nhiều electron hơn bằng cách phá vỡ các liên kết cộng hóa trị.
Quá trình này được gọi là sự gia tăng điện tích, dẫn đến dòng ngược tăng lên đột ngột.
- Hiện tượng này được gọi là đánh thủng diode.

+ Một số ứng dụng của diode chỉnh lưu:


- Chỉnh lưu điện áp : chỉnh lưu điện áp AC thành điện áp DC
- Cô lập tín hiệu từ nguồn cung cấp
- Tham chiếu điện áp
- Điều khiển kích thước của tín hiệu
- Trộn tín hiệu
- Phát hiện tín hiệu
- Hệ thống chiếu sáng
- Diode Laser

+ Chỉnh lưu bán kỳ: Vì diode chỉ cho phép dòng điện đi theo một chiều nên tín hiệu âm đi
vào diode sẽ bị chặn. Nghĩa là chỉ có một nửa tín hiệu được đi qua. Do đó được gọi là chỉnh
lưu nửa chu kì. Hình bên dưới sẽ biểu diễn một mạch diode chỉnh lưu nửa chu kì.

+ Chỉnh lưu toàn kỳ:


- Mạch chỉnh lưu đầy đủ được thiết kế bởi 4 diode, nhờ đó chúng ta có thể làm cho cả hai
nửa sóng được đi qua diode. Được gọi là diode cầu.
- Cấu tạo của diode cầu gồm có 2 diode phân cực thuận và 2 diode phân cực nghịch, dòng
điện của cả hai chiều luôn luôn chạy theo 1 hướng và đi về phía điện trở, tạo thành mạch
chỉnh lưu toàn kỳ.
- Bộ chỉnh lưu toàn kỳ được sử dụng trong nguồn cấp điện để chuyển từ nguồn AC sang
nguồn DC, trong mạch thường có thêm một tụ điện nối song song với điện trở nhằm giảm
gợn sóng quá trình chỉnh lưu.

+ Nguồn chỉnh lưu cả chu kỳ sử dụng 2 Diode:

+ Nguồn chỉnh lưu cả chu kỳ sử dụng 4 Diode:

2. Diode Zener (Diode ổn áp)


+ Diode Zener: Được sử dụng rất nhiều trong các mạch nguồn điện áp thấp bởi đặc tính ổn
áp của nó. Đây là một diode có chức năng hoạt động rất đặc biệt vì có thể cho dòng điện
chạy từ K sang A nếu như nguồn điện áp đủ lớn hơn điện áp ghim của nó. Khi có dòng điện
ngược chạy qua thì nó ghim lại một điện áp ghim như thông số trên datasheet của nó.

+ Nhận biết: Bên ngoài, diode zener cũng giống như một diode thông thường. Tức là nó có
thân màu đen với vòng trắng hoặc thân màu đỏ có vòng đen. Trong đó, chân gần vòng màu
được gọi là chân Catot và chân còn lại là chân Anot.

+ Ký hiệu: Các ký hiệu phổ biến của diode zener bao gồm DZ, DW, ZD, WD… Còn các diode
thông thường chỉ có ký hiệu là D.

+ Thông số kỹ thuật của diode zener:


- Điện áp Vz: Là điện áp của diode zener trong trường hợp điện áp gặp phải sự cố đảo
ngược 2.4 V đến khoảng 200 V (Thậm chí có thể lên tới 1 kV) mà mức điện áp tối đa của
thiết bị gắn trên thiết bị chỉ khoảng 47 V.
- Dòng điện tối thiểu: Là mức dòng điện nhỏ nhất để diode có thể phá vỡ 5 mA và 10 mA.
- Dòng điện tối đa: Là mức dòng điện lớn nhất khi điện áp zener định mức Vz từ 200 uA
đến 200 A.
- Công suất: Công suất của diode zener thường có giá trị là 400 mW, 500 mW, 1 W và 5
W. Đối với công suất của diode có bề mặt được gắn thì chúng thường có giá trị là 200
mW, 350 mW, 500 mW và 1 W. Trong đó, công thức tính công suất của diode được xác
định bằng cách lấy điện áp nhân dòng điện.
- Dung sai của điện áp: Dung sai của diode zener thường dao động ± 5%.
- Nhiệt độ ổn định: Mức điện áp có nhiệt độ ổn định nhất của diode zener là 5 V.
- Điện trở zener (Rz): Được thể hiện từ các đặc tính IV.
-
+ Ứng dụng:
- Mạch điều chỉnh điện áp: Nhằm giúp điện áp đầu ra ổn định hơn, điện trở mắc nối tiếp
sẽ giới hạn dòng điện đi qua diode và làm giảm điện áp dư thừa trong quá trình diode dẫn
(Điện áp của tải bằng điện áp đánh thủng Vz của diode).
- Ứng dụng chuyển mạch: Đối với trường hợp điện áp đầu vào vượt quá điện áp đánh
thủng của zener thì diode sẽ tạo ra sụt áp trên điện trở dẫn đến kích hoạt SCR và hình
thành một mạch ngắn xuống đất. Khi đó, cầu chì được mở, kết nối tải tới nguồn cung cấp
sẽ bị ngắt và ta bảo vệ được các linh kiện khi gặp phải tình trạng quá áp.
- Mạch cắt: Vai trò của diode zener đối với mạch cắt dạng sóng AC đó là thay đổi (Giới
hạn, cắt bỏ một phần của một hoặc nửa chu kỳ), định hình và bảo vệ cho mạch.

3. BT
+ tham số 2.4.2 trang 38
+ VD 2.1 trang 38,39
+VD 2.2 trang 40
+ Mạch chỉnh lưu nủa chu kỳ và toàn kỳ ( yêu cầu vẻ mạch chỉnh lưu bán và toàn lỳ )
+ Học vẻ hình trang 48
+ Học a,b trang 49
+ Tính chất Điốt Zener
+ Tham số của Điốt Zener
+ Học B. Trang 58,58,60

III) Tranzito lưỡng cực (BJT):

+ Tranzito (transfer - resistor): là một linh kiện bán dẫn chủ động được sử dụng trong mạch
khuếch đại, đóng ngắt…

+ Cấu tạo: Hầu hết các loại transistor đều có cấu tạo gồm 3 lớp bán dẫn được ghép với
nhau tạo thành 2 mối tiếp giáp P- N. Nếu xếp theo thứ tự PNP ta sẽ có Transister thuận, còn
nếu xếp theo thứ tự NPN ta có Transistor ngược. Về cơ bản, cấu tạo của transistor tương
đương với cấu tạo của 2 diode đấu ngược chiều nhau.

+ Nguyên lý hoạt động: Transistor hoạt động được nhờ đặt một điện thế một chiều vào
vùng biến (junction). Điện thế này gọi là điện thế kích hoạt. Có hai cách thức hoạt động của
PNP và NPN là: phân cực nghịch, phân cực thuận.

+ Cách xác định chân cho Transistor: Để xác định được transistor là loại nào và thứ tự
các chân thì chúng ta cần có một VOM kim để xác định. Các bước xác định như sau:

Bước 1 xác định chân B: Tiến hành các phép đo ở hai chân bất kỳ, trong các phép đo đó
sẽ có 2 phép đo kim đồng hồ dịch chuyển. Chân chung cho 2 phép đo đó là chân B.
Bước 2 xác định PNP hay NPN: sau khi đã xác định được chân B, quan sát que đo nối với
chân B là đỏ hay đen để xác định. Nếu chân nối với chân B là đỏ, đó là PNP và ngược lại.
Bước 3 xác định chân C và chân E: chuyển đồng hồ về đo ôm thang x100
–Đối với PNP: hãy giả thiết một chân là chân C và một chân còn lại là chân E. Đưa que
đen tới chân C, que đỏ tới chân E(que đỏ nối với cực âm của pin trong đồng hồ). Trong khi
để 2 chân kia tiếp xúc như vậy, chạm chân B vào que đen, nếu kim dịch chuyển nhiều hơn
so với cách giả thiết chân ngược lại thì giả thiết ban đầu là đúng, nếu không thì tất nhiên
giả thiết ban đầu là sai và phải đổi lại chân.
–Đối với NPN làm tương tự nhưng với màu ngược lại
+ Phân loại:
- Transistor có rất nhiều loại với hàng tá chức năng chuyên biệt khác nhau
- Transistor lưỡng cực (BJT - Bipolar junction transistor)
- Transistor hiệu ứng trường (Field-effect transistor)
- Transistor mối đơn cực UJT (Unijunction transistor)
...
Trong đó, transistor lưỡng cực BJT là phổ biến nhất. Có nhiều người thường xem khái
niệm transistor như là transistor lưỡng cực BJT. Do vậy bạn nên chú ý đến điều đó để
tránh nhầm lẫn cho mình.

+ Các quan hệ dòng điện:


I E = I B+ I C  I B= I E - I C  I C= I E - I B

I E =: dòng emitơ; I C: dòng colectơ; I B: dòng bazơ

Hệ số truyền đạt dòng điện của BJT (ở chế độ 1 chiều).

IC
α dc=
IE

Hệ số khuyết đại dòng điện của BJT (ở chế độ 1 chiều).

IC
β dc=
IB

 Từ các biểu thức định nghĩa trên suy ra:

β dc
α dc =
1+ β dc

α dc
β dc=
( 1−α dc )

+ Công suất tiêu tán cực đại trên tranzito Pd (max ):

Theo định nghĩa: Pd = U EC . I C

Pd = U ECmax. I Cmax

+ JFET:
Cấu tạo: Tranzito JFET cấu tạo gồm có một miếng bán dẫn mỏng loại N (gọi là kênh loại N)
hoặc loại P (gọi là kênh loại P) ở giữa hai tiếp xúc P-N và được gọi là kênh dẫn điện. Hai đầu
của miếng bán dẫn đó được đưa ra hai chân cực gọi là cực máng (ký hiệu là D) và cực
nguồn (ký hiệu là S).

Nguyên lý hoạt động:


Nguyên lý hoạt động của tranzito trường JFET kênh loại N và kênh loại P giống nhau.
Chúng chỉ khác nhau về chiều của nguồn điện cung cấp vào các chân cực.
Để cho tranzito trường làm việc ở chế độ khuếch đại phải cung cấp nguồn điện UGS có chiều sao cho
cả hai tiếp xúc P-N đều được phân cực ngược. Còn nguồn điện UDS có chiều sao cho các hạt dẫn đa
số chuyển động từ cực nguồn S, qua kênh, về cực máng D để tạo nên dòng điện trong mạch cực
máng ID. Ta có các sơ đồ nguyên lý như hình 5-3.

Trong phần này trình bày về nguyên lý hoạt động của tranzito JFET kênh N.

Xét sơ đồ hình 9.2 a): Để cho hai tiếp xúc P-N đều phân cực ngược ta phải cung cấp nguồn VGG có
cực dương vào chân cực nguồn S, cực âm vào chân cực cửa G. Để cho các hạt dẫn điện tử chuyển
động từ cực nguồn về cực máng thì nguồn điện VD có chiều dương vào cực máng, chiều âm vào cực
nguồn.

Khi UDS > 0, thì điện thế tại mỗi điểm dọc theo kênh sẽ tăng dần từ cực nguồn S đến cực máng D. Do
vậy, tiếp xúc P-N sẽ bị phân cực ngược mạnh dần về phía cực máng. Bề dày lớp tiếp xúc tăng dần về
phía cực máng và tiết diện của kênh sẽ hẹp dần về phía cực máng.

Cách xác định chân: Để xác định chân của FET giữ mặt cong đối điện với bạn và bắt đầu đếm
theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Số 1 là cực S, tiếp theo là cực G, sau đó là cực D.
+ MOSJET:
Cấu tạo: Tranzito trường MOSFET kênh sẵn còn gọi là MOSFET-chế độ nghèo (Depletion-
Mode MOSFET viết tắt là DMOSFET). Ta có mô hình mô phỏng cấu tạo của MOSFET trong
hình 9.3. Tranzito trường loại MOS có kênh sẵn là loại tranzito mà khi chế tạo người ta đã
chế tạo sẵn kênh dẫn.

Nguyên lý hoạt động: Mosfet có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiệu ứng từ trường để tạo
ra dòng điện, là linh kiện có trở kháng đầu vào lớn thích hợp cho khuyếch đại các nguồn tín
hiệu yếu. Mosfet có khả năng đóng nhanh với dòng điện và điện áp khá lớn nên nó được sử
dụng nhiều trong các bộ dao động tạo ra từ trường.

Cách xác định chân: Thông thường, trong một số trường hợp, các chân của MOSFET được
dán nhãn tương ứng là G, S và D. Ở một số trường hợp khác, bạn nên tham khảo datasheet
của MOSFET. Thông thường nếu phần mặt phẳng hướng về phía bạn, thì các chân lần lượt
là S, G, D bắt đầu từ trái sang phải.

+ IGBT:
Cấu tạo: Về cấu trúc bán dẫn, IGBT rất giống với MOSFET, điểm khác nhau là có thêm lớp nối
với collector tạo nên cấu trúc bán dẫn p-n-p giữa emiter (tương tự cực gốc) với collector
(tương tự với cực máng), mà không phải là n-n như ở MOSFET. Vì thế có thể coi IGBT tương
đương với một transistor p-n-p với dòng base được điều khiển bởi một MOSFET.

Nguyên lý hoạt động: Dưới tác dụng của điện áp điều khiển Uge > 0 kênh dẫn với các hạt
mang điện là các điện tử được hình thành giống như ở cấu trúc Mosfet các điện tử di chuyển
về phía colecto vượt qua lớp tiếp giáp n-p như ở cấu trúc giữa bazo và colecto ở transistor
thường tạo nên dòng colecto.

+ SCR (Thyristor):
Cấu tạo: SCR được cấu tạo bởi 4 lớp bán dẫn PNPN (có 3 nối PN). Như tên gọi ta thấy SCR là
một diode chỉnh lưu được kiểm soát bởi cổng silicium. Các tíêp xúc kim loại được tạo ra các
cực Anod A, Catot K và cổng G.

Nguyên lý hoạt động: Thyristor bản chất là một điốt được ghép từ bởi 2 transistor có với hai
chiều đối nghịch và có thể điều khiển được (tương đương hai BJT gồm một BJT loại NPN và
một BJT loại PNP). Chúng hoạt động khi được cấp điện và tự động ngắt, trở về trạng thái
ngưng dẫn khi không có điện.

Các xác định chân: Cầm hai que đo của VOM, để đo điện trở mức x100. Đo lần lượt từng cặp
chân khi nào thấy thông thì que đỏ nối chân Gate, que đen nối chân Katot. Chân còn lại là
Anot

+ TRIAC: Là một cấu kiện thuộc họ Thyristo. Triac có 3 chân cực và có khả năng dẫn điện hai
chiều khi có tín hiệu kích khởi động (dương hoặc âm).

Cấu tạo: Do tính dẫn điện hai chiều nên hai đầu ra chính của triac dùng để nối với nguồn điện
được gọi là đầu ra MT1 và MT2 . Giữa hai đầu ra MT1 và MT2 có năm lớp bán dẫn bố trí
theo thứ tự P-N-P-N như SCR theo cả 2 chiều. Đầu ra thứ ba gọi là cực điều khiển G. Như
vậy triac được coi như hai SCR đấu song song ngược chiều với nhau.
Nguyên lý hoạt động: Triac có khả năng điều khiển cho mở dẫn dòng bằng cả dòng đi vào cực
điều khiển (xung dương) lẫn dòng đi ra khỏi cực điều khiển (xung âm). Để mở
được Triac phải có một dòng điều khiển âm lớn hơn dòng điều khiển dương.

Cách xác định chân triac : Ta đo bất kỳ vào 3 chân với nhau lần đo nào lên thì hai chân đó là
T1 và G chân còn lại là T2 .

+ DIAC:
Cấu tạo: Diac là linh kiện bán dẫn có thể có cấu trúc ba hoặc năm tầng với các đặc điểm:
Không có thiết bị đầu cuối thuộc tầng cơ sở Ba khu vực có kích thước gần như giống hệt
nhau. Mức doping ở cuối hai lớp P ở các thiết bị cho các đặc tính chuyển đổi cho đối xứng
hai phân cực của điện áp áp dụng.

Nguyên lý hoạt động: Khi điện áp 2 đầu đủ lớn thì DIAC dẫn điện. DIAC hoạt động như zener 2
chiều. Điện áp đánh thủng ký hiệu là VBO (break out). Sau khi bị đánh thủng, điện áp rơi
trên DIAC sẽ sụt giảm đột ngột, giảm một khoảng ΔV.
Cách xác định chân: ta đo bất kỳ vào 3 chân với nhau lần đo nào lên thì hai chân đó là T1 và
G chân còn lại là t2.

+ VD 1,2,3 trang 73
+ VD 4 trang 74
+ 3.3.1 , 3.3.2 trang 77, 78
+ VD1 trang 80
+ 3.3.3 trang 80
+ VD2 trang 82
+ 3.3.4 trang 82
+ 3.3.5 trang 84
+ 3.3.6 trang 85

You might also like